SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 19 “môi trường hoang mạc” (Địa lý lớp 7)

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 19 “môi trường hoang mạc” (Địa lý lớp 7)

Trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh: “ tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán - sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh” và quan điểm này được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, Điều 2.4, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Để làm được điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung giáo dục, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi giúp người học có thể chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

 Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước đổi mới nhiều mặt nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Do đó, người giáo viên cần biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp để học sinh dễ hiểu, hứng thú say mê môn học và phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” đang được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

 

doc 19 trang thuychi01 9221
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 19 “môi trường hoang mạc” (Địa lý lớp 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY BÀI 19 “ MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ” 
(ĐỊA LÝ LỚP 7)
 Người thưc hiện: Mai Thị Quyên
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - Thị trấn Bút Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí 
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
TIÊU MỤC
TRANG
A.Mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4.Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung sang kiến kinh nghiệm.
I. Cơ sở lí luận
1.Phương pháp dạy học tích cực.
2. Đặc điểm của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
II. Tình hình dạy - học Địa lí ở trường THCS.
1. Thực trạng 
2. Nguyên nhân
3.Kết quả
III. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 19 “ Môi trường hoang mạc ” (Địa lí lớp 7)
IV.Kết quả
C.Kết luận và đề xuất
1
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
4
5
17
18
A. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh: “ tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán - sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh” và quan điểm này được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, Điều 2.4, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Để làm được điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung giáo dục, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi giúp người học có thể chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
 Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước đổi mới nhiều mặt nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Do đó, người giáo viên cần biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp để học sinh dễ hiểu, hứng thú say mê môn học và phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” đang được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao trong dạy học. 
2. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” nhằm khắc phục phương pháp học thụ động, dập khuôn máy móc, thiếu sáng tạo và khả năng thực hành yếu của HS trước đây sang tự học chủ động , tích cực.
Tạo hứng thú học, phát huy tính chủ động, tích cực lĩnh hội, khám phá những kiến thức địa lí không chỉ trong sách vở mà ở các phương tiện thông tin đại chúng : báo chí, nghe đài, mạng Inernet...từ đó biết vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề sảy ra trong cuộc sống.
Hình thành ở các em năng lực tự học, tư duy sáng tạo, biết tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, rèn thành thạo các kĩ năng địa lí, kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề..... 
Giáo dục bồi dưỡng các phẩm chất yêu gia đình, quê hương đất nước, trung thực chí công vô tư, có trách nhiệm với bản thân , cộng đồng, tôn trọng kỉ luật, pháp luật.... .tạo nên một thế hệ tương lai có đủ đức và tài để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Khái niệm, đặc điểm và tính hiệu quả của phương pháp dạy học phát huy tính chủ động tích cực của người học.
Sử dụng phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” vào dạy bài 19: Môi trường hoang mạc – địa lí 7.
4 . Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về môi trường hoang mạc (SGK và SGV địa lí 7, tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực, thông tin tham khảo từ mạng Iternet.....)
- Phương pháp quan sát, điều tra thực tế: thông qua dự giờ đồng nghiệp, tinh thần thái độ học của học sinh ở trên lớp.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả học tập của HS trong giờ dạy học địa lí.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
1. Phương pháp dạy học tích cực. {2}
 	- Phương pháp dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 
 	Điều cốt yếu của dạy học tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học sinh (HS) và điều kiện thực tế ở địa phương để đạt được mục tiêu của bài học. Những PPDH quen thuộc như: dùng lời, trực quan, minh hoạ, vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, động não, thực hành và một số phương pháp có tên gọi mới hiện tại đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án cần được kết hợp với nhau một cách linh hoạt.
- Tính tích cực trong học tập được biểu hiện: Hăng hái, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống...
2. Đặc điểm của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.{2}
 	- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
 	Có thể nói hoạt động học là cách tốt nhất để làm biến đổi chính người học. 
Người học vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy học và được cuốn 
hút tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên (GV) tổ chức, chỉ đạo.
 Qua đó, người học tự mình khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. 
 - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
 	Kho tàng kiến thức của nhân loại đang ngày một phong phú, trong một 
thời gian ngắn nhà trường  không thể trang bị cho học sinh hết những kiến thức cần thiết. Do vậy, người thầy phải hình thành ở học sinh phương pháp và năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức và hoàn thiện bản thân. Thói quen tự học được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, học trên lớp, học ở nhà, học trong thư viện và học ngoài thực tiễn cuộc sống, thông qua các phương tiện: tài liệu, sách báo, truyền hình, phim ảnh, internet, thực tiễn, thầy cô giáo và những người xung quanh. 
 Trong trang này sử dụng TLTK số 2.
 - Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác:
 	Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ HS. Các bài học phải được thiết kế phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học, đảm bảo trong giờ học tất cả các đối tượng đều được làm việc... tạo động cơ học tập tích cực, không còn tâm lí ngại học.
 	Tuy vậy, lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Khi giải quyết những vấn đề khó cần đến sự phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. Học sinh không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Qua học tập hợp tác, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tổ chức và lãnh đạotừ đó hình thành ở học sinh phẩm chất của người lao động mới. Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia, năng lực hợp tác trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: 
Trong dạy - học, việc kiểm đánh giá HS nhằm mục đích để người học, người dạy biết được năng lực nhận thức thực tế của học sinh từ đó cả người dạy và người học điều chỉnh phương pháp dạy - học của mình cho phù hợp để hoàn thành mục tiêu giáo dục.
 	Trong dạy học thụ động, việc đánh giá học sinh chỉ có từ phía GV còn trong dạy học tích cực, ngoài việc đánh giá của GV, học sinh cũng được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Thông qua việc đánh giá, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp. 
II. Tình hình dạy - học Địa lí ở trường THCS.
1. Thực trạng 
- Về phía học sinh:
 Đa số học sinh có ý thức tự giác học tập: Tích cực xây dựng bài, học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chất lượng đại trà cũng như học sinh giỏi các cấp ngày càng được nâng cao.
 	Tuy nhiên, năng lực thực hành của đa số HS còn rất yếu. Phần lí thuyết các em có thể học thuộc lòng nhưng khi yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì rất lúng túng, mơ hồMột bộ phận học sinh vẫn còn ham chơi hoặc không thích học môn địa lí, trong giờ học không chú ý hoặc lấy môn khác ra học, bài tập về nhà không làm, không học bài cũ hoặc trong giờ học có chăm chú nghe giảng nhưng lười tư duy ít xây dựng bài, chưa chủ chủ động tìm tòi khám phá kho tàng kiến thức mà phần lớn là trông chờ ỷ lại vào thầy cô nói gì ghi nấy..
- Về phía giáo viên 
	Nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại trong từng giờ học.... Nhờ đó kích thích trí tò mò khám phá, học sinh tích cực xây dựng bài nên giờ học rất sôi nổi... và chất lượng giờ học, môn học từng bước được cải thiện.
	Bên cạnh đó, một số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu, dạy học còn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết, kĩ năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm... học sinh tiếp thu bài một cách thụ động dẫn đến một bộ phận học sinh chán học, không yêu thích môn học. Việc sử dụng các thiết bị dạy học của giáo viên chưa thường xuyên nên học sinh thuộc nhưng chưa hiểu, kĩ năng sử dụng bản đồ, bảng biểu số liệu tranh ảnh còn yếu, có tâm lí ngại thực hành...
- Về phía phụ huynh học sinh: Phụ huynh ít coi trọng đầu tư cho con em mình có điều kiện học, tìm hiều khám phá môn Địa lí
- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục cho việc dạy – học ngày càng đáp ứng tốt hơn.
2. Nguyên nhân của thực trạng trên
- Kể từ khi bỏ thi tốt nghiệp THCS và môn Địa lí là môn học không tham gia thi vào lớp 10...thì một bộ phận không nhỏ giáo viên dạy Địa lí có thái độ lơ là chuyên môn, ít có sự đầu tư cho bài dạy: giáo án soạn đối phó, trên lớp giáo viên phần lớn vẫn sử dụng phương pháp dạy học thầy hỏi trò trả lời, ít sử dụng thiết bị dạy học, một bộ phận GV còn yếu về kĩ năng... Vì vậy giờ học nhàm chán, không gây hứng thú học cho học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú ý một số em học khá, giỏi còn các em học yếu kém bị bỏ rơi nên những học sinh này thường có tâm lí ngại học.
- Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ học sinh trong học tập, thậm chí còn tạo điều kiện cho học sinh chây lười.
- Mặt khác 1 bộ phận giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng kiểu bài, trình độ tin học hạn chế nên sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại còn lúng túng chưa hiệu quả... đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
- Tâm lí coi Địa lí là môn phụ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người: học sinh, phụ huynh, một bộ phận quản lí và cả giáo viên trong ngành giáo dục nên học sinh có thái độ thờ ơ, học đối phó còn phụ huynh ít có sự đầu tư cho con em mình về thời gian, sách vở.....
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ môn học còn thiếu, chưa đồng bộ...
3. Kết quả.
Từ lí do trên mà hậu quả là sau tiết học, lớp học, cấp học học sinh có thể học phần lí thuyết rất thuộc nhưng kĩ năng thực hành, vận dụng liên hệ thực tế chưa tốt. Qua chấm các bài kiểm tra, tôi thấy những câu hỏi mang tính vận dụng liên hệ... hầu như các em làm chưa đạt yêu cầu, mới dừng lại ở vận dụng mức độ thấp. Các em chưa biết liên kết kiến thức giữa bài này với bài kia, chưa hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa các đối tượng địa lí. 
