Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

1. Chương trình Luyện từ và câu lớp 5:

Bao gồm những nội dung chính như sau:

a. Mở rộng vốn từ (18 tiết):

Phần này mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh theo các chủ điểm.

b. Nghĩa của từ (11 tiết):

Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về lớp từ có quan hệ về ngữ

nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là: Từ đồng nghĩa, từ trái

nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

c. Từ loại (5 tiết):

Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về hai từ loại có tính chất từ

công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng hai từ

loại này. Cụ thể là: Đại từ - Đại từ xưng hô và Quan hệ từ.

d. Câu ghép (8 tiết):

Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về câu ghép và cách nối các vế

câu ghép.

e. Ngữ pháp văn bản (4 tiết):

Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về ba phương tiện liên kết câu cơ

bản. Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ; Liên kết các câu trong bài

bằng cách thay thế từ ngữ; Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.

g. Ôn tập (14 tiết)

Là lớp cuối bậc Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu lớp 5 còn có phần ôn tập

hệ thống hóa tất cả các nội dung về từ và câu mà học sinh đã được học.

+ Ôn tập về từ loại (1 tiết)

+ Ôn tập về từ và cấu tạo từ (2 tiết)

+ Tổng kết vốn từ (2 tiết)

+ Ôn tập về câu (1 tiết)

+ Ôn tập về dấu câu (8 tiết)

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện việc phát huy năng lực của học

sinh ở các tiết Tiếng Việt nói chung và các tiết Luyện từ và câu nói riêng. Ở

trong phân môn này có rất nhiều mảng kiến thức có thể trao đổi và bàn luận

nhưng tôi chỉ lựa chọn nội dung “Ngữ pháp văn bản” cung cấp cho học sinh về

ba phương tiện liên kết câu cơ bản. Đó là: Liên kết các câu trong bài bằng cách

lặp từ ngữ; Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ; Liên kết các

câu trong bài bằng từ ngữ nối. Mặc dù nội dung này số lượng tiết học không

nhiều nhưng bản thân tôi thấy rằng việc liên kết các câu trong bài rất khó và

cũng rất quan trọng, giúp ích rất nhiều trong quá trình giao tiếp của chúng ta.

Chính vì vậy, trong phạm vi của sáng kiến này, tôi sẽ phân tích kĩ một bài dạy:

Đó là bài: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”.

