SKKN Giải pháp nâng cao năng lực và tỷ lệ đậu thi tốt nghiệp THPTquốc gia môn Hóa Học cho học sinh yếu kém

SKKN Giải pháp nâng cao năng lực và tỷ lệ đậu thi tốt nghiệp THPTquốc gia môn Hóa Học cho học sinh yếu kém

 Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực, nền giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD-ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong nghị quyết 40/2000/QH10 của quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X - 2006) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”.

 Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như: “ Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng giáo dục hiện nay ở bậc THPT còn khá nhiều yếu kém. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan. Từ đó bình tĩnh đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng. Vấn đề này cần phải có thời gian, công sức của mọi người trong toàn xã hội.

 Trải qua nhiều năm tham gia giảng dạy ôn thi tốt nghiệp môn Hóa Học cho học sinh lớp 12, với đối tượng học sinh đa phần có học lực yếu, kém, kiến thức rỗng, thời gian làm bài rút ngắn. Đặc biệt, cách xét điểm tốt nghiệp năm học 2018 – 2019 thay đổi theo tỉ lệ 30% (điểm tổng kết lớp 12)- 70%(Điểm thi THPT quốc gia) càng làm khó khăn cho học sinh yếu kém chỉ với mục tiêu đậu tốt nghiệp. Để làm bài tốt và kịp thời gian yêu cầu học sinh phải nắm vững lí thuyết, có kỹ năng tính toán và phản ứng nhanh mới đáp ứng được yêu cầu của bài thi.

 Từ thực tế giảng dạy, bản thân thấy học sinh thật khó khăn để nhớ và học thuộc lý thuyết và nhớ các dạng bài tập. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đối với học sinh có học lực yếu và trung bình các em chỉ cần nắm một số đơn vị kiến thức hết sức cơ bản và sử dụng được máy tính cầm tay thì có thể đỗ tốt nghiệp với kết quả cao hơn.

 Để giúp học sinh giải quyết những khó khăn nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực và tỷ lệ đậu thi tốt nghiệp THPTquốc gia môn Hóa Học cho học sinh yếu kém”.

 