Tình trạng học sinh nhớ và lắp ghép sai các địa danh ở tỉnh này với tỉnh kia hay giải thích sai bản chất của một hiện tượng địa lí... vẫn còn khá nhiều.
Ví dụ: Có HS cho rằng Vịnh Hạ Long thuộc Bắc Trung Bộ, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Thanh Hóa hoặc sông Nin thuộc Châu Mĩ, quốc gia ở châu lục này với châu lục khác.... 
 Tâm lí học sinh ngại học, học đối phó: trong giờ học ngại ghi bài, ít xây dựng bài, không tập trung nghe giảng lấy môn khác ra học, không làm hoặc làm bài tập không đầy đủ, không học bài cũ... các môn học thuộc lòng trong đó có môn địa lí khá phổ biến. 
 Để khắc phục hậu quả trên, từ năm học 2014 -2015 đến nay bản thân tôi đã nghiên cứu và tích cực sử dụng “ Phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh” trong giờ học Địa lí ở trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn – Hoằng Hóa nhằm gây hứng thú tập cho học sinh, tạo cho các em có động cơ học đúng đắn, thoải mái, vừa học vừa chơi nhưng hiệu quả từng bước nâng cao chất lượng môn địa lí nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung.
III. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 19 “ MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ” (Địa lí lớp 7)
1.Mục tiêu bài học. {1}
	Sau bài học, học sinh cần đạt được:
a. Kiến thức
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của môi trường hoang mạc.
- Phân tích được sự khác nhau giữa về chế độ nhiệt giữa 2 hoang mạc đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hoà.
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.
b. Kĩ năng
- Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên Thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành hoang mạc. 
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
- Phân tích ảnh địa lí : cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hoà. 
-Sưu tầm , quan sát tranh ảnh, lược đồ, vi deo .... liên quan đến bài học và từ bài học giải thích được những vấn đề, hiện tượng địa lí ... sảy ra trong cuộc sống.
 c. Thái độ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bảo tài nguyên động thực vật và những việc làm cụ thể của bản thân để hạn chế hiện tượng hoang mạc hóa ở Việt Nam .
d. Định hướng năng lực
 Góp phần hình thành năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy lãnh thổ và năng lực sử dụng bản đồ - tranh ảnh... 
2. CHUẨN BI CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
 Trong trang này sử dụng TLTK số 1.
a. Giáo viên.
- Lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới hình 19.1 SGK.
- Biểu đồ khí hậu hình 19.2, 19.3 SGK.
- Tranh ảnh về cảnh quan, sinh vật ở môi trường hoang mạc .
- Máy tính xách tay, máy chiếu, phiếu học tập.
b. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh cảnh quan môi trường hoang mạc.
- Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
a. Khởi động
	 * Ổn định lớp
	* Kiểm tra bài cũ: 2 phút. 
 Quan sát lược đồ kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng và ở đới ôn hòa. Kiểu môi trường nào có ở 2 đới?
Lược đồ các kiểu môi trường ở đới nóng
 Lược đồ các kiểu môi trường ở ôn hòa
b. Bài mới
Mở bài: Quá trình hoang mạc hoá là một trong những vấn đề cấp bách mà nhiều quốc gia trên thế giới cần giải quyết hiện nay. Điều này cho thấy việc tìm hiểu về môi truờng hoang mạc là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ về môi trường này, chúng ta nghiên cứu bài 19: Môi trường hoang mạc. 
Hoạt động 1. Đặc điểm của môi trường (20 phút) 
Gô bi
Rúp-en-kha-li
Na-míp
Simpron
Ca-la-ha-ri
A-ta-ma
- Quan sát lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới (hình 19.1 SGK), 1 học sinh xác định vị trí, giới hạn môi trường hoang mạc trên lược đồ.
- Học sinh xác định, GV nhận xét , chỉ lại trên lược đồ và cung cấp một số thông tin về một số hoang mạc lớn trên Thế giới .
Hoang mạc Sa ha ra Hoang mạc Gô bi
 Sa mạc A- ta – ma. (2)
- Quan sát lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới (hình 19.1 SGK), dựa vào kiến thức đã học hãy: 
? Nhận xét về diện tích hoang mạc trên thế giới so với diện tích đất nổi trên bề mặt Trái Đất? Những châu lục nào hoang mạc chiếm nhiều diện tích ?
?Các hoang mạc trên Thế giới thường phân bố ở đâu ? Giải thích nguyên nhân tại sao hoang mạc lại hình thành ở những nơi đó?
 Trong trang này sử dụng TLTK số 2.
