SKKN Xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu, Ban chấp hành Chi đoàn, Đoàn thanh niên thi trấn, Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh

SKKN Xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu, Ban chấp hành Chi đoàn, Đoàn thanh niên thi trấn, Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh

Đội là tổ chức của thiếu nhi Việt nam có vai trò quan trọng trong và ngoài nhà trường. Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là: ¬1“Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

 Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động mà Đội tổ chức. Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho các em thiếu nhi thông qua các hoạt động Đội nhằm giúp các em nâng cao nhận thức về lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự hiểu biết về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, của Đoàn, của Đội. Từ đó xây dựng tình cảm tốt đẹp cho các em Đội viên, nâng cao lòng yêu nước tinh thần tự lập tự cường, truyền thống bất khuất, kiên cường, song rất giàu lòng nhân ái của dân tộc, biết ơn những anh hùng, liệt sĩ và cả những người đang ngày đêm nuôi nấng dạy dỗ mình. Qua hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức Đội còn góp phần làm cho các em Đội viên phát triển lòng nhân ái, lòng vị tha, kích thích tính tích cực trong hoạt động chính trị - xã hội góp phần vào việc xây dựng cộng đồng, giúp các em trở thành con người toàn diện với đầy đủ đức - trí -thể - mỹ, góp phần đào tạo nguồn lực con người cho đất nước.

 

doc 24 trang thuychi01 13446
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu, Ban chấp hành Chi đoàn, Đoàn thanh niên thi trấn, Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
1
1.2
Lí do chọn đề tài
1
1.3
Mục đích nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
3
Kết luận và kiến nghị 
17
3.1
Kết luận 
17
3.2
Kiến nghị 
18
 Tài liệu tham khảo 
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Đội là tổ chức của thiếu nhi Việt nam có vai trò quan trọng trong và ngoài nhà trường. Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là: 1“Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. 
 	Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động mà Đội tổ chức. Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho các em thiếu nhi thông qua các hoạt động Đội nhằm giúp các em nâng cao nhận thức về lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự hiểu biết về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, của Đoàn, của Đội. Từ đó xây dựng tình cảm tốt đẹp cho các em Đội viên, nâng cao lòng yêu nước tinh thần tự lập tự cường, truyền thống bất khuất, kiên cường, song rất giàu lòng nhân ái của dân tộc, biết ơn những anh hùng, liệt sĩ và cả những người đang ngày đêm nuôi nấng dạy dỗ mình. Qua hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức Đội còn góp phần làm cho các em Đội viên phát triển lòng nhân ái, lòng vị tha, kích thích tính tích cực trong hoạt động chính trị - xã hội góp phần vào việc xây dựng cộng đồng, giúp các em trở thành con người toàn diện với đầy đủ đức - trí -thể - mỹ, góp phần đào tạo nguồn lực con người cho đất nước. 
 Muốn đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho học sinh trong môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong Nhà trường, trong đó Nhà trường giữ vai trò chủ đạo.Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào nghìn việc tốt, Công tác Trần Quốc Toản, phong trào Kế hoạch nhỏ, phong trào ngôi nhà khăn quàng đỏ.... Hoạt động đội còn là cầu nối giữa nhà trường và các lực lượng xã hội, góp phần thực hiện nền tảng giáo dục của Đảng - Nhà nước. 
 	Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, luôn đi đầu, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 	Trước những thực tế đó đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách đội phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh có tác dụng giáo dục sâu rộng đến học sinh. Đặc biệt Tổng phụ trách Đội phải nhạy bén, linh hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Song, một mình giáo viên Tổng phụ trách đội không thể làm hết được công việc này, mà tổng phụ trách đội phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường. Phải biết tuyên truyền và thu hút, vận động các lực lượng cùng tham gia giáo dục các em học sinh, cùng tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em học sinh. 
 	Trên thực tế giáo viên tổng phụ trách đội muốn tổ chức các hoạt động đội trong nhà trường nếu thiếu sự phối hợp chặt chẽ xẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đó kìm hãm cả quá trình giáo dục và tự giáo dục cho các em đội viên làm ảnh hưởng không ít chất lượng giáo dục của nhà trường. Như vậy mối quan hệ giữa tổng phụ trách đội với các lực lượng giáo dục trong nhà trường là một yếu tố quyết định đến chất lượng tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà trường.
