SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7

SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7

Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy để hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho người học, tạo ra mối liên kết giữa các môn học tri thức giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tích cực học tập.

Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng. Vì thế việc giảng dạy các môn trong nhà trường không thể tách biệt, riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học ngày càng gia tăng mà thời gian học tập trong nhà trường có giới hạn do đó phải chuyển từ các môn học riêng sang dạy học theo hướng tích hợp.

Đối với môn Địa lí là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tự nhiên và kinh tế - xã hội nên trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học để giải quyết vấn đề đồng thời môn học còn tích hợp với các chủ đề mới đã được tập huấn trong các năm qua như giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục kĩ năng sống. Vì vậy, dạy học môn địa lí cần phải tăng cường theo hướng tích hợp. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài :“ Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “ Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7”.

 

doc 21 trang thuychi01 7474
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
1
1
1
1
1
2
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Giải pháp, biện pháp
4. Hiệu quả của sáng kiến 
2
2
2
3
14
3
III. Phần kết luận- kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
15
15
16
4
Tài liệu tham khảo
17
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
 1. Lý do chọn đề tài. 
Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy để hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho người học, tạo ra mối liên kết giữa các môn học tri thức giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tích cực học tập.
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng. Vì thế việc giảng dạy các môn trong nhà trường không thể tách biệt, riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học ngày càng gia tăng mà thời gian học tập trong nhà trường có giới hạn do đó phải chuyển từ các môn học riêng sang dạy học theo hướng tích hợp.
Đối với môn Địa lí là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tự nhiên và kinh tế - xã hội nên trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học để giải quyết vấn đề đồng thời môn học còn tích hợp với các chủ đề mới đã được tập huấn trong các năm qua như giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục kĩ năng sống..... Vì vậy, dạy học môn địa lí cần phải tăng cường theo hướng tích hợp. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài :“ Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài “ Môi trường đới lạnh” môn Địa lý lớp 7”. 
2. Mục đích nghiên cứu:
	- Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều vấn đề khác nhau để giải quyết một vấn đề trong bài học địa lí, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao kết quả trong học tập môn Địa lý cũng như các môn học khác. 
	- Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu, học tập nhóm đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”
	- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.
 3. Đối tượng nghiên cứu
	- Cơ sở lí luận về dạy học tích hợp
	- Chương trình địa lí THCS nói chung và bài 21 - Môi trường đới lạnh – địa lí lớp 7 nói riêng
	- Nghiên cứu nội dung thuộc các môn học có liên quan đến nội dung bài 21
 4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các nội dung bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THCS, khai thác các nội dung có liên quan đến dạy học tích hợp và kĩ thuật dạy học tích cực trên Internet.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sau tiết học có bài kiểm tra chất lượng , quan sát hành vi, thái độ của học sinh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại trường và khu kí túc xá để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê, xử lí số liệu thu thập, đối chiếu so sánh với kết quả ban đầu và rút ra kết luận. 
II. PHẦN NỘI DUNG
	1. Cơ sở lí luận
	1.1. Tích hợp và Dạy học tích hợp :
Tích hợp được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. 
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập ; thông qua đó hình thành những kiến thức kĩ năng mới , phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống
	1.2. Các quan điểm trong dạy học tích hợp :
	- Quan điểm nội môn: Quan điểm này chỉ chủ yếu tập trung vào nội dung một môn học và duy trì một môn học riêng rẽ.
	- Quan điểm “ đa môn”: Quan điểm này theo định hướng những tình huống, những đề tài được nghiên cứu theo những môn học khác nhau. Như vậy, các môn học chưa thực sự tích hợp.
	- Quan điểm “ liên môn” trong đó một tình huống chỉ có thể tiếp cận qua sự soi sáng của nhiều môn học, các quá trình học tập phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần giải quyết.
	- Quan điểm” xuyên môn”: trong đó cần phát triển các kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học .
	Mỗi một quan điểm đều có những ưu , nhược điểm riêng nhưng yêu cầu của xã hội và dạy học ngày nay đòi hỏi chúng ta phải hướng tới quan điểm “ liên môn” và “ xuyên môn”. 
