Tuyển chọn bài tập và xây dựng phương pháp giải - Nâng cao hiệu quả dạy học bài peptit - protein lớp 12 THPT

Tuyển chọn bài tập và xây dựng phương pháp giải - Nâng cao hiệu quả dạy học bài peptit - protein lớp 12 THPT

Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học Hóa học nói riêng là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của giáo viên Hóa học ở các trường phổ thông.

Trong dạy học Hóa học, chúng ta có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, nên đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách thích hợp để chúng bổ sung cho nhau, nhằm giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập, tư duy logic và tư duy sáng tạo của mình.

 Trong quá trình dạy học, tôi thấy các bài tập chương peptit protein là bài tập khó , học sinh thường lúng túng khi giải quyết các bài tập thuộc chương này nhất là các bài tập định lượng, do vậy việc tuyển chọn các bài tập và xây dựng phương pháp giải là rất cần thiết để học sinh không còn ngại khi làm bài tập chương peptit protein.

 

doc 23 trang thuychi01 13364
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển chọn bài tập và xây dựng phương pháp giải - Nâng cao hiệu quả dạy học bài peptit - protein lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO THANH HÓA 
 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TUYỂN CHỌN BÀI TẬP VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
 GIẢI - NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC 
BÀI PEPTIT- PROTEIN LỚP 12 THPT
Họ và tên: Nguyễn Minh Hải 
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: THPT Hậu Lộc 3 
SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA NĂM 2017
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học Hóa học nói riêng là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của giáo viên Hóa học ở các trường phổ thông.
Trong dạy học Hóa học, chúng ta có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, nên đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách thích hợp để chúng bổ sung cho nhau, nhằm giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập, tư duy logic và tư duy sáng tạo của mình.
	Trong quá trình dạy học, tôi thấy các bài tập chương peptit protein là bài tập khó , học sinh thường lúng túng khi giải quyết các bài tập thuộc chương này nhất là các bài tập định lượng, do vậy việc tuyển chọn các bài tập và xây dựng phương pháp giải là rất cần thiết để học sinh không còn ngại khi làm bài tập chương peptit protein. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Giúp học sinh có hứng thú hơn khi học chương peptit protein , phát triển tư duy cho học sinh 
3. Đối tượng nghiên cứu 
- Nghiên cứu tìm ra các cách giải khác nhau của một số bài toán chương peptit thường gặp. 
-Xây dựng các bài tập chương peptit có nhiều cách giải cho học sinh 
-Sử dụng các bài tập này trong việc giảng dạy các tiết học chính khóa và không chính khóa ở trường trung học phổ thông.
4. phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết , phương pháp thống kê, xử lý số liệu 
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Bài tập hóa học là một biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Bài tập Hóa học giúp học sinh đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, giúp cho giáo viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi, rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiết về hóa học góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
	- Thực tiễn giảng dạy cho thấy việc thực hiện giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau, giúp học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn hoàn thiện kỹ năng và hình thành kỹ xảo. Điều này hết sức cần thiết, giúp học sinh giải quyết nhanh, đạt kết quả tốt trong việc giải các bài toán trắc nghiệm có yêu cầu mức độ vận dụng ngày càng cao trong các kỳ thi hiện nay.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Học sinh khó khăn khi tiếp nhận kiến thức chương peptit và protein , các bài thi thường đạt kết quả thấp 
III. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 
III.1 XÂY DỰNG CÁC CÁCH GIẢI KHÁC NHAU CỦA MỘT SỐ BÀI TOÁN HỮU CƠ THƯỜNG GẶP CHƯƠNG PEPTIT, PROTEIN
Con đường tư duy:
(1).Các học sinh phải nhớ các aminoaxit quan trọng sau để thuận cho việc tính toán 
Gly: , có M = 75 Ala: , có M = 89
Val: , có M = 117
Lys: , có M = 146
Glu: , có M = 147
Tyr: , có M = 181
phe: , có M = 165
 (2).Khi thủy phân các bạn cần nhớ phương trình .
	Trong môi trường kiềm (NaOH hoặc KOH) ta cứ giả sử như nó bị thủy phân ra thành các aminoaxit sau đó aminoaxit này mới tác dụng với Kiềm.(Chú ý khi thủy phân thì peptit cần H2O nhưng khi aminoaxit tác dụng với Kiềm thì lại sinh ra H2O)
(3). Với bài toán tính khối lượng peptit ta quy về tính số mol tất cả các mắt xích sau đó chia cho n để được số mol peptit.
