Nâng cao hiệu quả dạy học chương amin – amino axit – protein thông qua việc xây dựng hệ thống các câu hỏi gắn với thực tiễn

Nâng cao hiệu quả dạy học chương amin – amino axit – protein thông qua việc xây dựng hệ thống các câu hỏi gắn với thực tiễn

Thực tế hiện nay cho thấy giáo dục nước ta đã có những thành tựu rất nổi bật như: có nhiều em đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc tế và cấp quốc gia về môn hóa học, môn hóa học là môn mà có rất nhiều học sinh đạt điểm tối đa trong các kì thi trung học phổ thông quốc gia. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hiện tượng: chất lượng học tập hóa học của học sinh qua các kì thi có sự chênh lệch và mâu thuẫn, có không ít học sinh đạt điểm hóa học dưới trung bình, đặc biệt có nhiều học sinh rất sợ môn hóa học.

Để thực hiện mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mĩ. thì yếu tố quyết định đến kết quả giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục. Đối với môn hóa học ở trường phổ thông: các khái niệm, các định luật, bản chất hóa học rất trừu tượng, khó hiểu, khô cứng, dễ nhàm chán. dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Nhưng tính đặc thù và cũng là lợi thế của môn hóa học là các bài học gắn liền với thực tế. Vì vậy để đổi mới trong dạy học hóa học ngoài việc đổi mới các phương pháp như: dạy học dự án, thảo luận nhóm, nêu vấn đề. thì việc gắn các kiến thức thực tế vào nội dung bài dạy là cần thiết.

 

docx 22 trang thuychi01 18714
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao hiệu quả dạy học chương amin – amino axit – protein thông qua việc xây dựng hệ thống các câu hỏi gắn với thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI GẮN VỚI THỰC TIỄN 
	Người viết: Tào Minh Tiến
	Chức vụ : Giáo viên
	SKKN thuộc môn: Hóa Học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU	1
1.1. Lý do chọn đề tài	1
1.2. Mục đích nghiên cứu	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 	2
PHẦN II: NỘI DUNG 	3
2.1. Cơ sở lý luận	3
2.2. Thực trạng vấn đề	4
2.3. Các biện pháp tiến hành	5
2.3.1. Liên hệ thực tế .	5
2.3.2. Hệ thống kiến thức 	6
2.3.2.1. Câu hỏi thực tế .	6
2.3.2.2. Bài tập trắc nghiệm .	14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 	16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	18
3.1. Kết luận .	18
3.2. Kiến nghị .	18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Hóa học lớp 12 - Bộ giáo dục và đào tạo - NXB giáo dục, 2008
[2]. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp - Tạp chí dạy và học ngày nay - Trịnh Văn Biều, 2003
[3]. Hóa học và ứng dụng - Tạp chí của hội hóa học Việt Nam, 2006
[4]. Hóa học vui - NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội - Nguyễn Xuân Trường, 2008
[5]. 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống - NXB giáo dục - Nguyễn Xuân Trường, 2006
[6]. Hóa học quanh ta - NXB giáo dục - Dương Văn Đảm, 2006
[7]. Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hóa học 12, tập 1 - NXB giáo dục - PGS. TS Nguyễn Hữu Đĩnh, PGS. TS Lê Xuân Trọng, 2002
[8]. Nguồn Internet
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế hiện nay cho thấy giáo dục nước ta đã có những thành tựu rất nổi bật như: có nhiều em đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc tế và cấp quốc gia về môn hóa học, môn hóa học là môn mà có rất nhiều học sinh đạt điểm tối đa trong các kì thi trung học phổ thông quốc gia... Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hiện tượng: chất lượng học tập hóa học của học sinh qua các kì thi có sự chênh lệch và mâu thuẫn, có không ít học sinh đạt điểm hóa học dưới trung bình, đặc biệt có nhiều học sinh rất sợ môn hóa học...
Để thực hiện mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mĩ... thì yếu tố quyết định đến kết quả giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục. Đối với môn hóa học ở trường phổ thông: các khái niệm, các định luật, bản chất hóa học rất trừu tượng, khó hiểu, khô cứng, dễ nhàm chán... dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Nhưng tính đặc thù và cũng là lợi thế của môn hóa học là các bài học gắn liền với thực tế. Vì vậy để đổi mới trong dạy học hóa học ngoài việc đổi mới các phương pháp như: dạy học dự án, thảo luận nhóm, nêu vấn đề... thì việc gắn các kiến thức thực tế vào nội dung bài dạy là cần thiết.
