SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào soạn giảng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 17 ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa – môn Địa lí 7 tại trường THCS Văn Nho

SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào soạn giảng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 17 ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa – môn Địa lí 7 tại trường THCS Văn Nho

Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” [5]

Ngày 2 tháng 8 năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4987/BGDĐT- CNTT về hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2012- 2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học” trong đó có nội dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ) [5]

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giáo dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí nói riêng, CNTT đã mang lại triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và sử dụng kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực.

 Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong những năm gần đây việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn đang được ngành giáo dục chú ý quan tâm. Hàng năm, Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn và đã được đông đảo giáo viên trong cả nước hưởng ứng và tham gia tích cực. Để nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ để tích hợp thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một công việc hết sức quan trọng đối với giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn địa lí nói riêng.

 

docx 30 trang thuychi01 16805
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào soạn giảng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 17 ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa – môn Địa lí 7 tại trường THCS Văn Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” [5]
Ngày 2 tháng 8 năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số  4987/BGDĐT- CNTT về hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2012- 2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học” trong đó có nội dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ) [5]
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giáo dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí nói riêng, CNTT đã mang lại triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và sử dụng kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực.
 	Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong những năm gần đây việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn đang được ngành giáo dục chú ý quan tâm. Hàng năm, Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn và đã được đông đảo giáo viên trong cả nước hưởng ứng và tham gia tích cực. Để nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ để tích hợp thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một công việc hết sức quan trọng đối với giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn địa lí nói riêng.
Ngoài các phương pháp dạy học truyền thống thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, việc dạy học theo chủ để tích hợp cũng đạt được hiệu quả cao hơn. Đối với chương trình sách giáo khoa mới hiện nay được thiết kế với rất nhiều tranh ảnh, lược đồ, bảng biểu... vì vậy theo tôi việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng giáo án điện tử sẽ đem lại kết quả học tập rất tốt đồng thời phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Tuy việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng là một việc làm không còn mới mẻ nhưng cũng còn một bộ phận giáo viên còn lúng túng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đặc biệt, trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp là một việc làm mới mẻ, đối với giáo viên tại nhà trường THCS Văn Nho. 
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào soạn giảng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 17 ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa – môn Địa lí 7 tại trường THCS Văn Nho” để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy. Đến nay cũng đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm năng cao khả năng ứng dụng CNTT và sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho một tiết học có hiệu quả của giáo viên địa lí, đặc biệt là tiết học có chủ đề dạy học tích hợp kiến thức liên môn.
- Giúp học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức trên cơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các thiết bị dạy học trong một tiết học nói chung và tiết học có chủ đề tích lợp kiến thức liên môn nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Đối tượng thứ nhất: Là học sinh khối lớp 7 trường THCS Văn Nho
	- Đối tượng thứ hai: Các phương tiện, công cụ hỗ trợ (Máy tính, máy chiếu đa năng, phần mềm Power Point) cho việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 17 ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa môn Địa lí 7 ở trường THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp các loại tài liệu có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp và đúc rút kinh nghiệm thực tế. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm liên quan.
