SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy đoạn trích “trao duyên” (trích truyện Kiều - Nguyễn Du) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy đoạn trích “trao duyên” (trích truyện Kiều - Nguyễn Du) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đã nhiều năm trở lại đây, việc dạy và học văn trong nhà trường đang ở tình trạng báo động. Hiện tượng học sinh trong các trường phổ thông không thích học môn ngữ văn ngày càng nhiều. Nhưng môn văn lại là môn học quan trọng có số giờ học cao nhất ở trường Phổ thông. Ngoài tính chất là môn học công cụ góp phần hình thành những kĩ năng cơ bản, thiết yếu cho học sinh. Nó còn là môn học còn có những đặc thù riêng biệt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho lứa tuổi học sinh. Nó trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp, học tập, sinh hoạt và nhận thức về xã hội. Hơn nữa, việc dạy văn ở trường phổ thông còn giúp cho học sinh có được những tình cảm, những tư tưởng tốt đẹp: biết yêu quý các giá trị chân-thiện-mĩ, căm ghét cái độc ác, cái xấu xa, giả dối, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn, có tình yêu thiên nhiên, có lòng yêu nước, tinh thần tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại, có lòng ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho quê hương, đất nước và cho nhân loại.

Học văn là học làm người bởi “Văn học là nhân học”. Nhưng hiện nay học sinh đang dần rời xa môn học nhiều ý nghĩa này. Thực tế trên khiến bản thân tôi – một giáo viên dạy văn, thường xuyên trăn trở suy tư là làm sao để có được những giờ học vừa truyền tải được nhiều kiến thức cho học sinh, vừa giúp học sinh ngày càng yêu quý môn văn và hứng thú hơn nữa trong việc học tập và say mê nghiên cứu để không ngừng mở mang trí tuệ, kiến thức cho bản thân. Từ vấn đề đó, tôi nhận thầy rằng cần phải đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng tích hợp bằng công nghệ thông tin.

 

doc 19 trang thuychi01 19323
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy đoạn trích “trao duyên” (trích truyện Kiều - Nguyễn Du) theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI DẠY ĐOẠN TRÍCH “TRAO DUYÊN” (TRÍCH TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
	Người thực hiện: Nguyễn Thị Đức
	Tổ công tác: Tổ Ngữ văn
	Năm học: 2016 - 2017
	SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA, THÁNG 5/2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang 
I. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
6
2.3.1 Xây dựng hệ thống câu hỏi
6
2.3.1.1 Dạng câu hỏi phát hiện
6
2.3.1.2 Câu hỏi tưởng tượng
7
2.3.1.3 Câu hỏi nêu vấn đề
7
2.3.1.4 Câu hỏi cảm xúc
8
2.3.1.5 Câu hỏi quan điểm
8
2.3.2 Vận dụng hệ thống câu hỏi kết hợp với công nghệ thông tin
9
2.3.2.1 Xác định mục tiêu, chuẩn bị tư liệu
9
2.3.2.2 Soạn thảo giáo án điện tử	
9
2.3.2.3 Giáo án soạn thảo trên Word
10
2.3.3 Xây dựng bài dạy
10
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
2.4.1 Kết quả vận dụng của bản thân
2.4.2 Hiệu quả đối với đồng nghiệp
16
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đã nhiều năm trở lại đây, việc dạy và học văn trong nhà trường đang ở tình trạng báo động. Hiện tượng học sinh trong các trường phổ thông không thích học môn ngữ văn ngày càng nhiều. Nhưng môn văn lại là môn học quan trọng có số giờ học cao nhất ở trường Phổ thông. Ngoài tính chất là môn học công cụ góp phần hình thành những kĩ năng cơ bản, thiết yếu cho học sinh. Nó còn là môn học còn có những đặc thù riêng biệt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho lứa tuổi học sinh. Nó trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp, học tập, sinh hoạt và nhận thức về xã hội. Hơn nữa, việc dạy văn ở trường phổ thông còn giúp cho học sinh có được những tình cảm, những tư tưởng tốt đẹp: biết yêu quý các giá trị chân-thiện-mĩ, căm ghét cái độc ác, cái xấu xa, giả dối, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn, có tình yêu thiên nhiên, có lòng yêu nước, tinh thần tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại, có lòng ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho quê hương, đất nước và cho nhân loại.
