SKKN Xây dựng kịch bản để giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân trong bài công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

SKKN Xây dựng kịch bản để giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân trong bài công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành giáo dục hiện nay đã được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI là tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, học đi đôi với hành; giáo dục nhà trường gắn liến với giáo dục gia đình và xã hội. Muốn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục- đào tạo cần có sự chuyển biến mạnh mẽ nền giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều sang giáo dục tương tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường và xã hội nhằm hình thành nhân cách và phát triển năng lực học sinh; chuyển từ nền giáo dục đóng, khép kín sang nền giáo dục mở, học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập.

 Trong cuộc hội thảo do Viện Khoa học giáo dục tổ chức ngày 20 tháng 9 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Phạm Vũ Luận cũng nhận định rằng: Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo mới chỉ đang bắt đầu, để tiến hành thành công đòi hỏi cần sự chung tay góp sức của toàn ngành, mỗi tập thể cá nhân phải ra sức phấn đấu. Đổi mới bắt đầu từ mỗi cá nhân cụ thể, công việc cụ thể chứ không phải từ việc làm to lớn nào khác. Mỗi đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện tinh thần Nghị quyết của Đảng trước quần chúng.

 Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều năm đứng lớp, tôi càng thấy mình phải có trách nhiệm thực hiện trước khi chờ sự thay đổi cấu trúc chương trình học sau năm 2015. Đặc biệt giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân hiện nay vừa phải giảng dạy nội dung chương trình sách giáo khoa, vừa phải tham gia đánh giá đạo đức học sinh cùng với giáo viên chủ nhiệm. Phân phối chương trình dạy ở mỗi lớp chỉ có một tiết một tuần thì việc nhớ tên học sinh đã khó huống chi là đánh giá ý thức các em Giáo viên dạy GDCD như chúng tôi không chỉ có dạy kiến thức sách giáo khoa trên lớp, chúng tôi phải dạy tích hợp các tài liệu khác như Tư tưởng Hồ Chí Minh; nếp sống văn minh thanh lịch, phòng chống tham nhũng, hoạt động ngoài giờ lên lớp Với lượng công việc như trên, bản thân mỗi người phải tìm ra được những sáng kiến thích hợp để thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ của ngành, của trường giao cho. Trong giờ học chính khoá, bài giảng không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà hoạt động trải nghiệm thực hành làm sinh động và hiệu quả hơn nội dung giáo dục. Học sinh phải thích thú chủ động tích cực tìm tòi học tập, nâng cao năng lực tự học, học ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên sáng tạo thực hiện quy chế với ý thức tổ chức kỉ luật cao; sáng tạo thể hiện ở những phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. Các buổi hoạt động tập thể, là sân chơi bổ ích nhưng phải tạo hứng thú cho học sinh và đặc biệt phải bao hàm được yếu tố tuyên truyền, giáo dục, tìm và hiểu, hiểu và vận dụng vào cuộc sống, rút ra được bài học nhận thức.

 

doc 15 trang thuychi01 6140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng kịch bản để giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân trong bài công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
TIÊU ĐỀ 
TRANG
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
2
2
Lý do chon đề tài 
3
3
Phạm vi nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
5
Đối tượng nghiên cứu
3
6
PHẦN NỘI DUNG
3
7
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
8
Các biện pháp tiến hành
4
9
Những kiến thức cần trang bị cho công dân 
4
10
Các bước để chuyển nội dung bài học sang hình thức sân khấu hoá qua hoạt đông tạp thể.
5
11
Yêu cầu sư phạm
5
12
Minh hoạ bằng kịch bản cụ thể
5
13
Kịch  : Hướng về biển đảo thân yêu
6-12
14
PHẦN KẾT LUẬN 
13
15
Đánh giá nội dung, hiệu quả cách làm 
13
16
Kiến nghị đề xuất
13
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
	Nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành giáo dục hiện nay đã được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI là tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, học đi đôi với hành; giáo dục nhà trường gắn liến với giáo dục gia đình và xã hội. Muốn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục- đào tạo cần có sự chuyển biến mạnh mẽ nền giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều sang giáo dục tương tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường và xã hội nhằm hình thành nhân cách và phát triển năng lực học sinh; chuyển từ nền giáo dục đóng, khép kín sang nền giáo dục mở, học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập.
