SKKN Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá, kiểm tra Địa lí trung học phổ thông

SKKN Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá, kiểm tra Địa lí trung học phổ thông

 Trong dạy và học Địa lí hiện nay, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đổi mới việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thì việc vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng không kém. Để giúp bản thân có căn cứ điều chỉnh hoạt động dạy học trong công tác giảng dạy môn Địa lí bậc trung học phổ thông, tôi mạnh dạn tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm trong việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lí ở trường THPT.

doc 23 trang thuychi01 8440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá, kiểm tra Địa lí trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SỬ DỤNG HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM 
 KHÁCH QUAN TRONG ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA ĐỊA LÍ
 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
 Người thực hiện: Đinh Thị Hạnh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 Nội dung 	 Trang
1. Mở đầu	..2
1.1. Lí do chọn đề tài	......2
1.2. Mục đích nghiên cứu	......2
1.3. Đối tượng nghiên cứu......3
1.4. Phương pháp nghiên cứu....3
1.5. Những điểm mới của SKKN...4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...4
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN........4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN6
a. Thực trạng chung ......6
b. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh.....7
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.........8
a. Quan niệm về trắc nghiệm khách quan.8
b. Tính ưu việt của hình thức trắc nghiệm khách quan....8
c. Các yêu cầu đối với câu trắc nghiệm khách quan.9
d. Yêu cầu về các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra.10
e. Các bước soạn thảo bài trắc nghiệm khách quan......10
f. Đề mẫu.14
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường....................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị......................................................................................19
3.1. Kết luận........19
3.2. Kiến nghị .. ..19 
* Tài liệu tham khảo 
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Trong dạy và học Địa lí hiện nay, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đổi mới việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thì việc vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng không kém. Để giúp bản thân có căn cứ điều chỉnh hoạt động dạy học trong công tác giảng dạy môn Địa lí bậc trung học phổ thông, tôi mạnh dạn tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm trong việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lí ở trường THPT. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đúc kết có chọn lọc các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí bậc THPT. Vận dụng một số hình thức kiểm tra, đánh giá môn Địa lí đã vận dụng trong quá trình dạy học của bản thân.
 Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những mối liên hệ ngược đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng như cha mẹ học sinh và cộng đồng. Cụ thể như sau:
a. Đối với học sinh:
- Việc kiểm tra, đánh giá có tác dụng uốn nắn, tạo dựng tính cách của học sinh, giúp học sinh tự tin vào bản thân, biết tự lực và tăng thêm lòng tự trọng cũng như tự nỗ lực trong học tập.
- Kiểm tra, đánh giá giúp cho mỗi học sinh tự thấy mình đã tiếp thu được kiến thức, kĩ năng Địa lý vừa học đến mức độ nào, có những khiếm khuyết nào cần được bổ sung để đáp ứng được yêu cầu của chương trình học tập.
- Thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh có điều kiện tiến hành các thao tác trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, khái quát hoá hệ thống hoá kiến thức. Nếu việc kiểm tra, đánh giá chú trọng phát huy trí thông minh, học sinh sẽ có cơ hội để phát triển năng lực tư duy sáng tạo, biết vận dụng tri thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế.
b. Đối với giáo viên:
- Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin về trình độ chung của học sinh, về sự tiến bộ rõ rệt của học sinh hoặc tình trạng sút kém đột ngột để giáo viên có hình thức động viên, giúp đỡ kịp thời.
- Kết quả điều tra đánh giá sẽ thúc đẩy giáo viên xem lại phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của mình. Từ đó, có nhu cầu cải tiến các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện hành.
c. Đối với cán bộ quản lí giáo dục:
Việc kiểm tra đánh giá sẽ cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những quyết định chỉ đạo phù hợp, kịp thời uốn nắn, động viên khuyến khích giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
d. Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng:
Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá, cha mẹ học sinh biết được kết quả học tập của con em mình. Từ đó, đưa ra những hình thức động viên khuyến khích, uốn nắn, rèn giũa học sinh giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi.
Cộng đồng biết được kết quả dạy và học sẽ có những thái độ phù hợp với thực trạng giáo dục nước nhà, gây dựng lòng tin cho thầy - trò, đồng thời sẽ giúp ngành giáo dục hoàn thiện nội dung - chương trình giáo dục phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước, phù hợp với những yêu cầu của cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá ở lớp 12
 Học sinh khối lớp12 của hai năm học khác nhau (các lớp 12B2 năm học 2013-2014 và lớp 12B2 năm học 2016-2017).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
 Loại phương pháp này bao gồm các phương pháp quan sát, thí nghiệm thực nghiệm. Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ của sự vật, hiện tượng riêng lẻ xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó nhờ khả năng thụ cảm của các giác quan, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát trìu tượng hoá.
