SKKN Giải tỏa áp lực trong học tập và trong đời sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

SKKN Giải tỏa áp lực trong học tập và trong đời sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

Từ xa xưa, cha ông ta rất coi trọng việc học. Chính vì học tập được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, luôn có sự kế thừa và tinh thần sáng tạo nên nhân loại đã tích lũy được kho tàng kiến thức khổng lồ về tự nhiên, xã hội. Không những vậy, kiến thức đó đã và đang được vận dụng để chúng ta được sống trong thế giới văn minh hơn, hiện đại hơn.

Không ai có thể phủ nhận được vai trò của sự học. Ở bất cứ thòi đại nào, đối với một cá nhân, học cũng là nền tảng của hiểu biết, văn hóa và nhân cách. Tục ngữ xưa có câu: “Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn”. Không học mỗi cá nhân chỉ là công trình gọt đẽo thô sơ của tạo hóa. Nói đến học là nói đến một trí lực, một năng lực tư duy và năng lực thẩm thấu những kiến thức về tự nhiên xã hội được kế thừa của thế hệ đi trước. Mặt khác, việc học không chỉ định giá năng lực của bản thân mà học còn để thẩm thấu gía trị về đạo đức chuẩn mực xã hội không thể thiếu trong hành trình hoàn thiện của mỗi con người.

Như vậy trong thực tế việc học có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Bởi vai trò quan trọng ấy mà áp lực trong việc học cũng rất lớn, nhất là đối với học sinh THPT. Bắt đầu từ thời tiểu học, trung học cơ sở mục tiêu học đối với mỗi học sinh chỉ dừng lại ở tiếp thu, tạo nền kiến thức cho cấp học cao hơn. Khi học ở cấp THPT, nội dung kiến thức các môn học được nâng cao và mở rộng, đòi hỏi mỗi học sinh phát huy cao độ trí lực. Học ở thời kỳ này không chỉ để làm phong phú hiểu hiết nữa.Mà học phải vận dụng để đáp ứng yêu cầu của mỗi kỳ thi. Học sinh THPT sẽ phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia, để lấy bằng tốt nghiệp 12 và xét tuyển vào các trường đại học. Đây là kỳ thi có tính chất bước ngoặc trong cuộc đời của mỗi học sinh, có tham gia vào việc quyết định vận mệnh tương lai của mỗi cá nhân. Nếu định hướng đúng đắn vượt qua được áp lực của học tập và thi cử, bản thân sẽ có cơ hội có cuộc sống tương lai tươi sáng. Nếu ngược lại việc học sẽ trở thành gánh nặng, vô hình trở thành nguyên nhân gây nên những hậu quả nặng nề như học sinh bị trầm cảm, hành động tiêu cực dại dột sai lầm đáng tiếc. Trong thực tế đã có những học snh tự tự nhằm giải thoát cho bản thân hoặc chết, hoặc mang bệnh lí cả đời.

 

docx 18 trang thuychi01 7392
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải tỏa áp lực trong học tập và trong đời sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“GIẢI TỎA ÁP LỰC TRONG HỌC TẬP VÀ TRONG ĐỜI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM”
 Người thực hiện: Dương Thị Hằng Nga
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 	1
1.1. Lí do chọn đề tài 	1
1.2. Mục đích nghiên cứu 	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 	2
1.4.1. Phân tích, tổng hợp 	2
1.4.2. Khảo sát thực tế, phân loại 	2
2. NỘI DUNG 	3
2.1. Cơ sở lí luận 	3
2.2. Thực trạng về áp lực trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 	3
2.3. Những giải pháp đã sử dụng nhằm giảm áp lực cho học sinh trung học phổ thông	5
2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm thiết kế hoạt động của tập thể lớp, trở thành chuyên gia tâm lí của học trò 	5
2.3.2. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt 15 phút hướng đến giảm áp lực cho học sinh THPT 	7
2.3.3. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt cuối tuần (45 phút) giúp học sinh THPT chủ động trước áp lực 	11
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 	16
3.1. Kết luận 	16
3.2. Đề xuất 	16
TÀI LIỆU THAM KHẢO	17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, cha ông ta rất coi trọng việc học. Chính vì học tập được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, luôn có sự kế thừa và tinh thần sáng tạo nên nhân loại đã tích lũy được kho tàng kiến thức khổng lồ về tự nhiên, xã hội. Không những vậy, kiến thức đó đã và đang được vận dụng để chúng ta được sống trong thế giới văn minh hơn, hiện đại hơn.