	Trong cuộc hội thảo do Viện Khoa học giáo dục tổ chức ngày 20 tháng 9 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Phạm Vũ Luận cũng nhận định rằng: Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo mới chỉ đang bắt đầu, để tiến hành thành công đòi hỏi cần sự chung tay góp sức của toàn ngành, mỗi tập thể cá nhân phải ra sức phấn đấu. Đổi mới bắt đầu từ mỗi cá nhân cụ thể, công việc cụ thể chứ không phải từ việc làm to lớn nào khác. Mỗi đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện tinh thần Nghị quyết của Đảng trước quần chúng.
	Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều năm đứng lớp, tôi càng thấy mình phải có trách nhiệm thực hiện trước khi chờ sự thay đổi cấu trúc chương trình học sau năm 2015. Đặc biệt giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân hiện nay vừa phải giảng dạy nội dung chương trình sách giáo khoa, vừa phải tham gia đánh giá đạo đức học sinh cùng với giáo viên chủ nhiệm. Phân phối chương trình dạy ở mỗi lớp chỉ có một tiết một tuần thì việc nhớ tên học sinh đã khó huống chi là đánh giá ý thức các em Giáo viên dạy GDCD như chúng tôi không chỉ có dạy kiến thức sách giáo khoa trên lớp, chúng tôi phải dạy tích hợp các tài liệu khác như Tư tưởng Hồ Chí Minh; nếp sống văn minh thanh lịch, phòng chống tham nhũng, hoạt động ngoài giờ lên lớpVới lượng công việc như trên, bản thân mỗi người phải tìm ra được những sáng kiến thích hợp để thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ của ngành, của trường giao cho. Trong giờ học chính khoá, bài giảng không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà hoạt động trải nghiệm thực hành làm sinh động và hiệu quả hơn nội dung giáo dục. Học sinh phải thích thú chủ động tích cực tìm tòi học tập, nâng cao năng lực tự học, học ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên sáng tạo thực hiện quy chế với ý thức tổ chức kỉ luật cao; sáng tạo thể hiện ở những phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. Các buổi hoạt động tập thể, là sân chơi bổ ích nhưng phải tạo hứng thú cho học sinh và đặc biệt phải bao hàm được yếu tố tuyên truyền, giáo dục, tìm và hiểu, hiểu và vận dụng vào cuộc sống, rút ra được bài học nhận thức.
	Một lý do nữa là do môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sống tư tưởng và đạo đức cho học sinh, những tri thức rút ra từ môn học này là hành trang vô cùng cần thiết để học sinh trở thành những công dân tốt trong tương lai trong đó môn này không phải môn thi tốt nghiệp phổ thông, thi đại học nên trong tư tưởng của học sinh coi là môn vô thưởng vô phạt. Nhiều khi giáo viên môn Giáo dục công dân cũng cảm thấy tủi thân vì những quan điểm trên. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần có bản lĩnh, tôi thấy rằng xã hội đã phân công nghề cho mình,mình cần phải làm tốt để học sinh không những không coi thường được mình mà còn nể phục mình. Tôi thường nói với học sinh rằng môn Giáo dục công dân không học để thi, các em không phải ngày đêm nhồi nhét kiến thức vào đầu để có khi thi xong quên luôn, môn này các em học để cùng chung sống, học để hiểu, để khẳng định mình. Giáo dục công dân không chỉ là giáo dục cho đối tượng là công dân trong tương lai mà cần giáo dục cho những người đã và đang là công dân biết quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của mình trong cuộc sốngVì những lý do trên nên tôi đã viết bản sáng kiến kinh nghiệm này với đề tài: “Xây dựng kịch bản để giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân trong bài CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC”.
	Theo tôi, không có phương thuốc nào có thể chữa bách bệnh, không có phương pháp học nào là chìa khoá vạn năng. Để đưa được nội dung bài học lên thành kịch bản sân khấu, giáo viên và học sinh phải kết hợp đa dạng các phương pháp; đặc biệt giáo viên phải có năng lực đào sâu suy nghĩ, có chuyên môn, có năng lực và nghệ thuật sư phạm.
 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
	Đề tài đi sâu nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm về cách thức giáo dục ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trường THPT Dương Đình Nghệ (lứa tuổi chuẩn bị thành công dân),
 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Đề tài sử dụng các phương pháp liên môn, dự án, đóng vai trong qua trình xây dựng kịch bản và diễn; phân tích, tổng hợp gắn lý luận với thực tiễn.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	
Xây dựng kịch bản để giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân trong bài CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC”.