(4). Với các bài toán đốt cháy Peptit ta đặt CTPT của aminoaxit sau đó áp dụng các định luật bảo toàn để tìm ra n.Và suy ra công thức của Peptit.
(5). Trong nhiều trường hợp có thể sử dụng BT khối lượng cũng cho kết quả rất nhanh.
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
1. Bài tập thủy phân peptit trong môi trường kiềm.
Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch NaOH (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau: 
TH1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì 
 Xn + nNaOH → nMuối + H2O
TH2: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm –COOH (Glu), còn lại là các amino axit có 1 nhóm COOH thì
Xn + (n+x)NaOH → nMuối + (1 + x)H2O
Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + mkiềm p/ư = mmuối + mnước
Ví dụ 1 :Thủy phân m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala mạch hở thu được 28,48 gam Ala; 32,00 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Tính m?
Lời giải :	Cách 1: Bảo toàn nguyên tố- chọn nguyên tố đại diện là N
	Bảo toàn nguyên tố N suy ra: .
	Cách 2: Bảo toàn số liên kết peptit (CO-NH)
	Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
	Số mol liên kết peptit ban đầu: mol
	Số mol liên kết peptit lúc sau (Sản phẩm):
	Theo bảo toàn số liên kết peptit: số liên kết peptit trong sản phẩm bằng số liên kết peptit trong tetrapeptit cộng số phân tử nước, suy ra:
	.
	Cách 3: Qui đổi sản phẩm về một chất đơn giản: Qui đổi về alanin(ala)
	Ta có:
 1 ala-ala ↔ 2 ala; 1 ala-ala-ala ↔ 3 ala
 0,2 mol à 0,4 mol 0,12 mol à 0,36 mol
=> 
Suy ra: 
=> .
Cách 4: Đặt ẩn số, giải hệ phương trình
Ala-ala-ala-ala + H2O ala-ala-ala + ala
 x mol x mol x mol
Ala-ala-ala-ala + H2O 2ala-ala 
 y mol 2y mol 
Ala-ala-ala-ala + 3 H2O 4 ala
 z mol 4 z mol 
=> x = (1);
 x + 4 z = (2)
 2y = (3)
Từ (1); (2) và (3) suy ra x = 0,12 mol; y = 0,1 mol; z = 0,05 mol, suy ra
Cách 5: Phương pháp trung bình:
Đặt sản phẩm là n- peptit: 
Ta có 
 ala-ala-ala-ala ↔ 4 
=> 
=> .
Cách 6: Phân tích hệ số mol sản phẩm:
Sản phẩm = 0,32 mol ala + 0,2 mol ala-ala + 0,12 mol ala-ala-ala
= ( 0,12 mol ala + 0,12 mol ala-ala-ala) + ( 0,2 mol ala + 0,1 mol ala-ala) + +0,1mol ala-ala
= 0,12 mol ala-ala-ala-ala + 0,1 mol ala-ala-ala-ala + 0,05 mol ala-ala-ala-ala
= 0,27 mol ala-ala-ala-ala
=> .
Cách 7: tính số mol tetrapeptit trực tiếp(theo bảo toàn gốc ala)
	=> .
	Cách 8: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Ala-ala-ala-ala + H2O ala-ala-ala + ala
 0,12 mol ← 0,12 mol (gt) → 0,12 mol 
Ala-ala-ala-ala + H2O 2ala-ala 
 0,1 mol ← 0,2 mol 
Ala-ala-ala-ala + 3 H2O 4 ala
 0,15 mol ← (0,32-0,12) mol 
=>
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
=> m = 28,48+ 27,72+ 32- 6,66 = 81,54 g.
Cách 9: Giải theo tỉ lệ mol sản phẩm
	Giả thiết cho: ala: (ala)2: (ala)3 = 8: 5: 3, suy ra:
	6,75 (ala)4 8 ala + 5 (ala)2 + 3 (ala)3
 0,27 mol ← 0,32 0,2 0,12
	=> .
- Giáo viên định hướng học sinh làm cách 1 hoặc 3 
Ví dụ 2 : Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH thu được 9,02 gam hỗn hợp gồm các muối của Gly, Ala, Val. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2(đktc), thu được 4,32 gam H2O. Giá trị của m là:
A.6,36. 	 B.7,36. 	 C. 4,36. 	 D. 3,36.