Không ai có thể phủ nhận được vai trò của sự học. Ở bất cứ thòi đại nào, đối với một cá nhân, học cũng là nền tảng của hiểu biết, văn hóa và nhân cách. Tục ngữ xưa có câu: “Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn”. Không học mỗi cá nhân chỉ là công trình gọt đẽo thô sơ của tạo hóa. Nói đến học là nói đến một trí lực, một năng lực tư duy và năng lực thẩm thấu những kiến thức về tự nhiên xã hội được kế thừa của thế hệ đi trước. Mặt khác, việc học không chỉ định giá năng lực của bản thân mà học còn để thẩm thấu gía trị về đạo đức chuẩn mực xã hội không thể thiếu trong hành trình hoàn thiện của mỗi con người.
Như vậy trong thực tế việc học có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Bởi vai trò quan trọng ấy mà áp lực trong việc học cũng rất lớn, nhất là đối với học sinh THPT. Bắt đầu từ thời tiểu học, trung học cơ sở mục tiêu học đối với mỗi học sinh chỉ dừng lại ở tiếp thu, tạo nền kiến thức cho cấp học cao hơn. Khi học ở cấp THPT, nội dung kiến thức các môn học được nâng cao và mở rộng, đòi hỏi mỗi học sinh phát huy cao độ trí lực. Học ở thời kỳ này không chỉ để làm phong phú hiểu hiết nữa.Mà học phải vận dụng để đáp ứng yêu cầu của mỗi kỳ thi. Học sinh THPT sẽ phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia, để lấy bằng tốt nghiệp 12 và xét tuyển vào các trường đại học. Đây là kỳ thi có tính chất bước ngoặc trong cuộc đời của mỗi học sinh, có tham gia vào việc quyết định vận mệnh tương lai của mỗi cá nhân. Nếu định hướng đúng đắn vượt qua được áp lực của học tập và thi cử, bản thân sẽ có cơ hội có cuộc sống tương lai tươi sáng. Nếu ngược lại việc học sẽ trở thành gánh nặng, vô hình trở thành nguyên nhân gây nên những hậu quả nặng nề như học sinh bị trầm cảm, hành động tiêu cực dại dột sai lầm đáng tiếc. Trong thực tế đã có những học snh tự tự nhằm giải thoát cho bản thân hoặc chết, hoặc mang bệnh lí cả đời.
Xuất phát từ thực tế trên, nghề giáo nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng đang đứng trước thử thách mới. Một mặt, thông qua vai trò của mình, GVCN phải tác động tích cực vào nhận thức, giúp học sinh lĩnh hội sâu sắc lợi ích của học tập trong việc tạo dựng sự nghiệp cho bản thân, đóng góp nhất định cho xã hội. Học sinh THPT lĩnh hội và đi vào thực thi nhiệm vụ học tập với điều kiện, hoàn cảnh gia đình và sự kỳ vọng khác nhau của các bậc phụ huynh. Bản thân các em vừa là đối tượng tiếp thu thành quả học tập vừa là đối tượng chịu tác động sâu sắc từ chính sức ép của quá trình học tập. GVCN thông qua hoạt động thiết thực giải tỏa áp lực trong học tập là vấn đề cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt được thành quả bước đầu bằng năng lực vốn có của bản thân, tạo cho các em niềm tin vào chính mình để bước vào đời.
Vì lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn sang kiến kinh nghiệm: Giảm áp lực học tập và trong đời sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng thực, tiến độ học của học sinh THPT làm cơ sở để xác định những áp lực tâm lí nảy sinh. Từ đó có định hướng đúng đắn nhằm giải tỏa áp lực học tập cho các em trong quá trình gắn bó với mái trường.
Xác định hoạt động thiết thực của GVCN trong việc khơi dậy những hứng thú, sự quan tâm cua học sinh đối với những lĩnh vực khác của đời sống, sau thời gian học tập căng thẳng. Ngoài việc học tập định hướng cho các em thị hiếu giải trí lành mạnh, trong sáng, thiết thực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp của giáo viên chủ nhiệm hướng đến giảm áp lực trong học tập cho học sinh THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phân tích, tổng hợp
 Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng nhiều trong đề tài khoa học. Từ phương pháp này đề tài sẽ nêu ra được những phương diện lợi ích của hoạt động ngoài học tập qua phân tích, minh họa. Đồng thời tránh được những chủ quan, cảm tính khi đưa ra những nhận xét, đánh giá. 