	1.3. Các phương thức trong dạy học tích hợp:
	- Dạng thứ nhất: Lồng ghép các nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học: Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục kĩ năng sống....Với dạng này định hướng vẫn là đa môn
	- Dạng thứ hai : Xử lí các nội dung kiến thức của nhiều môn học có mối quan hệ với nhau đảm bảo cho học sinh vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong học tập. Đây là phương thức điển hình của dạy học tích hợp vì học sinh giải quyết được các tình huống phức tạp, vận dụng nhiều môn học. Tích hợp được nhiều kiến thức, kĩ năng của các môn học để đạt được mục tiêu tích hợp cho những môn học đó.
	1.4. Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp:
	- Không làm thay đổi tính đặc trương của môn học
	- Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có hệ thống được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú sát với thực tiễn, tránh trùng lặp.
- Đảm bảo tính vừa sức : Các nội dung tích hợp giúp cho bài học rõ ràng, tường minh hơn đồng thời tạo hứng thú cho người học.
	2. Thực trạng
	2.1. Thuận lợi: 
 	- Đối với giáo viên:
	+ Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
	+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, các chuyên đề tích hợp .
	+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
	+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
	- Đối với học sinh: các em có niềm đam mê khám phá, phát huy tính độc lập, sáng tạo ở học sinh chính vì thế chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao, các kỹ năng sống các em ngày càng tốt hơn.
	2.2. Khó khăn:
	- Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
	- Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
	- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho dạy học tích hợp gắn liền với đổi mới giáo dục nhiều trường còn hạn chế.
	- Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay một bộ phận phụ huynh và học sinh cho rằng bộ môn Địa lí nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung là môn học phụ, môn học không đóng góp vào định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy, việc học môn Địa lí là sự cưỡng ép, để đối phó với các bài kiểm tra và kì thi học kì mà các em chưa hiểu được môn Địa lí ngoài các kiến thức độc lập nó còn chứa đựng các mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên với dân cư – xã hội và với các ngành kinh tế. 
	3. Các giải pháp: 
Để nâng cao chất lượng dạy học bài “ Môi trường đới lạnh” bản thân tôi đã thực hiện: 
	3.1. Nghiên cứu mục tiêu của bài học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng. Xác định các năng lực học sinh cần hướng tới sau khi học xong bài . Xác định các nội dung tích hợp, địa chỉ tích hợp cần thiết để nâng cao chất lượng bài học: 
Ví dụ :
	+ Môn Vật lí vào mục 1: Vận dụng kiến thức : “ Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí” để học sinh giải thích các hiện tượng mưa tuyết, bề mặt lục địa, đại dương đóng băng, băng trôi, núi băng, băng tan ở hai cực. Từ đó học sinh thấy được sự biến đổi khí hậu toàn cầu đe dọa đến cuộc sống của con người, học sinh liên hệ được hiện tượng nước biển dâng và hậu qua của nó tại Việt Nam. Qua đó hình thành ý thức, thái độ biết chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững.
	+ Môn toán học vào mục 1: Vận dụng kiến thức môn toán để đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để thấy được nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt, tháng có lượng mưa cao nhất, thấp nhất.
	+ Môn sinh học lớp 7 ( Bài :Sự đa dạng sinh học ) vào mục 2: Để giải thích sự thích nghi của động vật, thực vật với điều kiện khí hậu giá lạnh:
	. Thực vật : thích nghi bằng cách rút ngắn thời gian sinh trưởng chỉ phát triển vào mùa hè khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan. Cây thấp lùn, sống trong thung lũng khuất gió; lá màu sẫm để tăng khả năng quang hợp cho cây.
	. Động vật: Thích nghi với môi trường dựa vào cấu tạo cơ thể (có lớp lông dày, lớp mỡ dày, bộ lông không thấm nước, lông màu trắng)và dựa vào tập tính di cư, kiếm ăn vào ban ngày ở mùa hạ, ngủ đông và sống bầy đàn để sưởi ấm cho nhau)
	+ Môn giáo dục công dân lớp 7 - Bài : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: vào mục 1: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
	+ Môn địa lí 7 – Bài : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa vào mục 1b: Biết nguyên nhân, hậu quả của Trái Đất nóng lên.
+ Môn địa lí 6 : Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ vào để giải thích vì sao đới lạnh có nhiệt độ rất thấp ở mục 1.
Nhận xét: Sau khi tích hợp các nội dung trên HS hiểu sâu sắc hơn về Môi trường đới lạnh, có thể vận dụng kiến thức của các môn vật lí, sinh họcvào giải thích các hiện tượng tự nhiên của đới lạnh ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu nhưng không làm thay đổi nội dung, cấu trúc bài học .