Cách này dài nên Sử dụng giá trị trung bình.
Gọi công thức trung bình của hai peptit là 
Hướng tư duy 1: Sử dụng giá trị trung bình.
Gọi công thức trung bình của hai peptit là 
Hướng tư duy 2: Sử dụng bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, quan hệ số mol các chất .Vì E được tạo nên từ Gly, Ala, Val nên 
Hướng tư duy 3: Quy đổi E thành đipeptit.
Muối là C0,5nHnO2NNa(2a mol) → mmuối = 2a(7n+69)= 9,02(II)
Hướng tư duy 4: Quy đổi E thành aminoaxit và H2O.
Muối là 
Hướng tư duy 5: Quy đổi E thành gốc aminoaxit và H2O.
Muối là 
Nhận xét : Trong các hướng tư duy trên thì hướng tư duy 2,3 là hay và nhanh hơn cả. Nếu bạn nào chưa thạo quy đổi thì tham khảo hướng tư duy 1 và 2.
Nhiều bạn thắc mắc tại sao lại có biểu thức Xxin được giải thích như sau:
Do X, Y được tạo thành từ Gly, Ala, Val nên E có dạng CnH2n+2-tOt+1Nt:
Ví dụ 3: X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 45,6	B. 40,27.	C. 39,12.	D. 38,68.
Hướng làm nhanh
Chú ý: Glu có hai nhóm –COOH trong phân tử. Ta có:
Ví dụ 4: Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 3 gam Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:
	A. 8,5450 gam	 B. 5,8345 gam C. 6,672 gam	 D. 5,8176 gam
Hướng làm nhanh
Ý tưởng: Tính tổng số mol mắt xích G sau đó suy ra số mol A.
Ta có: 
Ví dụ 5 : X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
	A. 45,6	B. 40,27.	C. 39,12.	D. 38,68.
Hướng làm 
Ví dụ 6 .Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng của A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là:
	A. 19.	B. 9.	C. 20.	D. 10.
Hướng làm nhanh
Gọi số liên kết peptit là n.Khối lượng peptit là m.Ta sẽ tư duy từng bước như sau:
Khối lượng aminoaxit là :m + 0,1.n.18 / Số mol NaOH phản ứng và dư là : 2.0,1.(n+1) 
Số mol nước sinh ra (bằng số mol NaOH phản ứng): 0,1.(n+1)
Vậy khối lượng chất rắn sau phản ứng là : 
	Khi đó có: 	
Ví dụ 7: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là 
A. 490,6	 B. 560,1	 C. 470,1	 D. 520,2
Hướng làm Cách 1 Gọi công thức các muối tạo ra từ thủy phân hh A là CnH2nO2NK
O,7 mol hhA + 3,9 mol KOH → 3,9 mol CnH2nO2NK + 0,7 mol H2O.
Bảo toàn C, H ta có, 	Khi đốt cháy 0,7 mol hh A cho 
3,9n mol CO2 và (3,9n+ 0,7 - 3,9 :2)
Bảo toàn khối lượng ta có khối lượng của 0,7 mol hh A là 
[3,9(14n + 85) + 0,7 . 18 – 3,9. 56]=(54,6n + 125,7)
→ → n =2,53846... →m =3,9(14n +85) = 470,1
Cách 2 
Nếu X có a gốc aminoaxit Y có b gốc aminoaxit ta có tổng oxi là a + b + 2 = 13 
=> a + b = 11 trong đó a,b >4 => a = 5 , b = 6
X + 5KOH à muối + H2O 
x mol 5x 
Y + 6KOH à muối + H2O
y mol 6y
x + y = 0,7, 5x + 6y = 3,9 => x = 0,3, y = 0,4 => nX : nY = 3:4
Khi đốt 66,075 gam A số mol X, Y là z : t = 3 : 4 (1)
Gọi công thức của X,Y khi đốt là
Nếu aa là CnH2n+1O2 N => X : CnH2n-3O6 N5 (z mol)
 Y : CmH2m-4O7 N6 (t mol)
14nz + 163z + 14mt + 192t = 66,075 (2)
mCO2 +mH2O: 44(nz + mt) + 9(2n-3)z + 18t(m-2) = 147,825 (3)
Giải hệ Pt 3 ẩn với 1 ẩn ghép là nz + mt, z , t từ đó tính toán tiếp ra kết quả 
Ví dụ 8 : Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit đều được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là