1.4.2. Khảo sát thực tế, phân loại
 Tác giả của đề tài thực hiện khảo sát, phân loại đề cập đến những hoạt động cụ thể giảm áp lực tâm lí học tập của học sinh. Phương pháp này được sử dụng như sự hỗ trợ đắc dụng cho các phương pháp trên. Bằng khảo sát, phân loại đề tài, người viết sẽ đi đến tìm được những kết luận vững chắc tạo, tính thuyết phục trước những kết luận.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Học sinh rất cần nhận thức về tầm quan trọng của việc giải tỏa áp lực tâm lí trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng. Đây không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài, có ý nghĩa then chốt trong quá trình chung sống và trưởng thành an toàn trong cuộc đời mỗi con người. 
Môi trường gắn bó với học sinh THPT là cái nôi gia đình và trường học. Ở trường học nhiệm vụ chính của các em là học tập các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nội dung chương trình của 11 môn học khá phong phú, mỗi môn có đặc trưng riêng mà năng lực của mỗi học sinh luôn có giới hạn. Có những học sinh đáp ứng được yêu cầu của các môn tự nhiên như Toán, Lí, Hóa nhưng lại học bình thường ở những môn xã hội và ngược lại. Số học sinh có lực học đều ở mức khá, giỏi không nhiều, ngay cả ở những khối đặc trưng A, B, C, D... cho sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Nhưng kết thúc mỗi kỳ học, mỗi năm học, mỗi học sinh đều phải chính tỏ năng lực của mình bằng điểm số của các kỳ thi, bằng những danh hiệu mình đạt được. Nhìn thẳng vào thực tế thì đó là thử thách mà bắt buộc mỗi học sinh phảibiết đối diện và vượt qua trong quãng đời cắp sách tới trường. Thử thách đồng nghĩa với sự xuất hiện của áp lực “Cuộc sống không có stress sẽ không có thử thách gì, chẳng có trở ngại nào phải vượt qua, chẳng có lí do gì để trau dồi trí tuệ và nâng cao năng lực trí tuệ”.Vượt qua được áp lực, học sinh THPT tự củng cố trí tuệ và bản lĩnh. Còn để áp lực lấn át, thì sức công phá của nó dù âm thầm nhưng rất nguy hiểm. Nó có thể pha vỡ sự cân bằng trong tâm hồn, khiến học sinh nẩy sinh những suy nghĩ tiêu cực, phát sinh căn bệnh tâm sinh lí nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cá nhân. 
2.2. Thực trạng về áp lực trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh THPT thường ở lứa tuổi 16 đến 18, nằm trong quá trình chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em đã trải qua một quá trình phát triển mạnh mẽ đầy xáo trộn của tuổi dậy thì, trải qua sự thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí. Nhìn bề ngoài học sinh cấp ba như một người trưởng thành nhưng nhận thức về mọi vấn đề của cuộc sống còn phiến diện, chưa thể thấu đáo. Đặc trưng tâm lí thường thấy là cácem tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, các em thích thổi phồng những khả năng của mình, người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích tự xem mình là “cái rốn của vũ trụ”, là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành động như mình.Chính vì đánh giá không đúng khả năng của mình nên các quyết định của trẻ ít dẫn đến thành công, những thất bại nho nhỏ, những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi.Điều này khiến các em phải đối mặt với áp lực đáng kể trong cuộc sống.