pdf 24 trang hoathepmc36 28/02/2022 8445
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
-----o0o---- 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH 
TRONG TIẾT LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU 
Phân môn : Luyện từ và câu 
 Cấp học : Tiểu học 
Năm học 2016 - 2017 
MÃ SKKN 
MỤC LỤC 
I. Đặt vấn đề 1 
 1. Lí do chọn đề tài 1 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2 
4. Phương pháp nghiên cứu 2 
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3 
II. Nội dung 4 
1. Chương trình Luyện từ và câu lớp 5 4 
2. Thực trạng của tiết dạy Luyện từ và câu 5 
a. Thuận lợi 5 
b. Khó khăn 5 
3. Các biện pháp phát huy năng lực cho học sinh 6 
4. Cách thực hiện 6 
4.1. Chuẩn bị của giáo viên 6 
4.2. Chuẩn bị của học sinh 8 
4.3. Tiến trình thực hiện tiết dạy 10 
4.3.1. Kiểm tra bài cũ 10 
 4.3.2. Các hoạt động chính 10 
a. Bài 1 10 
b. Bài 2 12 
c. Bài 3 15 
 4.3.3. Củng cố, dặn dò 18 
5. Kết quả 18 
III. Kết luận - Khuyến nghị 20 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 1/20 - 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài: 
 Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả 
năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng nói phổ 
thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt 
Nam nói chung và trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường tiểu 
học. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng góp 
phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt cho học sinh ở nhà trường tiểu 
học.Tuy nhiên, việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói 
riêng còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự diễn đạt trong Tiếng Việt rất phong 
phú và đa dạng. Đặc biệt là làm sao cho học sinh hiểu được nghĩa từ, rồi vận 
dụng những từ đó để viết thành câu cho đúng, diễn đạt làm sao cho rõ ràng, các 
câu liên kết chặt chẽ quả không phải dễ. Mục tiêu của phân môn này cần đạt 
được: 
 - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ 
giản về từ, câu và văn bản. 
 - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. 
 - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu; Có ý thức 
sử dụng ngôn ngữ vào trong giao tiếp. 
 Sau khi học phân môn này, học sinh sẽ ham học hỏi, vận dụng linh hoạt các 
kiến thức Tiếng Việt đã học vào thực tế, các em sẽ chủ động trong cách dùng từ, 
đặt câu và sẽ không sợ giao tiếp. Từ đó, các em sẽ yêu ngôn ngữ Tiếng Việt, yêu 
quê hương đất nước, con người Việt Nam. 
 Trong thời gian gần đây, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi. Theo thông tư 
22, mục tiêu của giáo dục là trong quá trình dạy và học, giáo viên đóng vai trò tổ 
chức, dẫn dắt, hướng dẫn học sinh thực hiện tìm hiểu kiến thức, lấy học sinh làm 
trung tâm. Giáo viên sẽ đánh giá các em theo sự tiến bộ của học sinh, giúp phát 
triển năng lực của các em qua các tiết học. 
 Vậy năng lực là gì? Dạy các bài Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng 
lực là như thế nào? 
 Sau quá trình tìm hiểu, tôi biết được rằng: 
- Năng lực là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở 
một thời điểm nhất định. 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 2/20 - 
- Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống, kiến thức, kĩ năng, 
thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện 
thành công nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu. 
 Bởi thế, người giáo viên khi dạy theo hướng phát triển năng lực cần chú ý để 
xây dựng bài cho phù hợp: 
- Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức mà là khả 
năng ứng dụng, vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề 
của cuộc sống đang đặt ra cho các em. 
- Năng lực không chỉ là hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ mà là sự kết hợp hài 
hòa của cả ba yếu tố này. 
- Năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ 
học tập ở trong và ngoài lớp học. 
 Chính vì vậy, người giáo viên sẽ: 
- Huy động được mọi khả năng của từng học sinh để các em chủ động tự tìm tòi, 
