Tăng lượng vận động bằng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60 mét cho học sinh lớp 5

Tăng lượng vận động bằng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60 mét cho học sinh lớp 5

 Cái quý nhất của con người là sức khoẻ và trí tuệ, có sức khoẻ thì mới tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển và ngược lại. Vì vậy, con người muốn có sức khỏe tốt thì ngoài việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thì cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bác Hồ đã dạy “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ là làm cho cả nước mạnh khoẻ. Dân giàu thì nước thịnh,. Vì vậy tập luyện TDTT bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước, việc đó không khó khăn tốn kém gì. Già, trẻ, trai, gái, ai cũng làm được và nên làm: Mỗi ngày khi ngủ dậy tập một ít, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ. Dân giàu thì nước thịnh, tôi mong đồng bào ta ai ai cũng tập thể dục, tự tôi ngày nào cũng tập”.

 Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác giáo dục thể chất, sự quan tâm đó được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, văn bản của nhà nước và thể hiện rõ nhất trong các phong trào tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Thi đấu TDTT không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn để chứng tỏ sức mạnh, vị thế đất nước, vị thế dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế qua các thành tích, các huy chương mà các vận động viên, các đoàn thi đấu thể thao mang lại cho nước nhà. Hiện nay, việc tập luyện TDTT được nhân dân cả nước hưởng ứng thực hiện, tiêu biểu nhất là phong trào đi bộ thể thao, các câu lạc bộ dưỡng sinh, tập luyện Yoga, các câu lạc bộ bóng chuyền, bóng đá, phát triển nở rộ.

 

doc 14 trang thuychi01 9852
Bạn đang xem tài liệu "Tăng lượng vận động bằng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60 mét cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TĂNG LƯỢNG VẬN ĐỘNG BẰNG BÀI TẬP BỔ TRỢ 
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 60 MÉT 
CHO HỌC SINH LỚP 5 
Người thực hiện: Trần Thọ Chinh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Triệu Thành
SKKN thuộc môn: Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1.
MỞ ĐẦU
Trang
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Các giải pháp thực hiện
4
2.4
Kết quả thực hiện sau thực nghiệm
9
3.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
9
3.1
Kết luận
9
3.2
Kiến nghị
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Cái quý nhất của con người là sức khoẻ và trí tuệ, có sức khoẻ thì mới tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển và ngược lại. Vì vậy, con người muốn có sức khỏe tốt thì ngoài việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thì cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bác Hồ đã dạy “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ là làm cho cả nước mạnh khoẻ. Dân giàu thì nước thịnh,... Vì vậy tập luyện TDTT bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước, việc đó không khó khăn tốn kém gì. Già, trẻ, trai, gái, ai cũng làm được và nên làm: Mỗi ngày khi ngủ dậy tập một ít, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ. Dân giàu thì nước thịnh, tôi mong đồng bào ta ai ai cũng tập thể dục, tự tôi ngày nào cũng tập”.
 Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác giáo dục thể chất, sự quan tâm đó được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, văn bản của nhà nước và thể hiện rõ nhất trong các phong trào tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Thi đấu TDTT không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn để chứng tỏ sức mạnh, vị thế đất nước, vị thế dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế qua các thành tích, các huy chương mà các vận động viên, các đoàn thi đấu thể thao mang lại cho nước nhà. Hiện nay, việc tập luyện TDTT được nhân dân cả nước hưởng ứng thực hiện, tiêu biểu nhất là phong trào đi bộ thể thao, các câu lạc bộ dưỡng sinh, tập luyện Yoga, các câu lạc bộ bóng chuyền, bóng đá,  phát triển nở rộ.
Với lứa tuổi học sinh, nhất là ở lứa tuổi học sinh tiểu học đang độ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm hồn. Bởi vậy, mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục toàn diện, HS được chú trọng bồi dưỡng cả kiến thức văn hóa lẫn giáo dục thể chất. Tuy nhiên, phương pháp GD thể chất cho HS, đặc biệt là phương pháp huấn luyện HS tập luyện TDTT để đạt thành tích cao ở lứa tuổi HS tiểu học hiện nay còn nhiều bất cập, chưa có giáo trình dành riêng cho việc huấn luyện cho học sinh có năng khiếu. Bởi vậy, chất lượng, thành tích thi đấu TDTT của học sinh chưa cao, đặc biệt là đối với các môn điền kinh, sức bền của học sinh tiểu học thường kém.
