SKKN Xây dựng trường trung học cơ sở Trần Phú huyện Nông cống thành trường chất lượng cao

SKKN Xây dựng trường trung học cơ sở Trần Phú huyện Nông cống thành trường chất lượng cao

Đảng và nhà nước ta luôn nhất quán trong quan điểm đầu tư cho giáo dục. Nghị quyết của các kì Đại hội Đảng luôn có những quyết sách ưu tiên cho phát triển, đổi mới giáo dục. Khi kết luận về việc tiếp tục thực hiện NQTW2 khóa VIII, Bộ Chính trị khẳng định một trong các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 là "Rà soát và bổ sung cơ chế, chính sách, tổ chức phát hiện, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc phổ thông". Năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vẫn khẳng định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội".

Đối với tỉnh Thanh Hóa, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo nhân tài của tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 4566/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 về việc phê duyệt đề án phát triển trường THPT chuyên Lam Sơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đề án đã nêu rõ cần phải "Phát triển và củng cố các trường THCS chất lượng cao ở tuyến huyện để tạo nguồn tuyển sinh cho trường THPT chuyên Lam Sơn".

 

doc 17 trang thuychi01 9230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng trường trung học cơ sở Trần Phú huyện Nông cống thành trường chất lượng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÔNG CỐNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
 CƠ SỞ TRẦN PHÚ HUYỆN NÔNG CỐNG THÀNH TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG CAO
	Người thực hiện: Nguyễn Văn Bình
	Chức vụ: Trưởng phòng
	Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT huyện Nông Cống
	SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
NÔNG CỐNG, NĂM 2016
MỤC LỤC
TT
Tên mục
Trang
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1
2
1. Lí do chọn đề tài.
1
3
2. Mục đích nghiên cứu.
2
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3
5
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
6
II. PHẦN NỘI DUNG
4
7
1. Cơ sở lí luận.
4
8
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
7
10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
11
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
12
1. Kết luận.
15
13
2. Kiến nghị.
15
I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lí do chọn đề tài.
Đảng và nhà nước ta luôn nhất quán trong quan điểm đầu tư cho giáo dục. Nghị quyết của các kì Đại hội Đảng luôn có những quyết sách ưu tiên cho phát triển, đổi mới giáo dục. Khi kết luận về việc tiếp tục thực hiện NQTW2 khóa VIII, Bộ Chính trị khẳng định một trong các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 là "Rà soát và bổ sung cơ chế, chính sách, tổ chức phát hiện, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc phổ thông". Năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vẫn khẳng định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội".
Đối với tỉnh Thanh Hóa, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo nhân tài của tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 4566/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 về việc phê duyệt đề án phát triển trường THPT chuyên Lam Sơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đề án đã nêu rõ cần phải "Phát triển và củng cố các trường THCS chất lượng cao ở tuyến huyện để tạo nguồn tuyển sinh cho trường THPT chuyên Lam Sơn".
Trên thực tế nhiều huyện trên đại bàn tỉnh đã xây dựng được trường trung học cơ sở (THCS) chất lượng cao do UBND huyện trực tiếp quản lí. Chính vì vậy chất lượng học sinh giỏi tại các huyện nêu trên đã từng bước phát triển bền vững.
Đối với huyện Nông Cống trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho ngành giáo dục huyện nhà phát triển thông qua nghị quyết 04/HU "Xây dựng phát triển toàn diện GD&ĐT Nông Cống giai đoạn 2007-2010 và đến năm 2015", triển khai Đề án "Củng cố và phát triển trường THCS Trấn Phú thị Trấn". Đồng thời đã ban hành những chủ trương, nghị quyết hỗ trợ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, khen thưởng cho giáo viên, học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập. 
Đối với trường THCS Trần Phú, cơ sở vật chất (CSVC) của trường ngày càng khang trang, chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV), chất lượng giáo dục toàn diện của trường luôn dẫn đầu trong huyện, chất lượng giáo dục học sinh giỏi (HSG), học sinh năng khiếu được xếp trong tốp đầu của tỉnh. Đặc biệt trường đã được phụ huynh và các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đưa con em đến trường ngày càng đông, số học sinh khá giỏi có nguyện vọng được học tập tại trường ngày càng tăng.