khám phá kiến thức. 
- Giúp học sinh tự phát hiện ra các yêu cầu của bài hoặc cùng các bạn trong 
nhóm, trong lớp dựa vào vốn hiểu biết, kiến thức đã học, tài liệu sưu tầm để 
tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Phát huy vốn hiểu biết sẵn có của mỗi học sinh, khả năng sở trường của các 
em, từ đó định hướng các em đến với kiến thức mới nhẹ nhàng, dễ hiểu. Chính 
điều này sẽ giúp các em hứng thú trong học tập. 
 Cho nên để dạy tốt, người giáo viên cần chủ động, sáng tạo, luôn biết tôn 
trọng sự cố gắng, nỗ lực của học sinh. Hiểu được tầm quan trọng của tiết Luyện 
từ và câu này, giúp các em hiểu sâu nội dung bài đặc biệt biết vận dụng các kiến 
thức đó vào văn nói và viết hay trong giao tiếp một cách tự tin, chủ động. Chính 
vì thế, tôi đã lựa chọn vấn đề để nghiên cứu: 
“Phát huy năng lực học sinh trong tiết 
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu” 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Trong quá trình dạy tiết Luyện từ và câu này, tôi đưa ra được một số biện 
pháp để phát huy năng lực, vốn kiến thức hiểu biết của học sinh. 
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 
Học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học, năm học 2016-2017. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 a. Phương pháp phân tích: Phương pháp này tôi sử dụng để: 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 3/20 - 
- Tìm hiểu những quan điểm, lí luận trong các tài liệu khoa học, các văn bản, tài 
liệu tập huấn của Bộ, của Ngành có liên quan nội dung dạy môn Tiếng Việt nói 
chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. 
- Thu thập tài liệu như tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuyên san, tạp 
chí, 
- Thu thập tranh ảnh, vật thật, thông tin các nhân vật, đoạn phim liên quan đến 
nội dung của tiết học. 
 Từ đó, tôi sẽ lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh để 
đạt được hiệu quả cao trong tiết học. 
b. Phương pháp khảo sát thực tế: 
 Phương pháp này tôi sử dụng để tìm hiểu, khảo sát khả năng hiểu từ, vận dụng 
từ, đặt câu của học sinh trong quá trình học.Từ việc khảo sát tình hình thực tế 
của học sinh, tôi sẽ thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến bài học, và 
tôi chủ động chọn ra các nội dung phù hợp, đưa ra phương pháp giảng dạy học 
đồng thời dự giờ đồng nghiệp các tiết Luyện từ và câu, so sánh, phân tích, đối 
chiếu tìm ra cách dạy tốt hơn, hiệu quả nhất với học sinh. 
c. Phương pháp thống kê: 
Tôi dùng để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được thông qua hoạt động học 
tập, qua kết quả học sinh đạt được sau tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm hay 
tồn tại để rút kinh nghiệm. 
d. Phương pháp thực nghiệm: 
Đây là phương pháp quan trọng nhất. Bởi vì thông qua các tiết dạy, người 
giáo viên kiểm tra những nội dung đó khi cung cấp cho học sinh có phù hợp 
không, đồng thời trong quá trình tiến hành bài giảng thì việc phát huy năng lực, 
tính chủ động, sáng tạo của học sinh có thể thực hiện được không.Từ đó giáo 
viên rút ra những nhận xét trong quá trình thực hiện của mình. 
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 4/20 - 
II. NỘI DUNG 
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng. 
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiều phân môn khác nhau, trong đó phân môn 
Luyện từ và câu là một phân môn có vai trò đặc biệt. Nó bồi dưỡng tâm hồn, 
phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn kĩ năng nghe, nói và viết, khả năng giao tiếp cho 
học sinh. Người giáo viên để dạy tốt phân môn này cần nắm bắt được các nội 
dung sau. 
1. Chương trình Luyện từ và câu lớp 5: 
 Bao gồm những nội dung chính như sau: 
a. Mở rộng vốn từ (18 tiết): 
 Phần này mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh theo các chủ điểm. 
b. Nghĩa của từ (11 tiết): 
 Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về lớp từ có quan hệ về ngữ 
nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là: Từ đồng nghĩa, từ trái 
nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 
c. Từ loại (5 tiết): 
 Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về hai từ loại có tính chất từ 
công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng hai từ 
loại này. Cụ thể là: Đại từ - Đại từ xưng hô và Quan hệ từ. 
d. Câu ghép (8 tiết): 
 Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về câu ghép và cách nối các vế 
câu ghép. 
e. Ngữ pháp văn bản (4 tiết): 
 Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về ba phương tiện liên kết câu cơ 
bản. Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ; Liên kết các câu trong bài 
bằng cách thay thế từ ngữ; Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. 
g. Ôn tập (14 tiết) 
 Là lớp cuối bậc Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu lớp 5 còn có phần ôn tập 
hệ thống hóa tất cả các nội dung về từ và câu mà học sinh đã được học. 
+ Ôn tập về từ loại (1 tiết) 
+ Ôn tập về từ và cấu tạo từ (2 tiết) 
+ Tổng kết vốn từ (2 tiết) 
+ Ôn tập về câu (1 tiết) 
+ Ôn tập về dấu câu (8 tiết) 
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện việc phát huy năng lực của học 
sinh ở các tiết Tiếng Việt nói chung và các tiết Luyện từ và câu nói riêng. Ở 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 5/20 - 
trong phân môn này có rất nhiều mảng kiến thức có thể trao đổi và bàn luận 
nhưng tôi chỉ lựa chọn nội dung “Ngữ pháp văn bản” cung cấp cho học sinh về 
ba phương tiện liên kết câu cơ bản. Đó là: Liên kết các câu trong bài bằng cách 
lặp từ ngữ; Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ; Liên kết các 
câu trong bài bằng từ ngữ nối. Mặc dù nội dung này số lượng tiết học không 
nhiều nhưng bản thân tôi thấy rằng việc liên kết các câu trong bài rất khó và 
cũng rất quan trọng, giúp ích rất nhiều trong quá trình giao tiếp của chúng ta. 
Chính vì vậy, trong phạm vi của sáng kiến này, tôi sẽ phân tích kĩ một bài dạy: 
 Đó là bài: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”. 
2. Thực trạng của việc dạy và học Luyện từ và câu lớp 5: 
a. Thuận lợi: 
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học 
sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có để giúp giáo viên và 
học sinh dạy – học tốt. 
- Giáo viên được trang bị, được mượn các tài liệu liên quan đến môn học ở thư 
viện nhà trường. 
- Lớp được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy 
chiếu, có thể kết nối mạng internet. 
- Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học hỏi, sôi nổi, yêu thích khám phá, 
chủ động trong việc sưu tầm tư liệu bài học. 
- Phụ huynh sẵn sàng ủng hộ giáo viên, hỗ trợ các con trong việc tìm kiếm thông 
tin, in ấn tài liệu, kể cả in màu. 
b. Khó khăn: 
Luyện từ và câu là phân môn khó dạy đối với không ít giáo viên vì nếu dạy 
chỉ để cung cấp kiến thức cho học sinh thì quá khô khan, buồn, học sinh không 
hứng thú tiếp thu kiến thức mới. Dạy để học sinh hiểu bài, chỉ thông qua các 
thông tin và hình ảnh có ở trong sách giáo khoa thì càng khó tạo được hứng thú 
cho các em. 
 Để dạy bài Luyện từ và câu này đúng và hay cũng gặp một số khó khăn như: 
* Với giáo viên: 
- Cần lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù 
hợp, có hiệu quả mà vẫn thể hiện rõ đặc trưng môn học giúp các em hứng thú 
với nội dung kiến thức được học. 
* Với học sinh: 
- Phải sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài 
- Vốn sống, sự hiểu biết và khả năng diễn đạt của học sinh còn hạn chế 
- Thái độ học tập môn này của một số em chưa được tốt 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 6/20 - 
- Số lượng học sinh sử dụng từ đúng, diễn đạt lưu loát không nhiều. 
- Khi trình bày một vấn đề, các em thường thiếu tự tin, không dám nêu lên những suy 
nghĩ của mình như trong bài này các em cần nêu các từ để thay thế, 
 Cho nên việc chuẩn bị cho một tiết dạy cần rất chi tiết, mất nhiều thời gian và 
cần sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần 
hướng dẫn, động viên để các em phát huy và chủ động trong quá trình tìm hiểu kiến 
thức. 
3. Các biện pháp phát huy năng lực học sinh: 