PHẦN NỘI DUNG
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
	Việc người dân có ý thức và trách nhiệm công dân là khát vọng của mọi nhà nước, trong đó bản chất nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên trong xã hội, không phải ai cũng nhận thức được điều này đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước vì thế nên cũng có rất nhiều người vì các lý do chủ quan, khách quan không thực hiện tốt trách nhiệm công dân: Nên giáo dục lòng yêu nước cho học sinh để các em thấy được trách nhiệm bản thân cũng như thấy được sự hi sinh mất mát của thế hệ cha anh đã đổ biết bao sương máu cho nền độc lập của dân tộc cho sự phồn vinh của đất nước cho chúng ta được sống trong hòa bình trong sự no đủ. Ngày nay khi tình hình thế giới có nhiều thay đổi với những diễn biến phức tạp đặc biệt là tình hình biển đông khi mà Trung Quốc gây hấn ở hấu hết khu vực biển đông vi phậm nghiêm trọng chủ quyền của các quốc gia trong đó có Việt Nam chúng ta chúng đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam, xây đảo nhân tạovì vậy chúng ta khộng được thờ ơ,vô cảm khi chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm.Vậy nên xây dựng kịch bản, sân khấu hoá các tình huống để các học sinh đóng vai thể hiện tình cảm của mình đối với tổ quốc vì:
“Ôi! Tổ quốc,ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng!
Ôi tổ quốc!Nếu cần ta chết.
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông ».
 Vì thế đề tài này muốn thể hiện cách giáo dục ý thức công dân sao cho học sinh nhận thức trách nhiệm của mình một cách chủ động chứ không phải bị động, gò ép, bắt buộc.
2. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 
2.1. Những kiến thức cần trang bị cho công dân 
- Về nội dung: Bao gồm các kiến thức trong Bài 14: “CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC”. chương trình chính khoá môn Giáo dục công dân ( khi đối tượng là học sinh); kiến thúc tích hợp, bố sung; chương trình giáo dục nếp sống văn minh; chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, chương trình ngoại khoá và các vấn đề của địa phương, các buổi giáo dục,tuyên truyền pháp luật hay truyền thống dân tộc.
 - Về phương pháp: Để có được buổi hoạt động tập thể hay và ý nghĩa, giáo viên và học sinh phải áp dụng một loạt các phương pháp: vấn đáp, tìm tòi; động não; thảo luận; nghiên cứu trường hợp điển hình; đóng vai; giải quyết vấn đề; dự án
2.2 .Các bước để chuyển nội dung bài học sang hình thức sân khấu hoá qua hoạt đông tạp thể.
- Xây dựng kịch bản là một bước rất quan trọng. Một bộ phim, một vở kịch có hấp dẫn hay không phải căn cứ vào nội dung kịch bản cần chuyển tải. Trước hết, giáo viên tung vấn đề cần xây dựng kịch bản ra, cùng tìm tòi, động não. Sau một thời gian nhất định thu thập các kịch bản mà các em sáng tác, hoặc đưa kịch bản mà người giáo viên đã chuẩn bị ra cùng học sinh, đồng nghiệp thảo luận. Nếu diễn trong lớp với thời gian ngắn thì giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong tình huống giả định, nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được.Quy định thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Yêu cầu các em phải tìm được nhân vật điển hình, chọn vai diễn, luyện tập, biểu diễn. Nếu diễn trên sân khấu thì gắn với chủ đề sinh hoạt, thời gian diễn, số lượng người tham gia
- Chọn diễn viên, chọn trang phục, đạo cụ và trang trí sân khấu theo chủ đề. Diễn viên ở đây là giáo viên và học sinh nên khi chọn vai vừa phải thể hiện được tính cách nhân vật, vừa thuận theo sở thích của người xem, vừa phải thể hiện được diễn xuất. 