Học văn là học làm người bởi “Văn học là nhân học”. Nhưng hiện nay học sinh đang dần rời xa môn học nhiều ý nghĩa này. Thực tế trên khiến bản thân tôi – một giáo viên dạy văn, thường xuyên trăn trở suy tư là làm sao để có được những giờ học vừa truyền tải được nhiều kiến thức cho học sinh, vừa giúp học sinh ngày càng yêu quý môn văn và hứng thú hơn nữa trong việc học tập và say mê nghiên cứu để không ngừng mở mang trí tuệ, kiến thức cho bản thân. Từ vấn đề đó, tôi nhận thầy rằng cần phải đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng tích hợp bằng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, ở tất cả các bộ môn học nói chung và môn ngữ Văn nói riêng, cấu trúc của một bài học kiểu mới không phải là thứ sân khấu độc thoại của thầy mà là sân khấu đối thoại của thầy và trò. Ở đó người dạy tạo ra những hoạt động cụ thể và người học đáp lại bằng những việc làm c ủa trí tuệ, cảm xúc. Phương thức hoạt động hô ứng này tất nhiên phải tìm đến một biện pháp dạy học tương ứng đó là dạy học bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi đa dạng phức hợp. Vấn đề đặt ra là phải soạn thảo một hệ thống câu hỏi như thế nào? Để bài học thực sự hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu đề tài này của tôi là:	
	- Phân loại và xây dựng hệ thống câu hỏi trong đoạn trích trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Cụ thể hóa bằng những câu hỏi khơi gợi khả năng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Phù hợp cho việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy đoạn trích này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hệ thống câu hỏi và cách thức sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy đọc - hiểu đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kết hợp một số phương pháp khác.
II. 	NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Trong chương trình sách giáo khoa mới, ở môn ngữ Văn: phần Đọc hiểu văn bản là phần quan trọng nhất không chỉ quyết định đến việc đánh giá kết quả học tập bộ môn mà còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Từ đó ta có thể rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của hệ thống câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản như sau:
	- Câu hỏi có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của các tiết học. Nó làm thức tỉnh trí tò mò của học sinh, kích thích việc tư duy ở người học, thúc đẩy các em tìm kiếm tri thức mới. Nhờ đó học sinh được đặt vào vị trí trung tâm, vai trò chủ thể của người học mới được xác lập.
- Qua suy nghĩ, trả lời hệ thống câu hỏi, học sinh không chỉ hiểu kỹ, hiểu sâu tri thức mà còn được rèn luyện, phát triển tư duy, cảm xúc ; được hình thành phương pháp cách thức phát hiện tri thức; được hưởng niềm hạnh phúc của lao động trí tuệ. Đây là mục tiêu quan trọng của việc giáo dục – đào tạo hiện nay.
- Việc sử dụng hệ thống câu hỏi còn đẩy mạnh sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa người học với người học đem lại không khí đối thoại dân chủ trong giờ học. Qua đó tập cho các em thói quen hợp tác, chung sống với tập thể, cộng đồng.
- Tạo cơ hội cho người học được trình bày những ý tưởng của mình đồng thời có cơ hội lắng nghe ý kiến của bạn bè để từ đó có cơ hội so sánh, đối chiếu, đánh giá và học hỏi lẫn nhau; nâng cao năng lực diễn đạt, năng lực giao tiếp cho người học.
- Về phía giáo viên việc sử dụng hệ thống câu hỏi để tổ chức dạy học giúp giáo viên có những thông tin phản hồi, từ đó rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy của mình.Tuy nhiên, trong các tiết dạy giáo viên cần chú ý đên mối quan hệ của hệ thống câu hỏi theo ba hướng cơ bản sau: Đọc – hiểu; suy nghĩ – vận dụng; liên tưởng – tích lũy của các phương pháp dạy học hiện đại.
Về mặt lí luận, người giáo viên phải nắm vững được bản chất của hệ thống câu hỏi và sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức đặc biệt là cách thức hỏi để tiết dạy thêm hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh và thực hiện tốt mục tiêu bài học.
* Một số khái niệm
	Theo từ điển tiếng Việt : Hỏi là nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời; Nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở người ta với yêu cầu được đáp ứng. Như vậy câu hỏi có đặc điểm: Hướng vào đối tượng tiếp nhận; Đặt ra yêu cầu hoặc nhiệm vụ; Đòi hỏi sự đáp ứng hoặc trả lời. Các nhà giáo người Pháp lại quan niệm: Hệ thống câu hỏi không đơn thuần là một loại câu hỏi được hỏi nhiều lần mà hệ thống câu hỏi gồm nhiều loại câu hỏi được thiết kế theo một mạch lô gíc được nêu ra đúng lúc, câu nọ khởi nguồn cho câu kia và được đan xen một cách nhịp nhàng. Trên cơ sở đó, mỗi giáo viên cần nhận thức được rằng hệ thống câu hỏi là một phương tiện đắc lực góp phần tạo cho việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học bộ môn một cách tốt nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Phân tích tác phẩm văn chương là một nội dung quan trọng trong chương trình THPT. Tuy nhiên có một thực tại khá phổ biến hiện nay ở các trường phổ thông là học sinh thường phân tích một cách sơ lược, chung chung. Các tác phẩm văn chương thường được giải nghĩa lại theo cách của mình thậm chí là diễn nôm thơ văn. Việc phân tích nghệ thuật chỉ được chú ý một cách chiếu lệ. Trong khi đó giá trị của một tác phẩm tập trung nhiều ở phương diện này. Hệ thống câu hỏi khơi gợi nghệ thuật còn ít.
- Học sinh nhàm chán và rất ngại học môn ngữ văn bởi giờ học tẻ nhạt khô khan, không kích thích được sự tìm tòi khám phá.