 	Từ những lí do trên, tôi thấy tổng phụ trách đội có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động Đội với các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách đội với Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh, Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu, Ban chấp hành Chi đoàn, Đoàn thanh niên thi trấn, Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh” để nghiên cứu, mạnh dạn đưa những vấn đề này cho anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi để tôi làm tốt hơn vai trò, trách nhiệm của tổng phụ trách đội trong trường học.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
 Xây dựng tốt mối quan hệ giữa tổng phụ trách đội với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động đội góp phần vào việc đào tạo nguồn lực con người cho xã hội. 
1. 3. Đối tượng nghiên cứu. 
Mối quan hệ giữa Tổng phụ trách Đội và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 
1. 4. Phương pháp nghiên cứu. 
Để thực hiện hiệu quả đề tài, tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp sau.
- Lập kế hoạch nghiên cứu 
- Chia giai đoạn nghiên cứu 
- Soạn thảo nội dung 
- Tiến hành thực hiện các giai đoạn, kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 “Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ giữa Tổng phụ trách Đội với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường”
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
a. Vai trò 
 Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi này, người ta nói “ Ngã đường dẫn tới tài năng, nhưng cũng là ngã đường dẫn tới tội lỗi” Đứng trước mặt các em bây giờ là hai ngã đường khác nhau: một là có thể hư hỏng nếu các em không được quan tâm giáo dục đến nơi, đến chốn; hai là thế giới mới sẽ được mở rộng trước các em nếu được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm giáo dục đúng đắn. 
b. Vị trí 
 Công tác đội trong nhà trường hiện nay hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng sống cơ bản. Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường . 
c. Nhiệm vụ 
 Làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên tổng phụ trách đội. Do đó người tổng phụ trách đội phải biết xây dựng những mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút đông đảo các lực lượng giáo dục xung quanh mình như: Cán bộ Liên chi đội, chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành trên địa bàn dân cư, đặc biệt tổng phụ trách đội phải lấy được lòng tin và biết tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo trong và ngoài nhà trường. Tất cả các mối quan hệ này là sự quyết định thành công hay thất bại các hoạt động của Liên đội trong nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Thực tế cho thấy, ở một số năm học trước việc kết hợp giữa các lực lượng giáo dục đối với tổng phụ trách đội không được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công việc này chưa được nhà trường quan tâm chú trọng, hội cha mẹ học sinh còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như tổng phụ trách đội. Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động đội và giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục không được nâng cao.
 Ban giám hiệu nhà trường ngại mở rộng mối quan hệ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nên không tạo được mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để nhằm thúc đẩy hoạt động của Đội vững mạnh hơn, tôi cho rằng đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh chưa đầy đủ, cụ thể qua các năm học sau.
Kết quả khảo sát.
Năm học
Tổng số đội viên được khảo sát
 Hạnh kiểm
 Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012-2013
385
250
65
88
22,8
36
9,3
11
2,9
2013-2014
389
305
78,4
72
18,5
10
2,5
2
0,6
 Bản thân là một giáo viên được cử làm tổng phụ trách đội 14 năm qua, cùng những kinh nghiệm đúc rút trong nhiều năm làm tổng phụ trách, trong việc tổ chức các hoạt động phong trào. Để chủ động và tổ chức được các hoạt động phong trào trong Liên đội, tôi đã không ngừng học hỏi người đi trước và đọc nhiều tài liệu về Đội thiếu niên nhận tôi thấy người tổng phụ trách phải nhiệt tình, hiểu biết rộng, phải nhanh nhẹn và linh hoạt trong cách tổ chức các hoạt động cho các em Đội viên, đặc biệt người tổng phụ trách phải tranh thủ được sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải xây dựng được các mối quan hệ ở các lực lượng trong và ngoài nhà trường. 
 Xuất phát từ những lý do trên, tổng phụ trách có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động đội với các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biện là xây dựng giữa tổng phụ trách với ban giám hiệu nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, Hội phụ huynh, Hội khuyến học Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, mạnh dạn đưa những vấn đề này cho anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn vai trò là tổng phụ trách đội.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 
 Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định vị trí của mình, là một hệ thống tổ chức, thống nhất trong cả nước. Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó rất cần người tổng phụ trách đội phải thực sự có lòng nhiệt tình, nhanh nhẹ và có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả.Vì vậy giáo viên tổng phụ trách đội phải hình thành được sự hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm,vì công việc chung đồng thời phải hiểu rõ năng lực phẩm chất sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong học tập và trong công tác Đội. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo của các em, nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng sau này.