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục: đó là Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, các đồng nghiệp trong tổ, và học sinh . Ban giám hiệu thông báo chủ đề ,cấp kinh phí, tôi được tín nhiệm xây dựng kịch bản phù hợp với chủ đề,phân công các thành viên trong tổ làm các việc như làm phông, chuẩn bị âm thanh ánh sáng, nhạc, thuê trang phục, diễn phối hợp với tổ khác để lồng ghép, tích hợp kiến thức môn GDCD và tham gia cộng tác viên đoàn thanh niên để tuyên truyền, giáo dục trong các nội dung sinh hoạt,và kỉ niệm các ngày lễ của các tháng trong năm.
- Thu nhận ý kiến phản hồi vì việc diễn mới chỉ tác động đến tâm tưởng người diễn nhưng khán giả xem sẽ có những quan điểm khác nhau vì thế cần sự thảo luận sau phần diễn; lúc đó lại cần đến phương pháp giải quyết vấn đề. 
- Giáo viên rút kinh nghiệm sau khi diễn để thấy được ưu nhược điểm, căn thời gian tránh trường hợp quá dài hay quá ngắn và bài học cần rút ra cho lần sau. 
2.3 Yêu cầu sư phạm
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục công dân, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại . - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả những học sinh nhút nhát.
- Nên có hoá trang, trang phục và đạo cụ để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.
2.4 Ưu điểm: 
- Học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh, cũng như nhiều đối tượng khác
- Tạo điều kiện và phát triển tư duy, óc sáng tạo của giáo viên và học sinh.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ và hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. 
- Tạo được sân chơi lành mạnh.
- Đạt được mục đích tuyên truyền theo các chủ đề và có tác dụng lan toả ra ngoài cộng đồng.
3.MINH HOẠ BẰNG KỊCH BẢN CỤ THỂ
 Tiểu phẩm này do tôi là tác giả kịch bản và tồng đạo diễn chương trình, kịch bản này đã được công diễn ít nhất là 2 lần. Tiểu phẩm được diễn đã thể hiện những thông điệp là giáo dục lòng yêu nước cho học sinh và cũng toát ra được thông điệp chung là công dân phải có ý thức công dân và thực hiện trách nhiệm công dân dù trong bất cứ xã hội nào, việc thể hiện long yêu nước của bản thân là thực hiện những chuẩn mực đạo đức tối thiểu, việc tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức mới là tuân theo những quy định của pháp luật tối đa.
3.1 Kịch  : HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO THÂN YÊU
 Vở kịch được thể hiện trong chương trình ngoại khoá của Tổ TD – GDQP -GDCD trường THPT Dương Đình Nghệ nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12). Vở kịch gồm 2 phần; phần 1 tái hiện lại 1 trong những chuyến đi của đoàn tàu không số huyền thoại do đồng chí Phan Vinh làm thuyền trưởng. Phần 2 diễn tả lại cuộc sống của các chiến sĩ trên đảo Trường Sa thời nay.
 Vì sao tôi lại xây dựng kịch bản này ? Trong chương trình chính khoá lớp 10 học sinh được học bài công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ; lớp 11 các em được học bài chính sách Quốc phòng và an ninh. Môn lịch sử, các em hay sợ học, hoặc thờ ơ coi thường. Vở kịch này chính là phần thực hành trải nghiệm sau khi các em đã được học trên lớp, thấy được trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc của công dân. Lý do : Việt nam là 1 quốc gia ven biển với những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ viết: “ Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, các thế hệ hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng đã không tiếc máu xương bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhân kỉ niệm 52 năm huyền thoại đường HCM trên biển, tôi muốn góp một phần nào đó của mình vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, đánh giặc, muốn cho các em thấy hình ảnh những anh hùng liệt sĩ dũng cảm hiện ra bằng xương bằng thịt trên sân khấu và người đóng vai những anh hùng đó cũng chính là các em học sinh, những anh hùng có thật như Bác Long An và thuyền trưởng Phan Vinh- tên của anh đã được đặt cho một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa. Các em cũng thấy được để có cuộc sống bình yên ngày nay, ông cha ta đã phải đổi bao máu xương để giành lấy non sông, đặc biệt hiện nay nước láng giềng Trung Quốc đã thể hiện ý đồ chiếm Biển Đông thì trách nhiệm hướng tới bảo vệ biển đảo của Tổ quốc thân yêu lại được đặt lên hàng đầu. Vở kịch viết dưới dạng cuộc giao lưu giữa hai thế hệ được diễn ra tại đài truyền hình, lồng ghép những cuộc chiến đấu, những cảnh sinh hoạt trên biển đảo thông qua hồi ức của các anh hùng và những trang nhật kí hàng ngày được các chiến sĩ hải quân ghi lại. 
