SKKN Xây dựng và sử dựng vòng tròn đồng tâm về kiến thức trong dạy học hóa học nhằm phát huy sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh THPT

SKKN Xây dựng và sử dựng vòng tròn đồng tâm về kiến thức trong dạy học hóa học nhằm phát huy sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh THPT

Hiện nay, chất lượng dạy và học đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường và ngày càng đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Một phương pháp dạy học tích cực sẽ mang lại phương pháp học tập hiệu quả hơn, từ đó sẽ gặt hái được chất lượng tốt hơn. Chúng ta có thể khẳng định rằng: không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu, nội dung và tất cả đối tượng học sinh. Mỗi phương pháp và kĩ thuật dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều giáo viên cũng đã và đang sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học ở đa số giáo viên hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tạo ra sự tích cực học tập của học sinh mà chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực của người học. Chính vì vậy chúng ta cần phải đa dạng hóa và đơn giản hóa các phương pháp dạy học nhằm đánh thức bản năng sẵn có của người học đó là sự tò mò, đam mê và sáng tạo. Đây chính là lí do để tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề:

“ Xây dựng và sử dựng vòng tròn đồng tâm về kiến thức trong dạy học hóa học nhằm phát huy sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh THPT”

 

doc 19 trang thuychi01 7656
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dựng vòng tròn đồng tâm về kiến thức trong dạy học hóa học nhằm phát huy sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VÒNG TRÒN ĐỒNG TÂM VỀ
KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT HUY
SỰ TÒ MÒ, ĐAM MÊ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THPT”
Người thực hiện:
Nguyễn Thế Hoa
Chức vụ:
Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc môn:
Hóa học
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
B. NỘI DUNG
1
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1
 1. Khái niệm hóa học và vòng tròn đồng tâm kiến thức hóa học
1
 2. Ưu điểm của vòng tròn đồng tâm kiến thức hóa học
2
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
3
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3
 1. Các bước xây dựng vòng tròn đồng tâm
.3
 2. Nhiệm vụ của học sinh ở nhà
4
 3. Sử dụng vòng tròn đồng tâm trong giờ dạy
4
 - Tiết 49, 50: Oxi - ozon
6
 - Tiết 51: Lưu huỳnh
9
 - Tiết 53: Hiđro sunfua
10
 - Tiết 54: Lưu huỳnh đioxit
11
 - Tiết 55, 56: Axit sunfuric và muối sunfat
13
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
15
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	
	Hiện nay, chất lượng dạy và học đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường và ngày càng đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Một phương pháp dạy học tích cực sẽ mang lại phương pháp học tập hiệu quả hơn, từ đó sẽ gặt hái được chất lượng tốt hơn. Chúng ta có thể khẳng định rằng: không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu, nội dung và tất cả đối tượng học sinh. Mỗi phương pháp và kĩ thuật dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều giáo viên cũng đã và đang sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học ở đa số giáo viên hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tạo ra sự tích cực học tập của học sinh mà chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực của người học. Chính vì vậy chúng ta cần phải đa dạng hóa và đơn giản hóa các phương pháp dạy học nhằm đánh thức bản năng sẵn có của người học đó là sự tò mò, đam mê và sáng tạo. Đây chính là lí do để tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề: 
“ Xây dựng và sử dựng vòng tròn đồng tâm về kiến thức trong dạy học hóa học nhằm phát huy sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh THPT”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Đa dạng hóa và đơn giản hóa các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học ở trường THPT bằng việc xây dựng và sử dụng vòng trong đồng tâm về kiến thức hóa học trong giảng dạy.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	- Cách xây dựng vòng tròn kiến thức hóa học xoay quanh chủ đề chính của bài học.
	- Cách sử dụng vòng tròn đồng tâm về kiến thức hóa học nhằm phát huy sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Dựa trên cơ sở lí luận của các phương pháp dạy học tích cực cùng với các mục tiêu về kiến thức kĩ năng của từng bài học để xây dựng cơ sở lí thuyết cho việc xây dựng và sử dụng vòng tròn đồng tâm về kiến thức hóa học.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Khái niệm hóa học và vòng tròn đồng tâm kiến thức hóa học.
	- Hóa học là một bộ phận của khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử và phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.
