Vận dụng kiến thức liên môn để dạy học bài ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Địa lí lớp 7

Vận dụng kiến thức liên môn để dạy học bài ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Địa lí lớp 7

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Từ năm học 2018 - 2019, triển khai áp dụng chương trình mới đồng thời từ lớp 1 đến lớp 5; cuốn chiếu theo lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (từ lớp 6 đến lớp 9; từ lớp 10 đến lớp 12). Dạy học tích hợp là xu hướng chung của thế giới. Một nghiên cứu về khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp.

Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 

doc 11 trang thuychi01 11235
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kiến thức liên môn để dạy học bài ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Địa lí lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..................................................................................Trang 01 
 1. Lí do chọn đề tài 
 2. Mục đích nghiên cứu.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 4. Phương pháp nghiên cứu
 5. Những điểm mới của SKKN
PHẦN 2. NỘI DUNG ................................................................Từ trang 02 ->14
1. Cơ sở lí luận............................................................................Từ trang 02 ->04
2.Thực trạng của vấn đề.........................................................................Trang 04 
 2.1. Thuận lợi
 2.2. Khó khăn
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề................Từ trang 04 ->13
 3.1. Các môn học cần vận dụng vào bài dạy: “Ô nhiễm không khí ở đới Ôn Hòa”
 3.2. Vận dụng vào bài dạy cụ thể: Bài 17 tiết 18 “Ô nhiễm không khí ở đới Ôn Hòa”
4. Hiệu quả...............................................................................................Trang 14
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................Trang 15
1. Kết luận 
2. Kiến nghị
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
.
	Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Từ năm học 2018 - 2019, triển khai áp dụng chương trình mới đồng thời từ lớp 1 đến lớp 5; cuốn chiếu theo lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (từ lớp 6 đến lớp 9; từ lớp 10 đến lớp 12). Dạy học tích hợp là xu hướng chung của thế giới. Một nghiên cứu về khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. 
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Đối với môn Địa lí là môn học đề cập đến kiến thức liên quan đến cả tự nhiên và kinh tế xã hội nên trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Hầu hêt chương trình sách giáo khoa địa lí THCS đều liên quan đến nhiều môn học Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...vào trong môn học nhằm giúp các em nắm kiến thức sâu hơn, rèn luyện các em về ý thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn một chủ đề nhỏ để tích để tích hợp, đó chính là chủ đề về Môi Trường và tên đề tài là: “ Vận dụng kiến thức liên môn để dạy học bài Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA- Địa lí lớp 7”
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học như Hóa học, vật lí, âm nhạc, sinh học, ngữ văn, GDCD vào để giải quyết các vấn đề trong bài học là hiện trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường, từ đó sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề môi trường, sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp đưa ra để dạy học bài “Ô nhiễm môi trường ở đới Ôn Hòa” Từ liên môn với các môn hoạc khác 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát điều tra trên lớp thông qua các tiết dạy.
Thu thập thông tin. 
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. Các môn học có thể nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp đa môn.
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Thí dụ Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Công dân giáo dục, Hoá, Lý,  được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi trường” ở chương trình giáo dục bậc tiểu học tại Anh, Úc, Singapore, Thailand.
Vậy vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Địa lý là rất quan trọng vì Địa lý là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội. Nhờ tích hợp kiến thức của các môn học khác, của các vấn đề trong xã hội sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn. Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, kết hợp được “học đi đôi với hành”. Từ đó vận dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Đặc điểm, tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Địa lí.
a. Thuận lợi
 - Trường THCS Thanh Lâm là ngôi trường nhỏ nằm ở phía Tây huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một xã thuộc vùng 135 của huyện nên đời sống nhân dân còn nghèo. Song đa số các gia đình quan tâm và tạo điều kiện cho con em đến trường đầy đủ.
 - Hiện nay nhà trường đã và đang được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của và chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo dục và đào tạo Như Xuân, của Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể, đặc biệt là phụ huynh học sinh.
- Đa số các em học sinh chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáo dục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. 
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Chương trình môn địa lí THCS có nhiều nội dung cần tích hợp với môn học khác phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức.
- GV được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy.
- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy truyền thống. 
Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích HS tư duy tích cực.
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy:
Năm học
2016-2017
(Chưa vận dụng kiến thức liên môn)
2017-2018
(Đã vận dụng kiến thức liên môn)
Tỷ lệ HS hứng thú học tập, hiểu bài, biết vận dụng vào thực tiễn địa phương
50,6%
80,5%
b. Khó khăn
- Đây là phương pháp dạy học mặc dù không còn là mới song GV và HS không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng như sử dụng lúc nào, như thế nào, sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ, ý tưởng
- Đòi hỏi GV phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm.
- Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp: Số HS, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dung dạy học, thời gian tiết học
- Năng lực HS không đồng đều nên đôi khi việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn còn lúng túng, còn là sự máy móc không hiệu quả.
- Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn này đôi khi còn lệch lạc: chưa đầu tư, dành sự quan tâm, chưa chú ý, xem thường hoặc học cho xong.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Các môn học cần vận dụng vào bài dạy: “Ô nhiễm không khí ở đới Ôn Hòa”
* Môn Âm nhạc: Học sinh nghe, hiểu được nội dung bài hát nói về thiên nhiên, môi trường và bảo vệ môi trường
* Môn Hóa học: 
Học sinh biết được 
- Mưa axit là một trong những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến các khu vực có mức độ gây ô nhiễm(S02+H2O= H2 SO4).
- Hậu quả những cơn mưa axit: Mưa làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.
* Môn Vật lí + Hóa học:
- HS hiểu và giải thích được vì sao gọi là “ Hiệu ứng nhà kính”. Hiệu ứng nhà kính đã làm cho trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, nước biển dâng...
 	* Môn Sinh học: 
	HS nắm được: bài 53 sinh học 9 
	- Nhằm giúp HS hiểu và trình bày được vai trò của thực vật đối với tự nhiên: Điều hòa khí hậu đối với đời sống con người. 
	- Hs chỉ ra được các hoạt động của con người tác động đến thiên nhiên Qua đó giáo dục cho các em ý thức, bổn phận cũng như có cách ứng xử phù hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho chính mình và thế hệ mai sau.
 *Môn Ngữ văn: 
	HS nắm được:
	- Học sinh biết kể những câu chuyện, tấm gương, câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu, cách ứng xử tốt đẹp của con người với môi trường thiên nhiên.
- Qua tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của thủ lính Xi-át-tơn trong văn bản “Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ” giúp các em thấy được không khí có vai trò rất quan trọng đối với mọi sinh vật trong đó có con người từ đó thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
* Môn GDCD:
Giáo dục công dân lớp 7 bài 14 “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. 
- HS hiểu vai trò và ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội.
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường.những quy định cơ bản của pháp luât về bảo vệ môi truờng và tài nguyên thiên nhiên.
* Môn Mĩ thuật: Quan sát tranh ảnh về thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đánh giá nhận xét hành vi trong tranh ảnh sau khi quan sát, biết vẽ cảnh đẹp thiên nhiên, môi trường và hành vi bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
* Môn Toán:
- HS biết vận dụng kién thức toán học để tính tổng lượng khí thải của một quốc gia khi biết số dân và bình quân lượng khí thải của một người dân trên năm.
b. Áp dụng vào bài dạy cụ thể: 
Tiết 18 - Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
	1. Kiến thức: 
	- HS biết được:
	+ Hiện trạng ô nhiểm không khí và nước.
	+ Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở các nước đang phát triển. 
	+ Công thức hóa học và tác hại của mưa axit.
	2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cột, kĩ năng phân tích ảnh địa lí. Kĩ năng nhận xét và trình bày ô nhiểm môi trường.
	3. Thái độ: 
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Không có hành động tiêu cực ảnh hưởng xấu đền môi trường.
 - Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục cho các em kĩ năng Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, biểu đồ và tranh ảnh về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà. 
	II-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
	- Phương tiện, đồ dùng: SGK,SGV Địa lí 7, máy chiếu, hình ảnh về ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới Ôn Hòa.
	 - Phương pháp + Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, phương pháp kích thích tư duy, phương pháp kế hoạch + kĩ thuật 1 phút 
	III - HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1.Ổn định lớp:
	2.Kiểm tra bài cũ: 
GV trình chiếu một số hình ảnh
Quan sát các hình ảnh sau kết hợp với kiến thức đã học cho biết: việc đô thị hoá quá mức ở đới ôn hoà làm nảy sinh các vấn đề tiêu cực gì? Biện pháp khắc phục?
Dự kiến trả lời:
	- Làm nảy sinh các vấn đề: 
	+ Ô nhiễm không khí, nước, nạn ùn tắc giao thông.
	+ Nạn thất nghiệp đi đôi với tình trạng thiếu nhân công trẻ, có tay nghề cao, thiếu nhà ở, công trình phúc lợi.