 Thực nghiệm, thí nghiệm là việc người nghiên cứu khoa học sử dụng các phương tiện vật chất tác động lên đối tượng nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thiết, lý thuyết khoa học, chính xác hoá, bổ sung chỉnh lý các phỏng đoán giả thiết ban đầu tức là để xây dựng các giả thiết, lý thuyết khoa học mới. 
Thí nghiệm, thực nghiệm bao giờ cũng được tiến hành theo sự chỉ đạo của một ý tưởng khoa học nào đấy. Như vậy để tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm phải có tri thức khoa học và điều kiện vật chất.
b. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Loại phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp khái quát, trìu tượng hoá, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá
Loại phương pháp lý thuyết được dùng cho tất cả các ngành khoa học. Khác với nghiên cứu thực nghiệm phải sử dụng các yếu tố, điều kiện vật chất tác động vào đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu lý thuyết quá trình tìm kiếm phát hiện diễn ra thông qua tư duy trìu tượng, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, chữ viếtDo vậy loại phương pháp này giữ một vị trí rất cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- So với SKKN mà tôi làm năm trước thì năm nay tôi đã bổ sung một số giải pháp để giải quyết vấn đề như: các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu về các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra, đề thi.
- Thay đổi đề mẫu cho phù hợp với nội dung và cấu trúc thi THPT QG mới của Bộ đã ban hành.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
a. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá
Đánh giá, kiểm tra là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, nhằm các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được hay chưa đạt được về mục tiêu dạy học, phát hiện nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập.
- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên học sinh trong việc học tập.
- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó, giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy học, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
b. Yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí THPT
Dưới góc độ là người được kiểm tra và người tổ chức kiểm tra, cả học sinh và giáo viên đều phải đạt được các yêu cầu sau: 
* Yêu cầu của việc đánh giá học sinh:
- Tính khách quan, chính xác: Tạo cơ hội để mỗi học sinh thể hiện chính xác, trung thực nhất năng lực học tập của mình. Nhận định sát hoàn cảnh, điều kiện dạy học, tránh áp đặt, suy diễn, chủ quan.
- Tính toàn diện, hệ thống: Phạm vi đánh giá gồm cả: kiến thức, kĩ năng và năng lực tư duy, thái độ học tập môn Địa lí.
- Tính công khai và kịp thời: Việc tổ chức đánh giá và kết quả đánh giá phải được tiến hành công khai, được công bố kịp thời .
- Tính vừa sức, bám sát yêu cầu của chương trình: Không đặt ra trước học sinh những nhiệm vụ quá khó khăn, không phù hợp với học sinh. Không đưa ra những nội dung xa lạ hay xa rời chương trình khi đánh giá học sinh.
* Yêu cầu đối với một bài kiểm tra Địa lí:
- Tính cơ bản, cập nhật: Nội dung kiểm tra là những kiến thức và kĩ năng cơ bản, trọng tâm của bài hay của chương, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh. 
- Tính toàn diện: Cần chú trọng cả kiến thức, kĩ năng và thái độ khi kiểm tra Địa lí. Trong phần kiểm tra kiến thức cần đưa ra câu hỏi sự kiện và câu hỏi suy luận trong đó chú trọng đến câu hỏi suy luận.
- Tính chuẩn mực: Độ khó của bài kiểm tra phải phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá của môn học, nội dung phải phù hợp với thời lượng quy định.
c. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Địa lí THPT.
Trong kiểm tra, đánh giá Địa lí ở bậc THPT, chúng ta thường sử dụng 3 nhóm hình thức là: quan sát, vấn đáp và viết. Trong mỗi nhóm hình thức này, có những hình thức giáo viên thường sử dụng như kiểm tra nói (vấn đáp), kiểm tra viết..., nhưng cũng có hình thức còn rất mới đối với giáo viên như hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra viết. 
- Hình thức quan sát: Là hình thức phổ biến có thể áp dụng cho các hoạt động của học sinh cả ở trong và ngoài lớp. Phương pháp này giúp giáo viên xác định được thái độ, sự phản ứng vô ý thức , kĩ năng thực hành và một số kĩ năng về nhận thức của học sinh.
- Hình thức kiểm tra nói (trắc nghiệm vấn đáp): Là hình thức kiểm tra cổ truyền ở trường THPT. Giáo viên thường sử dụng nó trong kiểm tra bài cũ, dạy bài mới hoặc củng cố kiến thức cuối tiết học. Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng tránh làm học sinh hiểu sai. Câu hỏi phải vừa sức với học sinh, cho phép trả lời ngắn gọn. Câu hỏi và câu trả lời của học sinh phải đựơc cả lớp lắng nghe và có lời bổ sung.