A. 104,28.	B. 116,28.	C. 109,50.	D. 110,28.
Hướng làm nhanh
Ta có n gly = 1,08 mol, nala = 0,48 mol => gly:ala = 9:4 =>theo tỉ lệ mol 1:3 thì có tổng số gốc aa là 9+4 = 13
Nếu số gốc aminoaxit trong X, Y lần lượt là a, b => Số liên kết peptit là a +b -2 = 5 => a+b=7
Và theo tỉ lệ 1:3 => a + 3b = 13 => a = 4, b = 3 nX : nY = x : 3x mol
X + 3H2O à aa 	Y + 2H2O à aa
x 3x 3x 6x
BT nito: 4x + 3x.3 = 1,08 + 0,48 => x = 0,12 mol
BTKL m(X,Y) + 18. 9.0,12 = 42,72 + 81 => m = 104,28
Ví dụ 9 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàntoàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liênkết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn10. Giá trị của m là
 A. 96,7.	B. 101,74.	C. 100,3.	D. 103,9.
Giải: ta có ngly = 0,7 mol, nala = 0,8 mol => tỉ lệ ngly : nala = 7 : 8 vậy với tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 thì có tổn 7+8 =15 gốc gly và ala
Gọi số gốc aminoaxit lần lượt là a, b, c và số mol tương ứng là x : x : 2x => a + b + 2c = 15
BT nitơ ta có ax + bx + 2cx = 0,15 mol => x = 0,1 mol
A + (a-1) H2O -> aa B + (b-1) H2O -> aa C + (c-1) H2O -> aa
nH2O = x(a-1) + x(b-1) + 2x(c-1) => nH2O = ax + bx + 2cx - 4x = 1,1 mol
BTKl: m = 52,5 + 71,2 – 1,1. 18 = 103,9 
Nhận xét : Đây là cách hay nhất dễ hiểu nhất cho loại bài peptit này
Ví dụ 10: X là một tripeptit,Y là một pentapeptit,đều mạch hở. Hỗn hợp Q gồm X;Y có tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam hỗn hợp Q bằng H2O (xúc tác axit) thu được 178,5 gam hỗn hợp các aminoaxit. Cho 149,7 gam hỗn hợp Q vào dung dịch chứa 1 mol KOH ;1,5 mol NaOH,đun nóng hỗn hợp để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dd A. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch A có giá trị là:
A.185,2gam	 B.199,8gam	C. 212,3gam	 D. 256,7gam 
Hướng làm nhanh
Ví dụ 11: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Tỉ lệ x : y là:
	A. 11 : 16 hoặc 6 : 1.	B. 2 : 5 hoặc 7 : 20.	
	C. 2 : 5 hoặc 11 : 16.	D. 6 : 1 hoặc 7 : 20.
Hướng làm nhanh
Theo dữ kiện bài ra ta suy ra X có 3 TH là : 
Trường hợp 1: 
Trường hợp 2:
Trường hợp 3: 
2. Bài tập đốt cháy peptit
 Với bài đốt cháy thì nhất thiết phải nhớ công thức peptit tạo bởi aminoaxit no 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH là CnH2n+2-tOt+1Nt 
Ví dụ 1: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 40	B. 80	C. 90	D. 30
Hướng giải Ta có: 
Ví dụ 2: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2?
	A. 2,8 mol 	B. 2,025 mol 	 C. 3,375 mol 	 D. 1,875 mol 
Hướng giải 
Gọi aminoaxit là : 
Đốt Y : 
(mol)	
Ví dụ 3. Tripeptit mạch hở X và Đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α – aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một nhóm – NH2 và một nhóm – COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 24,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này .
A. giảm 32,7 gam	B. giảm 27,3 gam	C. giảm 23,7	D. giảm 37,2 gam.
Hướng giải 
	→
X là: .
