Sử dụng kiến thức liên môn và nội môn vào dạy Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma (tiết 2) – Lịch sử 10

Sử dụng kiến thức liên môn và nội môn vào dạy Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma (tiết 2) – Lịch sử 10

Trong thực tiễn dạy học,môn Lịch sử có nhiều bài học,đặc biệt là những bài về lịch sử văn hóa có nhiều kiến thức liên quan đến các môn học khác trong và ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông.Nếu học sinh không có sự am hiểu kiến thức sâu rộng để vận dụng thì rất khó tiếp cận và hiểu sâu sắc bài học.Ở các bài học nội dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh. Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động.

Ví dụ như cung cấp thêm những hình ảnh ngoài sách giáo khoa hoặc những mẫu chuyện kể về những con người đã góp phần xây dựng đất nước để có được những thành tựu của hôm nay mà trong sách giáo khoa không đề cập đến. Qua tiết dạy không đem lại hứng thú cho học sinh, tiết học trở nên khô khan đôi lúc học sinh lại có những suy nghĩ lệch lạc về những nhân vật lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử quan trọng.

Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Đó là lí do tôi chọn vấn đề viết sang kiến kinh nghiệm: “Sử dụng kiến thức liên môn và nội môn vào dạy Bài4: Các quốc gia cổ đại phương Tây-Hi Lạp và Rô-ma(tiết 2) – Lịch sử 10 Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích môn học.

 

doc 13 trang thuychi01 8095
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng kiến thức liên môn và nội môn vào dạy Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma (tiết 2) – Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Trong thực tiễn dạy học,môn Lịch sử có nhiều bài học,đặc biệt là những bài về lịch sử văn hóa có nhiều kiến thức liên quan đến các môn học khác trong và ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông.Nếu học sinh không có sự am hiểu kiến thức sâu rộng để vận dụng thì rất khó tiếp cận và hiểu sâu sắc bài học.Ở các bài học nội dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh. Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động. 
Ví dụ như cung cấp thêm những hình ảnh ngoài sách giáo khoa hoặc những mẫu chuyện kể về những con người đã góp phần xây dựng đất nước để có được những thành tựu của hôm nay mà trong sách giáo khoa không đề cập đến. Qua tiết dạy không đem lại hứng thú cho học sinh, tiết học trở nên khô khan đôi lúc học sinh lại có những suy nghĩ lệch lạc về những nhân vật lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử quan trọng.
Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Đó là lí do tôi chọn vấn đề viết sang kiến kinh nghiệm: “Sử dụng kiến thức liên môn và nội môn vào dạy Bài4: Các quốc gia cổ đại phương Tây-Hi Lạp và Rô-ma(tiết 2) – Lịch sử 10 Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích môn học.
-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng một cách hợp lí kiến thức liên môn và nội môn vào thực tiễn dạy học; nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng dụng kĩ thuật vào dạy học lịch sử, nhằm gây hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường.
 Nghiên cứu vấn đề này giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân tôi, đồng thời để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Trình bày lại quá trình và kết quả nghiên cứu, tôi rất mong được quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng kiến thức liên môn và nội môn trong dạy học lịch sử một cách có hiệu quả nhất.
-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Do thực tế và điều kiện thời gian, nên đối tượng nghiên cứu của Sáng kiến kinh nghiệm là việc tìm ra, vận dụng một số kiến thức liên môn và nội môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học Bài4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma(tiết 2) môn lịch sử lớp 10.
Những biện pháp này sẽ được ứng dụng cho từng bài học, kiểu bài lên lớp và trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp.
-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trước hết, tôi nghiên cứu kĩ thuật sử dụng kiến thức liên môn và nội môn trong dạy học lịch sử, và tìm hiểu, tham khảo đồng nghiệp trong trường, ở một số trường trong và ngoài tỉnh, làm cơ sở cho việc vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật này. 
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 10. Các tư liệu Văn Học, Địa Lí, GDCD, Toán, Vật Lí có liên quan.
Bước tiếp theo, tôi thực hành nghiên cứu, soạn giáo án và thực nghiệm sử dụng kiến thức liên môn và nội môn vào dạy bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô Ma(tiết 2).
Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí, trên cơ sở đó tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học sau này
NỘI DUNG
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Từ thực tiễn trên,việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn và nội môn là hết sức cần thiết,là đòi hỏi của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với xu thế chung của thế giới. 
Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại, điển hình là Tiến sỹ Đai - Ri cho rằng, trong một tiết học, bài học, giáo viên có thể lược bỏ bớt những nội dung kiến thức không phải là trọng tâm trong sách giáo khoa và có thể cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức mở rộng nằm ngoài sách giáo khoa môn học mình đang dạy. Những kiến thức đó thuộc nhiều kênh thông tin khác nhau: có thể là trên sách báo, truyền hình, ngoài xã hội hoặc ở sách giáo khoa các môn học khác. Tuy nhiên, việc cung cấp kiến thức đó phải sát với bài học, phải đảm bảo tính phù hợp, vừa sức nhằm làm nổi bật trọng tâm bài học và gây được hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Việc làm này càng có tác dụng đối với những bài học, tiết học được xem là “khô khan” như nhiều tiết trong bộ môn Lịch sử vì chúng có quá nhiều số liệu mà học sinh cho là khó nhớ. Tất nhiên, việc cung cấp kiến thức “bên ngoài” bao nhiêu, như thế nào để đạt hiệu quả cao lại là chuyện khác. Tiến sỹ Đai- Ri đã đúc kết lý luận trên bằng một “công thức” mang tính khái quát cao, dễ hiểu và áp dụng.(Xem sơ đồ).
 1
 2
 2
 3
Đối với cá nhân tôi rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn cũng như kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú khi nghe giáo viên đọc thơ, văn để minh họa cho sự kiện, nhân vật lịch sử - học sinh chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua trao đổi với các đồng nghiệp, tôi đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của họ. Chính nhiều người trong số các đồng nghiệp của tôi cũng đã thừa nhận rằng họ đã thể nghiệm nhiều lần dạy hai cách khác nhau ở một tiết học: một là “giảng chay”- nghĩa là không vận dụng kiến thức thơ, văn, kết hợp địa lý, GDCD... hai là có vận dụng kiến thức văn học , địa lý , GDCD.... vào trong tiết dạy thì thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng như người học hoàn toàn khác nhau.
 Với chức năng phản ánh cuộc sống, TLVH đã góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. 
 Giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều ít nhiều phản ánh một hiện thực xã hội . Việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho các kiến thức lịch sử ấy dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham dự, chứng kiến lịch sử quá khứ.. Do đó việc sử dụng TLVH trong bài giảng của giáo viên là một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 
 Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu văn học (TLVH) là một trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế. Với chức năng phản ánh cuộc sống, TLVH đã góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. 
 Giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Theo tôi, thực ra cơ sở này vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Suy cho cùng, đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như Sử học đều là Con người. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đả kích, lên án cái xấu của họ thì Lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (Nhân vật Lịch sử) và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước. Không phải ngẫu nhiên mà trong chương trình Văn học lại có phân môn Văn học sử và trong Chương trình Lịch sử lại có phần Lịch sử Văn học.
 Kiến thức Địa lí nói chung, bản đồ Địa lí nói riêng có ưu thế trong việc khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh. Bản đồ lịch sử được tích hợp kiến thức địa lí giúp học sinh hiểu rõ sự kiện lịch sử trên các khía cạnh. Tại sao xảy ra ở vị trí không gian đó? Diễn biến thế nào? Mối liên quan của các sự kiện trong những vị trí không gian khác nhau ra sao?
 Cùng với kiến thức môn Văn học, Địa lý, GDCD cũng là môn đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, bởi lẽ: Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa hiệu quả. Do ảnh hưởng từ phim ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi game bạo lựcvà nhiều tác động khác khiến cho nhiều thanh thiêu niên học sinh bị hư hỏng ,bị thoái hoá biến chất,bị ô nhiễm trở thành những kẻ phạm tội trong và ngoài nhà trường ,gây nên những hậu quả nghiêm trọng khiến dư luận phải bàng hoangh đau xót.Đây chính là vấn đề nhức nhối đối với ngành giáo dục của chúng ta hiện nay .Thực tế này đòi hỏi mỗi nhà trường phải nâng cao hơn nữa vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đây là trách nhiệm chung của tất cả các thầy cô giáo ở tất cả các môn học ,đặc biệt là các môn học xã hội trong đó có môn GDCD.
Như vậy việc tích hợp trong giảng dạy giữa kiến thức Lịch sử, Văn học , Địa lý với GDCD là vô cùng cần thiết , đem lại hiệu quả cao.