Để dạy một tiết học nói chung, một tiết Luyện từ và câu nói riêng đạt được 
đúng, đủ mục tiêu và có hiệu quả, người giáo viên cần làm tốt các việc sau: 
- Xác định đúng mục tiêu tiết học. 
- Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp. 
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của tiết 
học và phù hợp với các đối tượng học sinh. 
- Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục vụ 
hiệu quả trong bài dạy. 
- Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho giáo 
viên trong quá trình giảng dạy. 
- Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức: 
+ Chưa hoàn thành (CHT): Học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này. 
+ Hoàn thành (HT): Học sinh cơ bản hoàn thành được yêu cầu này 
+ Hoàn thành tốt (HTT): Học sinh thực hiện tốt yêu cầu này 
4. Cách thực hiện: 
 Với bài: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
4.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
a. Xác định đúng mục tiêu bài: 
Mục tiêu của bài thường được thể hiện ở 3 nội dung: kiến thức, kĩ năng, 
thái độ. Và mỗi hoạt động của bài cũng có mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu 
chung toàn bài. Việc dạy học phải bám sát mục tiêu, từ đó giáo viên mới chọn 
lựa đúng cho hình thức, phương pháp thì bài giảng mới có hiệu quả. 
Cụ thể, mục tiêu của bài: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
1. Kiến thức: Hiểu và nhận biết được về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. 
2. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. 
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt; 
Có ý thức vận dụng các từ ngữ một cách linh hoạt trong đặt câu, 
viết đoạn văn. 
b. Xác định nội dung trọng tâm của bài: 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 7/20 - 
 Có thể nói, nội dung bài này rất khó, dữ kiện của bài liên quan đến lịch sử 
của nước ta ở giai đoạn trước, có rất nhiều các nhân vật lịch sử, tấm gương hiếu 
học được nói đến.Chính vì vậy, cần lựa chọn nội dung nào, nhân vật nào cho 
đúng trọng tâm nội dung của bài, gần gũi để từ đó giáo viên nên khai thác, mở 
rộng đến đâu để giúp học sinh dễ tiếp thu mà không mang tính áp đặt, gây nặng 
nề, buồn chán. 
 Cụ thể trong bài này, để dẫn dắt, định hướng cho học sinh qua ba hoạt động 
tương ứng với ba bài tập thì giáo viên cần: 
Bài 1: Tìm từ ngữ được thay thế cho nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh 
Gióng)? Cách thay thế đó có tác dụng gì ? 
 Giáo viên: Tạo đoạn phim về nhân vật đó để tăng sự hứng thú cho học sinh 
 Với bài này, để phát triển năng lực của học sinh, tôi đề ra mục tiêu: 
+ Học sinh cả lớp đều tìm được các từ thay thế cho Phù Đổng Thiên Vương 
+ Học sinh có năng lực hơn sẽ giải thích được tại sao trong trường hợp đó lại 
thay bằng từ ngữ này. 
 Bài tập này mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện nên không gây khó khăn quá 
đối với các em. 
Bài 2 : Thay thế những từ ngữ bị lặp lại trong hai đoạn văn bằng đại từ hoặc từ 
ngữ đồng nghĩa: 
Giáo viên: Tạo phiếu học tập để học sinh có thể làm và thay thế các từ ngữ bị 
lặp bằng các từ ngữ khác mà vẫn chỉ nhân vật đó. 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 8/20 - 
 Bài tập này yêu cầu ở mức độ cao hơn, đó là các em phải hiểu và biết vận 
dụng, tự điền từ cho thích hợp nên tôi phát huy năng lực các em qua hình thức 
nhóm, để các em hỗ trợ cho nhau. 
Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng phép thay thế để liên kết câu có nói về những 
tấm gương hiếu học. 
Giáo viên cần: 
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là hiếu học? 
- Sưu tầm tranh ảnh về các tấm gương hiếu học (thời xưa và hiện nay) sau đó 
mới tổ chức học sinh viết đoạn văn. 
- Đưa ra một số tấm gương hiếu học tiêu biểu của lớp mình 
Còn bài tập 3 này, tôi sẽ yêu cầu các mức độ từ dễ đến khó để học sinh có thể 
đạt được: 
+ Những học sinh học chưa thật tốt thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế được ít 
nhất 2 từ ngữ cho nhân vật được nói đến. 