Tuy nhiên, do mô hình hiện tại đang trực thuộc UBND Thị Trấn quản lí, nên việc đầu tư CSVC cho nhà trường chưa có chiến lược lâu dài, chưa có quy hoạch tổng thể về điều kiện CSVC, khuôn viên, nhà ăn, nhà bán trú và quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, học sinh, chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút học sinh giỏi đến trường và khuyến khích, động viên CBGV, học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy, học tập 
 Chính vì vậy, tôi chọn sáng kiến "Xây dựng trường THCS Trần Phú huyện Nông Cống thành trường chất lượng cao" làm đề tài nghiên cứu, áp dụng của mình cũng là yêu cầu cần thiết khách quan, vừa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, vừa góp phần đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời xác định đầu tư xây dựng cho trường THCS Trần Phú trở thành trường chất lượng cao là nền móng chất lượng học sinh giỏi THPT, tạo tiền đề cho học sinh đậu thủ khoa thi vào các trường đại học, cao đẳng; là mô hình kiểu mẫu về chất lượng, CSVC, đội ngũ, học sinh.... để các trường THCS trong huyện học tập, phát triển.
	2. Mục đích nghiên cứu.
	 Xây dựng quy hoạch trường THCS Trần Phú thành trường trọng điểm chất lượng cao thuộc huyện quản lý.
	Đào tạo bồi dưỡng học sinh THCS có tư chất thông minh, học sinh năng khiếu đạt kết quả xuất sắc trong học tập theo yêu cầu giáo dục toàn diện để tiếp tục phát triển, đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước. Đồng thời, đây là nơi đặt địa điểm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiểu học dự thi, giao lưu HSG cấp tỉnh, quốc gia.
	Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đảm bảo về số lượng và chất lượng giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề để đáp ứng yêu cầu đào, bồi dưỡng học sinh.
	Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, có khu bán trú, nhà ăn, nhà tập đa năng phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện nâng cao ứng dụng CNTT trong quản lí.
	Nâng cao chất lượng công tác quản lí: ban giám hiệu phải luôn chủ động, sáng tạo trong công tác quản lí, tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; phát huy được tinh thần tự giác của cả thầy và trò nhà trường.
	3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
	Mô hình Trường THCS chất lượng cao Trần Phú huyện Nông Cống
b. Phạm vi nghiên cứu:
	Trên địa bàn huyện Nông Cống
`	4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
4.3. Phương pháp điều tra, so sánh cơ bản.
II. PHẦN NỘI DUNG
	1. Cơ sở lí luận.
	Trong những năm qua giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ, mục tiêu của giáo dục phổ thông là từng bước chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh. Vì vậy việc xây dựng mô hình một trường chất lượng cao là việc làm cần thiết và mang tính chiến lược lâu dài cho sự phát triển của giáo dục huyện nhà. Căn cứ vào Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009; Nghị định 115/2010/NĐ-CP,ngày 24/12/2010 của Chính phủ, Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục;
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
	Quyết định 1268/QĐ- UBND, ngày 03/5/2012 của UBND Tỉnh Thanh Hoá về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Chương trình hành động của UBND Tỉnh Thanh Hoá; Chương trình hành động của UBND huyện Nông Cống thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xét thấy rằng đã thật sự cần thiết phải thay đổi quy mô trường THCS Trần Phú hiện tại thành trường chất lượng cao do huyện quản lý để mang lại lợi ích cao hơn cho công tác đào tạo nhân lực trong tương lai và góp phần nâng cao tầm vóc của huyện.
	2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Quy mô:
- Số lớp và số học sinh: Năm học 2014-2015 có 13 lớp, mỗi khối 3 lớp, riêng lớp 9 có 4 lớp (tăng 1 lớp so với năm học 2013-2014). Tổng số học sinh là 423 em; bình quân 32 học sinh/ lớp.
- Tổng số cán bộ giáo viên: 34
Trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 3 (Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng).
+ Giáo viên biên chế: 29.
100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn (thạc sĩ: 1 - tỉ lệ 5,9%, đại học: 24- 82.7%, cao đẳng: 4 - 13.8 % )
+ Nhân viên hành chính: 02 ( 1 kế toán, 01 văn thư)
2.2. Chất lượng giáo dục:
2.2.1. Học sinh: 
- Chất lượng đạo đức: học sinh trường THCS Trần Phú ngoan, chăm học, có quyết tâm cao, có chí hướng phấn đấu vươn lên. 
