Tìm hiểu nội dung cấu trúc để đưa ra một số biện pháp giảng dạy cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy “luyện từ và câu”, từ đó giúp học sinh học tốt môn này và có khả năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, học tập
Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy đã có nhiều giáo viên trăn trở, suy nghĩ, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng.
Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe - nói - đọc - viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiện nay.
Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ xung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên.
Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ xung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.
Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy đã có nhiều giáo viên trăn trở, suy nghĩ, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe - nói - đọc - viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiện nay. Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ xung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ xung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ. Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Một trong những hoạt động tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học mà chơi, chơi mà học, nâng cao chất lượng giờ dạy đó là hoạt động trò chơi của học sinh trong học tập. Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng trong công việc giảng dạy của phân môn luyện từ và câu ở trương trình lớp 2 cho nên tôi đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nội dung cấu trúc để đưa ra một số biện pháp giảng dạy cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy “luyện từ và câu”, từ đó giúp học sinh học tốt môn này và có khả năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, học tập. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng môn luyện từ và câu lớp 2 trường Tiểu học Yên Trung. - Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Yên Trung. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thông kê. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Trong khi đó cách dạy truyền thống như hiện nay mặc dù có đổi mới song chất lượng vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung chương trình thì đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là tổ chức trò chơi trong mỗi tiết học có một vị trí hết sức quan trọng và cần thiết, đây là việc làm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước, ngành đề ra. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học phân môn luyện từ câu nói riêng, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của mình, của bạn. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế dời sống xã hội. Phân môn luyện từ và câu là một phân môn không thể thiếu của chương trình tiểu học. bởi vậy giáo viên phải tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động dưới sự trợ giúp của dụng cụ, đồ dùng học tập để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành vận dụng nội dung đó. 2.2. Thực trạng Những năm gần đây do càng ngày càng nhận thức được vai trò phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đã liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp dạy. Tuy nhiên cũng như việc dạy các môn nói chung thì luyện từ và câu vẫn có một số thực trạng: - Tài liệu tham khảo còn hạn chế. - Trò chơi cho việc dạy còn quá ít. - Trong những năm qua, việc tổ chức các hoạt động cho học sinh trong giờ luyện từ và câu còn hạn chế. - Chương trình dạy của phân môn luyện từ và câu kiến thức phong phú về nội dung và hình thức cho nên đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn biện pháp dạy cho phù hợp. Với thức trạng này tôi đưa ra một số trò chơi để nâng cao chất lượng giờ dạy luyện từ và câu lớp 2. Loại Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Giải nghĩa từ Đặt câu Được Chưa được Được Chưa được 2B 34 10 24 10 24 10 24 2.3. Các phương pháp học 2.3.1. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn luyện từ và câu Trong chương trình môn Tiếng Việt 2 ở tiểu học thì phân môn luyện từ và câu nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Từ ngữ - Ngữ pháp. Mà Từ ngữ - Ngữ pháp là bình diện quan trọng của ngôn ngữ bên cạnh bình diện khác như: ngữ âm từ vựng, phong cách học. Khi nói đến việc dạy luyện từ và câu tức là người giáo viên dạy luyện về từ và dạy luyện về câu. 2.3.2. Vai trò của phân môn luyện từ và câu Phân môn luyện từ và câu là một phân môn không thể thiếu được trong môn Tiếng Việt. Đối với luyện từ nó giúp học sinh: - Nhận biết về nghĩa của từng thành ngữ tục ngữ được gắn với chủ điểm. - Nhận biết tên riêng và biết cách viết tên riêng. - Biết được khoảng 300 đến từ mới ( kể cả thành ngữ, tục ngữ) thuộc các chủ điểm trong sách giáo khoa. - Làm quen với cách giải nghĩa thông thường: bằng định nghĩa, bằng mô tả trực tiếp, bằng cách tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa. Còn đối với dạy luyện câu là cung cấp nhận biết câu trong lời nói và trong văn bản dựa trên tính tương đối trọn vẹn về ý nghĩa của câu, dựa trên dấu hiệu mở đầu và kết thúc câu trong văn bản. - Nhận biết các bộ phận chính trong những kiểu câu tương ứng phổ biến. - Nhận biết các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi: Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? - Nhận biết các dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm phẩy. - Có một điều đặc biệt là chương trình lớp 2 quan tâm trú trọng rèn cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết để giúp học sinh phát triển toàn diện. Trong đó phân môn luyện từ và câu thực hiện nhiệm vụ cung cấp các tri thức Từ ngữ- Ngữ pháp song song với việc rèn 4 kỹ năng nói trên. Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của mình tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi cùng đồng nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp. Vì điều kiện và năng lực bản thân không cho phép nên tôi chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 2 ở một số kiểu bài đặc trưng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2. Một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả tiết Luyện từ và câu 1. Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề A. Mục đích - Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. - Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. B. Chuẩn bị Bảng phụ hoặc giấy nháp C. Cách tiến hành - Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3 - 4 học sinh tham gia. - Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề. Ví dụ: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật nuôi trong nhà), Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu: + Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm gia đình). + Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút. + Mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ viết sai bị trừ 1 điểm; nhóm nào có số điểm cao nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số điểm để xếp vào các vị trí 2, 3, 4 Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài luyện từ và câu: - Trong sách giáo khoa Tiếng việt 2, tập 1: + Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, Tr.59). + Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, Tr.108). + Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, Tr.122). + Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, Tr.134). - Trong sách giáo khoa TV 2, tập 2: + Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, Tr.35). + Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, Tr.64). + Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, Tr.74). + Kể tên các loài cây (tuần 28, Tr.87) + Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33 Tr.129); 2. Trò chơi: Tìm ''Kẻ trú ẩn'' A. Mục đích - Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh. - Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi. B. Chuẩn bị - Phóng to tranh có trong hai bài luyện từ và câu ở tuần 6 (Tr.52); tuần 11(Tr.90) - sách giáo khoa TV 2 tập 1. - Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh ) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm vào giấy khổ to đã chuẩn bị. VD: Nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ) - Băng dính hoặc hồ dán. C. Cách tiến hành 1. Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ trú ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ số lượng đồ vật (tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất. 2. Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong sách giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số lượng mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút) 3. Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng. Giáo viên hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc xác nhận kết quả của từng nhóm. - Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất, nhì, ba hoặc yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng). * Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 3 tiết luyện từ và câu tuần 6 - Tr.52; bài tập 1 tiết luyện từ và câu tuần 11- Tr.90. 3. Trò chơi: Thi ghép tiếng thành từ A. Mục đích - Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng. - Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị - Dựa theo bài tập 1, tiết luyện từ và câu tuần 12 (sách giáo khoa TV 2 tập 1- Tr.99) Giáo viên làm các bộ quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh tham gia thi); mỗi bộ quân bài có kích thước khoảng 5cm x 15cm . Mỗi bộ gồm 24 quân ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6 quân); kính (3 quân). - Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng). C. Cách tiến hành 1. Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép tiếng thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh ); Cử nhóm trưởng điều hành và vào ban giám khảo. Ví dụ: Có 4 bộ quân bài - lập 4 nhóm thi - cử 4 nhóm trưởng tham gia vào ban giám khảo cùng với giáo viên . 2. Giáo viên nêu yêu cầu: - Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2 tiếng, các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ). - Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (Giáo viên cùng các nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm (cứ xếp được 1 từ đúng, được 1 điểm). 3. Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu'' cho các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung bộ bài đã chuẩn bị (mục B) như sau: - Ghép đúng, đủ 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng) VD: Yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến. - Ghép đúng mỗi từ được 1 điểm; đúng cả 12 từ được 12 điểm. - Dựa vào điểm số, ban giám khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng giải nhất, nhì, ba) 4. Trò chơi: Xếp từ theo nhóm A. Mục đích - Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự vật mà từ gọi tên. - Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh của đối tượng. B. Chuẩn bị - Làm các thẻ quân bài trên mỗi thẻ ghi một từ cần phân nhóm. Ví dụ: Chia các từ sau thành 2 nhóm: + Ngô, khoai, bắp cải, bí. + Ngô, lúa, su su, sắn, mướp - Số lượng người chơi là 2 nhóm chơi; mỗi người chơi đều có bút để đánh dấu. C. Cách tiến hành 1. Giáo viên phát cho mỗi người (nhóm) chơi một bộ bài hoặc một bảng từ, nêu luật chơi. VD: Dựa vào những đặc điểm của các loại cây được gọi tên trong bộ bài (bảng từ) hãy sắp xếp các từ trong bộ bài thành 2; 4 nhóm. 2. Mỗi người (nhóm) chơi cầm bảng từ hoặc bày các quân bài ra, đọc một lượt các từ rồi dựa đặc điểm giống nhau của sự vật, hành động.