Thực tế, ở lứa tuổi này học sinh THPT thường quan tâm đến sự khác biệt cá nhân, nhấn mạnh đến sự độc lập và khác biệt. Xuất phát từ cá tính, quan điểm giáo dục của gia đình, có bô phân hoc sinh có cá tính mạnh, đề cao sư tư lâp nên muốn muốn thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, mong muốn tự do lựa chọn. Đơn giản là lưa chon theo sở thích. Có khi là gu thẩm mỹ, gu âm nhạc, có khi là môn học yêu thích và kết thân bạn bè. Trong những sự lựa chọn trên không hẳn sự lựa chọn nào cũng đúng đắn, đặt biệt là giao kết bạn bè, trong đó có những người bạn khác giới. Không thể phủ nhận ở độ tuổi này, học sinh THPT đã có những xúc cảm, những rung động cảm tính với người bạn khác giói, chấp nhận mối quan hệ cao hơn tình bạn là tình yêu. Bởi còn thiếu sự trải nghiệm, nhận thức chua sâu sắc nên có quyết định này của các em tiềm ẩn nguy cơ rủi. Vì vậy không được sự đồng thuận của các bậc phụ huynh. Hầu hết cha mẹ đều có tâm trạng lo lắng, cảm thấy bất an khi con mình đang cắp sách đến trường mà bước vào mối quan hệ yêu đương, sẽ khiến các em học hành sa sút. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những xung đột trong gia đình. Như vậy những căng thẳng và áp lực không thể tránh khỏi. 
Nhìn nhận một cách khách quan thì học sinh THPT thường phải chịu áp lực tâm lí từ chuyện học hành xuất phát từ đòi hỏi của xã hội hiện đại và tâm nguyện của gia đình. Xã hội hiện đại, luôn có sự cạnh tranh đồng thời coi trọng bằng cấp. Phần nhiều cha mẹ đều quan niệm có học vấn là cách hữu hiệu để thóat ra khỏi tình trạng nghèo trong tương lai. Khi con cái đạt được học vấn cũng là khi cha mẹ đạt được kỳ vọng, tự hào với mọi người xung quanh. Trước sự kỳ vọng ấy của bậc phụ huynh, một học sinh đã viết trên diễn đàn: “Áp lực thi cử, áp lực điểm số, áp lực giữa việc đỗ và trượt, cảm giác lo lắng và sợ hãi nhiều lúc mình phát điên lên”. Khi kết quả học tập không được như mong muốn của cha mẹ, học sinh thường dễ rơi vào tâm trạng chán nản, tự ti, mặc cảm về chính mình. Áp lực lớn này từ gia đình dễ làm cho học sinh bị khủng hoảng tâm lí, dẫn đến hành vi tiêu cực. Ngày càng gia tăng số lượng học sinh phải nhập viện để điều trị tâm lí vì căng thẳng trong học tập. Đáng tiếc là những học sinh bị stress, trầm cảm vì học tập không được quan tâm và điều trị kịp thời dẫn đến quyết định tìm đến cái chết tự giải thoát cho mình. Cái chết của các em là nỗi đau, nỗi ân hận khôn cùng cho các bậc phụ huynh, đồng thời cũng trở thành nỗi ám ảnh, day dứt của thầy cô và bạn bè. Gần đây nhất trang báo mạng Tuổi trẻ online vào ngày 12/4/2018 đã đưa tin: Đầu tháng 1-2018, một nữ sinh 12 tuổi tại Hà Tĩnh tự tử ngay tại lớp học. Trước khi ra đi, em để lại hai bức thư tuyệt mệnh, một bằng tiếng Anh, một bằng tiếng Việt. Em xin lỗi vì không thể tiếp tục vui chơi cùng bạn bè. Em cũng xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút trong thời gian gần đây, khi không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô. Đọc thư, nhà trường và gia đình đều xót xa than rằng tại sao con em mình quá dại dột như vậy.Gần hơn nữa là vụ việc một nam sinh lớp 10 vừa cười vừa khóc nhảy từ tầng 4 xuống sân một trường THPT nội trú tại TP HCM(11/4/2018). Tương tự, nam sinh này cũng để lại thư tuyệt mệnh kể rằng cậu quá áp lực vì học tập.