	- Thực ra, có thể coi kiến thức hóa học là một vòng tròn đồng tâm xoay quanh “chất” Chẳng hạn, khi chúng ta nghiên cứu về chất thì các kiến thức liên quan tới chất sẽ là: cấu tạo chất, tính chất của chất, ứng dụng của chất và cách điều chế chất Chúng ta có thể biểu diễn các kiến thức đó xoay quanh vòng tròn đồng tâm một cách khái quát như sau: 
CẤU TẠO
CHẤT
ĐIỀU CHẾ
TÍNH CHẤT
ỨNG DỤNG
	- Tuy nhiên để kích thích sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh ta có thể khai thác các kiến thức trọng tâm của bài học thông qua các “từ khóa” xếp theo chiều quay của kim đồng hồ theo mô hình vòng tròn đồng tâm như sau:
Từ khóa 1
Từ khóa 2
Từ khóa 4
Từ khóa 3
Từ khóa 10
Từ khóa n
Từ khóa 11
Từ khóa 7
Từ khóa 5
Từ khóa 6
Từ khóa 9
Từ khóa 8
TÂM
	- Như vậy, vòng tròn đồng tâm về kiến thức hóa học có thể coi là một sơ đồ tư duy thu gọn hơn, khái quát hơn; là hình thức ghi chép các kiến thức trọng tâm của bài học dưới dạng các từ khóa nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng một chủ đề kiến thức nào đó.
2. Ưu điểm của vòng tròn đồng tâm kiến thức hóa học:
	- Logic, mạch lạc, trực quan, dễ quan sát, dễ hiểu, dễ nhớ.
	- Nhìn thấy bức tranh tổng thể của kiến thức trọng tâm quanh một chủ đề.
	- Giáo viên dễ triển khai kiến thức, học sinh dễ tiếp thu bài học.
	- Kích thích sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh.
	- Giúp học sinh có thể tự xây dựng kiến thức trọng tâm của bài học.
	- Giúp hệ thống hóa, ôn tập kiến thức.
	Điểm mạnh nhất của vòng tròn này là giúp học sinh phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng xoay quanh các từ khóa, từ đó phát triển sự tò mò và khả năng sáng tạo của học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
	Hiện nay, ở hầu hết các cơ sở giáo dục, giáo viên đã và đang rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học tích cực. Chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của việc đổi mới phương pháp mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay còn có một số mặt hạn chế sau:
	Thứ nhất, không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng thành thạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, bởi lẽ có những phương pháp đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị ở nhà cũng như trên lớp học.
	Thứ hai, sự đổi mới phương pháp dạy học ở đa số giáo viên hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tạo ra sự tích cực học tập của học sinh mà chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực của người học.
	Thứ ba, không phải phương pháp hay kĩ thuật dạy học nào cũng phù hợp với tất cả các bài học, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
	Thứ tư, với mô hình lớp học hiện nay (sĩ số lớp từ 40 – 45 HS) thì việc triển khai một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực còn gặp nhiều khó khăn.
	Thứ năm, cơ sở vật chất của nhiều trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc đổi mới phương pháp một cách đồng bộ, toàn diện.
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
	- Để khắc phục những mặt còn hạn chế trên chúng ta cần phải đưa ra một mô hình dạy học đơn giản hơn có thể phù hợp với nhiều giáo viên và nhiều đối tượng học sinh mà không làm mất đi bản chất của của việc dạy học tích tực và phát triển được năng lực của người học như sự đam mê, tò mò và tính sáng tạo của người học.
	- Thay vì sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phức tạp, chúng ta có thể sử dụng mô hình vòng tròn đồng tâm đơn giản trong nhiều bài giảng để triển khai các nội dung kiến thức trọng tâm của bài học. Chúng ta thử hình dung xem, mô hình vòng tròn đồng tâm này nó giống như một trò chơi trí tuệ xoay quanh một chủ đề nào đó, nó sẽ giúp cho tất cả học sinh đều hưng phấn, tích cực suy nghĩ để tự mình giải mã các từ khóa xoay quanh vòng tròn. Điều này sẽ rất tốt cho việc phát triển năng lực của từng cá nhân học sinh.
1. Các bước xây dựng vòng tròn đồng tâm:
- Bước 1: Xác định tâm của vòng tròn.
	Tâm của vòng tròn có thể là tiêu đề của bài học hoặc một chủ đề nào đó trong bài học.
- Bước 2: Tìm các từ khóa liên quan đến tâm.
	Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu liên quan đến tâm để xác định kiến thức trọng tâm của bài học. Từ đó xây dựng các từ khóa đảm bảo tính khoa học, ngắn gọn và quan trọng hơn cả là kích thích được sự tò mò, đam mê và sáng tạo của học sinh. 
