Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động “khởi động” theo hướng phát triển năng lực qua các chủ đề Ngữ văn 10 (cơ bản)

Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động “khởi động” theo hướng phát triển năng lực qua các chủ đề Ngữ văn 10 (cơ bản)

Nghị quyết số 29 - NQ/TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực [ ]. Để đạt được mục tiêu này, cần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; xây dựng các bài học theo hướng phát triển năng lực và đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh.

Xuất phát từ thực tiễn đó, những năm gần đây, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã thường xuyên tổ chức tập huấn các chuyên đề như: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn (năm 2014); Thiết kế và biên soạn ma trận đề kiểm tra (năm 2016); Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn (năm 2017); Dạy học tích cực và kỉ luật tích cực (năm 2018) Các chuyên đề tập huấn này đã trang bị kiến thức và những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để đổi mới hoạt động dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.

Đặc biệt, chuyên đề tập huấn “Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn” đã chỉ rõ: “để đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, cần rà soát CT và SGK hiện hành, sắp xếp các nội dung dạy học để biên soạn thành các chủ đề/chuyên đề nhằm phát triển năng lực học sinh” [ ]. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức dạy học được đổi mới theo tiến trình hoạt động học của học sinh gồm các bước: “Khởi động/Trải nghiệm/Tạo tình huống xuất phát – Hình thành kiến thức – Thực hành – Vận dụng – Mở rộng, bổ sung/Phát triển ý tưởng sáng tạo” [ ]. Để tổ chức hiệu quả mô hình dạy học theo 5 bước trên, việc khơi dậy, đánh thức niềm yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Trong đó, hoạt động “Khởi động” là một hoạt động có thể giúp HS thêm hứng thú, say mê, tập trung nhiều hơn cho nội dung bài học. Trong thực tế, bằng việc tổ chức linh hoạt các nội dung và hình thức khởi động, GV có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích như ổn định lớp, ôn tập bài cũ, gây hứng thú học tập, chuẩn bị tâm lí, kết nối với kiến thức cần thiết cho chủ đề bài học mới.

 

doc 32 trang thuychi01 38673
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động “khởi động” theo hướng phát triển năng lực qua các chủ đề Ngữ văn 10 (cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “KHỞI ĐỘNG” THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUA CÁC CHỦ ĐỀ 
NGỮ VĂN 10 (CƠ BẢN)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
qxwaaa
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. NỘI DUNG 
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.3.1. Khởi động bằng việc đặt câu hỏi/bài tập
5
2.3.2. Khởi động bằng tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật”
6
2.3.3. Khởi động bằng hoạt động trải nghiệm – sáng tạo
8
2.3.4. Khởi động bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”
10
2.3.5. Khởi động bằng trò chơi “Nhìn tranh đoán chủ đề”
10
2.3.6. Khởi động bằng trò chơi “Sắc màu bí ẩn”
12
2.3.7. Khởi động bằng trò chơi đóng vai
14
2.3.8. Khởi động bằng trò chơi “Ai may mắn”
15
2.3.9. Khởi động bằng hình thức ghép câu kể chuyện
16
2.3.10. Khởi động bằng hình thức sử dụng âm nhạc
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
3.1. Kết luận.
20
3.2. Kiến nghị.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên	
GDĐT:	Giáo dục đào tạo
BGDĐT:	Bộ giáo dục đào tạo
THPT:	Trung học phổ thông 
SGK:	Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
TR: Trang
VN: Việt Nam
VHDG: Văn học dân gian
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 	Nghị quyết số 29 - NQ/TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực [[] Mục 1.1. Đoạn “Tiếp tục đổi mới  người học ”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2 [tr.13].
[2] và [3] Mục 1.1. Từ “để đổi mới học sinh” và “khởi động  sáng tạo”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1 [tr.26].
]. Để đạt được mục tiêu này, cần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; xây dựng các bài học theo hướng phát triển năng lực và đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, những năm gần đây, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã thường xuyên tổ chức tập huấn các chuyên đề như: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn (năm 2014); Thiết kế và biên soạn ma trận đề kiểm tra (năm 2016); Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn (năm 2017); Dạy học tích cực và kỉ luật tích cực (năm 2018) Các chuyên đề tập huấn này đã trang bị kiến thức và những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để đổi mới hoạt động dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. 
