SKKN Xây dựng phong nêu gương cho đội ngũ giáo viên trường THPT Đào Duy Từ

SKKN Xây dựng phong nêu gương cho đội ngũ giáo viên trường THPT Đào Duy Từ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Theo Người, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thấm sâu vào “tâm lý quốc dân” và đi vào cuộc sống. Biến nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động của quần chúng, tạo ra đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Phong cách làm việc là tổng hợp những phương pháp, cách thức, biện pháp, tác phong, lề lối làm việc để vận dụng các kiến thức, tri thức khoa học vào thực tiễn đem lại hiệu quả. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Thực tế cho thấy, đối với người cán bộ cơ sở, khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ có những lúc, những công việc chưa hoàn thành tốt không phải do thiếu kiến thức và sự nhiệt tình, trách nhiệm hay phương tiện, vật chất bảo đảm mà còn do phong cách làm việc chưa phù hợp. Từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi chọn đề tài về “Xây dựng phong nêu gương cho đội ngũ giáo viên trường THPT Đào Duy Từ”.

doc 21 trang thuychi01 6470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng phong nêu gương cho đội ngũ giáo viên trường THPT Đào Duy Từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài .....
2
1.2. Mục đích nghiên cứu..
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................
.
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm ...................................
2
2. NỘI DUNG 
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng .
3
2. 3. Giải pháp
4
2.4. Hiệu quả.
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................
16
3.1. Kết luận..........................................................................................
17
3.2. Kiến nghị..............................................................................................
18
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Theo Người, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thấm sâu vào “tâm lý quốc dân” và đi vào cuộc sống. Biến nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động của quần chúng, tạo ra đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Phong cách làm việc là tổng hợp những phương pháp, cách thức, biện pháp, tác phong, lề lối làm việc để vận dụng các kiến thức, tri thức khoa học vào thực tiễn đem lại hiệu quả. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Thực tế cho thấy, đối với người cán bộ cơ sở, khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ có những lúc, những công việc chưa hoàn thành tốt không phải do thiếu kiến thức và sự nhiệt tình, trách nhiệm hay phương tiện, vật chất bảo đảm mà còn do phong cách làm việc chưa phù hợp. Từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi chọn đề tài về “Xây dựng phong nêu gương cho đội ngũ giáo viên trường THPT Đào Duy Từ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nhằm không ngừng đảm bảo phương pháp, cách thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của trường từ đó đảm bảo chất lượng giáo dục và từng bước xây dựng hình ảnh nhà trường THPT Đào Duy Từ trong lòng của các thế hệ học sinh, các bậc phụ huynh cũng như trong cộng đồng tại địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chuyên môn, các hoạt động của giáo viên trong dạy học và làm việc tại nhà trường THPT Đào Duy Từ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp điều tra: Khảo sát lấy ý kiến của các tổ chuyên môn, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn để đánh giá thực trạng các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể của giáo viên.
	- Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu từ đó đưa ra các thông tin quan trọng để đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Dựa trên nền tảng kiến thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để áp dụng cho toàn bộ giáo viên.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận
	Trường THPT Đào Duy Từ được thành lập năm 1931 với các tên gọi theo lịch sử thời gian là Trường Colleg Thanh Hóa - Colle Đào Duy Từ - Cấp 3 Lam Sơn - THPT Đào Duy Từ . Ngôi trường có bề dày thành tích trên 85 năm đóng trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa 
+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó trong biên chế: 89;
+ Tổng số đảng viên: 69 đảng viên (Đảng bộ gồm 3 chi bộ I, II và III);
+ Cơ cấu tổ chức:
- Ban giám hiệu: 04 (Hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng);
- Tổ chuyên môn: 07 tổ chuyên môn (Toán - Tin, Ngữ văn, Tiếng anh, Vật lý - CN, Hóa - Sinh, Sử - Địa - GDCD, Thể dục - Quốc phòng 
và tổ Văn phòng).
+ Chất lượng đội ngũ: Tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn (có 48 cán bộ giáo viên có trình độ thạc sĩ);
+  Chất lượng giảng dạy: Tất cả đều có chất lượng giảng dạy tốt (có 64 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi trong đó có 30 giáo viên giỏi cấp tỉnh);
+ Công tác tự học, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm: Hàng năm đều có từ 12 đến 15 SKKN được hội đồng khoa học ngành đánh giá, xếp loại);
+ Nhiều thầy, cô giáo đạt CSTĐ (trong đó có 02 CSTĐ cấp tỉnh), nhiều thầy, cô được tặng giấy khen, bằng khen của tỉnh, của Bộ GD&ĐT);
+ Hàng năm tỉ lệ đậu ĐH đều đạt trên 85%, có nhiều giải HSG cấp tỉnh, HSG cấp quốc gia.