Để góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất cho HS và nâng cao thành tích thi đấu TDTT cho HS tiểu học - đặc biệt là môn điền kinh, qua quá trình dạy học và huấn luyện cho HS thi đấu, tôi đã nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện cho HS qua đề tài: “Tăng lượng vận động bằng bài tập bỗ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
	Đề tài này nghiên cứu các biện pháp giảng dạy để nâng cao sức khoẻ cho học sinh và huấn luyện phát huy hết những khả năng những học sinh có năng khiếu để nâng cao thành tích thi đấu cho các em bằng phương pháp “Tăng lượng vận động bằng bài tập bỗ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
	Biện pháp huấn luyện HS tăng lượng vận động nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 5.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết ;
+ Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu;
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Điền kinh đã có lịch sử lâu đời, có nhiều nội dung và được đưa vào thi đấu chính thức tại các thế vận hội. Điền kinh là nền tảng phát triển các tố chất thể lực, và là cơ sở để phát triển các môn thể thao khác, điền kinh bao gồm các hoạt động như. Đi, chạy, nhảy, ném, đẩy.song chạy là một trong những kĩ năng vận động cơ bản nhất của con người, có giá trị thực dụng lớn, đồng thời cũng là biện pháp rất có hiệu quả để tăng cường sức khoẻ và phát triển toàn diện cơ thể. 
	Chạy 60m thuộc nội dung hoạt động có chu kỳ của môn học điền kinh. Cho nên chạy 60m không chỉ là nội dung có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất mà còn là phương pháp phát triển sức nhanh và mạnh tuyệt vời cho các môn thể thao khác, chạy 60m là nội dung học chính khoá trong trường tiểu học. Thông qua thành tích chạy 60m người ta có thể đánh giá phần nào trình độ điền kinh và nói riêng và trình độ thể thao nói chung của học sinh bậc học tiểu học.
Tập luyện chạy 60m có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh trong trường tiểu học. Qua đó hình thành các phẩm chất ý chí và đạo đức của con người góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, thẩm mĩ cho các em.
Chạy 60m là một hoạt động có chu kì nó biểu hiện năng lực di động của con người với tốc độ nhanh nhất. Tốc độ và độ dài bước chạy là hai phần quyết định tốc độ chạy. Tuy nhiên nếu cố bước dài sẽ làm giảm tần số, mặt khác nếu cố tăng tần số và độ dài bước chạy phải hợp lí không để chúng cản phá nhau mới có tốc độ cao.
 Chạy 60m có 4 giai đoạn
+ Xuất phát.
+ Chạy lao sau xuất phát.
+ Chạy giữa quãng.
+ Về đích. 
[1]
 Theo quan điểm khác nhau, các bài tập thể dục thể thao dùng trong giảng dạy, huấn luyện được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phân loại phổ biến là phân thành các bài tập nhằm tạo điều kiện cho việc nắm vững kĩ thuật động tác và các bài tập thể lực chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, Trên thực tế, các tố chất này thể hiện dưới dạng tổng hợp gắn liền với nhau. Tuy nhiên, trong chạy 60m thì sức mạnh tốc độ và sức nhanh thể hiện rõ ràng hơn. Để đạt được thành tích cao trong chạy 60m thì cần phối hợp có hiệu quả và sử dụng các bài tập huấn luyện về sức mạnh tốc độ, sức nhanh, phải được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện cơ sở vật chất ở từng địa phương.
a/ Nguyên lý kĩ thuật và tác dụng tập luyện nội dung chạy 60m
 - Nguyên lý kĩ thuật chạy 60m là hoạt động có chu kì, có cường độ tối đa, chủ yếu phát triển sức mạnh bền tốc độ. Đặc điểm chung của chạy 60m đều có 2 bước chạy, gồm 4 thời kì: đạp sau của một chân, bay, đạp sau chân kia, bay. Mỗi thời kì đạp sau có 2 giai đoạn:
 Giai đoạn đá lăng: Từ khi chân lăng mới tiếp súc với mặt đất tới khi tổng trọng tâm của cơ thể dọi thẳng góc xuống chân lăng.