	+ Diện tích canh tác thu hẹp nhanhv..
	- Biện pháp: 
Quy hoạch đô thị theo hướng “Phi tập trung”
	3. Hoạt động trên lớp 
	*Giới thiệu bài mới(Khởi động): GV cho học sinh nghe bài hát Em yêu cây xanh ( Nhạc sĩ: Hoàng văn Yến)
GV: ? Em hãy giới thiệu nội dung và ý nghĩa bài hát vừa được nghe ?
HS: Bài hát gợi lên một bức tranh thiên nhiên đẹp, sinh động, có nhiều cây xanh, hoa và chim chóc.
Qua bài hát để nhắn nhủ mọi người phải biết yêu quý cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây xanh- bảo vệ môi trường sống của con người.
	(Tích hợp môn Âm nhạc)
GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:
 HS trả lời (Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm)
GV: Thực trạng cho thấy hiện nay môi trường sống của chúng ta không còn như trước nữa mà đã bị ô nhiễm, đặc biệt ở đới ôn hòa cùng với sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa đã làm cho môi trường bị ô nhiễm đến mức báo động. Vậy nguyên nhân nào làm ô nhiễm môi trường ở đơi ôn hòa, hậu của nó ra sao? chúng ta sẽ tìm hiểu qua Tiết 18 – Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
* Hình thành kiến thức:
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
	IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết: 
GV khía quát kiến thức trọng tâm của bài và cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm. 
2. Hướng dẫn học tập
1. Nhắc nhở HS học bài, đọc trước bài 18 để tiết sau thực hành cho tốt. 
2. Làm bài tập 2 – SGK trang 58(Vận dụng kiến thức liên môn Toán để hướng dẫn học sinh làm bài )
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
	*Đối với thực tiễn dạy học: 
+ Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, truyền thụ kiến thức trọng tâm đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
 + Tích hợp các kiến thức của các môn học khác vào bài giảng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Phát triển năng lực sáng tạo, vận dụng giải quyết tốt các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động.
+ Bài học trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Do đó tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
*Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
+ Dự án góp giáo dục cho học sinh biết được Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
+ Tuyên truyền cho HS về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước. Từ đó phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. 
+ Rèn luyện được kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
	Mỗi cá nhân, tập thể cần thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường đã thông qua. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật bảo vệ môi trường, có quyền lợi và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên, năm học 2017-2018, kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
7A
23
7
30,4
10
43,5
6
20,1
0
0
7B
24
5
20,8
9
37,5
10
41,7
0
0
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn Địa lí. Nếu các giờ dạy học môn Địa lí đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
Về chủ đề bảo vệ môi trường và các em đã không xả rác bừa bãi mà để đúng nơi quy định, lao động vệ sinh môi trường, vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường, làm đồ lưu niệm từ phế thải. Đặc biệt là nhà trường thực hiện tốt phong trào thu gom giấy vụn thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ. Các em đã biết yêu quý cấy xanh, biết trồng và bảo vệ cây xanh tạo khuôn viên trường lớp “Xanh, sạch, đẹp”
	3.2. Kiến nghị
Tôi hy vọng rằng, trong những năm học tới phòng giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hơn nữa để chúng tôi có được những phương pháp dạy học hay, hiệu quả. 
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Như Xuân, ngày 08 tháng 04 năm 23018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết.
Nguyễn Thị Thu Hà
Tài liệu tham khảo
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 1: Khoa học tự nhiên)
PGS. TS. Đỗ Hương Trà (chủ biên)
NXB Đại Học Sư Phạm
2
Sách giáo khoa địa lý 6,7,8,9
Nhà xuất bản giáo dục
3
Tài liệu chuẩn KT- KN địa lý
Nhà xuất bản giáo dục
4
Lý luận dạy học Địa lý
Nguyễn Dược- Nguyễn Đức Vũ
ẢNH MINH HỌA CHO SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THỰC TẾ
(Tích hợp môn Mĩ thuật)
 - Ảnh chụp tranh vẽ chủ đề: Bảo vệ môi trường. 
Tranh vẽ của em Vi Thị Thùy Linh – HS lớp 7A – Trường THCS Thanh Lâm
	- Ảnh chụp về việc vệ sinh trường, lớp và chăm sóc bồn hoa cây cảnh của học sinh Trường THCS Thanh Lâm
Học sinh đang nhổ cỏ và chăm sóc hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_kien_thuc_lien_mon_de_day_hoc_bai_o_nhiem_moi_truon.doc