Để trả lời các câu hỏi trên, GV chia nhóm theo bàn và sử dụng kĩ thuật
 “ tia chớp” cho HS thảo luận. Sau 3 phút đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức ghi bảng:
	+Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
+ Nguyên nhân hình thành :Nằm ở nơi có áp cao chí tuyến thống trị hoặc sâu trong nội địa, ít chịu ảnh hưởng của biển, nơi có dòng hải lưu lạnh chảy qua.
	GV mở rộng thêm:{1}
+ Những vùng sâu trong nội địa do mặt đệm và ít chịu ảnh hưởng của biển nên khí hậu khô,nóng.
+ Dọc 2 đường chí tuyến do chịu ảnh hưởng của khối khí cao áp cận chí tuyến nên tốc độ bốc hơi nước mạnh, lượng nhiệt bức xạ lớn nên không khí khô và nóng. 
+ Các hoang mạc hình thành ngay sát biển do ảnh hưởng của dòng biển lạnh. Vì khi gió từ biển thổi vào mang theo hơi nước gặp dòng biển lạnh hơi nước bị ngưng tu và mưa ngoài biển, khối khí tiếp tục di chuyển vào đất liền nhưng hơi nước không còn chỉ còn tính chất khô, ít mưa.
+ Ngoài những nguyên nhân trên còn có tác động của con người trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lí như canh tác đất đai..cũng dẫn đến quá trình hoang mạc hóa.
- Quan sát lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới (hình 19.1 SGK), 1 HS lên bảng xác định vị trí các hoang mạc xa-ha-ra , Gô-Bi và cho biết các hoang mac này thuộc đới khí hậu nào ? ( cá nhân)
{2}
- GV chia lớp thành 4 nhóm và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” giao việc cho các nhóm:
Trong trang này sử dụng TLTK số {1,2}
+ Nhóm 1,3 phân tích đặc điểm khí hậu hoang mạc Xahara
+ Nhóm 2,4 phân tích đặc điểm khí hậu hoang mạc Gôbi.
- Yêu cầu các nhóm dựa vào hình 19.2 và 19.3, kết hợp với kênh chữ SGK và kiến thức đã học, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau:
 Các yếu tố
Hoang mạc đới nóng 
Xa-ha-ra (190 B)
 Hoang mạc đới ôn hòa 
 Gô-Bi (430 B)
1.Nhiệt độ:
+Mùa hè(T7)
+Mùa đông(T1)
+Biên độ nhiệt
2.Lượng mưa:
Kết luận chung về đặc điểm khí hậu
Sau 3 phút thảo luận học sinh nộp sản phẩm, GV chọn 2 sản phẩm bất kì của hai hoang mạc dán lên bảng cho nhóm bạn ( nhóm làm cùng chủ đề) nhận xét, bổ sung (Sản phẩm còn lại GV thu về chấm báo kết quả sau), GV chuẩn xác kiến thức..
Kết quả hoạt động nhóm .
 Các yếu tố
 Hoang mạc đới nóng 
 Xa-ha-ra (190 B)
 Hoang mạc đới ôn hòa 
 Gô-Bi (430 B)
Nhiệt độ:
+Mùa hạ (T7)
+Mùa đông(T1)
+Biên độ nhiệt
400 C
160 C
240 C
 200 C
- 200 C
 400 C 
 2.Lượng mưa:
 Rất ít
 Tháng cao nhất khoảng 8mm (Tháng 8)
 Rất nhỏ
 Tháng cao nhất khoảng 60mm (Tháng 7)
 Kết luận chung về đặc điểm khí hậu
-Biên độ nhiệt năm cao
+ Mùa hè: Rất nóng
+ Mùa đông: ấm
- Lượng mưa: Rất ít
-Biên độ nhiệt năm cao
+ Mùa hè: không quá nóng
+ Mùa đông: Rất lạnh
- Lượng mưa: ít và ổn định
Từ kết quả phân tích trên , nêu những điểm giống và khác nhau giữa khí hậu hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa ? ( hoạt động cá nhân). 
- HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức ghi bảng:
+ Khí hậu hoang mạc: rất khô hạn, khắc nghiệt do ít mưa, độ bốc hơi nước cao, sự chênh lệch nhiệt độ ngày, đêm và giữa các mùa trong năm lớn.
Trong trang này sử dụng TLTK số 2
 + Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
 + Hoang mạc ôn đới: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh . 
 	GV mở rộng: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm mà các em vừa phân tích ví dụ: tại hoang mạc Xa-ha-ra vào giữa trưa nhiệt độ có thể lên đến >500C nhưng về ban đêm lại hạ xuống chỉ còn 00C, cộng với lượng mưa rất ít thậm chí nhiều năm liền không có mưa hoặc mưa chưa rơi xu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_day_bai_19_mo.doc