Đặc biệt, chuyên đề tập huấn “Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn” đã chỉ rõ: “để đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, cần rà soát CT và SGK hiện hành, sắp xếp các nội dung dạy học để biên soạn thành các chủ đề/chuyên đề nhằm phát triển năng lực học sinh” [	
]. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức dạy học được đổi mới theo tiến trình hoạt động học của học sinh gồm các bước: “Khởi động/Trải nghiệm/Tạo tình huống xuất phát – Hình thành kiến thức – Thực hành – Vận dụng – Mở rộng, bổ sung/Phát triển ý tưởng sáng tạo” [
]. Để tổ chức hiệu quả mô hình dạy học theo 5 bước trên, việc khơi dậy, đánh thức niềm yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Trong đó, hoạt động “Khởi động” là một hoạt động có thể giúp HS thêm hứng thú, say mê, tập trung nhiều hơn cho nội dung bài học. Trong thực tế, bằng việc tổ chức linh hoạt các nội dung và hình thức khởi động, GV có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích như ổn định lớp, ôn tập bài cũ, gây hứng thú học tập, chuẩn bị tâm lí, kết nối với kiến thức cần thiết cho chủ đề bài học mới.
Tuy nhiên, thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông nói chung và ở trường THPT Yên Định 1 nói riêng còn nhiều tồn tại. Việc thực hiện các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực chưa thường xuyên và hiệu quả. Nhiều HS chưa yêu thích môn Văn, các em học nhằm mục đích thi cử, đối phó với các bài kiểm tra. Hoạt động dạy học chủ yếu được tiến hành trên lớp theo từng bài, từng tiết riêng lẻ (mà chưa xây dựng thành các bài học theo chủ đề); các giờ học nặng về truyền đạt kiến thức, ít chú trọng thực hành phát triển năng lực. Đặc biệt, hoạt động khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát chưa được chú trọng nhiều chủ yếu vẫn là hình thức kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. Nội dung và hình thức của hoạt động khởi động trong nhiều giờ học Ngữ văn còn chưa được tổ chức đa dạng, linh hoạt để khơi dậy hứng thú học tập, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.
Qua học tập các chuyên đề dạy học tích cực và thực tế giảng dạy ở trường phổ thông; những buổi dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp; năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài: “Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động “Khởi động” theo hướng phát triển năng lực qua các chủ đề Ngữ văn 10 (Cơ bản)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động khởi động/trải nghiệm đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng bài học theo chủ đề giúp phát triển năng lực và phẩm chất của HS. 
Đưa ra các giải pháp để tổ chức các hình thức khởi động bài học sinh động giúp giờ học sôi nổi, tạo sự hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh; góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hình thức và thủ thuật khởi động phù hợp với từng chủ đề bài học trong chương trình Ngữ văn 10 (Cơ bản).
- Đối tượng thực nghiệm và đối chứng là: học sinh lớp 10A4, 10A6 và 10A11 trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức, nội dung bài học có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức, vận dụng vào thực tiễn. Nó làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học góp phần giảm tải nội dung học tập.	
Theo tài liệu Tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn (2014) cần: cải tiến các phương pháp truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học tích cực như: vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin; sử dụng các phương pháp dạy học tích cực [[] Mục 2.1. Đoạn “cải tiến tích cực” , tác giả tham khảo tài liệu số 2.
].
Đồng thời, khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cần chú trọng hình thành và phát triển các năng lực của học sinh như: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ
Để góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của HS, GV cần đổi mới mô hình tổ chức dạy học phối kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài học theo mô hình dạy theo tiến trình hoạt động học gồm 5 bước và hướng dẫn HS tự học. Trong đó, hoạt động khởi động có vai trò quan trọng tạo ra hứng thú và tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới. 
Hoạt động “Khởi động” được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Hoạt động khởi động chỉ là khâu nhỏ nhưng lại ở vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó chặt chẽ với các hoạt động còn lại. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp Gv tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học [[ ] Mục 2.1. Đoạn “Mục đích  bài học”, tác giả tham khảo nguyên văn tài liệu số 1.
].