	3.2. Vận dụng có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp thảo luận nhóm
 3.2.1. Thảo luận nhóm
+ Khi thảo luận nhóm, người học được tham gia , được tự phát hiện vấn đề , tự rút ra kết luận, được cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm được tạo điều kiện khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn gợi ý của giáo viên.
+ Cách tiến hành: 
GV nêu vấn đề cần thảo luận. Nêu rõ mục đích yêu cầu, thời gian . Chia nhóm, phân công nhiệm vụ
GV bao quát chung, hướng dẫn động viên các nhóm làm việc
Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình cho các nhóm nghe, trao đổi, bổ sung , góp ý.
GV kết luận, đánh giá
Mẫu phiếu học tập số 1: 
Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hon-man và hoàn thành bảng sau: 
Các nhóm chẵn: Nhiệt độ ( 0C)
Các nhóm lẻ: Lượng mưa ( mm)
T0 cao nhất tháng
Lượng mưaTB/năm
T0 thấp nhất tháng
Lượng mưa caonhất
Biên độ nhiệt /năm
Lượng mưa thấp nhất
T0 trung bình năm
Số tháng tuyết rơi
Số tháng có T0 < 00C
 Kết luận về nhiệt độ
Kết luận về lượngmưa
Phiếu học tập số 3: 
NHÓM 1-2
Động vật Thích nghi với MT đới lạnh dựa vào
Cấu tạo cơ thể
Cách thích nghi
Loài tiêu biểu
-
-
-
-
-
-
NHÓM 3-4
Động vật Thích nghi với MT đới lạnh dựa vào
Tập tính sinh sống
Cách thích nghi
Loài tiêu biểu
-
-
-
-
-
-
	Hình ảnh HS trường Dân tộc Nội Trú Cẩm Thủy học tập theo nhóm
	+ Nhận xét: Qua áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong bài 
“ Môi trường đới lạnh” cho thấy: dạy học theo nhóm là phương pháp học đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên có hạn chế của dạy học theo nhóm là nếu tổ chức không tốt đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc, các thành viên thụ động thường hay ỷ lại, trông chờ, không tích cực dẫn đến mất nhiều thời gian mà hiệu quả học tập không cao. Vì vậy giáo viên cần bao quát để nhắc nhở các em , hướng dẫn các em tham gia tích cực hơn.
	3.2.2. Kĩ thuật Khăn trải bàn
	+ Khái niệm: Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
	+ Cách tiến hành: 
 . Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
 . Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
 . Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.
 . Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”
Phiếu học tập số 2 : GV cho HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn với nội dung: Là học sinh em cần làm gì để góp phần hạn chế hiện tượng nước biển dâng?
 1 8 
2 7 
 6
3
 4 5 
3 6
 4 5
 6 
 4 5 
HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn
HS báo cáo kết quả hoạt động của nhóm
 Nhận xét: Qua áp dụng kỹ thuật “khăn trải bàn: trong bài cho thấy:Kỹ thuật “khăn trải bàn” là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong các bài học. Thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Từ đó các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy mà nâng cao hiệu quả học tập và phát triển các kỹ năng sống cho học sinh. Kĩ thuật này khắc phục được một số hạn chế của hoạt động nhóm. 
	3.3. Nghiên cứu cập nhật thông tin phù hợp trên Internet để phục vụ bài giảng.
Ví dụ 1: Theo số liệu do Ban Liên Chính phủ vể BĐKH đưa ra năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,740C trong thời kì 1906 – 2005 và tốc độ tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50 năm trước đó.Ở Việt Nam, trong 50 năm qua nhiệt độ tăng khoảng 0,50C - 0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè, phía bắc tăng nhanh hơn phía nam. 
Nếu nước biển dâng lên 75cm thì 1/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 1/10 diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập. Sản lượng lương thực và đa dạng sinh học nước ta bị giảm sút. 
Để ứng phó, thích ứng với việc nước biển dâng cao, tại nhiều quốc gia, nhiều giải pháp thích ứng đã được nghiên cứu, triển khai để thích ứng với nước biển dâng do tác động của BĐKH. Các lựa chọn thích ứng được chia thành 3 nhóm chính là:
- Các biện pháp bảo vệ: bao gồm giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”, 
	+ Các giải pháp bảo vệ cứng : xây dựng cơ sở hạ tầng ( đê, kè sông, kè biển, kênh mương ) 
	+ Các biện pháp bảo vệ mềm : trồng rừng , cải tạo các cồn cát ven biển
	- Các biện pháp thích nghi: chuyển đổi tập quán canh tác. 