Phần 1: Cảnh 1
Phóng viên : Xin kính chào quý vị đại biểu, quý vị khán giả. Tôi xin tự giới thiệu tôi là Huyền My phóng viên của đài Truyền hình VN. Nhân kỉ niệm 52 năm huyền thoại đường HCM trên biển, đài truyền hình có tổ chức buổi giao lưu giữa các thế hệ hải quân nhân dân Việt Nam.
Phóng viên : Xin trân trọng giới thiệu và mời ra sân khấu bác Long An.
Long An : : Xin kính chào quý vị đại biểu, quý vị khán giả; chào chị Huyền My. Tôi là Long An- tham gia vào đoàn thuyền không số cách đây 45 năm (1968- 2015)
Phóng viên: Có phải bác là một trong năm người còn sống sót của tàu 235- tàu của anh Phan Vinh chỉ huy?
Long An: Vâng, đúng rồi ạ.
Phóng viên: Được biết khi các bác tham gia vào đoàn tàu không số đó là thời điểm vô cùng khó khăn nguy hiểm. Xin bác hãy kể lại cho quý vị khán giả 1 trong những hành trình chuyến đi năm xưa của bác và đồng đội được không ạ?
Long An: Vâng tôi xin kể về chuyến tàu làm nhiệm vụ chở 14 tấn vũ khí vào bến Hòn Hèo- đây là bến hết sức khó vào, luồng hẹp, nhiều đá ngầm. Hôm đó là ngày 27 tháng 2 năm 1968 tàu 235 xuất phát vào lúc sóng to gió lớn
Cảnh 2: Trước giờ xuất phát
Một loạt các chiến sĩ hoá trang thành ngư dân, đứng trước bàn thờ Tổ quốc tuyên thệ:
Phan Vinh: Chúng tôi là những chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam, kế tục truyền thống của quân đội anh hùng, của dân tộc anh hùng, chúng tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn, tâm niệm sống để bụng, chết mang theo, không hé răng với cha mẹ vợ con công việc được giao và lịch trình – xin thề.
Các chiến sĩ: Xin thề, xin thề, xin thề.
Phan Vinh: Chúng tôi xác định mỗi chuyến đi là 1 lần quyết tử, chúng tôi sẵn sàng ngồi trên những khối thuốc nổ, nếu bị lộ sẽ cho nổ tung. Nên lễ tuyên thệ này cũng là lễ truy điệu chúng tôi: Quyết tử cho Tổ quốc quyêt sinh ( xin thề, xin thề, xin thề)
Các đồng chí: Trước khi xuống tàu gửi lại quân trang, sổ sách, chứng minh thư nhân dân , ảnh của chúng ta đã được chụp lưu trong hồ sơ.
Tất cả xuống tàu
Chiến sĩ trẻ: Anh ơi thời tiết xấu thế này có nên xuất phát chăng?
Thuyền trưởng: Chúng ta làm nhiệm vụ bí mật nên càng giông tố bão bùng càng là lúc thuận lợi vì tránh để địch phát hiện. 
Chiến sĩ trẻ: Chúng ta chỉ là người đi đánh cá bình thường, em thấy chỉ có lưới thả cá ?
Chiến sĩ khác: Tàu này có 2 đáy, đáy dưới để vũ khí, còn đáy trên để lưới, ngư cụ
Tàu bắt đầu xuất phát:
C/S trẻ: Anh ơi em sợ lắm, em không sợ chết, không sợ địch, em chỉ sợ say sóng, sóng to thế này
Thuyền trưởng : Ơ đồng chí hay nhỉ, chúng ta đã thề quyết tử rồi, thế đồng chí có muốn cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước không? 
Chiến sĩ : Có ạ.
 Người dẫn: Sau 2 ngày lênh đênh trên vùng biển quốc tế, vượt qua sóng to gió lớn, tối ngày 29/2 tàu đên ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ.
Cảnh 3: Trên biển
 Hoạt động của địch: 
Thuyền trưởng địch: Dạo này bọn Việt cộng hay hoá trang làm ngư dân để chở hàng hoá bằng đường biển. Nếu thấy tàu cá nào của ngư dân thì yêu cầu dừng lại, kiểm tra. Chúng mà không dừng lại thì bắn ngay nghe không?