- Chất lượng học tập: Trong những năm học vừa qua nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo được niềm tin cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện nói chung và Thị Trấn nói riêng. Số lượng học sinh đạt học lực giỏi hằng năm chiếm từ 52 % trở lên. 
Tốt nghiệp THCS: luôn đạt 100%, trong đó loại khá, giỏi là 95%.
Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Từ năm 2010 đến nay tỷ lệ đỗ vào các trường THPT luôn đạt 100% và mỗi năm nhà trường có từ 2-5 HS đỗ vào trường THPT chuyên Lam Sơn. 
Học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh: hàng năm có từ 40 lượt học sinh trở lên đạt giải cấp tỉnh. Từ năm học 2009-2010 đến nay, kết quả bồi dưỡng HSG cấp tỉnh được xếp trong tốp: 6; 13; 5; 4; 11; 6.
Học sinh đạt giải quốc gia: Có 01 học sinh đoạt huy chương đồng thi Olimpic Tiếng Anh trên mạng Internet; 01 giải Khuyến khích quốc gia về " Giải toán trên máy tính cầm tay" năm học 2014-2015.
Tuy nhiên, chất lượng đội tuyển HSG các môn văn hoá lớp 9 cấp tỉnh chưa phát triển ổn định và bền vững.
2.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên:
Cán bộ quản lí: đảm bảo số lượng và tiêu chuẩn. Có 3/3 đồng chí có trình độ đại học, 2/3 đồng chí có bằng trung cấp lí luận chính trị.
Giáo viên: Giáo viên có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, giảng dạy có hiệu quả, nhiệt tình, tận tâm với nghề, gắn bó với trường. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn cao (82.7%)
Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm, sự nhiệt tình, tâm huyết của một bộ phận giáo viên chưa cao; số giáo viên có thể đảm nhiệm công tác bồi dưỡng đội tuyển dự thi cấp tỉnh không nhiều (48%) 
2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
 Trường THCS Trần Phú được xây dựng trên khu đất với diện tích 5.200 m2 gồm các hạng mục: 2 dãy nhà 2 tầng có tổng 18 phòng học, 01 khu hiệu bộ 8 phòng.
	Chưa có khu nhà đa năng (tổ chức hoạt động tập thế), khu nhà bán trú, khu bãi tập, chưa có Website riêng hỗ trợ hoạt động quản lí, học tập, thông tin, tuyên truyền các hoạt động của nhà trường.
	Có các phòng học bộ môn, nhưng chưa có phòng học ngoại ngữ lắp đặt trang thiết bị chuyên dụng, thư viện chưa đạt chuẩn quốc gia, các lớp học chưa lắp đặt hệ thống camera quản lí giáo viên và học sinh. 
	Cơ sở vật chất hiện có đã góp phần cho việc duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học, tuy nhiên vẫn còn một số hạng mục công trình xuống cấp hoặc chưa được đầu tư xây dựng; phương tiện, thiết bị dạy học đến nay đã lạc hậu và hư hỏng nhiều. Để đảm bảo cơ sở vật chất theo yêu cầu của trường trọng điểm chất lượng cao, trước mắt trường THCS Trần Phú cần được đầu tư thêm một số hạng mục như: Quy hoạch trường đến địa điểm khác hoặc cải tạo mở rộng khuôn viên để xây dựng được khu nhà bán trú, nhà ăn, khu bãi tập và các công trình phụ trợ khác, làm biển chỉ dẫn đường vào trường trên quốc lộ 45, trang bị ti vi từ 50 inch trở lên trên các lớp học, hệ thống camera...Phấn đấu đến năm 2016 xây dựng được khu nhà bán trú 3 tầng 24 phòng, khu nhà ăn 4 phòng, đến năm 2018 lắp đặt hệ thống camera lớp học, lắp đặt phòng học ngoại ngữ chuyên dụng, lắp đặt phòng máy vi tính hiện đại, đến năm 2020 xây dựng thư viện điện tử.
2.4. Những chế độ chính sách của huyện đối với giáo viên, học sinh:
	Sự quan tâm của Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện về hỗ trợ kinh phí cho giáo viên trực tiếp dạy đội tuyển và khen thưởng cho giáo viên học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi cấp tỉnh, cấp quốc gia đã cơ bản động viên được sự nỗ lực của giáo viên, học sinh, song vẫn chưa đủ mạnh so với các huyện lân cận, riêng nguồn kinh phí hỗ trợ giảng dạy đội tuyển chưa xây dựng thành định mức chung mà quyết định theo từng năm học.