 2.3. Những giải pháp đã sử dụng nhằm giảm áp lực cho học sinh trung học phổ thông
 2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm thiết kế hoạt động của tập thể lớp, trở thành chuyên gia tâm lí của học trò 
 2.3.1.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động của tập thể lớp
Có thể nói, đối với giáo viên được đứng trên bục giảng thì công tác chủ nhiệm và việc giáo dục tri thức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng. Từ xưa đến nay, sứ mệnh của một người thầy không dừng lại ở truyền dạy tri thức của nhân loại bằng những phương pháp dạy học chuẩn mực của thời đại. Đồng hành với quá trình đó, mỗi một giáo viên, đặc biệt là giáo viên được kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, có một nhịêm vụ lớn lao là dày công rèn luyện đạo đức cho học sinh góp phần hình thành và phát huy ở các em nhân cách và phẩm chất tốt đẹp: bao gồm cả phẩm chất truyền thống và phẩm chất của con người mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại như: năng động, sáng tạo, tự chủ linh hoạt sáng tạo. Trong nhiệm vụ lớn lao của GVCN tất yếu phải gắn với hoạt động bồi dưỡng kiến thức đời sống (kiến thức ngoài sách vở, ngoài nhà trường), kỹ năng sống cho học sinh bằng chính vốn sống của mình và những kinh nghiệm được rút ra từ những tình huống của đời sống mà mình quan sát, thấu hiểu hay từ những cuốn sách bổ ích của nhân loại. Vì vậy, rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, tận tâm, nắm bắt tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong những giờ sinh hoạt lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò, biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em, là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Năng lực của GVCN đầu tiên được thể hiện ở việc chuyên tâm lựa chọn cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đặc bệt là vị trí lớp trưởng và bí thư đoàn. Đó là những bạn học sinh được các bạn trong lớp tin yêu, nể phục về năng lực, ý thức học tập và nhân cách. Đó là những học sinh hội tụ được phẩm chất: trung thực, sáng tạo, có khả năng điều khiển được lớp học trong giờ sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt cuối tuần. Cùng với việc hình thành đội ngũ cán bộ lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần phải soạn thảo và phổ biến nội quy lớp trên cơ sở nội quy trường. Nội quy lớp là sự cụ thể hoá chi tiết nội quy trường cho từng yêu cầu đến từng học sinh, đồng thời phải có quy định thưởng phạt công minh. Việc học sinh thực hiện nghiêm túc hay chưa nghiêm túc và đầy đủ nội quy lớp là cơ sở chủ yếu để giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm của học sinh cho từng tuần học, từng tháng, từng học kỳ. Nội quy lớp có thể mở rộng thêm những quy định hướng đến thống nhất việc xây dựng cơ sở vật chất thực hiện văn hóa đọc. Trước khi đi vào thực hiện, nội quy lớp cần phải được phổ biến trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Làm như thế, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu và sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
Tất cả đó là bước hoàn tất làm nền tảng để xây dựng hoạt động thiết yếu hướng đến mục đích định hướng hoạt động nhằm giảm áp lực cho học sinh lớp chủ nhiệm.
2.3.1.2. Giáo viên chủ nhiệm trong vai trò chuyên gia tâm lí của học trò
Thực tế có nhiều cách thức để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh THPT. Tôi lựa chọn giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua hoạt động và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Trong tập thể lớp chủ nhiệm, đối tượng học sinh rất đa dạng. Mỗi một học sinh là một con người với năng lực sở trường khác nhau. Những học sinh được thầy cô đánh giá ở tốp đầu không chấp nhận vị thế của mình bị giảm sút trong mắt của những người bạn cùng trang lứa, đúng là “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li”. Tâm lí ganh đua lành mạnh trong học tập luôn có mặt tích cực, thúc đẩy sự cố gắng, tiến bộ. Nhưng mặt khác nó cũng chính là áp lực thử thách phong độ của các em. Còn với những học sinh khác trong tập thể lớp, mục tiêu học tập dù thấp hơn thì các em vẫn phải hoàn thành nội dung của nhiều môn học, vẫn phải đối diện với kỳ thi. Các em cần phải đạt lượng kiến thức nhất định hữu ích cho sự lựa chọn nghề nghiệp sau này. Để đạt được lượng kiến thức đó với học sinh năng lực còn hạn chế không phải là điều dễ dàng, vẫn có lực cản của áp lực. Đối tượng học sinh trong tập thể lớp là những cá tính riêng, cái tôi riêng biệt được thể hiện trong lối sống, trong cách ứng xử với thầy cô và bạn bè. Nhu cầu kết bạn, tìm tiếng nói chung không phải lúc nào cũng thuận lợi. Những mâu thuẫn, những bất đồng ngoài học tập cũng gây nên những ức chế, những căng thẳng về tâm lí, luôn cần được giải tỏa. Nếu sự giải tỏa không kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của tập thể lớp. Trước đối tượng học sinh THPT với đặc trưng rất riêng đã kể trên, giáo viên chủ nhiệm đứng trước thách thức lớn. Ấy là vừa khơi nguồn hứng thú, say mê, kiên định với mục tiêu học tập vừa giải tỏa những stress nảy sinh trong quá trình học tập, biến áp lực thành phong độ. Mục đích cuối cùng là mỗi học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất, phát huy tận độ khả năng của bản thân. Đó cũng là hành trang để các em bước vào đời. Thách thức đó sẽ được hóa giải bởi sự tận tâm, gần gũi, thân thiện, yêu thương với học trò. Không một giáo viên chủ nhiệm nào được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người tư vấn, chịu trách nhiệm về sự vận hành của tập thể lớp mà còn phải trở thành chuyên gia tâm lí tháo gỡ mọi khúc mắc, áp lực của học sinh trong học tập và đời sống. Đòi hỏi này xuất phát từ yêu cầu mới của ngành giáo dục nhưng vẫn hướng đến mục đích cuối cùng là góp phần hình thành tri thức, kỹ năng và nhân cách ở học sinh.