 * Đánh giá chung về đội ngũ
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đầy đủ, đảm bảo chất lượng và các yêu cầu về đội ngũ. Tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.
 * Đánh giá về xây dựng CSVC -  thiết bị dạy học 
+ Xây dựng CSVC- Thiết bị dạy học; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; 
+ Tỉ lệ phòng học/lớp: 1/1; các phòng chức năng: Đầy đủ; văn phòng: Đủ;
+ Tỉ lệ phòng học kiên cố, cao tầng: 100%; 
+ Các công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch...: Đảm bảo đầy đủ;
2.2. Thực trạng 
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương đạo đức mẫu mực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập và noi theo. Tấm gương đạo đức của Người đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức, đạt tới sự nhất quán giữa công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ nhân và đạo đức đời thường. Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng phong cách nêu gương của Người mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Học tập và làm theo phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, khi toàn Đảng và toàn dân ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 
Vì sao giáo viên phải nêu gương?
          Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về nêu gương rất mộc mạc, dễ thấm, dễ hiểu, đó là sự  tiên phong thực hành trước, là sự mực thước, là cái chuẩn cho người khác noi theo. Bác khẳng định: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Điều này xuất phát từ sức mạnh không lời của sự nêu gương, “Một tấm gương sống” có sức thuyết phục, định hướng, dẫn dắt và có sức mạnh giáo dục lan tỏa rất lớn trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân mà cụ thể ở đây là học sinh. Sức mạnh lan tỏa ấy, phải được bắt đầu từ đội ngũ cán bộ chủ chốt, những giáo viên trực tiếp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh và nhất là người đứng đầu. Người xưa đã có câu “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, sức mạnh vô biên của người đứng đầu chính là sức mạnh của sự dẫn dắt, định hướng, sức mạnh của sự quy tụ, đoàn kết và ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Theo đó, người đứng đầu hiện diện ở trong tổ chức và ngoài xã hội phải có sứ mệnh luôn luôn mang một tấm gương trong và sáng, không một chút bụi mờ. Họ như là ngọn hải đăng dẫn tàu biển, như người phát hiệu lệnh xung trận, như chiến sĩ tiên phong dẫn đường cho cả tổ chức, cả thế hệ học sinh. Như vậy, nêu gương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, của người giáo viên cần được coi là nhiệm vụ then chốt của then chốt trong xây dựng tác phong làm việc, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay.
2. 3. Giải pháp
+ Nêu gương trước hết đòi hỏi người đứng đầu, người đảng viên, người giáo viên cần phải tiên phong làm trước, thực hành trước. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu cán bộ, đảng viên:“Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính”, Người nhắc nhở: “Muốn lãnh đạo vững thì trước hết cán bộ và đảng viên phải có tư tưởng, lập trường vững chắc để lãnh đạo, xung phong làm gương mẫu”. Cách đây vừa tròn 50 năm, đúng vào ngày kỷ niệm thành lập Đảng lần thứ 39 (03/02/1969), Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng công bố bài viết "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh T.L. Mở đầu bài viết Bác khẳng định: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Đây vừa là lời nhắc nhở vừa là lời dạy ân cần của Bác đối với cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu phải thực sự nêu gương trong công việc, trong đạo đức lối sống, trong tác phong hàng ngày, tiên phong trong suy nghĩ và hành động, dù ở hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, chỉ có như vậy thì “làng nước” - được hiểu là cán bộ, đảng viên thuộc quyền và quần chúng nhân dân mới tin theo và noi theo. Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa XII) người đứng đầu phải xác định phòng, chống sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là lương tâm và trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân, trước Tổ quốc. Là người lãnh đạo, quản lý tình hình mọi mặt của tổ chức, cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm cao nhất việc tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, người đứng đầu phải đi đầu, gương mẫu trong cuộc đấu tranh này. Thực tế cho thấy, nếu người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, kiên trì với sự nghiệp cách mạng, tuyên truyền tốt, thường xuyên, tích cực đấu tranh, phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc, chắc chắn tình hình chính trị, tư tưởng ở địa phương, cơ quan, đơn vị sẽ vững vàng, hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị sẽ khó có thể xảy ra và theo đó cũng không có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Người đứng đầu thật sự thanh liêm, hết lòng vì công việc, “dĩ công vi thượng”, có năng lực quản lý giỏi, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, thì chắc chắn hiện tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị cũng sẽ rất khó xảy ra, nếu có xảy ra cũng sẽ sớm bị phát hiện và được xử lý nghiêm khắc, triệt để. Người đứng đầu có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, thường xuyên chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, nghiêm khắc lên án thói cá nhân, ích kỷ, ham hưởng thụ, hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống trong cơ quan, đơn vị cũng khó có cơ hội nảy sinh.
