SKKN Xây dựng môi trường vận động nhằm nâng cao chất lượng Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Hải Long, huyện Như Thanh

SKKN Xây dựng môi trường vận động nhằm nâng cao chất lượng Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Hải Long, huyện Như Thanh

Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: “Khỏe để lao động, khỏe để học tập, khỏe để chiến đấu, khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” đó là khẩu hiệu luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta. Để có sức khỏe tốt thì ngay những năm tháng đầu tiên của cuộc sống cần chăm sóc giáo dục đó là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước.

Chính vì muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước - xã hội. Trong nghị quyết Trung ương 4 có ghi rõ: "Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Xuất phát từ tầm quan trọng của sức khỏe mà ngay từ khi trẻ ở trường mầm non để giúp trẻ phát triển thể lực tốt là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức vận động. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng vận động sẽ làm cho trẻ sảng khoái tinh thần, vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.

 Nhằm nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em. Năm học 2015 - 2016 sở giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016”. Nhằm tăng cường khả năng vận động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, tăng tính độc lập, tự chủ,.góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ về các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 15 trang thuychi01 11365
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng môi trường vận động nhằm nâng cao chất lượng Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Hải Long, huyện Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VẬN ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HẢI LONG, HUYỆN NHƯ THANH
	Người thực hiện: Lê Thị Hiền
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Long
	SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: “Khỏe để lao động, khỏe để học tập, khỏe để chiến đấu, khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” đó là khẩu hiệu luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta. Để có sức khỏe tốt thì ngay những năm tháng đầu tiên của cuộc sống cần chăm sóc giáo dục đó là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước.
Chính vì muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước - xã hội. Trong nghị quyết Trung ương 4 có ghi rõ: "Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc".
Xuất phát từ tầm quan trọng của sức khỏe mà ngay từ khi trẻ ở trường mầm non để giúp trẻ phát triển thể lực tốt là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức vận động. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng vận động sẽ làm cho trẻ sảng khoái tinh thần, vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
 Nhằm nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em. Năm học 2015 - 2016 sở giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016”. Nhằm tăng cường khả năng vận động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, tăng tính độc lập, tự chủ,...góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ về các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Sự tích cực tham gia vận động của trẻ phụ thuộc vào chế độ vận động, kể cả vận động do giáo viên tổ chức và hoạt động tự vận động của trẻ, chế độ vận động hợp lý cùng với kinh nghiệm vận động của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. do đó giáo viên cần phải quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, sự đa dạng của các trò chơi vận động sẽ cuốn hút trẻ tham gia vào vận đông. Để làm được điều này giáo viên ngoài việc lựa chọn chính xác các thiết bị luyện tập, các đồ dùng đồ chơi cho trẻ thì việc tạo cho trẻ một môi trường vận động để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động của mình là việc hết sức cần thiết. 
Trên thực tế thì môi trường phát triển vận động của trẻ ở tất cả các trường mầm non nói chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ. Nội dung vận động, các trò chơi vận động giáo viên đưa ra chủ yếu là những bài tập thực hiện đúng phương pháp, hình thức, cách tổ chức đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của trẻbên cạnh đó trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ để trẻ thực hiện vận động còn chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là những dụng cụ mua sẳn như: vòng, gậy thể dục, ghế thể dục nên chưa thu hút trẻ tham gia vào quá trình vận động. Giáo viên tuy đã thực hiện dạy cho trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhưng vì không có các đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt để hỗ trợ quá trình chơi. Địa điểm để cho trẻ tổ chức các trò chơi vận đông, trò chơi dân gian tùy thuộc vào sự lựa chọn của giáo viên, không có khoảng không gian riêng phù hợp nên chưa thu hút được trẻ khi tham gia vào trò chơi. Xuất phát từ những trăn trở làm sao có thể giúp trẻ có được một môi trường vận động với nhiều trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập, một môi trường vận động thỏa mãn nhu cầu chơi phát triển khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin, hứng thú của trẻ và đặc biệt giúp trẻ có được cơ thể phát triển cân đối hài hòa nên tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng môi trường vận động nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non Hải Long, huyện Như Thanh” 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
         Tìm ra một số biện pháp xây dựng môi trường vận động nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu về xây dựng môi trường vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Hải Long
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 + Phương pháp điều tra thực trạng:
 + Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 + Nhóm phương pháp quan sát.
 + Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài: Xây dựng môi trường vận động nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Hải Long, Huyện Như Thanh. 
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về xây dựng môi trường vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Hải Long.
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Giải pháp 2: Công tác tuyên truyền với phụ huynh
+ Ở góc trao đổi phụ huynh xây dựng bảng kế hoạch của từng chủ đề giúp phụ huynh nắm được từng bài tập, trò chơi vận động cụ thể mà trẻ sẽ được học, chơi trong chủ đề.
- Giải pháp 3: Xây dựng môi trường phát triển vận động trong phòng nhóm lớp
+ Xây dựng môi trường các góc hoạt động trong lớp phù hợp hấp dẫn với trẻ nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ.
+ Xây dựng góc vận động trong lớp.
+ Xây dựng trong khu chợ quê một góc chơi dân gian.
 - Giải pháp 5: Tham mưu xây dựng môi trường phát triển vận động trong phòng giáo dục thể chất.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng trong học tập, lao động, thể thao  Chính vì vậy trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với giáo viên mầm non. Muốn khả năng vận động của trẻ được nâng cao thì môi trường vận động phải thật sự đáp ứng được yêu cầu của trẻ, môi trường vận động càng phong phú thì hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ càng tăng lên, tạo cho trẻ có tinh thần sảng khoái, vui vẻ, giúp trẻ có được Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà.
	Như nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã nói: “Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình”[6]. Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp. Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. Có thể nói môi trường vận động càng phong phú thì trò chơi vận động của trẻ càng đa dạng đó là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc khai thác môi trường để trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa giúp trẻ phát triển toàn diện. 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG 
Đầu năm tôi tiến hành khảo sát, kết quả như sau: 
STT
Nội dung khảo sát
Số trẻ
khảo sát
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động
34
15
9
10
0
2
Kĩ năng vận động thô
34
19
8
5
2
3
Kĩ năng vận động tinh
34
12
11
8
3
4
Về Sức khỏe
Cân nặng
34
20
7
5
2
Chiều cao
34
20
7
5
2
Qua kết quả khảo sát trẻ trên thì tôi nhận thấy:
	- Khi tôi tổ chức cho trẻ tham gia vào các vận động, trò chơi vận động thì số lượng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động chỉ chiếm một nữa, số trẻ còn lại không chú ý, rất lười tham gia vào vận động.
	- Khi tôi đưa ra các bài tập để phát triển vận động thô cho trẻ như các bài tập: Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m, đi và đập bắt bóng, bật qua vật cản 15 - 20 cm. thì số trẻ hứng thú tham gia thực hiện tốt các bài tập đạt 65% trong cả lớp.
	- Hay với những bài tập phối hợp giữa bàn tay, ngón tay, phối hợp tay với mắt (Kỹ năng vận động tinh) như: Xé, vẽ theo đường vòng cung, cài, cở cúc, xâu luồn dâythì khả năng thực hiện của trẻ rất kém. 
	- Qua việc kiểm tra theo dõi sức khỏe của trẻ tôi nhận thấy sức khỏe của trẻ chưa tốt 1 số trẻ hay nghĩ học vì bị ốm. Số cân nặng, chiều cao của trẻ rất nhiều trẻ nằm sát với vạch vàng nguy cơ trẻ bị SDD là rất cao và có 2 trẻ bị SDD.
	Trong qúa trình thực hiện đề tài tôi đã gặp những khó khăn và thuận lợi như sau:
*Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất. Được tham gia học tập đầy đủ các buổi chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức.
	- Phụ huynh nhiệt tình đóng góp công sức, phế liệu để cùng cô tạo ra môi trường phát triển vận động cho trẻ 
* Khó khăn
	- Đồ dùng, đồ chơi để phục vụ chuyên đề còn ít chưa đủ để đáp ứng để xây dựng môi trường vận động thật sự thu hút trẻ. 
2. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Giải pháp 1: Lập kế hoạch xây dựng môi trường phát triển vân động theo từng chủ đề.