Hoạt động “Khởi động” giúp kích hoạt kiến thức nền là cầu nối khơi dậy những gì HS đã biết để từ đó hướng tới những gì các em chưa biết. Đây cũng là hoạt động tạo tâm thế, tình huống xuất phát để HS trải nghiệm kiến thức đã biết, từ đó thuận lợi hơn trong nhiệm vụ hình thành kiến thức mới. Hoạt động khởi động mang yêu cầu rất cao đòi hỏi người dạy kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo. Tùy vào từng chủ đề bài học mà giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức, thủ thuật khởi động gây hứng thú cho học sinh đảm bảo làm nổi bật nội dung chủ đề bài học, có tính liên hệ với bài học trước đó, tạo ra sự thú vị, hấp dẫn cho bài mới, dễ vận dụng hiệu quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
Thuận lợi:
 Về phía giáo viên: tâm huyết, yêu nghề, tích cực đổi mới, sáng tạo đặc biệt vận dụng hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học để phát triển năng lực của HS.
Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, đa phần HS học theo ban tự nhiên, ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo chủ đề có nhiều thuận lợi. Thực tế các lớp học khảo sát bao gồm đủ các học sinh từ giỏi, khá, trung bình. Số học sinh khá, giỏi năng động, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động khởi động bài học.
Khó khăn:
Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học còn chưa thường xuyên nhất là ứng dụng công nghệ thông tin với các phần mềm thiết kế bài học như: powerpoint; E – learning
Mô hình dạy học theo chủ đề còn mới, tài liệu tập huấn chủ yếu là lí thuyết nên nhiều GV còn lúng túng khi giảng dạy theo tiến trình hoạt động học gồm 5 bước nhất là bước khởi động. Trong các bài học theo chủ đề, hoạt động trải nghiệm, khởi động của HS chưa được chú trọng và chưa đạt hiệu quả cao. Trong các tiết dạy, đôi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động mà đi thẳng vào nội dung bài học. Mức độ tiếp thu bài học của các em trong lớp không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động khởi động phù hợp với trình độ của lớp. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hoạt động “Khởi động” là hoạt động đầu tiên khi bắt đầu một bài học mới theo mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học gồm 5 bước nhằm phát triển năng lực của HS. Khi thiết kế hoạt động khởi động, tôi luôn lưu ý các vấn đề sau:
- Tình huống/câu hỏi/bài tập nhằm huy động kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm sẵn có nào của HS? (HS đã học kiến thức/kĩ năng đó khi nào?) Vận dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có thì HS có thể thực hiện nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào? Để hoàn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập nói trên, HS cần vận dụng kiến thức/kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong hoạt động hình thành kiến thức?
- Các câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ hay trò chơi ở hoạt động khởi động cần huy động kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn đã học, đã biết để giải quyết, qua đó giúp HS phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Thời gian tổ chức hoạt động khởi động trong mỗi chủ đề bài học thường ngắn gọn: với chủ đề gồm 01 bài học (01 - 02 tiết học) khoảng 05 phút; với chủ đề gồm nhiều bài học/chuyên đề (03 – 07 tiết học) khoảng 10 - 15 phút. Hình thức tổ chức hoạt động khởi động cần đa dạng, sinh động tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
“Toàn bộ nghệ thuật giảng dạy chỉ là nghệ thuật đánh thức sự tò mò tự nhiên của tâm lí trẻ nhỏ và mục đích thỏa mãn nó” (Anatole France). Vì thế, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: thảo luận nhóm; đóng vai; nghiên cứu tình huống; trò chơi; kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật “hỏi và trả lời”, kĩ thuật mảnh ghép giúp thiết kế và tổ chức các hoạt động “khởi động” thích hợp với các chủ đề bài học.
- Dựa vào phân phối chương trình trong nhà trường THPT Yên Định 1 năm học 2018-2019 môn Ngữ văn, tôi đã xây dựng bài học Ngữ văn thành các chủ đề/chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực và tìm tòi những hình thức khởi động phù hợp (phụ lục 01). Để thấy được kết quả cụ thể, bản thân tôi đã tiến hành thực hiện nhiều chủ đề dạy học vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động “Khởi động” trong chương trình Ngữ văn 10 (Cơ bản) năm học 2018-2019:
2.3.1. Khởi động bằng việc đặt câu hỏi/bài tập 
* Ý nghĩa
- Hình thức khởi động này dễ thực hiện, GV chuẩn bị có thể áp dụng cho cả chủ đề đọc hiểu và tiếng việt.