- Hình thức ra bài tập: Trong quá trình dạy bài mới hoặc củng cố bài, giáo viên ra những bài tập nhỏ cho học sinh làm tại chỗ hoặc về nhà qua đó đánh giá được kết quả học tập của học sinh. 
- Hình thức để học sinh tự đánh giá: Khi kiểm tra miệng, làm bài tập, giáo viên tạo điều kiện và khuyến khích các em tự đánh giá, cho điểm hoặc xây dựng tiêu chuẩn và tiến hành đánh giá.
- Hình thức trắc nghiệm tự luận: Là hình thức có khả năng đánh giá học sinh về nhiều mặt. 
- Hình thức trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan là một bài tập nhỏ, hoặc một câu hỏi kèm theo những câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh dùng một số kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
a. Thực trạng chung
 Thực tế hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước do điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nên phần lớn học sinh nghiêng về các khối A - B - D. Hiện trạng học sinh quan niệm môn Địa lí là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn. 
Thực tế ở trường tôi hiện nay, mặc dù từ năm 2010 trở lại đây đã được tuyển sinh độc lập nhưng chất lượng học sinh đầu vào còn rất thấp. Nên số lượng học sinh khá giỏi ít mà chủ yếu là học sinh trung bình, thậm chí có cả yếu. Kết quả thi ĐHCĐ, học sinh giỏi tỉnh hằng năm rất thấp so với các trường trong tỉnh. Mặt khác hiện nay, số lượng học sinh theo các môn xã hội còn rất ít, mỗi khóa chỉ khoảng dưới 20 em. Nhiều em tỏ ra chán học, không hào hứng đối với các môn như: Sử, Địa
Cụ thể trong môn Địa nhiều học sinh không nắm được kiến thức cơ bản, không biết sử dụng bảng số liệu, không biết nhận xét biểu đồlàm việc với kiến thức địa lí còn lúng túng. Khi kiểm tra còn nhiều học sinh không thuộc bài, những câu hỏi vấn đáp trong giờ học thường rất ít, chỉ một vài học sinh khá xung phong xây dựng bài. Các đợt thi khảo sát đầu năm, kiểm tra học kì ở một số lớp đều có chung biểu hiện các em ít quan tâm, không chịu làm bài. Như vậy, rõ ràng việc đưa ra những phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để học sinh thích học, học sinh được tham gia và được thể hiện mình là điều cần thiết và rất khó. 
b. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh.
 * Đối với học sinh
 Những năm gần đây do tác động của kinh tế, xã hội và gia đình nên học sinh không hứng thú với các bộ môn khoa học xã hội - trong đó có môn Địa lí. Hiện trạng học sinh quan niệm Địa lí là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn. Qua tiếp xúc, trao đổi với học sinh, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em, tôi hiểu rằng không phải các em không thích học các môn khoa học xã hội mà đơn giản chỉ vì các môn học này không thể giúp các em kiếm sống dễ dàng trong xã hội ngày nay.
 * Đối với giáo viên
Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác dạy - học, vai trò của thầy cô giáo là rất lớn, phải yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức điều kiển học sinh phát triển tư duy nhất là tư duy độc lập, sáng tạo, biết tự tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn trong đó phải kể đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách quan. Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà mình đã giành được bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ chỉ ghi nhớ, nắm vững được những gì đã trải qua trong hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ và khát vọng học tập.
Hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của mình. Bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Điều này giúp cho giáo viên có đủ năng lực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và nâng cao trình độ, giúp giáo viên theo kịp và đáp ứng được yêu cầu bộ môn. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Quan niệm về trắc nghiệm khách quan.
 Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như đối với trắc nghiệm tự luận. Thông thường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi của bài trắc nghiệm nhưng chỉ có một câu trả lời đúng nhất trong đề kiểm tra trắc nghiệm. Điểm của bài chính là số lần mà người trả lời trắc nghiệm đã chọn được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đã được cung cấp và việc chấm điểm sẽ như nhau (tức là không phụ thuộc vào ai chấm bài trắc nghiệm đó).Tuy nhiên, nội dung của bài trắc nghiệm khách quan cũng có phần chủ quan tức là bài trắc nghiệm này đại diện cho một sự phán xét của một người nào đó về bài trắc nghiệm, chỉ có việc chấm điểm là khách quan.
b. Tính ưu việt của hình thức trắc nghiệm khách quan
So với các hình thức đánh giá kiểm tra như quan sát, vấn đáp, đặc biệt là so với hình thức trắc nghiệm tự luận thì hình thức này có các ưu điểm và nhược điểm như sau:
* Ưu điểm
Đề kiểm tra trắc nghiệm có các lợi thế:
- Đề bài phủ kín nội dung môn học.
- Tránh được tình trạng “học lệch”, “học tủ” của học sinh.
- Ít tốn công chấm bài và đảm bảo sự công bằng, khách quan trong đánh giá.