2.3.2. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt 15 phút hướng đến giảm áp lực cho học sinh THPT
2.3.2.1. Tác động đến nhận thức của học sinh về chấp nhận áp lực trong học tập và trong đời sống
Để giờ sinh hoạt 15 phút hằng ngày trở thành hữu ích, bản thân tôi với vai trò là GVCN đã chủ động trong việc thực hiện kế hoạch lên lớp. Chương trình sinh hoạt 15 phút cần phải linh hoạt, luôn mới mẻ về nội dung. Vì vậy, tôi tận dụng quỹ thời gian hằng ngày này một cách hiệu. Tôi tìm hiểu về tác động của áp lựcở thời điểm hiện tại của học sinh bằng cách cho các em trực tiếp bày quan niệm về áp lực trong học tập và đời sống, tình huống tạo nên áp lực cho bản thân.
Có thể thấy, các em bày tỏ quan niệm về áp lực đúng nhưng chưa toàn diện. Vậy trên cơ sở đó, tôi tổng kết, hướng các em đến nhận thức hoàn thiện về áp lực mà mình phải đối diện và trải qua: Áp lực được hiểu là tất cả những tác động của công việc, đời sống gia đình, các mối qua hệ khác mang đến cho con người, Áp lực là một trong những động cơ để con người vươn lên. Nhưng nếu áp lực quá nhiều sẽ gây ra tình trang căng thẳng (stress) và những hậu quả nghiêm trọng. Từ đó, tôi nhấn mạnh đến tính hai mặt của áp lực trong học tập đối với các em học sinh. Mặt tích cực của áp lực có tồn tại và không thể phủ nhận. Nó tạo ra phản ứng tâm lí theo hướng chiến đấu để vượt qua hay buông xuôi đầu hàng. Ta tư duy tích cực thì nếu không có áp lực các em sẽ luôn hài lòng với bản thân, khó vượt qua được cái ngưỡng của bản thân để phát triển tốt hơn. Thực tế nhiều gia đình có điều kiện kinh tế không tạo áp lực học hành cho con cái, để các em phát triển tự do theo ý muốn. Như vậy khó tránh được trường hợp những em này bỏ qua những năng lực tiềm ẩn của mình, càng lên lớp học cao hơn càng mải chơi, sa vào trò tiêu khiển vô bổ như chơi game, mê truyện tranh Trong cuộc sống, dưới áp lực nảy sinh khao khát vượt qua chính mình, và không hiếm người đạt được những kỳ tích. Mặt khác, tôi cũng hướng cho học sinh hiểu đúng về sự xuất hiện mặt xấu của áp lực. Khi áp lực trở nên thái quá thì mới gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của các em. Như vậy, học sinh sẽ có cách nhìn khách quan về áp lực trong môi trường sống cụ thể. Điều quan trọng hơn, các em sẽ ý thức: mỗi người đều có năng lực kiểm soát áp lực trong quãng đời cắp sách đến trường.
2.3.2.2. Tác động đến nhận thức giúp học sinh nhận diện về biểu hiện của áp lực và những biện pháp xử lí trước áp lực trong học tập và đời sống
Trong vai trò và nhiệm vụ của GVCN, tôi chủ động tận dụng thời gian sinh hoạt 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_toa_ap_luc_trong_hoc_tap_va_trong_doi_song_cho_hoc.docx