 Để thực hiện được và đạt kết quả trong trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau. Vậy phải làm thế nào để phong trào hoạt động đội và phong trào thiếu nhi vào hoạt động nhà trường đạt hiệu quả nhất. Đó cả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên tổng phụ trách đội. Muốn thực hiện được điều đó tổng phụ trách đội phải xây dựng được các mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút đông đảo các lực lượng xung quanh mình như: Cán bộ chi đội, chi đoàn thanh niên, các anh chị phụ trách, hội cha mẹ học sinh, các ban ngành trên địa bàn dân cư, đặc biệt tổng phụ trách đội phải lấy được lòng tin và tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ đạo và tạo mọi thuận lợi của các cấp lãnh đạo nhà trường. Tất cả các mối quan hệ này là sự quyết định thành công hay thất bại của hoạt động Liên đội trong suốt năm học.
2.3.2. Các giải pháp chủ yếu 
2.3.2.1: Xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách đội với lực lượng giáo dục trong nhà trường.
a. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên tổng phụ trách đội với Ban giám hiệu nhà trường 
 Cùng với những mối quan hệ trên, giáo viên tổng phụ trách đội phải thiết lập được mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo nhà trường bởi vì: Là một thành viên trong bộ máy cán bộ quản lý, giáo viên tổng phụ trách đội cùng với chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp đưa kế hoạch công tác Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất mục tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường. 
 Giáo viên tổng phụ trách đội có trách nhiệm tham mưu cho cấp Uỷ, Ban giám hiệu để bố trí sắp xếp những giáo viên có năng lực, nhiệt tình vừa có thể làm chủ nhiệm lớp vừa có thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội.Tổng phụ trách đội có nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí, cơ sở vất chất cần thiết cho các hoạt động Đội theo kế hoạch đã duyệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đội đạt được kết quả cao. Tổng phụ trách đội với tư cách là một thành viên chỉ đạo tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường và là một thành viên trong hội đồng sư phạm, vì vậy rất cần sự đồng tình ủng hộ của thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của Liên đội, khơi dậy được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Cùng với chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp đưa kế hoạch công tác Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. 
 Ảnh: Họp bàn với BGH công tác đội Ảnh: BGH trao giải cho học sinh đạt giải trong cuộc thi 
 b. Xây dựng mối quan hệ giữa Tổng phụ trách đội với Ban chỉ huy Liên, chi đội: 
 Đây vừa là mối quan hệ trên dưới, giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động Đội nói riêng.Vì vậy giáo viên tổng phụ trách đội phải thực sự gần gũi chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội có mối đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì công việc chung, đồng thời phải tìm ra được một đội ngũ cán bộ Liên chi đội thực sự có năng lực thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày càng phát triển. Muốn vậy tổng phụ trách đội phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho các em để các em tự tổ chức các hoạt động ở chi đội mình, sau đó tổng phụ trách đội đánh giá và bổ sung những gì còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn, đồng thời giáo viên tổng phụ trách đội phải gần gũi các em,tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc, tâm tư, tình cảm của các em, hiểu được tính cách của các em, hiểu được nhu cầu mà các em muốn, coi các em như con của mình để từ đó biết động viên an ủi, hoặc cảm hóa, giúp các em sửa chữa lỗi lầm của mình. Người tổng phụ trách đội còn thu phục nhân tâm từ chính tấm gương sáng của mình trong cuộc sống và trong mọi công việc, tạo uy tín và niềm tin cho các em. Điều đó muốn khẳng định rằng: Tổng phụ trách đội chẳng những là nười thầy, người cô mẫu mực, người cha, người mẹ đỡ đầu, người anh, người chị quý mến của các em khi tiến bộ cũng như khi các em mắc khuyết điểm, thực sự là chổ dựa cho các em trong bối cảnh đầy biến động. Và hơn hết người tổng phụ trách đội đóng vai trò một nhà tổ chức phải thông thạo về kỹ năng nghiệp vụ công tác đội, có khả năng tổ chứa nhiều hoạt đọng vui chơi bỏ ích nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia vào sân chơi bổ ích, để các em học mà chơi, chơi mà học, tổng phụ trách đội đề xuất với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có một số chế độ ưu đãi hợp lý nhằm động viên, khích lệ các em có hoàn cảnh khó khăn, các em tham gia cuộc thi để thu hút các em tham gia hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn. 