Từ thực tế đó tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học tập môn hóa học của học sinh phổ thông hiện nay, người giáo viên ngoài việc cần phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực, cần khai thác thêm các hiện tượng thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh... tạo niềm tin, hứng thú trong học tập hóa học ở phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng nhận thấy phần lớn học sinh chưa biết cách vận dụng kiến thức của chương Amin – Amino axit – Protein để giải thích các hiện tượng thực tiễn, bởi nhiều giáo viên cũng như các nguồn tài liệu rất ít khi đề cập đến vấn đề này. Từ những lí do đó mà tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả dạy học chương Amin – Amino axit – Protein thông qua việc xây dựng hệ thống các câu hỏi gắn với thực tiễn”. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thống kê một số hiện tượng hóa học thực tiễn trong chương Amin – Amino axit – Protein, từ đó vận dụng các hiện tượng đã được hệ thống trong các bài cụ thể để dạy học hóa học nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú, hiệu quả học tập cho học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những hiện tượng thực tiễn có thể giải thích bằng cách vận dụng kiến thức của chương Amin – Amino axit – Protein.
Xây dựng hệ thống câu hỏi gắn với thực tiễn nhằm minh họa, cũng cố, nâng cao các nội dung kiến thức cần truyền đạt trong từng bài cụ thể.
Tích hợp hệ thống câu hỏi với các vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, giáo dục hướng nghiệp... trong quá trình giảng dạy (các lớp 12C1, 12C3, 12C4 của trường THPT Nguyễn Trãi). 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình giảng dạy, phương pháp dạy học...
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
2.1.1. Hệ thống ý nghĩa của việc học tập môn hóa học ở trường phổ thông 
	Thực hiện nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [2]. Các phương pháp dạy học đã có nhiều thay đổi, nhưng chủ yếu vẫn hướng tới các mục tiêu:
Giúp học sinh nhìn nhận sự vật hiện tượng dưới góc độ khoa học, tránh hiện tượng duy tâm, mê tín dị đoan.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Hiểu biết về những biện pháp hóa học để nâng cao năng suất lao động.
Hiểu biết về ứng dụng của hóa học vào một ngành sản xuất quan trọng trong đời sống góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát triển năng lực nhận thức cho học sinh.
Rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc chuẩn xác và có kế hoạch.
Biết sử dụng các chất hóa học vào mục đích chính đáng.
Hình thành cho học sinh niềm đam mê, tình yêu khoa học.
2.1.2. Cơ sở của việc sử dụng các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài dạy hóa học nhằm tăng hứng thú, say mê và ý thức học tập bộ môn
2.1.2.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp
Khi dạy kiến thức hóa học bất kể lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, dung dịch đều liên quan đến các hiện tượng tự nhiên hoặc các môn khác. Nên khi sử dụng những câu hỏi theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời sẽ thấy sự liên quan giữa các môn học với nhau và sự gắn liền kiến thức khoa học với thực tiễn [2]. 
2.1.2.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập các nội dung học với thực tiễn
Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Ví dụ: vì sao khi nấu canh mà bỏ muối ngay từ đầu thì đun nước sẽ lâu sôi hơn. Giải thích: vì dung dịch sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn dung môi.
2.1.2.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định bằng các hiện tượng thực tiễn
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên chỉ áp dụng một hình thức dạy học thì sẽ gây cảm giác nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau. Trong đó giảng dạy bằng phương pháp đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh luận, vừa phát huy tính tích cực chủ động của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi, từ đó các em sẽ yêu thích môn học hơn.	