- Bước 3: Biểu diễn từ khóa xoay quanh tâm.
	Biểu diễn các từ khóa trên một vòng tròn xoay quanh tâm theo chiều kim đồng hồ và phù hợp với tiến trình triển khai kiến thức của giáo viên. Chúng ta cũng có thể đánh số cho các từ khóa này để tiện cho quá trình giải mã từ khóa.
2. Nhiệm vụ của học sinh ở nhà:
	- Trong giai đoạn đầu, học sinh mới tiếp cận với mô hình vòng tròn đồng tâm thì giáo viên cần xây dựng sẵn một vòng tròn đồng tâm và phát cho học sinh về nhà chuẩn bị trước khi lên lớp với yếu cầu: giải mã các từ khóa từ đó rút ra các nội dung kiến thức trọng tâm xoay quanh tâm. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ để giải mã được các từ khóa học sinh phải đọc sách giáo khoa, nghiên cứu thêm tài liệu trước khi lên lớp.
	- Khi học sinh đã quen với mô hình vòng tròn đồng tâm này thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự mình xây dựng một vòng đồng tâm xoay quanh chủ đề của bài học tiếp theo trước khi lên lớp. Việc làm này có thể giúp học sinh nhớ và hiểu được phần nào nội dung kiến thức của bài học ngay tại nhà.
3. Sử dụng vòng tròn đồng tâm trong giờ dạy
	Giáo viên sử dụng máy chiếu để mở các từ khóa xoay quanh vòng tròn. Có 3 cách để mở và giải mã các từ khóa:
	- Cách 1: Dùng hiệu ứng mở các từ khóa theo chiều kim đồng hồ, tức theo thứ tự 1, 2, n. Mở đến đâu yêu cầu học sinh giải mã đến đó.
TK 1
TK 2
TÂM
	Với cách làm này thì sau khi giải mã một từ khóa hoặc một vài từ khóa nào đó liên quan đến một phần nào đó trong bài học giáo viên cùng học sinh kết luận luôn kiến thức của từng phần.
	- Cách 2: Giáo viên mở các từ khóa cùng một lúc, yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận để giải mã. Sau một thời gian các nhóm báo cáo kết quả.
TK 1
TK 2
TK 4
TK 3
TK 10
TK n
TK 11
TK 7
TK 5
TK 6
TK 9
TK 8
TÂM
	Với cách làm này, sau khi giải mã tất cả các từ khóa giáo viên cùng học sinh sử dụng kết quả giải mã kết luận nội dung kiến thức của từng phần trong bài học.
	- Cách 3: Cách này giống như một trò chơi ô chữ. Giáo viên đánh số các mũi tên dẫn ra các từ khóa, sau đó cho học sinh tự lựa chọn từ khóa để giải mã.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TÂM
	Với cách làm này, sau khi giải mã tất cả các từ khóa giáo viên cùng học sinh sử dụng kết quả giải mã kết luận nội dung kiến thức của từng phần trong bài học.
Lưu ý: Khi không có máy chiếu chúng ta vẫn có thể triển khai 3 cách trên ở một phần của bảng đen.
	Sau đây tôi xin giới thiệu một số mô hình vòng tròn đồng tâm về kiến thức hóa học vận dụng để dạy các bài học ở chương VI (SGK Hóa học lớp 10 cơ bản)
TIẾT 49, 50: OXI – OZON
A. OXI
OXI
Công nghiệp
8
2
6
O2
Không
- 1830C
Dễ nhân
Oxh mạnh
Kim loại
Phi kim
Hợp chất
Sự sống
Nhiệt phân
Không khí
Nước
Giải mã từ khóa để đưa ra nội dung kiến thức trọng tâm của bài học:
STT
Từ khóa
Nội dung giải mã
Nội dung bài học
1
8
- Là số hiệu, số e, số p của oxi.
- Là số thứ tự của oxi trong BTH.
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
- Vị trí: ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
- Cấu hình e nguyên tử: 1s22s22p4
- CTPT: O2 
- CTCT: có thể viết O=O
2
2
- Là số lớp e của nguyên tử O.
- Là số thứ tự chu kì của oxi.
3
6
- Là số e lớp ngoài cùng của O.
- Là số thứ tự nhóm của oxi.
4
O2
- Là CTPT của khí oxi.