(cũng là nghĩa của từ ghi trong bảng hoặc trong các quân bài); Xếp các quân bài theo các nhóm hoặc dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm (1; 2) 3. Hết thời gian quy định (khoảng 3 phút) cá nhân (nhóm) nào phân loại được đúng và nhanh sẽ được tính điểm và được khen thưởng (mỗi từ phân loại đúng được tính 1 điểm) * Chú ý: trò chơi áp dụng cho các tiết luyện từ và câu sách giáo khoa TV 2 tập 2. - Tuần 23 Tr.45 (bài tập 1) - Tuần 26 Tr.73 (bài tập 1) 5. Trò chơi: Đặt câu theo tranh A. Mục đích - Luyện cho học sinh biết dựa vào ý mà các bức tranh gợi ra, đặt được câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh. - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị - Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã được phóng to (theo sách giáo khoa TV 2) - Các băng giấy, hồ dán để đính băng giấy lên bảng; bút dạ để viết câu lên băng giấy. - Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi nhóm 3; 4 người) C. Cách tiến hành 1. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu cầu viết lên bảng lớp) và hướng dẫn cách chơi. - Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát. - Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để đặt câu (có thể viết câu kể hoặc câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp). 2. Hết thời gian chơi (khoảng 5 - 7 phút) giáo viên cùng các nhóm đánh giá, rà soát từng câu trên bảng. Nhóm nào có số lượng câu đặt đúng ngữ pháp, đúng nội dung, tranh nhiều nhất sẽ đựơc thắng cuộc. Ví dụ: Trò chơi có thể áp dụng cho các bài tập 3; Tiết LT&C tuần 1 (TV2 tập 1- Tr.9) - Bài tập 3 - tiết LT&C tuần 30 TV2 tập 2 Tr.104 6. Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu: (Ai là gì?) A. Mục đích - Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai là gì? có sự tương hợp về nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. - Luyện trí so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ (danh từ, ngữ danh từ) phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? trong sách giáo khoa TV2 C. Cách tiến hành - Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B) Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu. (Ví dụ: Học sinh); người thứ 2 (hoặc học sinh ở nhóm thứ 2) nêu vế thứ (VD: Là người đi học). Sau đó 2 người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau. Người nào (hoặc nhóm nào) không nêu được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. * Chú ý: Các kiểu mẫu câu khác (Ai làm gì? Ai thế nào?) có thể tiến hành tương tự. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Để có kết quả, tôi tiến hành khảo sát tại lớp 2B, mà tôi được phân công giảng dạy kết quả đạt được như sau: Loại Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Giải nghĩa từ Đặt câu Được Chưa được Được Chưa được 2B 34 20 14 28 6 27 7 3. Kết luận, kiến nghị 3.1.Kết luận: Để đạt được điều đó trong việc dạy và học phân môn LT&C cần có: * Đối với giáo viên - Phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của phân môn (củng cố và mở rộng vốn từ, giải nghĩa từ, sử dụng từ) để có các hình thức tổ chức và phương pháp dạy cho phù hợp, tránh dạy nhồi nhét, cứng nhắc áp đặt; mất hứng thú cho trẻ. - Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có kiến thức từ ngữ phong phú, ngôn ngữ phải chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng gần gũi đời sống ngôn ngữ trẻ thơ. - Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy. ở mỗi bài dạy, giáo viên phải xác định được: bài dạy cần những gì? và dạy như thế nào? Để tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả từ đó lựa chọn phương pháp và cách tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung bài học, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. - Biết cung cấp chọn lọc vừa phải số lượng từ ngữ theo chủ đề, song cũng phải biết lựa chọn những từ xa lạ không cần thiết với vùng địa lý, với cuộc sống hàng ngày của trẻ chỉ mang tính chất cung cấp để tham khảo, khi cần dùng tới. Coi trọng nguyên tắc dạy học vừa sức nhằm phát huy tiềm lực và năng khiếu tiếng Việt ở mỗi học sinh. - Phân loại đối tượng học sinh trong lớp (vốn từ, đặt câu) để có biện pháp giúp đỡ, động viện sự cố gắng của các đối tượng trong lớp. - Biết lựa chọn hệ thống phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp tạo nên sự hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú học tập của học sinh một cách tự nhiên, thoải mái. Để đạt yêu cầu đó yêu cầu giáo viên phải biết khai thác vốn kiến thức của trẻ vào việc xây dựng kiến thức bài học. * Đối với học sinh - Phải tích cực học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập của các môn học. - Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực, bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh các tình huống trong cuộc sống. 3.2. Kiến nghị Để giúp giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện Yên Định nói chung và Trường Tiểu học Yên Trung nói riêng dạy - học tốt, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau: Đề nghị các ban ngành có thẩm quyền trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy- học đáp ứng yêu cầu, mục tiêu Giáo dục hiện nay. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu từ thực tế giảng dạy. Kinh nghiệm này có thể có những hạn chế nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp, của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ . . . . Yên Trung, ngày 28 tháng 03 năm 2018. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Nguyễn Bích Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách Tiếng Việt lớp 2 nhà xuất bản giáo dục. - Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 2 nhà xuất bản giáo dục. - Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học nhà xuất bản giáo dục. - Những bài tập trắc nghiệm của môn: Luyện từ và câu lớp 2 nhà xuất bản giáo dục. - Tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểu học. Tác giả: Lê Phương Nga. - Tổ chức dạy Tiếng Việt theo phương pháp thực hành. Tác giả Phan Thiều – Hồng Hạnh. MỤC LỤC MỤ
Tài liệu đính kèm:
- tim_hieu_noi_dung_cau_truc_de_dua_ra_mot_so_bien_phap_giang.doc