+ Những học sinh có khả năng, năng lực thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế 
được ít nhất 3 từ ngữ cho nhân vật được nói đến và diễn đạt cần phù hợp và lưu 
loát. 
 Như vậy, việc chuẩn bị về nội dung với các mức độ yêu cầu cùng với hình 
thức và phương pháp dạy học như trên sẽ giúp tôi thực hiện tốt tiết dạy để phát 
huy năng lực của học sinh. 
c. Đồ dùng dạy học: 
Đồ dùng dạy học có rất nhiều loại, giúp cho giáo viên thuận lợi, nhẹ nhàng hơn 
trong việc giảng dạy, giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn. Nhưng để 
sử dụng đồ dùng nào cho hiệu quả, với từng hoạt động, bài tập sao cho phù hợp, 
phát huy được hết tác dụng của nó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ và lựa 
chọn.Với bài Luyện từ và câu này, tôi chọn sử dụng các đồ dùng: Máy chiếu, 
máy tính, đoạn phim, tranh ảnh, máy chiếu hắt 
d. Soạn bài cụ thể trên phần mềm Powerpoint. 
4.2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Trên cơ sở chuẩn bị của mình, giáo viên phải nhắc học sinh những việc cần 
làm để chuẩn bị cho tiết học: 
- Học sinh đọc kĩ thông tin và yêu cầu trong sách giáo khoa 
- Sử dụng vốn kiến thức hiểu biết của mình 
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nhân vật, nội dung được nói đến trong bài. 
 Vì một tuần có hai tiết Luyện từ và câu (thứ ba – thứ năm) nên thông thường 
việc chuẩn bị của học sinh sẽ được tiến hành sau khi bài Luyện từ và câu ngày 
thứ năm kết thúc. Giáo viên sẽ dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập và nội 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 9/20 - 
dung có liên quan tới bài học của hai bài tuần sau. Như vậy, các em sẽ có thời 
gian dài vào ngày cuối tuần để sưu tầm tài liệu, thông tin. 
 Việc sưu tầm tư liệu có thể là cá nhân thực hiện hoặc là làm theo nhóm tùy 
nội dung từng bài, tùy vào năng lực của mỗi học sinh và điều kiện gia đình của 
các em. Giáo viên sẽ thống nhất ngày nộp tài liệu hoặc thu thập tài liệu của học 
sinh trước ngày học bài đó. Học sinh ngồi cùng bàn hoặc cùng nhóm sẽ chủ 
động kiểm tra, báo cáo với giáo viên về sự chuẩn bị đồ dùng hỗ trợ cho bài học. 
Từ đó, nếu cá nhân, nhóm nào làm tốt thì giáo viên tuyên dương, động viên, còn 
nếu chưa tốt thì giáo viên nhắc nhở kịp thời. 
 Tư liệu học sinh sưu tầm cần có định hướng để tránh việc nội dung bị lặp 
lại, có rất nhiều thông tin không phù hợp vì thế giáo viên phải kiểm tra, lựa chọn 
các thông tin, tư liệu phù hợp với nội dung bài, với trình độ kiến thức của học 
sinh, thời gian của tiết hoc. 
 Đối với bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu, những thông tin, 
câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương hay Bà Triệu thì rất nhiều như: tên gọi, 
cuộc đời  Nhưng giáo viên sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, phục vụ cho 
bài học như: tên gọi, quê quán, và những từ có thể thay thế cho các nhân vật 
nhằm để liên kết câu. 
 Bởi vậy, học sinh đã sưu tầm được rất nhiều tư liệu, thông tin, tranh ảnh 
phục vụ rất hiệu quả cho tiết học. 
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
- 10/20 - 
4.3. Tiến trình thực hiện tiết dạy: 
4.3.1. Kiểm tra bài cũ: 
 Trong tiết này, tôi không kiểm tra bài cũ với nội dung kiến thức là mở rộng 
vốn từ “Truyền thống” mà thay vào đó tôi kiểm tra nhanh học sinh về kiến thức 
đã học qua hai câu hỏi: 
+ Nêu các cách để liên kết các câu trong bài? 
+ Khi các câu trong đoạn cùng nói về một đối tượng, để thay thế các từ ngữ 
dùng ở câu trước, ta cần lưu ý điều gì? 
 Qua việc kiểm tra nhanh, tôi sẽ nắm bắt được các em có nhớ kiến thức của 
bài trước không? Vì đây là bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu, tức là 
các em đã hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ và trong bài này các 
em sẽ được vận dụng, thực hành nhiều hơn. Bởi vậy, phần kiểm tra bài cũ sẽ gắn 
kết với nội dung bài mới hơn. 
4.3.2. Các hoạt động chính: 
 Học sinh được vận dụng, thực hành cách liên kết câu qua ba bài

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_hoc_sinh_trong_tiet.pdf