5
Không
- Oxi là chất khí không màu, không mùi.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
- Oxi hóa lỏng ở – 1830C.
6
- 1830C
- Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ – 1830C.
7
Dễ nhận
- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ nhận thêm 2e.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 Oxi có tính oxi hóa mạnh
1) Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt):
 4Na + O2 2Na2O
 2Mg + O2 2MgO
2) Oxi tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen):
 C + O2 CO2
 4P + 5O2 2P2O5
3) Tác dụng với nhiều hợp chất:
 2CO + O2 2CO2
C2H5OH+3O22CO2+3H2O
8
Oxh mạnh
- Oxi có tính oxi hóa mạnh.
9
Kim loại
- Oxi tác dụng hầu hết với kim loại.
10
Phi kim
- Oxi tác dụng với nhiều phi kim.
11
Hợp chất
- Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
12
Sự sống
- Oxi quyết định sự sống của con người và động vật.
IV. ỨNG DỤNG
- Oxi có vai trò quyết định sự sống của con người và động vật.
- Oxi còn có nhiều ứng dụng trong các nghành công nghiệp: Luyện thép, hóa chất, y khoa, hàn cắt kim loại, thuốc nô nhiên liệu tên lửa
13
Công nghiệp
- Oxi có nhiều ứng dụng trong các nghành công nghiệp.
14
Nhiệt phân
- Trong phòng thí nghiệm điều chế oxi bằng cách nhiệt phân các hợp chất giàu oxi.
V. ĐIỀU CHẾ
1) Trong phòng thí nghiệm:
Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt
2KMnO4K2MnO4+MnO2+O2
2KClO3 2KCl + 3O2
2H2O2 2H2O + O2
2) Trong công nghiệp:
a) Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
b) Điện phân nước:
 2H2O 2H2 + O2
15
Không khí
- Trong công nghiệp, điều chế oxi từ không khí.
16
Nước
- Trong công nghiệp, điều chế oxi từ nước.
B. OZON
OZON
Tẩy trắng
Xanh nhạt
Đặc trưng
Rất mạnh
Mạnh hơn
Kim loại
Phi kim
Hợp chất
Tia tử ngoại
Trong lành
Sâu răng
Nước
Giải mã từ khóa để đưa ra nội dung kiến thức trọng tâm của bài học:
STT
Từ khóa
Nội dung giải mã
Nội dung bài học
1
Xanh nhạt
- Là màu của khí ozon.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Ozon là chất khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng.
- Khí ozon tan trong nước nhiều hơn khí oxi.
2
Đặc trưng
- Khí ozon có mùi đặc trưng.
3
Rất mạnh
- Ozon có tính oxi hóa rất mạnh.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Ozon có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi.
- Oxi hóa hầu hết kim loại (trừ Au, Pt)
 Ag + O2 
 2Ag + O3 Ag2O + O2
- Oxi hóa được nhiều phi kim.
- Oxi hóa được nhiều hợp chất:
 KI + O2 + H2O 
2KI + O3 + H2OI2 + 2KOH + O2
4
Mạnh hơn
- Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
5
Kim loại
- Ozon oxi hóa hầu hết kim loại.
6
Phi kim
- Ozon oxi nhiều phi kim.
7
Hợp chất
- Ozon oxi hóa nhiều hợp chất.
8
Tia tử ngoại
- Tia tử ngoại của Mặt Trời chuyển hóa oxi thành ozon.
III. OZON TRONG TỰ NHIÊN
- Tầng ozon được hình thành do tia tử ngoại của Mặt Trời chuyển hóa oxi thành ozon:
 3O2 2O3
- Trong khí quyển ozon được hình thành khi có sự phóng điện.
- Trên mặt đất, ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.
9
Trong lành
- Không khí sẽ trong lành nếu chứa một lượng nhỏ ozon.
IV. ỨNG DỤNG
- Không khí chứa một lượng nhỏ khí ozon sẽ trở lên trong lành.
- Trong công nghiệp, ozon được dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn..
- Trong y học, ozon được dùng để chữa sâu răng.
- Trong đời sống, ozon dùng để sát trùng nước sinh hoạt.
10
Tẩy trắng
- Ozon được dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn
11
Sâu răng
- Ozon được dùng để chữa sâu răng.
12
Nước
- Ozon được dùng để sát trùng nước sinh hoạt.