+ Nêu gương là phải làm “mực thước” - làm mẫu để cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Theo đó, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cần phải “làm mẫu” trong ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người và đối với việc và nội dung “làm mẫu”là “nói đi đôi với làm”. Đối với mình là không được tự cao tự đại, tự mãn. Bởi tự cao tự đại, tự mãn là căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh này thì dễ mù quáng, thiển cận, luôn đề cao cá nhân mình, coi thường quần chúng, nhất định sẽ thoái bộ, dừng lại. Người nhấn mạnh: “Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”. Đối với người phải yêu thương, khoan dung, độ lượng; phải luôn có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực hiên tốt điều “Nhân”: “Thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân”. Đối với việc phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững nguyên tắc “Dĩ công vi thượng”, nghĩa là để việc công lên trên, lên trước việc tư. Người luôn giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “chí công vô tư”, nghĩa là phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng.
          Theo Hồ Chí Minh, muốn nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm”, phải nêu gương nói và nêu gương làm và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương. Đây là vấn đề cực kì quan trọng, là nguyên tắc trước hết của sự nêu gương. Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì người cán bộ, đảng viên mới giành được lòng tin của quần chúng. Nếu người cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị, trước cộng đồng, và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được. Sự thống nhất giữa lời nói và việc làm còn là một yêu cầu khách quan của phẩm chất người cán bộ, đảng viên, nhất là  người đứng đầu trong tình hình hiện nay.
+ Nêu gương là để mọi người “bắt chước” noi theo. 
Bản chất của sự nêu gương xuất phát từ vai trò, trách nhiệm và là công việc tự giác, thường xuyên của người cán bộ, đảng viên, đó cũng là niềm vinh dự và lòng tự trọng của người cán bộ cách mạng, chứ không phải là sự “thể hiện” để bắt mọi người noi gương. Bác dạy: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”7. Bác đã nêu lên một triết lý sâu xa về sự nêu gương đó là  mối quan hệ chặt chẽ giữa nêu gương và noi gương. Noi gương chỉ được thực hiện khi có sự nêu gương, có sự “làm mẫu”, làm “mực thước” và nêu gương chỉ có giá trị đích thực khi có sự noi gương. Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. Theo đó, việc đấu tranh ngặn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ thành công khi có sự nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là của người đứng đầu.  Bác chỉ rõ: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương cả về ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, ta phải: quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công”. Điều đó cũng có nghĩa nêu gương phải là những điều mà cán bộ, đảng viên và quần chúng có thể học được, làm được, “bắt chước” được chứ không phải những điều quá cao siêu. Theo đó, người đứng đầu cần phải bắt dầu từ những việc bình thường trong cuộc sống, trong lối sống, trong công việc, từ cách nghĩ cho đến cách làm. Đồng thời, thông qua đó hướng dẫn mọi người làm theo, đó chính là tính thuyết phục của sự nêu gương và cũng là giá trị đích thực của việc nêu gương. 
Cụ thể đối với đội ngũ giáo viên trường THPT Đào Duy Từ cần làm là:
+ Thứ nhất, giáo viên phải thể hiện cách làm việc đúng với quy luật khách quan
Phong cách nêu gương thể hiện trong cách làm việc của đội ngũ giáo viên, trước tiên đòi hỏi phải có cách làm việc đúng với quy luật khách quan, tôn trọng quy luật khách quan. Tôn trọng lẽ phải, thực hiện đúng quy định của ngành, của nhà trường khi lên lớp:
- Giáo viên phải soạn giáo án trước khi lên lớp, tuyệt đối không được sử dụng giáo án của những năm học trước, giáo án có thể viết tay hoặc in.
 	- Về hình thức: Trong giáo án giáo viên phải thể hiện rõ: Ngày soạn, tiết phân phối chương trình, các cột và các bước lên lớp hợp lý, nếu là giáo án điện tử thì cần trích dẫn nội dung cơ bản bài đã dạy trong sổ giáo án, giáo án phải đảm bảo sạch đẹp, sổ ghi giáo án phải có nhãn rõ ràng.
 	- Về nội dung: Trên cơ sở chương trình chung, căn cứ vào năng lực của học sinh mỗi lớp, khả năng sư phạm của mỗi người, giáo viên đề ra mục tiêu bài học và cách thức tiến hành tiết học để đạt được mục tiêu đã đề ra của mình, theo hướng dạy học tích cực.
 	- Giáo viên tham gia dạy thêm phải soạn giáo án đầy đủ theo đúng phân phối chương trình dạy thêm trong năm học. (Tổ trưởng và nhóm trưởng chịu trách nhiệm lên phân phối chương trình dạy thêm)
 	- Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch chuyên môn của nhà trường (thời khoá biểu, kế hoạch ôn tập...), tuyệt đối không được cắt xén chương trình, thực hiện theo đúng hiệu lệnh trống của nhà trường không vào muộn ra sớm (vào trễ 5 phút được coi là vào muộn, ra trước 5 phút được coi là ra sớm); phát huy tối đa hiệu quả của mỗi tiết lên lớp.