 Giai đoạn đạp sau: Từ khi tổng trọng tâm thân thể rọi thẳng góc xuống chân lăng tới khi chân đạp sau rời khỏi mặt đất. Bước chạy càng tích cực tốc độ càng nhanh thì thời kì bay trên không càng ngắn, hệ số bước chạy càng nhỏ.
 Như vậy, muốn chạy nhanh phải giảm thời gian bay trên không. Hay nói cách khác, trong giai đoạn đạp sau, phải giảm tốc độ đạp sau và tăng lực đạp sau, để đưa cơ thể chuyển động nhanh về trước ở giai đoạn đạp sau, các cơ duỗi chân lăng phải hoạt động tích cực theo chế độ khắc phục đạp thẳng hết chân các cơ chân kia cũng phải hoạt động tích cực, để phối hợp đánh đùi về trước lên trên. Muốn đánh đùi của chân lăng tích cực và nhanh, cẳng chân phải theo quán tính gập sát với đùi trên để rút ngắn bán kính chuyển động, tăng tốc độ góc.
 Ngoài hoạt động của hai chân còn có sự phối hợp hiệu quả của các cơ tham gia đánh tay và các cơ tham gia giữ thân trên ở vị trí hợp lí. Giai đoạn đạp sau có liên quan mật thiết hữu cơ với giai đoạn đá lăng, giai đoạn đá lăng lại có quan hệ mật thiết với thời kì bay.
 Trong khi chạy xuất phát thấp thân người ngả nhiều về trước. Ở các bước đầu chân lăng đặt phiá sau điểm rọi của trọng tâm cơ thể, ít bị tác động bất lợi của phản lực đạp sau. Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu gần đây khẳng định tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước chạy với độ dài bước thích hợp. động tác chạy phải hết sức thoải mái, không bị căng thẳng, kết hợp tốt việc phối hợp bước chạy với hô hấp. 
[2]
b/ Đặc điểm tâm – sinh lí và phát triển thể chất của học sinh lớp 5
 - Đặc điểm tâm lí: ở lứa tuổi này các em có những bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang dần tách khỏi thời kì thơ ấu để chuyển sang giai đoạn dậy thì. Qua đó các nhà tâm lí học thường gọi đó là thời kì quá độ để phát triển các tố chất. 
 - Đặc điểm sinh lí: Ở lứa tuổi này bắt đầu diễn ra quá trình phát dục. Vì vậy cơ thể các em phát triển nhanh nhưng mất cân đối. Vì thế ở lứa tuổi này việc tập thể dục, vệ sinh, nghỉ ngơi không hợp lí sẽ dẫn đến những nguy hại không nhỏ sau này. Dưới ảnh hưởng của tập luyện, cơ thể các em có khả năng thực hiện một số hoạt động cơ bắp nhất định với thành tích cao.
 - Đặc điểm phát triển thể chất: Điểm đặc trưng của lứa tuổi này là đang trong quá trình phát dục vì thế các tuyến nội tiết tăng cường hoạt động, kích thích cơ thể lớn nhanh đặc biệt là các em nữ làm tăng các tố chất thể lực. [3]
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Thực tế giáo dục hiện nay, nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn Thể dục ở các trường tiểu học chỉ là giáo dục chung cho tất cả các đối tượng học sinh, chưa có nội dung bồi dưỡng cho học sinh cá biệt, học sinh năng khiếu. Giáo viên chỉ dạy với mục tiêu phát triển chung chứ chưa chú trọng phát triển khả năng cho học sinh có tố chất tốt về TDTT. Mặt khác, cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, sân tập phần lớn là sân đất ít cỏ; các dụng cụ hỗ trợ học sinh tập luyện hầu như không có; chế độ ăn uống, bồi dưỡng cho học sinh chưa hợp lí, khoa học, Bởi vậy, khi tham gia các cuộc thi TDTT, phần lớn các trường đều tham gia với mục tiêu: thi cho có tham gia, thành tích được bao nhiêu quý bấy nhiêu. Thế nên, chất lượng cuộc thi và thành tích thi đấu còn hạn chế. 