	- Các biện pháp di dời: phương án cuối cùng khi mực nước biển dâng lên mà không có điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó là biện pháp di dời, rút lui vào sâu trong lục địa. 
Ví dụ 2:
Ví dụ 3:
	Nhận xét: 
	- Việc cập nhật thêm các thông tin, hình ảnh trên mạng Internet giúp các em mở rộng thêm vốn hiểu biết, cập nhật các thông tin mang tính thời sự về các nội dung có liên quan đến môn học, bài học. 
	- Hình ảnh sinh động, hấp dẫn, mới lạ cũng giúp các em thư giãn, giải tỏa tâm lí căng thẳng trong tiết học.
	3.4. Xây dựng giáo án: Mặc dù bài học được trình chiếu trên Power Point nhưng vẫn phải có giáo trên giấy. Chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng: Giáo án dạy học tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học theo chủ đề tích hợp phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan, phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. 
TIẾT 22 - BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
	1. Mục tiêu:
	a, Về kiến thức: 
	- Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ thế giới
	- Trình bày và giải thích một số đặc điểm cơ bản của môi trường đới lạnh
	- Biết sự thích nghi của thực động vật với môi trường đới lạnh.
	b, Về kĩ năng: 
 	- Đọc lược đồ môi trường đới lạnh Bắc cực và Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
 	- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
	- Quan sát ảnh nhận xét về cảnh quan của đới lạnh.
	c, Về thái độ:
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
	- Bồi dưỡng niềm đam mê khám phá tìm hiểu về các vùng đất trên thế giới, lòng yêu thích môn học.
	d. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
	- Nhóm năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
	- Nhóm năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ, biểu đồ, ảnh địa lí
	2. Chuẩn bị của GV và HS:
	* Giáo viên:
- Bảng nhóm, phiếu học tập, bài kiểm tra cho hoc sinh.
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu bài giảng điện tử.
	* Học sinh: Tìm hiểu trong SGK, sách, báo, mạng Internet về đặc điểm khí hậu, sinh vật đới lạnh và nguyên nhân, hậu quả của nước biển dâng
	3. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV Giới thiệu bài ( 1 phút)( Slide 1-2)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, giới hạn của môi trường đới lạnh . 
( Thời gian: 5 phút)
? Quan sát sơ đồ các đới khí hậu trên Trái đất, em hãy xác định vị trí của đới lạnh ( Hàn đới) ? ( Slide 3)
? Quan sát H 21.1; H 21.2 , lưu ý đến chú giải bên dưới lược đồ, em hãy xác định và nêu vị trí , giới hạn của môi trường đới lạnh. ( Slide 4)
 HS quan sát, đọc SGK và xác định trên lược đồ vị trí giới hạn của môi trường đới lạnh.
GV yêu cầu HS khác nhận xét- GV kết luận, 
1. Đặc điểm của môi trường
a, Vị trí, giới hạn:
- Nằm trong khoảng từ vòng cực đến cực ở hai bán cầu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh ( 13 phút)
- Sử dụng kiến thức của môn Toán, Vật lí
GV chiếu biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hon- man và lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực .
? Em hãy quan sát và xác định vị trí của Hon- man trên lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực HS: Xác định
? Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hon – man (70030’B) hãy tìm hiểu đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh. ( phiếu học tập số 1 )
GV chia nhóm :
- Các nhóm: 2,4,6,8 : Tìm hiểu chế độ nhiệt của Hon – man.
- Các nhóm:1,3,5,7 : Tìm hiểu chế độ mưa của Hon – man.
Các nhóm thảo luận (3 phút) và nhóm trưởng báo cáo kết quả
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
? Sự khắc nghiêt của khí hậu đới lạnh ngoài nhiệt độ, lượng mưa còn thể hiện ở đặc điểm nào? ( Slide 7)
HS: Các trận bão tuyết với vận tốc trên 200km/h, kéo dài liên tục trong vài ngày liền
GV: Bổ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_nham_nang_cao_chat_luong_b.doc