SKKN Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5
Luật Giáo dục năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) đã xác định:
“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Với vai trò là cấp học nên tảng, giáo dục tiểu học phải “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
Trong trường tiểu học, việc giáo dục học sinh thông qua hai con đường cơ bản: con đường dạy học trên lớp và con đường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là một hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh. Các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện con người. Có thể nói khái quát hơn việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. Các công trình nghiên cứu về khoa học đã xác định: Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. A. Binet xem trí thông minh là hoạt động có chủ đích được điều khiển từ nội tâm bằng cách xác lập những mối quan hệ giữa chủ thể và hành động. Các nhà nghiên cứu cho rằng: chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, giải trí. con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực, nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần học sinh. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.[1]
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình, tp Thanh Hóa SKKN thuộc lĩnh mực: Hoạt động ngoài giờ THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC Mở đầu Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung Cơ sở lý luận Thực trạng của việc dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 5 Giải pháp trong việc đổi mới pp và hình thức tổ chức các tiết HĐGDNGLL nhằm rèn Kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 4. Kết quả đạt được 5. Bài học kinh nghiệm Kết luận – Kiến nghị MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Luật Giáo dục năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Với vai trò là cấp học nên tảng, giáo dục tiểu học phải “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Trong trường tiểu học, việc giáo dục học sinh thông qua hai con đường cơ bản: con đường dạy học trên lớp và con đường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là một hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh. Các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện con người. Có thể nói khái quát hơn việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. Các công trình nghiên cứu về khoa học đã xác định: Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. A. Binet xem trí thông minh là hoạt động có chủ đích được điều khiển từ nội tâm bằng cách xác lập những mối quan hệ giữa chủ thể và hành động. Các nhà nghiên cứu cho rằng: chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, giải trí... con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực, nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần học sinh. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.[1] Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác các HĐGDNGLL vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện các HĐGDNGLL giữa các nhà trường chưa đồng bộ, một số nhà trường và giáo viên chưa thực sự chú ý, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, hình thức tổ chức chưa phong phú, hấp dẫn. Khả năng tổ chức của giáo viên còn nhiều hạn chế, giáo viên khi thực hiện còn mang tính bắt buộc nên chưa mang lại hiệu quả. Kinh phí đầu tư chưa được chú trọng .Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo các HĐGDNGLL của các nhà trường. Qua những vấn đề nêu trên tôi thấy HĐGDNGLL góp phần rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục đích học tập của học sinh trong nhà trường nói riêng. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện “ Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5”. Với mong muốn thông qua các HĐGDNGLL, học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích trong cuộc sống, giúp các em tự tin và phát triển được năng lực cá nhân, phát triển nhân cách một cách toàn diện. Mục đích nghiên cứu: Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5, để đề xuất việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động GDNGLL nhằm giúp học sinh được rèn nhiều kỹ năng cần thiết, hữu ích trong cuộc sống. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và hình thức tổ chức các tiết Hoạt động GDNGLL. Học sinh khối 5 Trường Tiểu học Ba Đình. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp, theo chương trình kế hoạch dạy học, hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được mọi nơi, mọi lúc. GDNGLL là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa giờ dạy trên lớp và HĐGDNGLL, góp phần điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Hiện nay, HĐGDNGLL được coi như một nội dung học tập ở trường Tiểu học, nó có chương trình chính thức và có tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Cho nên chúng ta càng hiểu rõ hơn việc chỉ đạo các HĐNGLL ở trường Tiểu học là thực sự cần thiết và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. HĐGDNGLL ở trường Tiểu học có vai trò: - Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp; là dịp, cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình; là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo; là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục. - HĐGDNGLL củng cố và khắc sâu kiến thức các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự đánh gía kết quả học tập, lao động, kỹ năng hòa nhập... Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. - HĐGDNGLL có phạm vi rộng (trong và ngoài nhà trường) phong phú đa dạng; được tổ chức dưới sự hướng dẫn của người lớn trên cơ sở tạo điều kiện phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; được tiến hành tập thể trong đó mỗi học sinh tham gia hoạt động với tư cách, ý thức của một thành viên trong tập thể nhất định; HĐGDNGLL mang tính chất tự nguyện, tự giác phục vụ hoàn toàn lợi ích tập thể, lợi ích xã hội chứ không vì lợi ích cá nhân.[2] Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh tiểu học các em đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý và tâm lý. Các em có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha, dễ thích nghi, thích tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng tư duy các em còn mang tính trực quan cụ thể, dễ nhớ, dễ quên, thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh. Các em rất hiếu động, ưa khám phá, thích hoạt động, thích được thể hiện mình. Bởi vậy, việc tạo ra một sân chơi bổ ích, thông qua các hoạt động vui chơi để rèn kỹ năng là việc làm rất phù hợp với học sinh tiểu học. 2. Thực trạng của việc dạy các tiết hoạt động GDNGLL ở lớp 5 Theo CV16/2006 ngày 01/9/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT quy định thời lượng dành cho Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là 1 tiết/tuần, 4 tiết/tháng, 35 tiết/năm. Nhưng cũng có thể tổ chức linh hoạt thành các hoạt động lớn 1 lần/tháng. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở các nhà trường hiện nay chủ yếu xây dựng kế hoạch dạy 1 tiết/ tuần theo sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó còn đan xen thêm các tiết dạy về An toàn giao thông, Giáo dục kỹ năng sống. Cách làm đó mang lại những bất cập sau: 2.1. Thời gian và tài liệu phục vụ: Thời gian dành cho HĐGDNGLL quá ít, 1 tiết/tuần ( có lồng ghép dạy các tiết Kỹ năng sống và An toàn giao thông) chủ yếu là cung cấp các kiến thức lý thuyết theo từng tiết học đơn lẻ mà chưa tạo cho học sinh được một sân chơi hiệu quả để rèn luyện kỹ năng. Tài liệu phục vụ chưa phong phú, chỉ có một cuốn Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam với nội dung giảng dạy mang tính chung chung, thiếu cụ thể, khó thực hiện được trong 1 tiết dạy. 2.2. Thực trạng về giáo viên: Để tổ chức được các HĐGDNGLL hiệu quả đòi hỏi người dạy phải có khả năng tổng hợp các kiến thức đã dạy ở chương trình tiểu học, kết hợp với vốn sống, vốn thực tế của giáo viên để tổ chức các hoạt động sao cho sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và sát với thực tiễn. Tuy nhiên, năng lực của giáo viên hiện nay còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng nội dung, hình thức tổ chức dạy học HĐGDNGLL nên tiết học chưa phong phú, chưa lôi cuốn được học sinh tham gia . Giáo viên còn xem nhẹ, chưa thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLL đối với học sinh tiểu học, coi đây là tiết phụ nên cắt xén để dạy Toán và Tiếng Việt. 2.3. Thực trạng về học sinh: Một số học sinh do bố mẹ mải buôn bán không có thời gian quan tâm trò chuyện hoặc một số khác, các em ở với người giúp việc nên thiếu vắng tình thương, còn thụ động, rụt rè, thiếu tự tin, không có kỹ năng sống. Từ nhận thức được những thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát đối với học sinh lớp 5 để một lần nữa khẳng định lại việc nhận thức của mình là có cơ sở. Tôi đã tổ chức cho 239 em học sinh lớp 5 làm bài trắc nghiệm Kỹ năng sống như sau: A Câu 1. Trong lúc nói chuyện với mọi người, bạn trả lời họ theo cách: . Luôn suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi trả lời. B. Chỉ trả lời một cách chung chung. C. Qua loa cho xong chuyện. Câu 2. Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ chọn cách ứng xử nào? C A. Mặc bạn không quan tâm. D. Bao che cho bạn B. Tán thưởng việc làm của bạn. Khuyên ngăn bạn C. Bắt chước bạn. G. Không chơi với bạn nữa. Kết quả: Số học sinh Có kỹ năng xử lý tốt Chưa có chính kiến Chưa có kỹ năng xử lý 239 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 31 12,9% 118 49,3% 90 37,8% Như vậy, từ kết quả khảo sát, tôi thấy học sinh còn nhiều em chưa tự tin và chưa có kỹ năng xử lý tốt các mối quan hệ trong cuộc sống. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho các em. 3. Giải pháp trong việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các chủ điểm HĐGDNGLL nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5. Với nội dung, hình thức và thực trạng giảng dạy các tiết HĐNGLL như hiện nay, tôi thấy giáo viên rất khó trong việc rèn các kỹ năng cho học sinh. Từ đó, mục tiêu của việc tổ chức dạy học các tiết HĐNGLL không thực hiện được. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng nội dung sinh hoạt các tiết HĐNGLL theo chủ điểm từng tháng cho hs khối 5. Mỗi tháng, các em sẽ sinh hoạt theo khối ngoài sân trường, với các chủ điểm ứng với các sự kiện trong năm. Với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, hướng tới việc đưa học sinh vào môi trường thực tiễn để rèn luyện các kỹ năng. Tháng 9: Chủ điểm mái trường thân yêu kết hợp giáo dục An toàn giao thông. Mục tiêu: - Giáo dục về truyền thống nhà trường, ý thức về An toàn giao thông. - Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, giao tiếp ứng xử. Thời gian: Chiều thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2016 Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ: Loa đài, băng đĩa, những bông hoa có gắn phiếu ghi câu hỏi, phiếu tin, bộ biển báo giao thông. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động - Học sinh hát múa tập thể bài hát Bống bống bang bang. Hoạt động 2: Trò chơi Truyền hoa ( GD kỹ năng hợp tác, tự tin, phản ứng nhanh) Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Cả khối hát tập thể bài hát Em yêu trường Ba Đình, bông hoa sẽ được truyền từ bạn đầu tiên của lớp 5A1 theo hàng ngang đến lớp 5A2, 5A3,.Bài hát kết thúc ở đâu thì hoa dừng lại ở bạn đó, bạn có quyền được mở bông hoa trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng được nhận một phần quà, nếu sai bạn khác sẽ giúp đỡ. Cứ tiếp tục như thế với lần hát tiếp theo. Câu 1: Trường Tiểu học Ba Đình được thành lập ngày, tháng, năm nào? Đến nay đã được bao nhiêu năm? Trả lời: - Trường Tiểu học Ba Đình được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1955, đến nay đã được 67 năm. Câu 2: Trường ta vinh dự được mang tên cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử. Em hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Ai là người lãnh đạo? Trả lời: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào năm 1886 – 1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và một số tướng lĩnh khác. Câu 3: Từ khi thành lập đến nay, trường ta phát triển qua mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn trường có tên là gì? Trả lời: 3 giai đoạn Giai đoạn 1 ( 1955 – 1974 ): trường có tên là Trường Thị Xã 4 sau đó đổi tên thành trường cấp 1 Ba Đình Giai đoạn 2 ( 1974 – 1994 ): trường có tên Trường cấp 1, 2 Ba Đình, sau đó là Trường PTCS Ba Đình. Giai đoạn 3( 1994 đến nay: có tên Trường Tiểu học Ba Đình Câu 4: Em hãy cho biết từ khi thành lập đến nay trường ta có bao nhiêu giáo viên giỏi quốc gia, bao nhiêu học sinh giỏi quốc gia? Trả lời: 7 giáo viên giỏi quốc gia và 120 học sinh giỏi quốc gia. Câu 5: Trường ta vinh dự được đón những lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về thăm. Đó là ai? Trả lời: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ( tháng 10/ 1984) và Phó Chủ nước Nguyễn Thị Bình về thăm. Câu 6: Em hãy cho biết tên cô giáo Hiệu trưởng nhà trường được phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân? Trả lời: Cô giáo Cao Thị Diệu Hoàng Hoạt động 3: Nhận diện biển báo giao thông( Rèn KN quan sát ) Biển báo sau đây cho em biết điều gì? Quản trò lần lượt giơ các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn để hs nhận diện, hs giơ tay trả lời, trả lời đúng được nhận một phần quà, trả lời sai nhường quyền cho bạn khác. Hoạt động 4: Trò chơi Ban nhạc đặc biệt ( Rèn kỹ năng hợp tác) Quản trò quy định một lớp đóng giả gà con, lớp khác đóng giả gà mái, lớp khác đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ tay cảu quản trò lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. VD: gà con kêu chípchíp, gà mái kêu tụctục, gà trống kêu òóo. Lệnh được phát ra liên tục cho ba nhóm sẽ tạo ra bản nhạc rất vui. Lưu ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêu nhầm. Nêu nhóm nào kêu không đúng, hoặc kêu chậm, kêu sai thì bị phạt lặc cò cò quanh sân. Hoạt động 5: Truyền tin( Rèn KN phản xạ nhanh) Đại diện các lớp lên bắt thăm nhận tin, về lớp mình. Khi quản trò hô “bắt đầu” thì bạn đầu tiên truyền tin cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt cho đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng ghi nhanh tin đó vào bảng và giơ lên. Lớp nào nhanh và viết đúng tin lớp đó thắng. Các tin: Một tháng chúng ta tổ chức sân chơi