 	Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau, giúp trẻ có sự nhận thức rõ ràng về vận động, về phương pháp thực hiện với các đồ dùng, dụng cụ luyện tập.
	Nhận thức rõ được điều này nên ngay khi vào đầu năm học sau khi nhận lớp mình phụ trách, cùng với kế hoạch năm học từ ban giám hiệu nhà trường, tôi đã bắt tay vào tìm hiểu đặc điểm tình hình tâm sinh lý, cùng sự phát triển của trẻ lớp mình để lên kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo từng chủ đề trong năm học. Để lựa chọn các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập, sắp xếp chúng phù hợp với các vận động (bao gồm vận động tinh, vận động thô, trò chơi vận động) phù hợp theo từng chủ đề, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thì yêu cầu giáo viên cần phải hiểu rõ đặc điểm trẻ của ở thời điểm đó, trẻ đầu năm khác với trẻ giữa năm và trẻ cuối năm nên các bài tập vận động, trò chơi cũng khác nhau. Bên cạnh đó để tránh sự nhàm chán cho trẻ tôi tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò chơi cho phù hợp từng chủ đề nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. 
 Ví dụ: 
Kế hoạch giáo dục phát triển vận động chủ đề: Trường mầm non.
Chủ đề
Néi dung GDPTV§
ThiÕt bÞ sÏ sö dông
Tªn ho¹t ®éng GD
H×nh thøc tæ chøc
Trường Mầm Non
TËp c¸c ®éng t¸c ph¸t triÓn nhãm c¬ vµ h« hÊp
Vßng, n¬ hoa
- ThÓ dôc s¸ng
- Ho¹t ®éng cã chñ ®Ých
- C¶ líp
- C¶ líp
T©p luyÖn c¸c kÜ n¨ng vËn ®éng c¬ b¶n vµ ph¸t triÓn c¸c tè chÊt trong vËn ®éng
- Đi bằng mét ngoài bàn chân, đi khụy ngối
- Bò bằng bàn tay, bàn chân 4m - 5m
- Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Bò chui qua cổng
- Ném vòng vào cổ trai
- Trò chơi dân gian
+ Bịt mắt bắt dê
+ Dung dăng dung dẻ
- Cæng, lèp xe « t« 
- X¾c s«
- Con đường hẹp
- Bóng
- Vòng, trai
- Khăn đỏ dài 60cm
- H§ häc cã chñ ®Ých, H§ ngoµi Trêi
- C¶ líp
- Nhãm
- C¸ nh©n
Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp cùng với mắt
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.
- Bẻ, nắn
- Tô theo nét
- Xe cắt đường vòng cung.
Vòng, hột hạt, các hình khối
Ch¬i gãc hoạt động với đồ vật, phân vai
Nhãm
Giải pháp 2: Công tác tuyên truyền với phụ huynh
     Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc giáo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường mới đạt được kết quả tốt. Chính vì hiểu được tầm quan trọng của phụ huynh nên ngay từ đầu năm học tôi đã lôi cuốn, tuyên truyền với phụ huynh bằng những biện pháp cụ thể sau:
Tôi thường xuyên trao đổi cùng các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của môi trường vận động đối với sự phát triển của trẻ. Bằng các hình thức trao đổi, trò chuyện tôi đã bầy tỏ tâm tư mong muốn của tôi làm sao trẻ có được một môi trường để nâng cao khả năng vận động của trẻ đến các bậc phụ huynh và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh. đó là phụ huynh đã ủng hộ cho tôi các nguyên vật liệu là phế thải và những nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương như : tre, luồng, nứa, lốp xe hư... để sử dụng vào các hoạt động vận động của trẻ. Thấy được sự nhiệt tình của cô giáo nhiều phụ huynh đã tình nguyện giúp đỡ công sức của mình cùng cô và nhà trường xây dựng khu vực phát triển vận động cho trẻ. Ngoài ra để giúp phụ huynh biết được kế hoạch hoạt động phát triển vận động của trẻ ở trường, tại góc tuyên truyên phụ với phụ huynh tôi xây dựng kế hoạch phát triển vận động theo từng chủ đề để phụ huynh theo giỏi.