 Ngoài các bộ môn học cùng xếp vào khoa học xã hội, giáo viên Lịch sử vẫn có khả năng tích hợp với các bộ môn khoa học tự nhiên ( Toán, Lý , Hóa , Sinh ...) tùy từng bài cũng đem lại hiệu quả thuyết phục cao hơn trong từng tiết dạy.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.2.1. Thực trạng chung
 Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân. Trên cơ sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu biết quốc tế, bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong các hoạt động giáo dục ấy.
 Thực tế hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước do điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nên phần lớn học sinh nghiêng về các khối A - B - D. Hiện trạng học sinh quan niệm môn Lịch sử là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn. 
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh
 * Đối với học sinh
Học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp các em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
 Những năm gần đây do tác động của kinh tế, xã hội và gia đình nên học sinh không hứng thú với các bộ môn khoa học xã hội - trong đó có môn Lịch sử. Hiện trạng học sinh quan niệm Lịch sử là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn.
 * Đối với giáo viên
 Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác dạy - học, vai trò của thầy cô giáo là rất lớn, phải yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức điều kiển học sinh phát triển tư duy lịch sử nhất là tư duy độc lập, sáng tạo; biết tự tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn trong đó phải kể đến việc khai thác kiến thức liên môn và nội môn trong quá trình học bằng cách tự mình suy nghĩ, đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề được đặt ra; kết hợp với trao đổi cá nhân , thảo luận nhóm, làm phong phú thêm kiến thức. Sau đó, người học tự kiểm tra đánh giá sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi với bạn bè và dựa vào kết luận của thầy cô, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, đồng thời tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình. Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà mình đã giành được bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ chỉ ghi nhớ, nắm vững được những gì đã trải qua trong hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ và khát vọng học tập.
Giáo viên đã có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật . Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn. Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có câu hỏi gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia hoạt động đều này làm cho các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy chán nản và không yêu thích môn học.
2.2.3. Điều tra cụ thể:
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều tra được thực hiện thông qua những câu hỏi phát triển tư duy trên lớp, kiểm tra miệng, 15 phút 
Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trình bày, tái hiện còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lời chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác. Cụ thể, kết quả đầu HK I năm học 2015-2016:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A4
39
9
23
17
43.6
12
30.8
1
2.6
0
0
10D2
43
9
20.9
16
37.2
16
37.2
2
4.7
0
0
10D3
40
10
25
11
27.5
16
40
3
7.5
0
0
10D4
42
10
23.7
17
40.5
14
33.3
1
2.5
0
0
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HI LẠP VÀ RÔ - MA
( Tiếp theo)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Bài học giúp HS nắm được những nét tiêu biểu về thành tựu văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma
-Hs thấy được sự phát triển cao,toàn diện về văn hóa của Hy Lạp và Rô Ma cổ đại,vị trí và ý nghĩa của nó trong lịch sử văn minh nhân loại
2. Về tư tưởng, tình cảm
-Giáo dục cho học sinh ý thức trân quý về những giá trị văn hóa mà con người đã sang tạo ra trong lịch sử,lòng biết ơn ,ý thức gữ gìn,phát huy những giá trị đó
-Góp phần nâng cao tinh thần,trách nhiệm có ý thức phấn đấu học tập lao động và sáng tạo
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.
-phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp các môn học để hiểu sâu sắc lịch sử
II - THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
* Giáo viên:
- Giáo án/Bài giảng điện tử
- Tranh ảnh,bảng biểu,tư liệu có liên quan
- Sử dụng PPDH: Nêu vấn đề,phát vấn-đàm thoại,thảo luận,diễn giảng
* Học sinh:Phần chuẩn bị bài,sgk
IV - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. KTBC: 
- Câu hỏi :nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Phương Đông cổ đại
-Dẫn dắt vào bài học
3. Tổ chức hoạt động dạy - học
- Dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Nội dung kiến thức liên môn và nội môn được sử dụng trong bài:
Hoạt động của học sinh
 Trợ giúp của giáo viên
1.kiến thức về lịch pháp
Hs trình bày những hiểu biết về cách tính lịch
2. Kiến thức về ngôn ngữ:
Hs trình bày về hệ thống chữ cái Rô Ma và so sánh với chữ tượng hình của TQ rút ra nhận xét,nêu ý nghĩa
3. Kiến thức toán học
Hs nêu tên các nhà toán học và các định lí, tiên đề toán học
4. Kiến thức vật lý:
Hs nêu định luật Ác-si-mét và giải thích ứng dụng của nó trong cuộc sống
5. Kiến thức về triết học:
Hs giải thích câu nói của Hê-ra-crit:không ai tắm hai lần trên một dòng sông
6. Kiến thức về y học:
Hs nêu ý nghĩa của lời thề Hy-po-crat
7. Kiến thức về văn học:
*Hs kể tên các vị thần trong thần thoại Hylap và nêu giá trị
*Hs nêu vắn tắt nội dung đoạn trich:Uy-li-xơ trở về đã được học trong văn học 10
8. Kiến thức về kiến trúc nghệ thuật:
Hs giới thiêu về các công trình kiến trúc đã sưu tầm được và so sánh với các công trình phương Đông cổ đại
9. Kiến thức tổng hợp về lịch sử văn hóa
Hs lắng nghe ghi nhớ,tái hiện kiến thức đã học về văn hóa cổ đại Phương Đông, Phương Tây và đã biết để trả lời
-Gv nhận xét,cho hs quan sát bảng và chỉ ra qui luật,giải thích vì sao tháng 2 có 28 ngày:
Nhờ đi biển,người Hy lap –Rô Ma quan sát được mặt trời quay quanh trái đất 1 vòng hết 365 ngày và ¼ ngày,từ đó định ra 1 năm chia thành 12 tháng:tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày còn lại 30 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày vì 2 lí do:1 là tháng 2 là tháng xử tội ở Rô Ma-tháng đau buồn và người ta muốn nó ngắn lại nên đã rút bớt 1 ngày để bù vào tháng 12,
* Giáo viên: chiếu bảng hệ thống chữ cái Latinh gồm 26 chữ và so sánh với chữ tượng hình của TQ gồm rất nhiều chữ khác nhau,khoảng trên 3000 chữ(tam thiên tự) chẳng hạn 
=>Gv kết luận;ngôn ngữ là là công cụ cuả tư duy,công cụ càng sắc bén thì tư duy sáng tạo càng được kích thich,đó cũng là lí do giải thích vì sao văn hóa Hylap- Rô Ma phát triển hơn phương đông
*Gv trình chiếu nội dung,giải thích và nêu ý nghĩa: định lí pitago,định lí ta lét,các định đề và tiên đề Ơ-cơ-lít
*Gv kể giai thoại về Ác-si-mét: Acsimet là nhà toán học xuất chúng, nhà kỹ thuật tài ba, nhà khoa học dũng cảm và nhiệt thành yêu Tổ quốc. Ông phát hiện ra định luật đòn bẩy, lý thuyết về trọng tâm, điều kiện nổi của các vật,nguyên lý về tỉ trọng
*Gv chiếu minh họa hình ảnh các nhà triết học Hy lạp cổ đại và giảng giải:ở Hy lạp triết học là lĩnh vực đặc biệt phát triển với 2 trường phái duy vật và duy tâm tiêu biểu như Đê-mô-crit với “thuyết nguyên tử”,platon với thuyết ý niệm tuyệt đối đặt nền móng cho sự phát triển của triết học cổ điển phương tây và là cơ sở để Mác-Ăng ghen xây dưng triết học duy vật biện chứng của mình
*Gv chiếu hình ảnh nhà y học Hy-pô-crat và nội dung cơ bản của lời thề() rồi giảng giải:đề cao y đức của người thày thuốc,trách nhiệm cao cả của thầy thuốc là cứu người.Lời thề ấyngày nay trở thành chuẩn mực đạo đức mà các sinh viên trường y trước khi học tri thức phải thuộc nằm lòng
*Gv nhận xét,bổ sung:Thần thoại Hylap gồm hàng trăm vị thần đứng đầu là thần Dớt ngự trên đỉnh O-lim-pi,mỗi thần đại diện cho một lĩnh vực của cuộc sống như thần biển cả Nép-tuyn,thần trinh nữ a-tê-na(di-a-na),thần tình yêu và sắc đẹp Venus(vệ nữ),thần ngũ cốc Ju-ven-tút,Trong một lần chạy thi giữa các vị thần lên đỉnh O-lim-pi,thần Nike đã giành chiến thắng và được nhân dân kết vòng nguyệt quế đội lên đầu,điển tích này ngày nay được sử rộng rãi làm biểu tượng cho người chiến thắng trong các cuộc thi,chẳng hạn như cuộc thi Đường lên đỉnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_kien_thuc_lien_mon_va_noi_mon_vao_day_bai_4_cac_quoc.doc