 Ảnh: Ra mắt ban chỉ huy Liên đội Ảnh: Họp giao nhiệm vụ ban chỉ huy Liên đội
c. Mối quan hệ giữa Tổng phụ trách đội chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách trong nhà trường: 
 Bản thân tôi giáo viên tổng phụ trách đội phải có quan hệ mật thiết với chi đoàn thanh niên, cán bộ giáo viên đóng vai trò là những anh chị phụ trách chi đội. 
 Trước hết đây là cán bộ giáo dục trực thuộc nhà trường được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp học và trực tiếp phụ trách công tác Đội của chi đội trong phạm vi nhà trường. Do vậy tôi đã hướng dẫn cho các anh chị phụ trách hiểu và nắm mọi hoạt động của đoàn Đội trong nhà trường.Theo kế hoạch chung của Liên đội kết hợp với Ban chấp hành chi đoàn trường, chỉ đạo và theo dõi các hoạt động ở các chi đội, tiếp thu những ý kiến, những đề xuất của các anh chị phụ trách để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với đặc thù của từng chi đội. Đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng làm cán bộ chi đội. Hàng tuần nhận báo cáo nhanh của giáo viên chủ nhiệm (anh chị phụ trách ) về tình hình học tập rèn luyện của đội viên để kịp thời tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành xuất sắc và có biện pháp giáo dục kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em ngày càng hoàn thiện mình hơn. 
 Cùng với những mối quan hệ trên tôi cũng cần xây dựng mối quan hệ với Đoàn thanh niên, Hội đồng đội của địa phương để nắm bắt tình hình thực tế và cùng nhau làm tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục đội viên, thanh niên. 
 Ảnh: Tổ chức ngày hội bánh chưng xanh và Trao giải các chi đội đạt giải trong cuộc thi gói bánh chưng
Ảnh:Cùng với Đ/C Bí thư đoàn thị trấn chấm bài viết thư “hãy nói lời yêu thương” và cuộc thi vẽ tranh “Em yêu nước sạch”
d. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên tổng phụ trách đội với hội cha mẹ học sinh: 
 Đây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba môi trường(nhà trường, gia đình và xã hội) chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia đình, của hội cha mẹ học sinh là động lực to lớn thúc đẩy các hoạt động Đội, nâng cao chất lượng giáo dục . 
 Từ mối quan hệ này tôi đã tiếp cận rất gần gũi với phụ huynh học sinh tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và có ý kiến với nhà trường giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, giúp các em tiến bộ và hoà đồng với bạn bè. Bên cạnh đó giáo viên tổng phụ trách đội cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với cộng đồng dân cư nơi trường đóng. Ở đây vai trò của hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội khuyến học có ý nghĩa quan trọng việc bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu nhi ngoài thời gian lên lớp, giúp các em tham gia hoạt động xã hội vừa sức với mình trên địa bàn dân cư. 
Ảnh: Hội cha mẹ học sinh trao quà cho học sinh nghèo vượt khó nhân dịp tết Nguyên Đán 
Ảnh: Đoàn thanh niên thị trấn, Cảng hàng không Thọ Xuân trao quà học sinh nghèo nhân dịp tết Nguyên Đán 2018
2.3.2.2: Xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách đội với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
a, Xây dựng mối quan hệ giữa tổng phụ trách đội với đoàn thanh niên, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ thị trấn.
 Là một tổ chức của địa phương liên đội nhà trường không thể thiếu sự phối kết hợp và chỉ đạo của đoàn thanh niên, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ thị trấn, để giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ và nhận được nhiều sự giúp đỡ xung quanh mình để tổ chức được các hoạt động bổ ích hướng cho các em tới một sân chơi bổ ích như tham gia vào các hoạt động trại hè do đoàn thanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_moi_quan_he_giua_tong_phu_trach_doi_voi_ban_gi.doc