 Qua khảo sát điều tra thực tế 8 em học sinh thuộc đội tuyển điền kinh trường tiểu học Triệu Thành năm học 2017 – 2018 kết quả nội dung chạy 60m thu được như sau:
TT
Họ và tên
Kết quả ban đầu
1
Nguyễn Đăng Lân
12”00
2
Nguyễn Văn Quang
12”05
3
Lê Văn Mạnh
12”07
4
Lê Sỹ Tuấn
12”02
5
Lê Thúc Liu
14”06
6
Nguyễn Phương Linh
14”09
7
Hà Thị Nhi
15”02
8
Trần Thọ Hoàng
13”96
Đánh giá: Thành tích chạy 60m của các em còn chưa cao
 Nguyên nhân: Thể lực các em còn yếu, sức bền chưa cao, kĩ thuật động tác chưa thuần thục.
 Các giải pháp thực hiện:
Giải pháp 1: Tăng lượng vận động trong các buổi tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m
Các bài tập bổ trợ được chọn: 
- Tập chạy xuất phát cao và xuất phát thấp.
- Tập động tác chạy lao sau xuất phát.
- Chạy giữa quãng trên đường thẳng.
- Đứng tại chỗ đánh tay.
- Tập nhảy đổi chân.
- Chạy bước nhỏ.
Chạy nâng cao đùi.
Chạy đạp sau.
Chạy lặp lại tốc độ cao.
Chạy biến tốc.
Nhảy lò cò đổi chân.
Tập đứng tư thế xuất phát thấp đạp đổi chân.
Tôi chọn lựa các bài tập bổ trợ cụ thể theo quy trình sau:
- Lập kế hoạch theo phân phối chương trình
- Bài dạy cho nhóm thực nghiệm 5 buổi, mỗi buổi 1 tiết, mỗi tiết với thời gian 60 phút .
- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiến hành thực nghiệm tôi chia đội tuyển thành 2 nhóm.
Nhóm 1: Nhóm đối chứng
TT
Họ và tên
Kết quả ban đầu
1
Nguyễn Đăng Lân
12”00
2
Nguyễn Văn Quang
12”05
3
Lê Thúc Liu
14”06
4
Nguyễn Phương Linh
14”09
Nhóm 2: Nhóm thực nghiệm
TT
Họ và tên
Kết quả ban đầu
1
Lê Văn Mạnh
12”07
2
Lê Sỹ Tuấn
12”02
3
Hà Thị Nhi
15”02
4
Trần Thọ Hoàng
13”96
Giải pháp 2: Tập luyện thông thường cho nhóm đối chứng với 5 buổi tập (mỗi buổi 1 tiết = 60 phút)
Tiết 1
Tập các bài tập phát triển chung 8 động tác (2 lần x 8 nhịp)
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m:
+ Chạy bước nhỏ: 3 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi: 3 lần x 15m
+ Chạy đạp sau: 2 lần x 15m
+ Đứng tại chỗ đánh tay: 3lần x 2 phút
+ Tập chạy xuất phát cao: 2 lần x 15m
+ Tập động tác chạy lao sau xuất phát: 3 lần x 15m.
+ Chạy giữa quãng: 3 lần x 25m.
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
Tiết 2
Tập các bài tập phát triển chung 8 động tác (2 lần x 8 nhịp)
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m.
+ Chạy bước nhỏ: 3 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi: 3lần x 15m
+ Chạy đạp sau: 3lần x 15m
+ Tập chạy xuất phát cao: 2 lần x 15m
+ Chạy biến tốc: 3 lần x 15m
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
Tiết 3
Tập các bài tập phát triển chung 4 động tác (2 lần x 8 nhịp)
+ Động tác tay ngực
+ Động tác lườn 
+ Động tác bụng
+ Động tác vặn mình
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m.
+ Chạy bước nhỏ. 3 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 3lần x 15m
+ Chạy đạp sau 3lần x 15m
+ Đứng tại chỗ đánh tay 3 lần x 2 phút
+ Tập nhảy đổi chân.
 	+ Tập động tác chạy lao sau xuất phát 3lần x 20m
 	+ Chạy giữa quãng 4 lần x 30m.