Ví dụ: Chủ đề Trường mầm non
Hình ảnh góc lập kế hoạch theo chủ đề
	Ngoài ra tôi cũng đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên, phụ huynh các lớp tổ chức hội thi như: Ngày hội thể dục thể thao, tuần lễ sức khỏe....giữa các lớp trong khối và được Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên, các bậc phụ huynh ủng hộ rất lớn, qua các hội thi các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phát triển vận động đến sự phát triển toàn diện của trẻ .
 Hình ảnh cuộc thi vận động giữa các lớp trong khối
Giải pháp 3 : Xây dựng môi trường phát triển vận động trong phòng nhóm lớp
Để xây dựng được môi trường vận động trong phòng nhóm lớp theo chuyên đề phát triển vận động thì ngay từ đầu năm học tôi dựa trên kế hoạch phát triển vận động để thiết kế môi trường vận động và lựa chọn các trang thiết bị, đồ chơi cho phù hợp với trẻ. Ngoài những trang thiết bị, đồ chơi sẵn có tôi đã tận dụng các vật liệu từ thiên nhiên, các loại phế thải như vỏ sữa, lon bia, lá cây khô, tre, hột hạt...vào các hoạt động để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Các trang thiết bị, đồ chơi đó tôi lựa chọn sắp sếp vào các góc chơi sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ được vận động. Để giúp trẻ dễ dàng trong việc lựa chọn, sử dụng các đồ chơi vào các góc chơi thì ngay từ đầu năm học tôi đã sắp xếp, bố trí các góc chơi sao cho phù hợp như góc xây dựng trách xa đường đi, góc nghệ thuật gần với nguồn nước, góc yên tỉnh ở xa góc ồn ào...và các góc đều có thể di chuyển sau mỗi chủ đề để tránh sự nhàm chán cho trẻ.
 Hình ảnh các góc chơi trong lớp được bố trí hợp lý
	Ngoài ra tôi đã nghiên cứu xắp xếp một khu chợ quê có góc chơi dân gian. Khu chợ quê nguyên vật liệu được làm từ tranh, tre, nứa, luồng, là những nguyên liệu sẳn có ở địa phương. Tôi nhận thấy khi trẻ tham gia vào các hoạt động trong khu chợ quê trẻ rất hào hứng và có sự quan tâm chú ý đặc biệt đến góc chơi dân gian có các đồ chơi cho trẻ chơi phát triển vận động tinh cho trẻ như: trò chơi cắp cua bỏ giỏ, trò chơi câu ếch..
 Hình ảnh góc chơi dân gian
 Đặc biệt trong lớp tôi đã dành một vị trí thích hợp để xây dựng một góc vận động. Góc vận động là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ, đây là môi trường vận động thu nhỏ trong phạm vi lớp học.Việc thực hiện đa dạng hóa các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập khác nhau sẽ tác động mạnh đến sự phát triển sức khỏe, thể chất, kỹ năng vận động của trẻ. Xuất phát từ điều này nên khi xây dựng góc vận động tôi đã bố trí sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ luyện tập hợp lý tạo, đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuật lợi cho trẻ trong việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng, dụng cụ khi tham gia vào các hoạt động chơi.
	Hình ảnh góc vận động của bé
Ngoài những trang thiết bị, đồ dùng sẳn có tôi đã làm thêm các dụng cụ vận động cho trẻ nguyên vật liệu đều là những phế thải hoặc những nguyên liệu sẳn có ở địa phương như luồng, gỗ keo, thùng phi, các loại hộp...Tất cả những dụng cụ đó kích thước, chiều cao phù hợp với trẻ và đảm bảo độ an toàn, vệ sinh, thẩm mỹ giúp trẻ hào hứng tích cực khi tham gia vào chơi.
Hình ảnh những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu từ phế thải
Giải pháp 4 : Xây dựng môi trường vận động ngoài trời
	Sau khi tham gia tập huấn lớp chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non ”do phòng giáo dục tổ chức. Cùng với điều kiện thực tế của nhà trường đó là sân chơi rộng, có nhiều đồ chơi ngoài trời tuy nhiên đó đều là đồ chơi sẵn có. Tôi đã mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ bằng cách sắp xếp lại các trang thiết bị, đồ chơi để tạo thành một khu vui chơi liên hoàn. Trong khu vui chơi liên hoàn có rất nhiền đồ chơi với nhiều trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển các cơ bao gồm: phát triển cơ tay, cơ chân và cơ toàn thân. Điều đặc biệt khu vui chơi này là các đồ chơi đều được làm từ các nguyên vật liệu là phế thải hoặc các nguyện vật liệu rẻ tiền như : lốp xe ô tô, xe máy, vành xe máy, xe đạp, võ hộp sữa, trai lọ, gỗ, dây thừng....rất thu hút sự tham gia của trẻ.