- Ứng dụng CNTT vào tiết dạy là việc sử dụng các thiết bị hiện đại như: Máy vi tính, projector... nhằm khai thác những điểm mạnh của CNTT để hỗ trợ trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy [5]
- Phần mềm Power Point là phần mềm trình diễn của máy tính điện tử. Có thể dùng như phương tiện báo cáo, trình bày nội dung văn hóa, xã hội, giáo dục,  một cách rõ ràng, có theå sử dụng những văn bản cùng với những hình ảnh, đoạn clip sống động và màu sắc theo ý muốn [5]
- Tích hợp trong tiếng Anh là integrated, nghĩa là "tập hợp, tích cóp, nhóm gọn một hoặc nhiều các phần tử riêng lẻ vào cùng một diện tích". Theo từ điển tiếng Việt, Tích hợp là sự tập hợp hay thu gọn thành phần một cách nhỏ gọn nhất có thể [1]
- Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống. Thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. [1]
2.1.2. Một số nguyên tắc khi ứng dụng CNTT.
	Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả mong muốn, người GV cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau:
	- Việc lựa chọn khả năng và mức độ ứng dụng CNTT trong mỗi bài học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thức cảu bài học đó.
	- Việc ứng dụng CNTT trong mỗi bài học cần xác định rõ: sử dụng CNTT nhằm mục đích gì, giải quyết vấn đề gì, nội dung gì trong bài học.
	- Đảm bảo cho tất cả HS trong lớp cùng có hội được tiếp cận với CNTT trong quá trình học.
	- Đảm bảo việc ứng dụng CNTT với các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực [2]
2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí.
	- Giúp mở rộng khả năng tìm kiếm và khai thác thông tin cho người dạy và người học môn Địa lí: thông qua việc tra cứu, tìm kiếm thông tin địa lí trong các phần mềm và trên các trang wed. GV có thể khai thác thông tin hoặc tranh ảnh, âm thanh, video clip để bổ sung cho bài dạy. HS có thể chủ động tìm kiếm thông tin mở rộng hoặc các bài tập, bài thực hành cho các kiến thức đã được học trên lớp
	- Giúp nâng cao hiệu quả truyền đạt và lĩnh hội tri thức: GV dạy bộ môn Địa lí có thể ứng dụng CNTT để soạn giáo án điện tử, trình chiếu trên lớp học trong các giờ lên lớp. Thông qua giáo án điện tử kiến thức có thể được biểu diễn dưới dạng kênh chữ, kênh hình qua đó tạo hứng thú cho người học, kích thích người học chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội tri thức.
	- Giúp tăng cường việc trao đổi, giao lưu giữa người dạy và người học bộ môn địa lí.
	- Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Ngoài ra, CNTT đã làm thay đổi vị trí của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học môn địa lí. Cụ thể như sau:
+ Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không chỉ đơn thuần là người phát thông tin vào đầu học sinh.
+ Học sinh có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: sách, Internet, CD-ROM
+ Học sinh phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, không chỉ đơn thuần nhận thông tin một cách thụ động.
+ Thầy giáo cũng đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao dân trí của chính mình, với mạng máy tính người thầy có điều kiện dễ dàng hơn trong việc thu thập thông tin, tư liệu, trao đổi kinh nghiệm.
2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Địa lí.
- Trong dạy học Địa lí việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “Tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn [1]
- Trong thực tế tôi thấy rằng khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn [1]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến khinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
	 - Được sự quan tâm của laõnh ñaïo PGD & ĐT Bá Thước, tổ chức Tầm nhìn thế giới, BGH nhà trường trường THCS Văn Nho ñaõ trang bị các phương tiện dạy học: máy chiếu Projector, máy tính xách tay để hỗ trợ cho những tiết dạy coù öùng duïng CNTT. Ban giám hiệu Nhà trường thường xuyên khuyến khích giaùo vieân ứng duïng CNTT vào tiết dạy. Máy vi tính của trường có nối mạng Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên truy cập thông tin về giáo án điện tử
	 - Được sự đóng góp nhiệt tình của tổ chuyên môn, đồng nghiệp, tổ boä moân đã thực hiện được moät soá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua những tiết dạy này, giáo viên đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy hoïc.
	 - Ña số giáo viên có trang bị máy vi tính cá nhân, có nối mạng Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn giảng và thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT...
 2.2.2. Khó khăn:
	 - Phương tiện dạy học (Projector, Máy tính xách tay) của nhà trường còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều giáo viên trong cùng một lúc.
	 - Chưa có phòng học chức năng, đã gây nhiều khó khăn khi giáo viên dạy tiết học öùng duïng CNTT (vì phải mất nhiều thời gian để kết nối các thieát bò maùy chieáu).
	 - Trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế nên việc öùng duïng CNTT vào soạn giảng còn gặp nhiều khó khăn, chưa tự tin khi thực hiện công cụ dạy học này.