docx 22 trang thuychi01 25224
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao năng lực và tỷ lệ đậu thi tốt nghiệp THPTquốc gia môn Hóa Học cho học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đặc điểm nhà trường.
Nguyên nhân chất lượng học sinh yếu kém môn Hóa Học trường THPT Hoằng Hóa 4
Phân loại học sinh yếu kem môn Hóa lớp 12
Thực tế giáng dạy học sinh yếu kém lớp 12 hiện nay tại trường THPT Hoằng Hóa 4.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Các biện pháp chung
Các biện pháp cụ thể
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết quả nghiên cứu
Kết quả đối chứng
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
4
4
5
7
8
9
9
10
18
18
19
20
20
20
PHẦN I : MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực, nền giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD-ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong nghị quyết 40/2000/QH10 của quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X - 2006) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”.
 Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như: “ Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng giáo dục hiện nay ở bậc THPT còn khá nhiều yếu kém. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan. Từ đó bình tĩnh đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng. Vấn đề này cần phải có thời gian, công sức của mọi người trong toàn xã hội.
 Trải qua nhiều năm tham gia giảng dạy ôn thi tốt nghiệp môn Hóa Học cho học sinh lớp 12, với đối tượng học sinh đa phần có học lực yếu, kém, kiến thức rỗng, thời gian làm bài rút ngắn. Đặc biệt, cách xét điểm tốt nghiệp năm học 2018 – 2019 thay đổi theo tỉ lệ 30% (điểm tổng kết lớp 12)- 70%(Điểm thi THPT quốc gia) càng làm khó khăn cho học sinh yếu kém chỉ với mục tiêu đậu tốt nghiệp. Để làm bài tốt và kịp thời gian yêu cầu học sinh phải nắm vững lí thuyết, có kỹ năng tính toán và phản ứng nhanh mới đáp ứng được yêu cầu của bài thi.
 Từ thực tế giảng dạy, bản thân thấy học sinh thật khó khăn để nhớ và học thuộc lý thuyết và nhớ các dạng bài tập. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đối với học sinh có học lực yếu và trung bình các em chỉ cần nắm một số đơn vị kiến thức hết sức cơ bản và sử dụng được máy tính cầm tay thì có thể đỗ tốt nghiệp với kết quả cao hơn.
 Để giúp học sinh giải quyết những khó khăn nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực và tỷ lệ đậu thi tốt nghiệp THPTquốc gia môn Hóa Học cho học sinh yếu kém”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh khối 12 có cách nhìn tổng quan, nắm bắt được các điểm tương đồng giữa các chủ đề kiến thức, giúp các em lập bảng so sánh, học dễ thuộc, nhớ nhiều đơn vị kiến thức, giải nhanh trắc nghiệm Hóa Học và củng cố niềm tin của các em trong quá trình học tập cũng như trong các kỳ kiểm tra và thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài được áp dụng cho hầu hết các đối tượng học sinh yếu, kém lớp 12A5 ở trường THPT Hoằng Hóa 4.
- Một số chủ đề trong các chương Hóa Học 12, các đơn vị kiến thức tương đồng giữa các chương, lập bảng so sánh giữa các đơn vị kiến thức và khẳng định kiến thức trọng tâm cần chú ý.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ
 Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: 
1.4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp phân loại, hệ thống hoá. 
1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Phương pháp điều tra. 
 - Phương pháp quan sát. 
 - Trao đổi, rút kinh nghiệm với các các giáo viên và các chuyên gia.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 
1.4.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học 
 Dùng thống kê toán học để xử lý các số liệu thực nghiệm sư phạm thu được từ đó rút ra kết luận. 
 Lấy điểm bài kiểm tra trắc nghiệm đầu năm học môn Hóa học lớp 12 năm học 2018 – 2019 làm bài kiểm tra đánh giá trước khi áp dụng đề tài, lấy điểm bài kiểm tra trắc nghiệm và thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia theo cấu trúc của Bộ GD_ĐT cuối học kỳ 2, môn Hóa học lớp 12 năm học 2018 – 2019 làm bài kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc nội dung nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Cùng với quan điểm của Đảng luôn xem giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầucó tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), khẳng định : “ Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hộiđẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” .
 Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục và đào tạo: “Mỗi thầy cô giáo có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm” và phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”nhằm phát huy tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”! “Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên đi những học sinh yếu kém có tiến bộ. Bên cạnh đó phải nghiên cứu phương pháp phụ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh yếu kém”. Thật vậy, việc khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên, khích lệ học sinh yếu kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong nhà trường. Sự đổi mới trong giảng dạy là một yêu cầu thực tế của xã hội.