- Áp dụng được công nghệ mới trong tổ chức thi, chấm thi, phân tích kết quả thi.
- Độ tin cậy cao.
- Khả năng phân loại học sinh với độ chính xác cao.
- Hình thức các bài trắc nghiệm phong phú và đa dạng.
- Có thể dùng lại câu hỏi kiểm tra nhiều lần.
- Lượng thông tin cao.
* Nhược điểm
- Tốn công ra đề.
- Hiệu quả trong việc đánh giá khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt tư duy trừu tượng không cao.
* Từ các ưu điểm và nhược điểm của hình thức này, giáo viên có thể sử dụng nó trong các trường hợp sau:
- Khi khảo sát thành quả học tập của số đông học sinh.
- Khi giáo viên muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài.
- Khi giáo viên đã có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả.
- Khi giáo viên muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận trong thi cử.
c. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng, chỉ có một vấn đề muốn nói đến.
- Phần dẫn của câu trắc nghiệm nnên dùng câu bỏ lửng, hạn chế dùng câu hỏi.
- Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời, trong đó chỉ duy nhất 1 câu trả lời đúng, những câu còn lại là câu nhiễu.
- Các câu lựa chọn kể cả câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã và hấp dẫn như nhau.
- Nếu phần dẫn của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng thòi các lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung.
- Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.
- Câu lựa chọn đúng không nên dài hoặc ngắn hơn hẳn các câu khác.
- Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang nhau.
- Tránh tình trạng câu lựa chọn đúngđược viết dưới những ý tưởng đầy đủ, chính xác, ngược lại các câu nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường.
- Phải thận trọng và rất hạn chế dùng các cụm từ “tất cả đều đúng” hay “tất cả đều sai” làm câu lựa chọn.
- Tránh dùng dạng phủ định và không dùng 2 lần phủ định liên tiếp trong một câu trắc nghiệm.
- Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác , khoa học, không nên đặt những vấn đề không thể xảy ra trong thực tế.
- Tránh những nội dung trình bày khác nhau trong các bộ sách giáo khoa.
- Tránh những câu hỏi định lượng làm thí sinh phải mất quá nhiều thời gian giải bài.
- Trong câu hỏi trắc nghiệm định lượng phải thống nhất cấp độ chính xác của các số liệu.
- Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa.
- Không đặt câu lực chọn đúng ở một vị trí cố định, thường xuyên, nên sử dụng phần mềm đảo đề cho khách quan.
d. Yêu cầu về các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra, đề thi
- Mức độ nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức , kĩ năng đã học.
- Mức độ thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, các vấn đề trong học tập.
- Mức độ vận dụng thấp: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức , kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.
- Mức độ vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn, đưa ra những phản hồi hợp trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập và cuộc sống.
e. Các bước soạn thảo bài trắc nghiệm khách quan
Khi sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá, kiểm tra môn Địa lí công việc soạn thảo bài trắc nghiệm là rất quan trọng. Việc soạn thảo cần được thực hiện theo 5 bước sau:
 Bước 1: Xác định mục tiêu của bài trắc nghiệm
- Mục tiêu chung của việc soạn đề là dùng để kiểm tra 15’, kiểm tra 45’, thi học kì, chọn lựa học sinh giỏi, phân loại học sinh với số lượng các câu hỏi tương ứng và phù hợp.
Ví dụ: Khi kiểm tra 15’ thì soạn đề trắc nghiệm có khoảng 10 câu trong đó có 2 câu khó, 8 câu mức độ trung bình khá. Khi kiểm tra 45’: đề soạn gồm 30-35 câu trong đó có 5 câu khó.
Bước 2: Thành lập bảng chủ điểm cho các câu hỏi
- Đối với mỗi bài cụ thể, nội dung của bảng cần nêu được các chủ điểm phải đặt câu hỏi và số lượng câu hỏi tương ứng với mỗi chủ điểm.
- Đối với nhiều bài (dùng để kiểm tra 45’, thi học kì) thì nội dung của bảng chủ điểm cần nêu được các bài phải kiểm tra, các vấn đề trọng tâm trong bài, số lượng câu hỏi.
 Bước 3: Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan
* Có rất nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi loại có những đặc điểm và công dụng riêng. Tuỳ theo mục đích cần đánh giá, kiểm tra mà người giáo viên có thể chọn 1 trong các loại câu hỏi trắc nghiệm hoặc phối hợp các loại câu hỏi này với nhau khi ra đề.
3.1. Loại câu hỏi Đúng - Sai
- Là loại câu hỏi có 2 khả năng lựa chọn: Đúng hoặc Sai
- Ví dụ: Ngành CN trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác.
 Đúng Sai
(Đáp án :

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hinh_thuc_trac_nghiem_khach_quan_trong_danh_gia.doc