	Việc xác định vị trí việc làm và định mức giảm số tiết dạy so với thông tư 28 đã có định hướng ưu tiên, song trên thực tế do số lượng giáo viên vẫn còn thiếu nên nhà trường không thể sắp xếp số tiết giảm cho giáo viên dạy đôi tuyển như Đề án "Củng cố phát triển trường THCS Trần Phú" đã xác định; có chế độ học bổng cho học sinh giỏi cấp trường nhưng chưa có chế độ đãi ngộ cho học sinh tại các xã ở xa về học tập tại trường.
	3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
	3.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý(CBQL)
	3.1.1. Tuyển chọn đội ngũ CBQL, GV đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo chất lượng theo qui định: 
- CBQL được lựa chọn trong số những giáo viên của trường có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo qui định, có nhiều thành tích tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có khả năng quản lí và chỉ đạo công tác bồi dưỡng HS giỏi hoặc được điều động từ những đồng chí CBQL có uy tín, có năng lực lãnh đạo giỏi tại các trường THCS trong huyện.
- Giáo viên của trường được tuyển chọn từ những giáo viên giỏi, xuất sắc của huyện hoặc những giáo sinh mới tốt nghiệp xuất sắc có đủ các điều kiện qui định, bằng hai hình thức: Thi tuyển, điều động hoặc hợp đồng giảng dạy tại trường. Sau ít nhất 1 năm nếu chất lượng giảng dạy tốt, có thành tích cao, có uy tín với đồng nghiệp, được học sinh, phụ huynh học sinh tin tưởng sẽ được làm qui trình thuyên chuyển về giảng dạy chính thức tại trường.
	- Ưu tiên tiếp nhận, tuyển dụng, hợp đồng làm việc đối với những giáo viên có bằng tốt nghiệp thạc sỹ trở lên, đủ điều kiện năng lực, phẩm chất, uy tín và qua quá trình thi chọn tại trường THCS Trần Phú; được chuyên môn nhà trường, Phòng GD&ĐT thẩm định đảm bảo có khả năng dạy các đội tuyển học sinh giỏi của huyện dự thi cấp Tỉnh và Quốc gia.
- Đảm bảo tỷ lệ giáo viên đủ dạy theo định mức bình quân 16 tiết/ tuần và 10 GV dạy 10 đội tuyển dự thi HSG cấp tỉnh (37 GV). 
- Bố trí đủ nhân viên hành chính nhà trường gồm 5 đ/c : 1 kế toán, 1 phụ tá thí nghiệm, 1 văn thư, 1 thư viện, 1 y tế học đường.
3.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng chuyên sâu. Đồng thời phát huy năng lực sáng tạo tự học, tự bồi dưỡng, mỗi CBGV phải luôn luôn học tập nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
- Tạo điều kiện cho CBGV, Học sinh được giao lưu, học tập kinh nghiệm với các trường chất lượng cao trong và ngoài tỉnh.
- Có qui định cụ thể để động viên, khuyến khích CBGV, giảng dạy ở trường chất lượng cao; đặc biệt phải xây dựng được qui định về khen thưởng đối với CBGV đạt thành tích cao trong các kỳ thi (giao lưu) học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, quốc gia.
- Giáo viên của nhà trường thường xuyên nghiên cứu tài liệu, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học; thường xuyên thay đổi các hình thức dạy học để học sinh chủ động tích cực và sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức khoa học.
- Sau mỗi năm học, tất cả CBGV đều tham gia công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN trong quản lí, giảng dạy và các hoạt động giáo dục để thúc đẩy phong trào giáo dục toàn diện của nhà trường đồng thời để phổ biến nhân rộng ở những đơn vị khác trên địa bàn.
- Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh, chất lượng các đội tuyển dự thi HSG các cấp. Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên theo điều lệ trường học, theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và những mục tiêu về chất lượng mà đề án đề ra. Sau hai năm liên tục, những cán bộ quản lí, giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ đề ra, không có giải pháp làm chuyển biến tốt tình trạng chất lượng của trường (lớp, đội tuyển) thì sẽ điều động luân chuyển về đơn vị khác. 
	3.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
- Giáo dục học sinh nâng cao ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó xây dựng phương pháp học tập sáng tạo. 
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để quản lí học sinh, giáo dục học sinh có động cơ, thái độ học tập nghiêm túc.