- Đồng thời, các câu hỏi/ bài tập khởi động nhanh này không nặng về lí thuyết mà huy động từ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn có liên quan tới nội dung bài học đề vừa ôn lại kiến thức đã học vừa kết nối với bài mới. Vì thế,GV có thể bắt đầu giờ học từ sự hứng thú, phát huy sự chủ động, tích cực của HS. 
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị câu hỏi trả lời nhanh kết hợp với tranh/ảnh liên quan đến bài học hoặc câu hỏi/ bài tập dưới dạng nhiệm vụ kết nối.
- Giáo án powerpoint, máy chiếu đa năng, phiếu học tập
* Cách thực hiện
- Trong mỗi chủ đề, GV thiết kế 1-3 câu hỏi/bài tập phần khởi động.
- GV trình chiếu slide tranh/ảnh/video hoặc bài tập kết nối và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan đến chủ đề bài học. 
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Sử thi Việt Nam và nước ngoài”
- GV trình chiếu slide và giao nhiệm vụ yêu cầu HS quan sát hình để trả lời câu hỏi:
1. Những hình dưới đây miêu tả cuộc sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của vùng đất nào? Hãy nêu hiểu biết ngắn gọn về vùng đất ấy?
2. Sáng tác nổi bật của các vùng đất này thuộc thể loại nào; hãy quan sát và điền từ còn thiếu để hoàn thành hình 04?
Hình 01
Hình 02
Hình tượng người anh hùng
Hình 03
Thể loại tự sự
Văn xuôi+ văn vần
Hình 04
sự kiện quan trọng của cộng đồng
?
- HS dựa trên những hiểu biết đã có để trả lời câu hỏi: 
+ Hình 01: Gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê-đê, vùng đất Tây Nguyên, Việt Nam.
+ Hình 02: Gắn với câu chuyện con ngựa gỗ thành Tơ-roa trong thần thoại Hy Lạp.
+ Hình 03: Gắn với sinh hoạt văn hóa và đời sống tinh thần của người Ấn Độ.
+ Hình 04: Sử thi
- Từ những hiểu biết của HS liên quan đến nội dung bài học, GV giới thiệu vào chủ đề bài học: Sử thi Việt Nam và nước ngoài.
2.3.2. Khởi động bằng tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật”
* Ý nghĩa
- Tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi vừa là vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực, vừa là hoạt động giải trí. Ưu thế của trò chơi là tạo ra sự tương tác cao, thu hút HS hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ, giúp HS học tập say mê; giờ học sôi nổi.
- Trò chơi này khá gần gũi nhưng nó lại được đón nhận nhiệt tình và tạo hứng thú cho học sinh. Trò chơi này thích hợp với việc tổ chức hoạt động “Khởi động” trong bài học chủ đề đọc hiểu văn bản và tiếng Việt. GV sử dụng ô chữ như một hình thức gợi nhắc kiến thức đã học, tạo cầu nối bước vào bài học mới. Đồng thời, hình thức “chơi mà học, học mà chơi này” cũng khơi gợi sự tò mò, rèn tư duy nhạy bén cho HS.
* Chuẩn bị:
- GV xây dựng các câu hỏi và đáp án cho từ hàng ngang và từ khóa cho bảng ô chữ. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi “Ô chữ bí mật” với từ khóa liên quan đến chủ đề bài học. Thủ thuật thiết kế bảng ô chữ bằng phần mềm PowerPoint (phụ lục 02). Chuẩn bị giáo án PowerPoint và máy chiếu đa năng hỗ trợ
- HS tự học, soạn bài chuẩn bị chủ đề bài học mới.
* Cách thực hiện: 
- GV trình chiếu bảng ô chữ trên máy chiếu đa năng. GV phổ biến luật chơi: HS được chọn và trả lời các câu hỏi để giải ô chữ hàng ngang. Từ gợi ý của các ô hàng ngang, HS sẽ tìm ra từ khóa ở ô hàng dọc – đây chính là ô chữ liên quan đến nội dung của chủ đề bài học mới. Trong quá trình chơi, nếu HS nào tìm được nhanh nhất ô chữ chủ đề hàng dọc là người dành phần thưởng.
- Học sinh nắm chắc thể lệ trò chơi, tham gia tích cực, say mê.