này một lần. Học sinh Ba Đình thi đua học tập tốt, lao động tốt. Học sinh Ba Đình học tập sáng tạo, vui chơi lành mạnh. Học sinh Ba Đình rèn luyện chăm ngoan, học tập sáng tạo. Học sinh Ba Đình thực hiện tốt luật giao thông đường bộ. Học sinh Ba Đình quyết tâm giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp. Hoạt động 6: Kết thúc HS toàn khối hát tập thể bài hát: Trái đất này là của chúng mình. Tháng 10: Chủ điểm Vòng tay bè bạn 1. Mục tiêu: - Biết giới thiệu về lớp mình, biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè trong khối, trân trọng tình bạn. - Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, giao tiếp ứng xử. 2. Thời gian: Chiều thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2016 3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ: Bóng. 4. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động - Học sinh hát múa tập thể bài hát Khăn quàng thắp sáng bình minh. Hoạt động 2: Trò chơi Truyền bóng(Rèn KN thể hiện cảm xúc) Mỗi lớp đứng thành một vòng tròn. Mỗi vòng tròn có 1 giáo viên làm quản trò. Quản trò ném bóng cho một hs trong lớp, hs đó truyền bóng cho bạn bên cạnh, trước khi truyền bóng phải nói một câu yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn. Cứ như vậy cho đến khi hết số hs trong lớp, bạn cuối cùng mang bóng về cho quản trò, nhận bảng và bút viết lời yêu thương hoặc lời khen về tất cả các bạn. Lớp nào nhanh nhất lớp đó thắng. Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống( Rèn kỹ năng ra quyết định) Dẫn chương trình đưa tình huống, các nhóm thảo luận đưa ra phương án trả lời. Tình huống 1: Rèn kỹ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người. Tình huống 2: Rèn kỹ năng giao tiếp với thầy cô, biết chào hỏi lễ phép. Tình huống 3: Giáo dục hs biết chơi trò chơi an toàn và không làm ảnh hướng tới người khác. Hoạt động 4: Trò chơi Nhóm ba nhóm bảy( Rèn kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh) Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Tất cả cùng hát bài “Tung tăng múa cathừa ra”, quản trò hô nhóm ba thì hs ghép đúng nhóm 3 em, nếu hô nhóm bảy thì ghép đúng 7 em, nếu em nào thừa ra sẽ bị phạt nhảy cò cò, làm tiếng kêu con vật, múa Hoạt động 6: Kết thúc HS toàn khối hát tập thể bài hát: Khối 5 mình đoàn kết và đọc 5 điều Bác Hồ dạy. Tháng 11: Chủ điểm Biết ơn thầy cô 1. Mục tiêu: - Giúp hs hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiểu được công lao to lớn của thầy, cô giáo, có thái độ biết ơn và kính trọng thầy, cô giáo. - Học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tích cực để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin. 2. Thời gian: Chiều thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2016 3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ: Tranh, ảnh, thông tin về các thầy cô giáo trong trường, hoa điểm tốt bằng giấy, các bài hát về thầy cô và mái trường, máy tính, loa, bảng ghi tên 6 đội, bông hoa chơi trò chơi Mảnh ghép kỳ diệu, tranh ngôi nhà. 4. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động - Học sinh hát múa tập thể bài hát Em yêu trường em. Hoạt động 2: Trò chơi Tam sao thất bản( Rèn KN ghi nhớ) Dẫn chương trình chia khối thành 6 đội ( mỗi lớp 1 đội ), GVCN sẽ đứng trước từng hàng giới thiệu về một trong các cô giáo đang có mặt cho hs đứng đầu hàng nghe. Học sinh sẽ chuyền tai nhau giới thiệu với bạn bên cạnh. Cứ lần lượt như thế đến bạn cuối cùng sẽ có nhiệm vụ chạy thật nhanh, nói lời chúc mừng và tặng hoa cho cô giáo được nêu tên. Đội nào tặng đúng người và trả lời đúng câu hỏi phụ mà dẫn chương trình nêu ra đội đó sẽ giành chiến thắng. Hoạt động 3: Nghe nhạc hiệu đoán tên bài hát ( Rèn KN ra quyết định) GV cho hs nghe 6 bài hát, yêu cầu lần lượt hs từng lớp nêu được tên bài hát đó. Mỗi lần nêu tên đúng sẽ nhận được 1 bông hoa điểm tốt. Đội nào hát được bài hát sẽ được thưởng thêm điểm. Bài 1: Em yêu trường Ba Đình Bài 2: mẹ và cô Bài 3: Bụi phấn Bài 4: Ngày đầu tiên đi học Bài 5: Tạm biệt búp bê thân yêu Bài 6: Bài học đầu tiên Hoạt động 4: Mảnh ghép kỳ diệu( Rèn tư duy phản xạ nhanh) Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Có 1 bông hoa 5 cánh, bên trong mỗi cánh hoa là một câu hỏi, đội nào trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được 1 phần quà. Sau khi trả lời đúng 1 câu hỏi, sẽ có 1 từ khóa mở ra. Đội nào không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội khác. Sau khi 5 cánh hoa được mở, đội nào đoán đúng nội dung của bông hoa sẽ giành chiến thắng. Câu 6 Việt Nam Câu 1 Chúc câu 2 Mừng Câu 3 Ngày Câu 4 Nhà Câu 5 o Câu 1: Một tiếng gồm 4 chữ cái chỉ lời nói nhằm mang đến cho người nghe sự tốt đẹp. Câu 2: Nghe câu hát sau và đoán t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_noi_dung_va_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_giao_d.doc