Ta có: 	
Ví dụ 4 : Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2) là đồng đẳng kê tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là: A. 6	 B.12	C. 4	 D. 8
Hướng giải 
Ta có: 
→ X chứa 3 Gly và 1 Ala
Các CTCT của X là: 
Ví dụ 5: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sp gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% ), sau phản ứng cô cạn dd thu được bao nhiêu gam chất rắn ?A. 9,99 gam	B. 87,3 gam	C. 94,5 gam	D. 107,1 gam
Hướng giải 
Do đó đốt 0,15 mol Y cho 
Khối lượng chất rắn là : 	
Ví dụ 6: Một tripeptit no, mạch hở X có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là:
	A. 19,80.	 B. 18,90 C. 18,00	 D. 21,60.
Hướng giải 
	X được tạo ra bởi 2 aminoaxit : Có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2
Và 1 aminoaxit : Có 2 nhóm COOH và 2 nhóm NH2
 suy ra X có 12C. Do đó ta có thể lấy cặp chất: 
Ví dụ 7 : X và Y ( MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 44,352 lít khí O2 ( đktc) thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 92,96 gam và khí thoát ra có thể tích 4,928 lít ( đktc). Thủy phân hoàn toàn E thu được a mol alanin và b mol valin. Tỉ lệ giữa a và b la
A.2:3	B.3:1	C.1:3	D.3:2.
Hướng giải 
Mol O2 = 1,98 mol, mol N2 = 0,22 mol
E + O2 à CO2 + H2O + N2
mCO2 + mH2O = 92,96 gam
Quy đổi peptit thành đipeptit
E + H2O à CnH2N2O3
Đốt E E + O2 à CO2 + H2O + N2
 1,98 mol 92,96 mam
Đốt đipeptit
CnH2nN2O3 + O2 à CO2 = H2O + N2
0,22 mol 1,98 mol x mol x mol 0,22 mol
BT oxi => x = 1,54 mol
1,54. 44 + 18 nH2O = 92,96 => nH2O = 1,4 mol
E + H2O à Ala(C3H7NO2) + Val(C5H11NO2) 
 a mol b mol
=> 3a + 5b = 1,54 (BT C) và a + b = 0,44 (BTNito)=> a = 0,33, b = 0,11 => a : b = 3 : 1 
 VD 8: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: 
A. 25,08.            B. 99,15.              C. 54,62.              D. 114,35.
Hướng giải 
CTPT của từng peptit lần lượt là: C6H12O3N2; C8H15O4N3; C10H18O5N4; C12H21O6N5
Gọi CTTQ của X là C2x+2H3x+6Ox+1Nx
C2x+2H3x+6Ox+1Nx + (2,25x + 3)O2 (2x + 2)CO2 + (1,5x + 3) H2O + x/2 N2
 1,155 mol
1,155.(57x + 46)/(2,25x + 3) = 26,26 x = 3,8
X + 3,8 KOH Muối + H2O
m = 0,25. 262,6 + 0,25.3,8.56 – 0,25.18 = 114,35 gam
Cần chú ý công thức tổng quát C2x+2H3x+6Ox+1Nx chỉ đúng cho dãy chất peptit lập thành một cấp số cộng với công sai là 57 các trường hợp khác áp dụng công thức này có thể sẽ sai đi các em cần chú ý
Ví dụ 9: Cho m gam hỗn hợp A gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp B gồm các muối của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn B bằng lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam A, thu được 4,095 gam nước. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây 
	A. 6,0	B. 6,6	C. 7,0	D. 7,5
Phương pháp: Qui đổi
Ta có: mbình tăng 
Bảo toàn H, ta có: 
Ví dụ 10: Cho m gam hỗn hợp 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ số mol nX : nY : nZ = 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn M, thu được 60g Gly ; 80,1g Ala ; 117g Val. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z khác nhau và tổng là 6. Giá trị của m là :
	A. 176,5	B. 257,1	C. 226,5	D. 255,4
Hướng giải 
Khi gộp peptit X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 5 thì :
            2X + 3Y + 5Z → X2Y3Z5 + 9H2O  (1)
Từ : nGly : nAla : nVal = 8 : 9 : 10 thì : X2Y3Z5 + (27k – 1)H2O → 8kGly + 9kAla + 10kVal (2)
Giả sử tổng số liên kết peptit = 6
=> Số mắt xích (min) < Số mắt xích của X2Y3Z5 < Số mắt xích (max)
=> (6 + 3).2 0,7 k = 1=> nX2Y3Z5 = nGly/8 = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng : mM = mGly + mAla + mVal – 26nH2O(2) + 9nH2O(1) = 255,4g
Ví dụ 11: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2 thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của a gần nhất với ?
 A. 3,0	B. 2,5 	C. 3,5 	D. 1,5 
Hướng giải - Qui đổi 0,1 mol E thành C2H3ON, -CH2 và H2O. 
+ Với và 
- Cho 0,1 mol E tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối (đã qu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen_chon_bai_tap_va_xay_dung_phuong_phap_giai_nang_cao_hie.doc