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.2.1. Thuận lợi 
Trong quá trình giảng dạy môn hóa, giáo viên (100% đã đạt chuẩn) đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp như: phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài giảng
Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí nghiệm, mô hình, tranh và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học. Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát thí nghiệm, giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống và suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra. Học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
2.2.2. Khó khăn 
Hiện nay ở nhiều trường, một số học sinh chưa biết tác dụng của môn hóa học, do việc giảng dạy ở trường còn mắc phải một số khuyết điểm: còn thiên về lý thuyết thiếu thực tế, chưa cung cấp cho học sinh các kiến thức hóa học có ứng dụng nhiều trong thực tiễn, do điểm đầu vào thấp cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lý giải các hiện tượng liên quan đến hóa học đối với học sinh còn khó khăn.
Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên và để nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, để tạo hứng thú trong việc học môn hóa học thì việc liên hệ thực tế trong quá trình giảng dạy là cần thiết.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
2.3.1. Liên hệ thực tế
2.3.1.1. Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
2.3.1.2. Liên hệ thực tế qua các phản ứng hóa học cụ thể trong bài học
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học [2]. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh.
2.3.1.3. Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học
Cách nêu vấn đề này có thể giúp học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Bên cạnh đó giáo viên có thể nêu nội dung dưới hình thức các câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi ghép đôi để cho học sinh làm quen với hình thức thi mới của môn hóa học.
2.3.1.4. Liên hệ thực tế thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học 
Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mải. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa.
2.3.1.5. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày sau khi đã học bài giảng
Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn.
2.3.1.6. Để nâng cao kiến thức hóa học thực tế, giáo viên có thể phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như đưa các em đi tham quan các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp 
Qua đó, các em sẽ có cơ hội tham khảo, bổ sung các kiến thức còn trống và tìm hiểu xác thực hơn tác động của hóa học đến đời sống của chúng ta.
2.3.2. Hệ thống kiến thức có liên quan đến các hiện tượng thực tế trong chương Amin – Amino axit – Protein
2.3.2.1. Câu hỏi thực tế dùng trong giảng dạy
Câu 1: Vì sao cá có mùi tanh?
Gợi ý trả lời
Cá có mùi tanh là do trong cá có chứa một chất có gốc amin có mùi vị tanh, điển hình là trimelylamin N(CH3)3 là chất có mùi tanh nổi trội nhất [8].
Trong một con cá cũng có những bộ phận tanh nhiều, tanh ít khác nhau. Chẳng hạn, chất nhớt ở bề mặt, mỡ, ruột, lớp màng đen ở bụng con cá mè và hoa khế trong đầu con cá trê là những bộ phận tanh nhiều hơn so với phần thịt cá. Mặt khác, khi cá đã chết hoặc bị ươn, càng để lâu cá càng tanh hơn vì một số vi khuẩn có khả năng biến các bazơ bay hơi trong cá thành trimetylamin
Phân tích, vận dụng
	 Tính chất vật lí của amin: metyl amin, đimetyl amin, trimetyl amin, etyl amin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước [1].
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học hãy đề xuất một số cách dùng để khử mùi tanh của cá trong quá trình chế biến thức ăn?
Gợi ý trả lời
	Ngâm rửa cá: Ngâm với nước chanh tươi: Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh. Nhưng lưu ý, không nên ngâm cá quá lâu sẽ mất vị tươi của cá.
	Không đậy vung khi nấu: Khi nấu, các amin trong cá sẽ bị phân hủy, do đó không nên đậy nắp nồi để mùi tanh bốc hơi dễ dàng.
	Tẩm ướp gia vị: Dùng những chất chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me... nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh [3].
Phân tích, vận dụng
	Tính bazơ của amin: (CH3)3N + HCl ® (CH3)3NHCl
Câu 3: Mì chính là gì? Tác hại đối với trẻ nhỏ khi sử dụng mì chính quá nhiều?
Gợi ý trả lời
Mì chính hay còn gọi là bột ngọt – một chất điều vị có giá trị trong công nghiệp thực phẩm. Mì chính có tên tiếng anh là monosodium glutamate hay seasoning glutamate (viết tắt là MSG), công thức hóa học là C5H8NO4Na [5]. 
Mì chính – “Kẻ giết người thầm lặng”
Mì chính được phát hiện từ năm 1860 bởi các nhà khoa học người Đức. Ở Nhật, người đầu tiên phát hiện ra mì chính từ việc tách các axit glutamic từ rong biển và thu được natri glutamat là Ikeda. Mì chính gây ảnh hưởng đến thần kinh, hệ tiêu hóa, làm chậm sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ
Phân tích, vận dụng
	Công thức cấu tạo của natri glutamat: HOOCCH2CH2CH(NH2)COONa
Câu 4: Tại sao vắt chanh vào sữa tươi thấy kết tủa, uống vào có bị ngộ độc không [4]?