	- Đôi khi xảy ra những sự cố bất thường như: mất điện, máy bị treo, không tương thích giữa máy tính xách tay và Projector  
	 - Học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với tiết dạy có ứng dụng CNTT, các em thöôøng chú ý vào các hiệu ứng mà chưa tập trung vào nội dung bài học, từ đó làm hạn chế việc tiếp thu kiến thức.
2.2.3. Kết quả khảo sát trước khi làm đề tài
Bảng 1: Kết quả điểm kiểm khảo sát sau tiết học không ứng dụng CNTT vào soạn giảng trong năm học 2015- 2016.
Khối lớp
Năm học
Sĩ số
Điểm dưới TB
Điểm TB
Điểm Khá
Điểm Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
2015-2016
80
6
7,5
40
50,0
28
35,0
6
7,5
Bảng 2: Bảng kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học tập môn Địa lí của học sinh lớp 7 trường THCS Văn Nho qua tiết học không ứng dụng CNTT vào soạn giảng trong năm học 2015- 2016
Năm học
Tổng số
Rất tích cực
Tích cực
Bình thường
Không tích cực
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2015 - 2016
80
0
0
10
12,4
15
18,8
55
68,8
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các giải pháp đã sử dụng.
 Khi thực hiện soạn giảng tiết dạy có ứng dụng CNTT bản thân tôi thường làm theo các bước sau:
 - Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy, sau đó soạn giáo án.
 - Bước 2: Tìm tư liệu: hình ảnh, đoạn clip, bảng biểu, số liệu  phục vụ cho bài dạy thông qua nguồn tài nguyên mạng (Giáo án điện tử, giáo án violet)
 - Bước 3: Thiết kế bài giảng trên máy tính bằng phần mềm Power Point (Xây dựng kịch bản sư phạm, sử dụng phần mềm Power Point).
 - Bước 4: Xem xét, điều chỉnh kieåm tra laïi noäi dung.
 - Bước 5: Trình chiếu trước khi giảng dạy, để đảm bảo tính chính xác.
2.3.2. Các sáng kiến kinh nghiệm
Để áp dụng thành công đề tài này ngoài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đã nêu trên giáo viên cần chú ý một số điểm cơ bản sau:
- Nên chọn Font chữ, cở chữ sao cho phù hợp nhằm đảm bảo học sinh cả lớp dễ quan sát:
	+ Font chữ (kiểu chữ): Chỉ nên dựng các kiểu chữ đậm, rõ, gọn: Times New Roman; VNI-time; VNI-Have, Arial
	+ Cỡ chữ: Nếu dùng máy chiếu, đối với lớp học 40 HS, cỡ chữ thích hợp nhất từ 24 trở lên.
 - Không nên lạm dụng màu sắc và các hình ảnh động, nhiều hiệu ứng để đưa vào các trang trình chiếu.
	+ Màu sắc của nền hình. Nguyên tắc tương phản:
Nền màu sậm - Chữ màu trắng, sáng
Nền màu trắng sáng - Chữ màu sậm
- Chọn vị trí để máy chiếu và máy tính thuận lợi với bố cục phòng học, có thể sử dụng được bảng đen. Lưu ý các các hoạt động của HS (lên bảng, thảo luận nhóm) có thể vấp phải dây điện, che khuất đèn chiếu, nên tắt đèn, đóng bớt cửa
- Sắp xếp các slides theo trình tự:
+ Slides đầu “Chào mừng”
+ Slides nội dung
+ Slides kết thúc: “Cám ơn”
- Đối với GV:
+ Đứng vị trí thuận lợi: vừa quan sát lớp, vừa điều khiển máy
+ Không nên chăm chú vào máy chiếu hoặc máy tính
+ Động tác phải nhịp nhàng, linh hoạt
- Cần phối kết hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu và ghi bảng để tiết kiệm và dành thời gian nhiều hơn cho việc thực hành của học sinh.
- Nên dự trù phương án xử lí tình huống khi xảy ra tình trạng mất điện đột ngột.	
- Mỗi giáo viên bộ môn phải xây dựng cho mình một kho thư viện tư liệu điện tử nhằm hoàn thiện dần bộ giáo án điện tử của mình.
 	- Giáo viên phải luôn luôn tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức, kỹ năng sử dụng máy vi tính, truy cập Internet (tìm kiếm thông tin, tra cứu, lưu dữ liệu và xử lý thông tin) để ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
2.3.3. Những kiến thức nhiều môn học khác nhau cần vận dụng trong dạy học tích hợp phù hợp với nội dung của đề tài
a. Kiến thức môn Địa lí bài học sẽ đạt được
- Biết được những hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở các nước phát triển trong đới ôn hòa.
- Biết các hậu quả gây ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà còn cho toàn thế giới.
- Biết nội dung nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm.
- Biết được các biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa nói riêng và trên thế giới nói chung.
b. Đối với kiến thức liên môn
Để đạt được hiệu quả cao trong bài dạy HS cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. Cụ thể:
+ Tích hợp với môn Tin học : Hướng dẫn học sinh truy cập các địa chỉ trang web để cập nhập thông tin về bài học.
+ Tích hợp với môn Hóa học : Nhận biết một số axit, phân bón hóa học, biết được vai trò và tác hại của chúng.
 	+ Tích hợp với môn Vật lí: giải thích hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
 	+ Tích hợp với môn Sinh học: Biết được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sinh vật, con người.
	+ Tích hợp môn Toán học: rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
+ Tích hợp với môn Giáo dục công dân: Môi trường sống của con người đang bị ô nhiễm, tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt cần được bảo vệ.
c. Đối với môn Địa lí