 Giải pháp nâng cao năng lưc và tỷ lệ đậu thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Hóa Học cho học sinh yếu kém nhằm giúp cho học sinh xác định nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính xác mà trong giờ học vì một lí do nào đó học sinh chưa nắm được. Học sinh khi đã tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú, say mê với môn học từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ Trên cơ sở đó giáo viên đề xuất them một số kiến nghị sư phạm nhằm thực hiện tốt nữa nội dung giáo dục toàn diện học sinh và hướng nghiệp cho học sinh.
 Để nâng cao năng lực cho học sinh yếu kém thì giáo viên cần phải bổ sung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa Hóa học) để giải quyết, để giành lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó học sinh có thể hòa nhập và theo kịp các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp.
 Muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch dạy, tiết kế nội dung tiết dạy sao cho có hiệu quả nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ căn cứ, hiểu và kết hợp giải quyết được các vấn đề sau:
Tìm hiểu tại sao học sinh sợ, chán, học yếu kém môn Hóa Học và tìm cách giải tỏa tâm lí này ở một số em.
Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập.
Giáo viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thê cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung, hình thức và phương pháp dạy thích hợp nhất.
 Để nâng cao năng lực và tỷ lệ đậu TN THPT quốc gia môn Hóa cho học sinh yếu kém thì cần phải có giải pháp phù hợp để phụ đạo cho học sinh yếu kém. Có thể xem đây là một việc làm bình thường và không thể thiếu được trong các trường THPT. Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các em học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm được những kiến thức cơ bản nhằm lấp lỗ hổng kiến thức của bản thân. 
 Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung do Bộ GD & ĐT phát động, trong đó có nội dung “chống bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện nay nhằm đánh giá thực chất chất lượng học sinh. Bên cạnh đó cũng phản ánh được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Những học sinh khá, giỏi xứng đáng đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia. Học sinh yếu kém sẽ có nguy cơ trượt tốt nghiệp cao. Xuất phát từ vấn đề này, chúng ta không thể hiểu theo hướng là vô tư để học sinh yếu, kém “trượt tốt nghiệp” mà không có trách nhiệm của giáo viên trong đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém gồm có chủ quan và khách quan mà nếu giáo viên kịp thời quan tâm, giáo dục sẽ giúp cho nhiều học sinh yếu kém có tiến bộ và thoát khỏi tình trạng yếu kém. 
 Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động :xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không’ do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra – thi cử trong toàn ngành. Việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học. Nhất là trong cuộc vận động “Hai không” hiện nay, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dạy thực chất và học thực chất. Song song với vấn đề trên, học sinh phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy học mới đang được triển khai, hiện hành: “Học sinh học theo hướng tích cực: độc lập, chủ động, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạođể lĩnh hội, vận dụng kiến thức”. Và với hình thức xét tốt nghiệp 30%-70% đối với năm học 2018 – 2019 thì việc đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Hóa học là một việc làm vô cùng cần thiết.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
a. Thuận lợi
- Nhà trường có đủ số lượng giáo viên: 100% đạt chuẩn trở lên.
- Lực lượng giáo viên còn rất trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, năng động và có quyết tâm thay đổi.
 - Được nhà nước quan tâm đầu tư nên số phòng học, các phòng chức năng nhìn chung đảm bảo ở mức độ tối thiểu.
 - Trường có uy tín với gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, nhiều năm liền là đơn vị tiên tiến, nhận cờ thi đua các cấp, liên tục nhiều năm đứng trong top đầu của tỉnh về thi học sinh giỏi và thi đại học.
 - Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, đây thực sự là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể nhà trường đi lên trong thời gian qua.
 - Nhà trường nhận được sự quan tâm của cấp, ủy chính quyền địa phương và một bộ phận phụ huynh học sinh.
 b. Khó khăn
 - Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, trong đó khoảng 40 – 50% là học sinh thiếu kiến thức cơ bản, do đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
 - Chất lượng đầu vào chưa được cao, học sinh yếu môn Toán, Lý khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa và không ham thích môn Hóa.
 - Một số em còn lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được những kỹ năng cần thiết trong việc học, và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập Hóa học.
 - Một số em thiếu tìm tòi sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi, lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
 2.2.2. Nguyên nhân chất lượng học sinh yếu kém môn Hóa Học trường THPT Hoằng Hóa 4
 a. Đối với học sinh
 - Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập, chưa có quyết tâm học tập, mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới. Nhiều học sinh đuối sức trong học tập, không theo kịp các bạn, thiếu kiến thức kỹ năng, khả năng để học tập lơp đang học(ngồi nhầm lớp), sinh ra chán học, sợ học(hội chứng sợ học).
 - Khả năng tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền, lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản ở lớp dưới còn hạn chế, chưa biết phát huy khả năng của mình. Khả năng học tập của học sinh rất khác nhau, cùng một độ tuổi và cùng một lớp nhưng trình độ các em có thể chênh nhau khá lớn. 