Ví dụ 1 : Trò chơi Cầu thăng bằng
- Nguyên vật liệu: “Cầu thăng bằng” được làm từ gỗ, lốp ô tô cũ, dây xích, 
- Hiệu quả sử dụng: Cầu thăng bằng được sử dụng tại những góc chơi ngoài trời. Khi chơi với đồ chơi này trẻ được rèn luyện kĩ năng đi, chạy, cảm giác thăng bằng, phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo, sự mạnh dạn, tự tin
Hình ảnh cầu thăng bằng
Ví dụ 2 : Làm đồ chơi cho trẻ thực hiện vận động chui, đồ chơi này được làm từ lốp xe ô tô được rửa sạch và sơn có màu sắc đẹp, bên ngoài sử dụng ốc vít để gắn cố định bên tường và dưới sân nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia chơi
Hình ảnh lốp xe làm thành ống chui
 Tận dụng những khoảng còn trống trên sân tôi đã sưu tầm tạo cho trẻ chơi các trò vận động, trò chơi chơi dân gian, ngoài việc lựa chọn trò chơi phù hợp, đảm bảo yêu cầu kiến thức, thái độ, kỹ năng và tâm sinh lý trẻ thì việc sử dụng đồ chơi sẵn có, đồ chơi đơn giản, gần gũi. nguyên liệu từ địa phương như lá cây, đá, sỏi, tranh, tre, nứa, dây thừng... cho trẻ chơi các trò chơi phù hợp như: thả đĩa, kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, lộn cầu vòng, ô ăn quan, rãi ranh.... trẻ rất hào hứng tích cực tham gia.
Ví dụ 1  : Trò chơi kéo co, mèo đuổi chuột, cướp cờ...
Hình ảnh trẻ chơi trò chơi kéo co
	Ngoài ra trong khu vườn thiên nhiên tận dụng những khoảng trống tôi đã tạo ra cho trẻ những trò chơi như: in hình vân tay, xây nhà, in hình bánh...và những khoảng trống để trẻ có thể được thư giản, nghĩ ngơi, tắm nắng tăng cường sức khỏe và thích nghi với thời tiết.
 Cùng tắm nắng nào các bạn ơi !
Giải pháp 5 : Tham mưu xây dựng môi trường phát triển vận động trong phòng giáo dục thể chất và nghệ thuật
	Được sự quan tâm của UBND huyện, UBND xã trường mầm non Hải Long được đầu thư xây dựng phòng giáo dục thể chất và nghệ thuật. Ngay sau khi khu nhà được khánh thành tôi đã cùng với ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trong trường xây dựng cho trẻ một môi trường phát triển vận động trong phòng đa năng, việc bố trí sắp xếp các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị thể thao phù hợp với kích thước và mục đích sử dụng của trẻ được hết sức chú trọng cụ thể :
	Đối với những dụng cụ lớn như Thang trèo, ghế thể dục, khối gỗ, ống chui... tôi sắp xếp chúng dọc theo tường, còn đối với dụng cụ thể dục là nhỏ (các loại bóng, gậy, túi cát...)để chúng vào trong kệ hoặc tủ nằm dọc theo tường của phòng. các loại dây thừng, vòng, lưới.. tôi treo trên tường để không làm mất đi sự tích cực vận động của trẻ.
	Trong phòng tôi luôn để 1 khoảng trống để cho trẻ tập thể dục và chơi các trò chơi vận động khác như : trò chơi ném bóng vào rổ, bò chui qua ống, đá bóng
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
        Xác định được hiệu quả của việc xây dựng môi trường vận động nhằm nâng cao khả năng vận đông của trẻ là rất

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_moi_truong_van_dong_nham_nang_cao_chat_luong_c.doc