Học sinh biết giải thích các bài học có liên quan ở các khối tiếp theo. Đặc biệt, qua nội dung của hai bài học nêu trong đề tài học sinh biết giải thích các hiện tượng tự nhiên có liên quan với bài học ở thực tế địa phương. Từ đó có những hành động cụ thể để hạn chế tác hại của nó và tìm các biện pháp khắc phục phù hợp. Ví dụ như: giúp gia đình hạn chế tác hại của sương muối, sương giá, giúp gia đình cung cấp độ phì cho đất, giảm tối thiểu tác hại của bón các loại phân hóa học, phun hóa chất làm thoái hóa bạc màu đất trong sản xuất nông nghiệp.
2.3.4. Những kỹ năng cần vận dụng trong dạy học tích hợp phù hợp với nội dung của đề tài
- Luyện tập kỹ năng phân tích biểu đồ hình cột và kĩ năng phân tích ảnh địa lí, kĩ năng tư duy tổng hợp, kĩ năng sơ đồ tư duy.
- Kỹ năng sống: rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích tình huống, sống có lí tưởng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
2.3.5. Thái độ và định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với nội dung đề tài
a) Về thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục tiết kiệm năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Góp phần hình thành năng lực sử dụng, phân tích biểu đồ hình cột, sử dụng hình ảnh địa lí, vẽ và sử dụng sơ đồ tư duy.
2.3.6. Ví dụ minh họa
 Tiết 18, bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa – môn Địa lí 7 tại trường THCS Văn Nho.
Tiến trình dạy học:
a. Ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới: 
* Vào bài: 
GV các em đã được học về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như về đô thị hóa ở đới ôn hòa và chúng ta đều biết rằng nền nông nghiệp ở đới ôn hòa đạt trình độ tiên tiến, nền công nghiệp hiện đại với cơ cấu ngành đa dạng, trình độ đô thị hóa cao, hoạt động dịch vụ đa dạng, đặc biệt là hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế đó, chúng cũng để lại nhiều hậu quả to lớn vô cùng nghiêm trọng và mang tính chất toàn cầu cần được giải quyết. Vậy đó, là những hậu quả gì? Cách giải quyết ra sao thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài mới: tiết 18, bài 17: “ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa”.
* Hoạt động bài mới:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về ô nhiễm không khí. HS làm việc cả lớp/cá nhân.
Bước 1: 
- GV: Dẫn dắt học sinh quan sát sơ đồ tư duy trên màn hình máy chiếu về ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa định hướng nhiệm vụ cho học sinh trong mục 1. (slide1)
(Tích hợp với bộ môn tin học) GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị thông tin trên mạng Internet về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. (chuẩn bị ở nhà)
- GV: yêu cầu HS nhìn lên màn hình máy chiếu, quan sát, phân tích các hình ảnh về ô nhiêm môi trường không khí ở đới ôn hòa và cho biết hiện trạng môi trường không khí ở đới ôn hòa như thế nào? (slide2)
(Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề)
- GV chuẩn kiến thức ghi bảng, HS ghi bài.
- Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
Bước 2: 
- GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình ảnh và các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hòa? (slide3,4).
(Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông) 
- HS trả lời, HS khác bổ sung- GV chuẩn kiến thức, ghi bảng, HS ghi bài. (khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào khí quyển, ...các nguyên nhân khác: hoạt động núi lửa, cháy rừng, sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt)
- Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào khí quyển,...
(Tích hợp với bộ môn GDCD) Môi trường sống của con người trên thế giới đang bị ô nhiễm, tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt, ... cần được bảo vệ.
Bước 3: 
- GV: yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh địa lí và cho biết nó phản ánh các hậu quả gì do ô nhiễm không khí đới ôn hòa tạo ra? (slide5 - slide12)
(Mưa axit làm chết cây cối và ăn mòn các công trình công cộng)
? Mưa axit là gì?
(Tích hợp với bộ môn Hóa học) - Giải thích hiện tượng “Mưa axit”.
(Sơ đồ hình thành mưa axit)
(Tích hợp với môn sinh học: ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Mưa axit làm giảm độ PH của đất -> đất trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương giảm ánh sáng mặt trời ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống-> giảm đa dạng sinh học.
Bước 4: 
- GV: yêu cầu HS cho biết “hiệu ứng nhà kính” là gì? 
- GV: mô phỏng qua sơ đồ hình thành hiệu ứng nhà kính (slide8)
(Sơ đồ tăng hiệu ứng nhà kính)
(Tích hợp với bộ môn vật lí)- Giải thích hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
- Thủng tầng Ôzôn
GV: nói ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của con người.
(Tích hợp với môn sinh học) không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Thủng tầng ôzôn gây ra một số bệnh về da, mắt cho con người.
(Bệnh ung thư da)
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung- GV chuẩn kiến thức, ghi bảng.
TL: - Hậu quả: Mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính-> TĐ nóng lên-> tan băng ở hai cực -> Gây ngặp lụt vùng thấp ven biể

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_vao_soan_giang_nham_na.docx