Quân địch: Xin tuân lệnh
Tướng Địch: gọi máy bộ đàm: Chúng ta phải tuần tra tuần tiễu thật gắt gao, phải phối hợp với không quân thả pháo sáng và rocket, phối hợp với bộ binh bao vây, bắt sống nếu chúng chạy lên bờ.
Đi được 1 đoạn, Tàu địch phát hiện ra tàu ta.
Liên lạc viên: H2 gọi H1, phát hiện ra mục tiêu. 
Tàu kia: H1 nghe rõ, Cần bao vây ngayđể bắt sống. 
Tướng địch: Bọn bay đi đâu?
Ta: Chúng tôi là ngư dân đi đánh cá.
Địch: dừng lại ngay để kiểm tra.
Thuyền trưởng Phan Vinh: Các đồng chí, ta đã bị lộ, tất cả cần bình tĩnh để tôi điều khiên tàu luồn lách qua đội hình tàu địch.
 Mấy giờ rồi, 12h 30; đêm ngày 1/3 rồi
Chiến sĩ: Bọn giặc vẫn đang đuổi theo, chúng ta đang ở đâu? Đang ở bến Ninh Phước
 Thuyền trưởng Phan Vinh: Các đồng chí chuẩn bị phương án 2, thả hàng xuống nước để quân dân ở bến vớt sau.( Thả hàng xuống).
 Chiến sĩ: Báo cáo, phía trước là núi, phía sau có 7 tàu địch, 3 tàu loại lớn, 4 tàu loại nhỏ đang khép chặt vòng vây của ta.
 Phan Vinh: Bây giờ mấy giờ
 Chiến sĩ : 1h30’
 Thuyền trưởng Phan Vinh: để tôi cho tàu chạy về Ninh Vân, không lộ nơi thả vũ khí
 Tàu địch: đuổi theo, H1 gọi đại bàng đến ngay. 2 bên giao chiến ác
 Quân ta: Báo cáo 1 tàu địch bốc cháy, địch không dám đến gần, ta có 5 đồng chí hi sinh, 2 người bị thương rất nặng.
 Phan Vinh: (Băng bó đầu). Chúng ta đã thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, tôi sẽ phá vòng vây, nếu cần thì áp sát tàu địch rồi cho nổ tàu ta để tiêu diệt địch.
Thợ máy: Báo cáo, máy tàu hỏng rồi, thế là phá vòng vây không thành.
Phan Vinh: Tôi sẽ cho tàu di chuyển sát bờ.
Chiến sĩ: Tàu chỉ còn cách bờ 100m thôi ạ.
Phan Vinh: Các đồng chí, đưa người bị thương vào bờ. 
Cường: Anh Vinh, anh Thứ ở lại cùng tôi cài kíp nổ ở khoang máy và các vị trí khác.
2h40 phút ngày 1/3 cột lửa bùng lên và tiếng nổ dữ dội. Ầm 3 người sau đó chạy lên bờ.
Địch: Chim én gọi đại bàng, đại bàng cử ngay người đến bắt sống cá mực
Địch: Chim én gọi cá mập, cá mực đã tìm cách lên bờ yêu cầu bắt sống.
Bộ binh địch: lùng sục tìm quân ta sau đó rút đi.
Cảnh 4:
Long An lại xuất hiện ra cùng với phóng viên: và nói lúc đó chúng tôi lực kiệt, vết thương nặng, súng không còn đạn nên anh Phan Vinh và nhiều đồng chí đã hi sinh. Chỉ còn 5 người trong đó có tôi. 
Phóng viên: Cảm ơn bác đã tái hiện lại một trận chiến đấu rất ác liệt và không cân sức nhưng các chiến sĩ của chúng ta cũng rất kiên cường và dũng cảm. “ Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Sau này khi nghiên cứu tài liệu, cháu có đọc được bài báo trên tạp chí Lướt sóng Sài gòn viết về trận đánh Bác vừa diễn tả như sau: 12 chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Hoa kì cùng quân lực Việt Nam cộng hoà có phi cơ yểm trợ đụng độ ác liệt với 1 tiểu đoàn Việt cộng gan góc và thiện chiến trên con tàu chở vũ khí từ bắc Việt thâm nhập và tiếp tế cho mặt trân giải ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_kich_ban_de_giao_duc_y_thuc_va_trach_nhiem_con.doc