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
Để tổ chức hoạt động khởi động chủ đề “Truyện Kiều”, GV thiết kế trò chơi “Ô chữ bí mật” để trình chiếu và các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ. GV chia lớp thành ba đội tham gia trò chơi. Từng đội chơi sẽ chọn ô chữ hàng ngang cho đến khi tìm được từ khóa. Mỗi đáp án đúng sẽ nhận một phần quà. Đội nào tìm được từ khóa ở ô hàng dọc trước sẽ giành phần thắng. Cụ thể, bảng ô chữ, câu hỏi và đáp án như sau:
+ Bảng ô chữ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
+ Câu hỏi:
Hàng ngang 1. Câu thơ sau tả nhân vật nào “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”?
Hàng ngang 2. Khi đi du xuân, Thúy Kiều đã gặp và phải lòng ai?
Hàng ngang 3. Em gái của Thúy Kiều tên là gì?
Hàng ngang 4. Đây là tác giả của “Đọc tiểu Thanh ký”?
Hàng ngang 5. Nguyễn Du có tên hiệu là gì?
Hàng ngang 6. Thúy Kiều phải làm gì khi gia đình bị vu oan, cha bị bắt?
Hàng ngang 7. Đây là tên một tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân mà Nguyễn Du đã mượn cốt truyện?
Hàng ngang 8. Ai đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán?
Hàng ngang 9. Đây là thể loại nào? Là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận con người và đề cao khát vọng về tình yêu, về công lí xã hội
Hàng ngang 10. Khi mới bị bán vào lầu xanh, Tú Bà đã đưa Kiều ra ở đâu?
+ Đáp án: 
Hàng ngang 1. Thúy Kiều
Hàng ngang 2. Kim Trọng
Hàng ngang 3. Thúy Vân
Hàng ngang 4. Nguyễn Du
Hàng ngang 5. Thanh Hiên
Hàng ngang 6. Bán mình
Hàng ngang 7. Kim Vân Kiều Truyện
Hàng ngang 8. Từ Hải
Hàng ngang 9. Truyện thơ
Hàng ngang 10. Lầu Ngưng Bích
Ô chữ hàng dọc: Truyện Kiều
1
T
H
U
Y
K
I
E
U
2
K
I
M
T
R
O
N
G
3
T
H
U
Y
V
A
N
4
N
G
U
Y
E
N
D
U
5
T
H
A
N
H
H
I
E
N
6
B
A
N
M
I
N
H
7
K
I
M
V
A
N
K
I
E
U
T
R
U
Y
E
N
8
T
U
H
A
I
9
T
R
U
Y
E
N
T
H
O
10
L
A
U
N
G
U
N
G
B
I
C
H
2.3.3. Khởi động bằng hoạt động trải nghiệm – sáng tạo
* Ý nghĩa
- Cách khởi động bài học này vừa giúp HS vận dụng những hiểu biết kĩ năng đã có để thực hành trải nghiệm tạo tâm thế bước vào bài học mới, vừa rèn luyện tính sáng tạo cho học sinh. Đồng thời, cách khởi động này sẽ tạo không khí giờ học vui tươi, sôi nổi. Áp dụng cách này khá thuận lợi trong các chủ đề làm văn và tiếng Việt.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị đoạn video và các slide liên quan đến chủ đề bài học, soạn giáo án powerpoint, kết hợp sử dụng máy chiếu đa năng
- HS được giao tự học theo SGK chuẩn bị bài mới, giấy khổ lớn, bút dạ, hình ảnh, âm nhạc minh họa
* Cách thực hiện
- GV trình chiếu đoạn video đã chuẩn bị sẵn, sau đó yêu cầu HS mô phỏng, tái hiện hoặc sáng tạo lại đoạn video vừa được xem.
- HS quan sát và thực hiện yêu cầu được giao (hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm)
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Viết quảng cáo”
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi bàn là một nhóm) và yêu cầu các em tập trung quan sát đoạn video mà cô sắp trình chiếu.
- GV trình chiếu đoạn video ngắn về một chương trình quảng cáo quen thuộc trên truyền hình (Quảng cáo nước khoáng La Vie)
- Sau đó, GV yêu cầu các nhóm mô phỏng/tái hiện hoặc sáng tạo lại đoạn quảng cáo vừa xem.
- HS có thể tái hiện lại đoạn video vừa xem dựa trên sự quan sát. Hoặc các em có thể sáng tạo thêm cách thức quảng cáo mới về sản phẩm vừa xem chẳ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_trong_to_chuc.doc