TIẾT 51: LƯU HUỲNH
S
Phi kim
16
3
6
Vàng
S8
Nhiệt độ
-2, +4, +6
Oxi hóa
Khử
Kim loại
Hiđro
H2SO4
Cao su
Diêm
S , S
Giải mã từ khóa để đưa ra nội dung kiến thức trọng tâm của bài học:
STT
Từ khóa
Nội dung giải mã
Nội dung bài học
1
16
- Là số hiệu, số e, số p của S.
- Là số thứ tự của S trong BTH.
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TAO
- Vị trí: ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
- Cấu tạo: 1s22s22p63s23p4.
2
3
- Là số lớp e của nguyên tử S.
- Là số thứ tự chu kì của S.
3
6
- Là số e lớp ngoài cùng của S.
- Là số thứ tự nhóm của S.
4
- Là hai dạng thù hình của S.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: Tà phương () và đơn tà ().
- Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng và có CTPT là S8 (mạch vòng).
- Tính chất vật lí và cấu tạo phân tử của lưu huỳnh phụ thuộc vào t0
5
Vàng
- Là màu của lưu huỳnh ở nhiệt độ dưới 1130C.
6
S8
- Là công thức phân tử của lưu huỳnh ở nhiệt độ dưới 1870C.
7
Nhiệt độ
- Tính chất vật lí và cấu tạo phân tử của lưu huỳnh phụ thuộc vào nhiệt độ.
8
-2, +4, +6
- Là các số oxi hóa thường gặp của lưu huỳnh trong hợp chất.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
-2S0+4, +6
1) Tính oxi hóa: tác dụng với kim loại và hiđro
 S + Fe FeS
 S + Hg HgS
 S + H2 H2S
2) Tính khử: tác dụng với một số phi kim mạnh hơn
 S + O2 SO2
 S + 3F2 SF6
9
Tính oxi hóa
- Lưu huỳnh có tính oxi hóa.
10
Tính khử
- Lưu huỳnh có tính khử.
11
Kim loại
- Lưu huỳnh tác dụng được với nhiều kim loại.
12
Hiđro
- Lưu huỳnh tác dụng với hiđro.
13
Phi kim
- Lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh.
14
H2SO4
- Lưu huỳnh được dùng để sản suất H2SO4.
IV. ỨNG DỤNG
- 90% lưu huỳnh dùng để sản xuất H2SO4.
- 10% còn lại được dùng để lưu hóa cao su, sản xuất diêm, chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu..
15
Cao su
- Lưu huỳnh được dùng để lưu hóa cao su.
16
Diêm
- Lưu huỳnh được dùng để sản xuất diêm.
TIẾT 53: 	 HIĐRO SUNFUA
H2S
Núi lửa
Khí
Trứng thối
Rất độc
Rất yếu
dd bazơ 
- 2 
Mạnh
Oxi hóa
Nước suối
Xác chết
FeS
Giải mã từ khóa để đưa ra nội dung kiến thức trọng tâm của bài học:
STT
Từ khóa
Nội dung giải mã
Nội dung bài học
1
Khí
- Hiđro sunfua là chất khí.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc.
2
Trứng thối
- Hiđro sunfua có mùi trứng thối.
3
Rất độc
- Khí hiđro sunfua rất độc.
4
Rất yếu
- Dung dịch H2S có tính axit rất yếu.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1) Tính axit yếu:
- Dd H2S (axit sunfu hiđric) có tính axit rất yếu (yếu hơn H2CO3)
- Dd H2S tác dụng với dd bazơ:
 H2S + NaOH NaHS + H2O
 H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O
2) Tính khử mạnh:
 - 2 0, +4, +6
 H2S
H2S tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:
2H2S + O2 2H2O + 2S
2H2S + 3O22H2O +2SO2
H2S + Cl2 2HCl + S
H2S+4Cl2+4H2O H2SO4+8HCl
5
dd bazơ
- Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ.
6
- 2
- Là số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S.
7
Mạnh
- Hiđro sunfua có tính khử mạnh.
8
Oxh mạnh
- H2S tác dụng với các chất oxi hóa.
9
Nước suối
- H2S có trong nước suối.
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Trong tự nhiên, H2S có trong một số nước suối, khí núi lửa và bốc ra từ xác chết bị phân hủy.
10
Núi lửa
- H2S có trong khi núi lửa.
11
Xác chết
- Khi xác chết phân hủy có sinh ra khí H2S.
12
FeS
- Trong phòng thí nghiệm, điều chế khí H2S từ F

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_su_dung_vong_tron_dong_tam_ve_kien_thuc_tro.doc