+ Chạy nhanh 60m x 3 lần
+ Thả lỏng chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân ~ 300m
Tiết 4
Tập các bài tập phát triển chung 8 động tác (2 lần x 8 nhịp)
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m.
+ Chạy bước nhỏ. 2 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 2lần x 15m
+ Chạy đạp sau 2 lần x 15m
+ Đứng tại chỗ đánh tay 3 lần x 2 phút
+ Tại chỗ đưa ngực và vai đánh đích 10 lần
+ Tập 3 hiệu lệnh: vào chỗ - sẵn sàng – chạy
+ Tập xuất phát cao chạy lao sau xuất phát 2 lần x 20m
+ Chạy nhanh 60m x 3lần
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
Tiết 5
Tập các bài tập phát triển chung 4 động tác (2 lần x 8 nhịp)
+ Động tác chân
+ Động tác bụng
+ Động tác vặn mình
+ Động tác toàn thân
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m.
+ Chạy bước nhỏ. 2 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 2lần x 15m
+ Chạy đạp sau 2lần x 15m
+ Xuất phát – chạy lao 15 -30m x 2lần
+ Hoàn thiện kĩ thuật chạy 60m x 2 lần
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
- Giải pháp 3: Tập luyện ứng dụng đề tài cho nhóm thực nghiệm với 5 buổi tập(mỗi buổi 1 tiết = 60 phút)
Tiết 1
Tập các bài tập phát triển chung 8 động tác (2 lần x 8 nhịp)
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m.
+ Chạy bước nhỏ. 3 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 3lần x 15m
+ Chạy đạp sau 2lần x 15m
+ Đứng tại chỗ đánh tay 3 lần x 2 phút
+ Tập chạy xuất phát cao 2 lần x 15m
+ Tập động tác chạy lao sau xuất phát 3 lần x 15m.
+ Chạy giữa quãng 3 lần x 25m.
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
- Lượng vận động cần tăng: Chạy biến tốc 3 lần x 10m
Tiết 2.
Tập các bài tập phát triển chung 8 động tác (2 lần x 8 nhịp)
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m
+ Chạy bước nhỏ. 3 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 3lần x 15m
+ Chạy đạp sau 3lần x 15m
+ Tập chạy xuất phát cao 2 lần x 15m
+ Chạy biến tốc 3 lần x 15m
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
- Lượng vận động cần tăng.
+ Tập đứng tư thế xuất phát thấp đạp đổi chân.
+ Chạy nhanh 60m x 2 lần
+ Chạy tốc độ trung bình 300 – 500m nhằm rèn sức bền tốc độ
Tiết 3
Tập các bài tập phát triển chung 4 động tác (2 lần x 8 nhịp)
+ Động tác tay ngực
+ Động tác lườn 
+ Động tác bụng
+ Động tác vặn mình
Xoay các khớp: Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m
+ Chạy bước nhỏ. 3 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 3lần x 15m
+ Chạy đạp sau 3lần x 15m
+ Đứng tại chỗ đánh tay 3 lần x 2 phút
+ Tập nhảy đổi chân.
 + Tập động tác chạy lao sau xuất phát 3lần x 20m
 + Chạy giữa quãng 4 lần x 30m.
 + Chạy nhanh 60m x 3 lần
 + Thả lỏng chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân ~ 300m
- Lượng vận động cần tăng.
+ Chạy biến tốc theo hiệu lệnh 3 lần x 15m
+ Chạy tốc độ cao 30m x 3lần
Tiết 4
Tập các bài tập phát triển chung 8 động tác (2 lần x 8 nhịp)
Xoay các khớp. 
Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m
+ Chạy bước nhỏ. 2 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 2lần x 15m
+ Chạy đạp sau 2 lần x 15m
+ Đứng tại chỗ đánh tay 3 lần x 2 phút
+ Tại chỗ đưa ngực và vai đánh đích 10 lần
+ Tập 3 hiệu lệnh: vào chỗ - sẵn sàng – chạy
+ Tập xuất phát cao chạy lao sau xuất phát 2 lần x 20m
+ Chạy nhanh 60m x 3lần
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
- Lượng vận động cần tăng
+ Chạy biến tốc theo hiệu lệnh 3 lần x 15m
+ Chạy 10m đánh đích bằng ngực và vai 3 lần
Tiết 5
Tập các bài tập phát triển chung 4 động tác (2 lần x 8 nhịp)
+ Động tác chân
+ Động tác bụng
+ Động tác vặn mình
+ Động tác toàn thân
Xoay các khớp. 