Học sinh được hướng dẫn phương pháp tự học để chủ động tìm hiểu tài liệu, vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng trong quá trình học tập.
Học sinh nhà trường được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động "Sáng tạo khoa học kĩ thuật" hoặc " Vận dụng kiến thức liên môn trong học tập" hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, rèn luyện, giáo dục.
Ngoài học tập các môn văn hóa, tăng cường hướng dẫn học sinh kiến thức về tin học, ngoại ngữ; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của học sinh bằng cách cho các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. 
- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá xếp loại các hoạt động giáo dục nhằm khích lệ, thúc đẩy phong trào học tập trong học sinh. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục được tổ chức thường xuyên, đánh giá nghiêm túc, khách quan.
- Thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống để tăng cường ý thức chủ động tích cực cho học sinh; đào tạo thế hệ học sinh giỏi về kiến thức văn hóa, đồng thời luôn thích ứng với mọi tình huống trong các hoạt động xã hội.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em học sinh giỏi có nguyện vọng được đến học tập tại trường. Có chính sách thu hút HSG, học sinh năng khiếu từ những trường THCS vùng xa của huyện và chính sách khuyến khích học sinh không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.
- Học sinh tích cực khai thác tài liệu tại thư viện nhà trường để nâng cao hiệu quả học tập.
- Xây dựng qui định về khen thưởng cho học sinh đạt kết quả cao trong quá trình học tập tại trường, khen thưởng học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi (giao lưu) học sinh giỏi huyện, cấp tỉnh, quốc gia.
	3.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Tăng cường xây dựng CSVC trang thiết bị dạy học
PGD tham mưu với UBND huyện và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để cải tạo, phát triển cơ sở vật chất của nhà trường theo mục tiêu của đề án 
- Nếu thực hiện phương án 1 hoán đổi cho trường THCS Minh Thọ: 
* Đến năm 2016:
	- Xây dựng khu bán trú về phía sau khu hiệu bộ hiện tại gồm 27 phòng với tổng diện tích xây dựng 729 m2( mỗi phòng diện tích 21m2)và khu nhà ăn bếp nấu 4 phòng với tổng diện tích 200 m2.
	- Quy hoạch, chỉnh trang cổng trường, khuôn viên cảnh quan sư phạm nhà trường, bồn hoa cây cảnh tương xứng với qui mô và vị thế nhà trường.
	- Cải tạo sửa chữa nâng cấp sân trường, lát nền phòng học hiện có đối với dãy phòng học.
	- Xây dựng biển chỉ dẫn vào trường trên quốc lộ 45 cũ; 
* Đến năm 2017:
	- Trang bị lắp đặt hệ thống camera trên các phòng học để ứng dụng CNTT trong quản lí.
 	- Trang bị 50% số ti vi từ 50 inch trở lên trên các lớp học... 
* Đến năm 2018:
	- Xây dựng quy hoạch lại khu hiệu bộ nhà trường theo cốt trần, nền, mặt trước của khu bán trú tại phía đông khuôn viện hiện tại nhà trường.
* Đến năm 2019:
 	- Phấn đấu xây dựng tăng cường CSVC cho khu vực bếp ăn tập thể, đảm bảo cho công tác bán trú đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Có ít nhất 50% học sinh bán trú tại trường, tiến tới tổ chức học hai buổi trên ngày cho học sinh toàn trường theo qui định của Bộ GD&ĐT.
	- Trong những giai đoạn tiếp theo, căn cứ vào yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục, UBND huyện có kế hoạch đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng theo yêu cầu mới. 
	- Đẩy mạnh hoạt động của Hội cha mẹ học sinh, tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài và công tác xã hội hóa giáo dục thúc đẩy phong trào giáo dục toàn diện của nhà trường.
	- Kinh phí đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường trích từ ngân sách huyện . 
 	3.4. Nhóm giải pháp thứ tư: Ban hành cơ chế chính sách cho nhà trường, cán bộ giáo viên và học sinh
	- Đối với nhà trường
+ Được đầu tư xây dựng CSVC nhà trường theo mục tiêu của đề án bằng nguồn ngân sách huyện 
+ Định mức kinh phí chi nghiệp vụ bằng 1,5 lần so với kinh phí nhà trường được cấp theo quy định chung.
(Hiện nay là : 190.000.000 x 1,5 = 285 000 000 đ)
- Đối với học sinh
Học si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_truong_trung_hoc_co_so_tran_phu_huyen_nong_con.doc