Gợi ý trả lời
	Khi vắt chanh vào sữa, có nghĩa là bạn làm tăng độ acid trong môi trường sữa (vì trong chanh có nhiều acid citric). Trong môi trường acid, casein trong sữa (casein là một loại protein phổ biến nhất trong sữa) sẽ kết tủa, tạo thành cục. Và như có thể nhiều bạn đã biết, ở pH thấp hơn điểm đẳng điện của protein thì protein (ở đây chủ yếu là casein) trở nên không ổn định và dễ dàng bị biến tính, tạo kết tủa.
	Trong công nghiệp, người ta lợi dụng tính chất này để sản xuất ra các sản phẩm từ sữa như yogurt, phô mai Như vậy, hiện tượng kết tủa sữa mà bạn thấy không phải là chất độc.
Phân tích, vận dụng
Tính chất vật lí của protein: Nhiều protein bị đông tụ lại khi đun nóng, sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein [1]. 
Câu 5: Tại sao nem chua có thể dùng để ăn mà không cần đun nấu?	
Gợi ý trả lời
	Nem chua là một sản phẩm của quá trình lên men lactic thịt sống (phân hủy protein thành các polypeptit nhỏ hơn hoặc các axit amin). Bản chất của quá trình lên men là chuyển hóa đường thành acid lactic nhờ hoạt động của vi khuẩn lactic. Quá trình chín của nem không qua quá trình gia nhiệt nên phần lớn các chất dinh dưỡng có trong thịt không bị mất đi. Nem chua có hương vị đặc trưng của sản phẩm lên men, giúp cho người ăn có cảm giác dể chịu khi ăn cũng như tốt cho quá trình tiêu hóa [8].
	Tóm lại, nem chua là món tươi ngon chín nhờ vào men lá mà không thông qua đun nấu và cũng hoàn toàn không sử dụng bất kì chất bảo quản nào. Vì vậy có thể dùng làm đồ ăn, nhưng việc bảo quản nem đòi hỏi phải cẩn thận. Nếu bảo quản không tốt, nem có thể bị mốc, chín quá ăn sẽ không ngon, thậm chí làm hỏng nem.
Phân tích, vận dụng
	Khái niệm về enzim: Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật [1].
Câu 6: Tại sao nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt thay vì xà phòng?
Gợi ý trả lời
Tất cả chúng ta, hầu như ai cũng đang rất nản lòng với tình trạng da khô, mất nước, nhạy cảm, bị dầu và dễ bị mụn trứng cá. Đó là tình trạng chung của rất nhiều người.
Sơ đồ thang pH của da
Trên thực tế, sức khỏe của làn da có mối quan hệ trực tiếp với sự cân bằng giữa tính axit và độ kiềm, được đo bằng thang pH. Tất cả các loại xà phòng, kem dưỡng da, chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc da khác đều có ảnh hưởng đến độ pH của làn da bạn.
Xà phòng có mức độ pH chung từ 9 đến 10, có thể làm cho làn da của bạn cảm thấy rất sạch, nhưng làm da bị khô, mất nước. Nó loại bỏ tất cả các chất dầu tự nhiên ra khỏi da của bạn làm cho độ pH quá kiềm. Điều này có thể gây ra một loạt các vấn đề mới – da trở nên khô, bong tróc, và dễ bị viêm. Khiến các tuyến bã nhờn sản xuất quá mức dầu để bù đắp cho sự khô da gây ra các lỗ chân và bề mặt bị tắc. Khi da quá khô và không đều, nó cũng có thể dẫn đến các nếp nhăn [7].
Sữa rửa mặt thường có mức độ pH thấp hơn nhiều so với xà phòng và nhẹ nhàng hơn so với da của bạn.
Phân tích, vận dụng
	Phản ứng thủy phân protein: Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các a-amino axit [1].
Câu 7: Tại sao luộc trứng ăn, một thời gian phát hiện trứng từ màu trắng chuyển màu đen?