Cổ tay, chân, cẳng tay, gối, hông, ép chằng dọc, chằng ngang.
Bài tập bổ trợ chuyên môn chạy 60m.
+ Chạy bước nhỏ. 2 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 2lần x 15m
+ Chạy đạp sau 2lần x 15m
+ Xuất phát – chạy lao 15 -30m x 2lần
+ Hoàn thiện kĩ thuật chạy 60m x 2 lần
+ Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các khớp
Lượng vận động cần tăng.
+ Chạy tốc độ trung bình 300 – 500m nhằm rèn sức bền tốc độ
+ Tập phản xạ thi đấu 10 lần x 5m
2.4 Kết quả thực hiện sau thực nghiệm
 - Sau 10 buổi tập với 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm việc tăng lượng vận động so với nhóm đối chứng tôi đã tiến hành kiểm tra lấy thành tích chạy 60m của các em trong đội tuyển điền kinh trường tiểu học Triệu Thành và thu được kết quả như sau:
TT
Họ và tên
Kết quả ban đầu
Kết quả tập luyện thông thường
Kết quả tập luyện áp dụng đề tài
1
Nguyễn Đăng Lân
12”00
11”88
11”76
2
Nguyễn Văn Quang
12”05
12”01
11”75
3
Lê Thúc Liu
14”06
14”00
13”85
4
Nguyễn Phương Linh
14”09
14”01
13”92
5
Lê Văn Mạnh
12”07
11”95
11”92
6
Lê Sỹ Tuấn
12”02
11”93
11”78
7
Hà Thị Nhi
15”02
14”95
14”75
8
Trần Thọ Hoàng
13”96
13”89
13”68
- Kết quả sau tập luyện: Là kết quả tập luyện của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng việc “Tăng lượng vận động bằng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m” mà đề tài đã biên soạn trong 5 tuần với tổng số 5 buổi tập ưu việt hơn và hoàn toàn có khả năng nâng cao thành tích chạy 60m trong thời gian ngắn nhất có thể.
Qua 2 bảng kết quả ta thấy: Kết quả việc Tăng lượng vận động bằng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m. Tốt hơn so với phương pháp tập luyện ban đầu. Mà đề tài đã biên soạn trong 5 tuần với tổng số 5 buổi tập và hoàn toàn có khả năng nâng cao thành tích chạy 60m trong thời gian ngắn nhất có thể.
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đi đến một số nhận xét như sau:
 Thành tích chạy 60m của 4 em nhóm đối chứng và 4 em nhóm thực nghiệm thuộc đội tuyển điền kinh trường tiểu học Triệu Thành có thể đạt được kết quả tốt hơn nếu như được áp dụng đề tài “Tăng lượng vận động bằng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho HS lớp 5”. 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận: 
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và áp dụng đề tài “Tăng lượng vận động bằng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m”. Cho thấy lượng vận động cần tăng bằng bài tập bỗ trợ như:
 Tập phản xạ thi đấu 
 Chạy biến tốc theo hiệu lệnh 
 Chạy 10m đánh đích bằng ngực và vai 
 Tập đứng tư thế xuất phát thấp đạp đổi chân.
 Chạy nhanh 60m x 2 lần
 Chạy tốc độ trung bình 300 – 500m nhằm rèn sức bền tốc độ là rất cần thiết để phát huy hết những khả năng tiềm ẩn trong mỗi học sinh bởi ở lứa tuổi này sự hồi phục sau tập luyện của các em là rất tốt vì thế nếu như chúng ta không tăng lượng vận động ở các bài tập trong đội tuyển thì rất khó phát huy hết những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người các em.
3.2 Kiến nghị :
 1. Đối với Sở GD&ĐT: Cần biên soạn và cung cấp thêm các giáo trình về nội dung và phương pháp bồi dưỡng HS năng khiếu 

Tài liệu đính kèm:

  • doctang_luong_van_dong_bang_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh.doc