 - Một số học sinh có tư tưởng muốn đi học thất thường, đặc biệt học sinh vắng nhiều vào buổi chiều, ham chơi, la cà quán xá.
 - Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, lệ thuộc vào các loại sách giải bài tập, học vẹt không có khả năng vận dụng kiến thức, trong thi cử thì quay cop tài liệu.
- Có một bộ phận học sinh theo phong trào nên tham gia học thêm qúa nhiều, mất rất nhiều thời gian nhưng không có hiệu quả, học không “tiêu hóa” hết sinh ra uể oải, nhàm chán. 
 - Học sinh lười học: qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lướp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp sách tới trường.
- Một bộ phận nhỏ các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy ra tập “học vẹt” mà không hiểu được nôi dung đó nói lên điều gì.
- Học sinh không có nhiều thời gian cho việc học: Một số học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngoài thời gian trên trên lớp, khi ở nhà các em phụ giúp gia đình việc đồng áng, việc nhà
 - Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
 b. Đối với cha mẹ học sinh
- Thái độ của nhiều phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường còn chưa cao. Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô. Việc phụ huynh đi làm xa lâu lâu mời về, nên việc phối hợp giáo dục là rất hạn chế. Một số gia đình không hạnh phúc ảnh hưởng đến học tập của học sinh. 
 - Người lớn chưa làm gương được về chuyện học.
 - Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về đời sống tình cảm, kinh tế khiến trẻ không chú tâm vào việc học.
 - Một số cha mẹ quá nuông trìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng(như đi chơi, hay đi du lịch) cha mẹ cũng đồng ý cho nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bảnvà rồi yếu kém!
 - Nhiều gia đình có quan niệm con học xong nghề, cao đẳng hay đại học cũng không có việc làm. Do vậy học xong chỉ cần vào các khu công nghiệp như khu công nghiệp Hoàng Long, công ty giày Delta là có việc làm, lương ổn định.
 c. Đối với giáo viên.
- Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ ở người giáo viên. Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đồi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chon phương pháp nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua qúa trình giảng dạy bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến từng hoàn cảnh gia đình học sinh.
 - Đa số đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng có trường hợp chỉ thành công trong đối tượng học sinh khá, giỏi.
 - Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức cảu từng bài dạy. Nhiều giáo viên còn tham kiến thức trong các tiết dạy nên việc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện, đặc biệt với những giáo viên mới ra trường mang tâm lí thể hiện bản thân, chưa chú trọng đến đối tượng học sinh.
 - Một số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến học sinh yếu, kém, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh. Tốc độ giảng kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến học sinh yếu kém không theo kịp.
 - Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của mình và nhục chí không tự vươn lên
 - Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hóa học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình
 - Phương pháp dạy học chưa phù hợp, năng lực tổ chức dạy học theo nhóm, đối tượng còn hạn chế.
 - Chưa động viên, tuyên dương kịp thời khi học sinh có biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
- Còn lung túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của học sinh, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên.
 - Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất lớp mình giảng dạy.
 d. Môi trường xã hội
 - Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương(11 xã đông nam huyện Hoằng Hóa) có đi lên nhưng không ổn định, theo mùa vụ. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào cây trồng: Lúa, ngô, khoai, lạc, thuốc lào,hoặc lương công nhân. Nhiều gia đình có người thân đang lao động ở nước ngoại gây tâm lí ỷ lại cho học sinh, tạo cho học sinh suy ngĩ rằng không cần học cũng có cuộc sống thoải mái, sung túc.
 - Môi trường xung quanh của nhà trường ngày càng phức tạp, ngày càng nhiều các hàng quán như: Internet, café, quán ăn Thanh thiếu niên bỏ học nhiều, tụ tập nhiều tại các quán xá, rủ rê, lôi kéo học sinh.
 - Chính quyền địa phương chưa có biện pháp hữu hiệu để tạo môi trường sống lành mạnh cho học sinh.
2.2.3. Phân loại học sinh yếu kém môn Hóa học 12
 - Căn cứ 1: Điểm bộ môn năm học qua, tham khảo them điểm một số môn học có liên quan hoặc gần gũi như Toán, Lý.
- Căn cứ 2: Điểm khảo sát chất lượng học sinh đầu năm.
- Căn cứ 3: Những biểu hiện và quá trình học tập trên lớp, các con ddiemr hiện tại.
Căn cứ vào những khía cạnh trên, học sinh yếu kém lớp 12 có thể chia thành những nhóm sau: 
- Nhóm 1: Học sinh mất căn bản kiến thức chung nhưng có khả năng tiếp thu bài.
- Nhóm 2: Có ý thức học tập nhưng khả năng tiếp thu bài chậm so với học sinh bình thường.
- Nhóm 3: Học sinh không quan tâm, lơ là việc học, học sinh lười học.
- Nhóm 4: Có ý thức học tập nhưng chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
2.2.4. Thực tế giáng dạy học sinh yếu kém lớp 12 hiện nay tại

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_nang_cao_nang_luc_va_ty_le_dau_thi_tot_nghiep.docx