Gợi ý trả lời
	Sở dĩ như vậy bởi có một số chất trong nước mắm như sắt nó sẽ phản ứng kết tủa với protein ở trên trứng thì sẽ làm cho trứng có màu đen. Nó chỉ là phản ứng bình thường không nguy hại gì đối với cơ thể [4].
Phân tích, vận dụng
	Phản ứng màu biure của protein: Protein có phản ứng màu biure với một số hóa chất như Cu(OH)2, HNO3
Câu 8: Tại sao người tập gym cần ăn thực phẩm nhiều đạm?
Gợi ý trả lời
Khi tập gym, các sợi cơ sẽ bị phá hủy ở mức độ thấp, ngay sau đó bộ não sẽ nhận ra và tập trung chất đạm trong cơ thể nhằm bù đắp lại phần cơ bị phá hủy. Nhờ vậy, phần cơ bắp đó sẽ trở nên to và khỏe hơn. Tuy nhiên, để có đủ chất đạm nhằm phục hồi và phát triển cơ, bạn cần phải hấp thụ đủ lượng chất đạm mà cơ thể cần.
Các nguồn thực phẩm giúp tăng cơ nhanh thường rất giàu đạm như thịt, cá trứng, sữa Đó là nguồn protein chứa các nhóm amino axit mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp [6].
Phân tích, vận dụng
	Vai trò của protein đối với sự sống: Protein là cơ sở tạo nên sự sống, có protein mới có sự sống. Về mặt dinh dưỡng, protein là hợp phần chính trong thức ăn của người và động vật. Cơ thể động vật không thể tự tạo nên protein mà phải chuyển hóa protein trong thức ăn thành protein của mình [1].
2.3.2.2. Bài tập trắc nghiệm dùng trong củng cố, nâng cao [8]
Câu 1: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) an toàn là sử dụng
	A. phân đạm, nước đá.                     	B. nước đá, nước đá khô.
	C. nước đá khô, fomon.                     	D. fomon, nước đá.
Câu 2: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên, để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu thì người ta không dùng chất nào sau đây?
	A. Khế. 	B. Giấm. 	
	C. Mẻ. 	D. Muối. 
Câu 3: Nicotin có trong khói thuốc lá là chất gây nghiện, có độc tính, có công thức phân tử C10H14N2. Nicotin thuộc loại hợp chất nào sau đây?
	A. Aminoaxit. 	B. Amin. 	
	C. Protein.	D. Ankin. 	
Câu 4: Khi giặt quần áo nilon, len, tơ tằm ta nên giặt
	A. bằng xà phòng có độ kiềm thấp, nước ẩm.	
	B. bằng nước nóng.
	C. bằng xà phòng có độ kiềm cao.	
	D. ủi (là) nóng.
Câu 5: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do 
	A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.       	
	B. sự đông tụ của lipit.	
	C. phản ứng thủy phân của protein.          	
	D. phản ứng màu của protein.
Câu 6: Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa chất béo, tinh bột hoặc protein thì phản ứng hoá học xảy ra đầu tiên của các loại thực phẩm trên trong cơ thể là phản ứng
	A. thuỷ phân. 	B. oxi hoá. 	
	C. khử. 	D. polime hoá.
Câu 7: Etylamin được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, các chất phòng trừ dịch hại, chất dẫn dụ côn trùng, chất ức chế ăn mòn kim loại Công thức cấu tạo thu gọn của etylamni là
	A. CH3NHCH3.  	B. CH3CH2NH2.	
	C. (CH3)3N.     	D. CH3NH2.	
Câu 8: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch 
	A. xút. 	B. xô đa. 	
	C. nước vôi trong. 	D. giấm ăn.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với phương châm đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích cực, tự tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, gắn liền với giá trị thực tiễn của nội dung bài học. 
Áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lý trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý và tập trung của học sinh, tạo không khí thoải mái trong tiết học, hình thành được ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học rất ít, từ đó dẫn tới kết quả học tập của học sinh chưa cao. Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt, thông qua đó chất lượng học tập bộ môn ngày được nâng cao:
+ Tiết học trở nên sinh động

Tài liệu đính kèm:

  • docxnang_cao_hieu_qua_day_hoc_chuong_amin_amino_axit_protein_tho.docx