- Giáo viên khi lên lớp cần có trang phục hợp lý đảm bảo tính mô phạm, theo đúng quy định của nhà trường, tuyệt đối không được mặc áo không có cổ khi lên lớp, khuyến khích trang phục truyền thống.
 	- Hành vi bỏ tiết ( không có lý do - không xin phép) kể cả tiết dạy thêm là vi phạm kỷ luật lao động: khi có giáo viên bỏ tiết: Tổ trưởng họp kiểm điểm và gửi hồ sơ (bản kiểm điểm, biên bản họp để kiểm điểm kèm theo hình thức kỷ luật đề nghị) về chuyên môn nhà trường để trình hội đồng kỷ luật nhà trường.
+ Người giáo viên phải là những người có trí tuệ, có nhận thức lý luận sâu rộng, có năng lực tư duy khoa học, nắm được quy luật vận động khách quan, đồng thời cũng là người có năng lực vận dụng tri thức khoa học vào tổ chức thực tiễn, là người am hiểu tình hình, có đủ tri thức để phân tích tình hình cả chuyên môn và cả thực tiễn, xác định phương hướng hành động phù hợp với quy luật khách quan, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt ở cơ sở. Vì vậy phải không ngừng động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên hăng say học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
(Đối lập với phong cách làm việc khách quan là sự chủ quan, nóng vội, đem thay thế sự phân tích đánh giá khách quan, bằng đánh giá tình hình theo cảm tính chủ quan, áp đặt, duy ý chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Gặp mỗi vấn đề, ta phải đặt câu hỏi: Vì sao có vấn đề này? Xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều, chớ gặp sao làm vậy”2. Theo đó, thầy cô giáo khi ra các quyết định về học sinh phải có thông tin đầy đủ và bảo đảm có phương án thực thi hiệu quả, không chủ quan duy ý chí, phải xây dựng thói quen tôn trọng thực tế khách quan, không bóp méo sự thật, tránh xa vào công việc mang tính sự vụ thiển cận. Để tránh được cách làm việc chủ quan, duy ý chí đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có tri thức, giỏi thực hành, thực sự am hiểu công việc, tinh thông nghiệp vụ và có kỹ năng công tác. )
+ Thứ hai, giáo viên khi làm việc phải có kế hoạch
Làm việc bài bản, có kế hoạch đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải  “đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực”, Phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch chuyên môn đầu năm và được duyệt cẩn thận từ cấp tổ trưởng đến cán bộ quản lý phụ trách:
- Cấp tổ cần có:
 (1) Sổ sinh hoạt tổ,nhóm chuyên môn:kế hoạch hoạt động chuyên môn,nội dung các các cuộc họp chuyên môn ).
 	 - Đối với giáo viên:
 (1) Giáo án (Bài soạn) (2) Sổ dự giờ, (3) Sổ chủ nhiệm ( nếu là GVCN), (4) Sổ kế hoạch giảng dạy, (5) Sổ điểm cá nhân.
- BGH Kiểm tra định kì 1 tháng kiểm tra hồ sơ tổ CM,hồ sơ cá nhân 1 lần
 	- BGH kiểm tra đột xuất khi cần thiết .
- Tổ CM tự kiểm tra hồ sơ chuyên môn (1 lần/ Tuần )
 	- Đối với BGH: Dự giờ đột xuất (báo trước 5 phút) giáo viên trong toàn trường.
- Đối với tổ trưởng: Dự giờ đầy đủ đối với thao giảng và hội giảng ở môn mình và đủ số tiết quy định.
- Đối với giáo viên: Giáo viên phải đi dự giờ đầy đủ khi diễn ra thao giảng, hội thảo ở môn mình. Sau mỗi tiết dự giờ giáo viên phải ghi nhận xét ưu khuyết điểm vào phiếu dự giờ kèm theo chữ ký của giáo viên được dự giờ. Giáo viên được dự giờ ghi rõ vào sổ đầu bài “có dự giờ” tiết dạy có người dự giờ. 
+ Giáo viên phải chia công, xếp việc cho rõ ràng, tổ chức động viên học sinh học tập tốt trong từng tiết học và phải “khéo kiểm soát” để tổng kết “rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” phải kịp thời phù hợp với quy định: 
- Xây dựng ngân hàng đề, tất cả các bài kiểm tra được dụng từ ngân hàng đề do Ban chuyên môn điều hành và quản lí. 
 	- Kiểm tra đánh giá thực hiện theo đúng quy chế 58 
 	- Kiểm tra sẽ bằng 2 hình thức 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_phong_neu_guong_cho_doi_ngu_giao_vien_truong_t.doc
  • docbia SKkN.doc