- Học sinh không say mê với những giờ học dẫn đến môn văn dần dần mất đi vai trò độc tôn của nó. Vì thế để cho giờ văn không bị rơi vào tẻ nhạt nhàm chán thì chúng ta cần thay đổi hệ thống câu hỏi và cách thức thực hiện khi lên lớp. Cụ thể nên đặt câu hỏi một cách đa dạng để khơi gợi khám phá của học sinh. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
Như chúng ta đã biết việc thiết kế một hệ thống câu hỏi khoa học phù hợp với nội dung giờ dạy đọc hiểu văn bản và vừa sức với trình độ học sinh là điều rất quan trọng và cần thiết đòi hỏi người giáo viên phải đặc biệt quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau:
- Phải hiểu rõ bản chất của từng loại câu hỏi ( về mục đích, nội dung, dạng thức và các hình thức hỏi).
	- Phải nắm chắc được mục tiêu cơ bản của từng tiết học (về kiến thức trọng tâm, kỹ năng, thái độ) thể hiện qua từng phần, mục của bài học và yêu cầu tích hợp kiến thức giữa các phân môn: Đọc văn; Tiếng Việt; Làm văn.
	- Phải có cảm nhận sâu sắc về tác phẩm văn chương sẽ dạy (đọc trước văn bản nhiều lần; thu thập các tài liệu về văn bản; đặt văn bản vào bối cảnh, thời điểm mà tác giả sáng tác văn bản; đối chiếu so sánh, liên hệ với các văn bản khác trên cùng bình diện. Từ đó đề xuất cách tiếp cận hợp lý nhất.)
	- Tiếp đó cần nắm chắc trình độ học sinh để xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp.
	- Trong khi thiết kế hệ thống câu hỏi cho các tiết dạy đọc hiểu văn bản cần chú ý đến các dạng câu hỏi theo nhóm 2 (như đã trình bày ở trên).
2.3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi
2.3.1.1. Dạng câu hỏi phát hiện
	Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải nhận diện được các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, có trong một câu thơ, đoạn thơ hay trong câu văn đoạn văn bản nào đó mà giáo viên yêu cầu. Cũng có thể là phát hiện các phương thức biểu đạt trong câu thơ, đoạn văn đó.
Cách thức cấu tạo loại câu hỏi này có dạng như: - Em hãy tìm trong đoạn (câu) hay văn bản những chi tiết hình ảnh thể hiện hoặc Hãy phát hiện những tín hiệu nghệ thuật trong câu thơ đoạn thơ (văn) ? Ví dụ khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đầu trong đoạn trích (Trao duyên – “Truyện Kiều” – Nguyễn Du). Ta có thể đạt câu hỏi: Đoạn thơ trên là lời của ai nói với ai? Trong tâm trạng như thế nào ? Những chi tiết nào thể hiện dáng vẻ bề ngoài của Kiều? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Những hình ảnh nào diễn tả tâm trạng bên trong của Kiều? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? 
2.3.1.2. Câu hỏi tưởng tượng 
Là loại câu hỏi từ những dữ kiện vốn có hoặc lấy sự tương đồng để học sinh hình thành ra cái mới. Loại câu hỏi này chia làm 2 loại nhỏ: Tưởng tượng tái tạo (là tả lại bằng cảm nhận của học sinh); Tưởng tượng sáng tạo (tả lại theo lối hình dung riêng). Kiểu câu hỏi này thường biểu hiện như sau: Qua các chi tiết, hình ảnh hoặc cử chỉ hãy hình dung ra hoàn cảnh đó như thế nào? Ví dụ khi dạy đoạn trích (Trao duyên – “Truyện Kiều” Nguyễn Du) GV có thể hỏi: Qua các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong đoạn trích em hãy tưởng tượng ra khung cảnh Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân là gì? Hoặc: Em hãy hình dung và tả lại cảm nhận của mình về tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên cho Thúy Vân? Vì sao sau khi trao duyên cho em Thúy Kiều lại nghĩ đến chàng Kim?
2.3.1.3. Câu hỏi nêu vấn đề
Là loại câu hỏi mà qua đó học sinh được tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm. Loại câu hỏi này có dạng: Theo em, nếu sự việc, hiện tượng ấy xảy ra () hoặc không xảy ra () Thì chuyện gì sẽ đến? Hoặc; Theo em tại sao lại thế này mà không phải thế khác?
Ví dụ khi dạy đoạn trích (Trao duyên – “Truyện Kiều” Nguyễn Du) Gv có thể hỏi: Em hãy thử thay thế các từ “cậy” bằng “nhờ” thay từ “chịu” bằng từ “nhận” thì hiệu quả của lời nói có đạt như ban đầu không? Vì sao? Hoặc: Vì sao khi miêu tả tâm trạng của Kiều khi trao duyên, trao kỉ vật lại tưởng tượng ra cảnh mình “thác oan”? Việc tưởng tượng như vậy góp phần khắc họa tâm trạng gì của Thúy Kiều?,
2.3.1.4 Câu hỏi cảm xúc
Là loại câu hỏi xuất phát từ trực cảm của học sinh có tác dụng khơi gợi những rung động của các em về một hiện tượng nào đó trong tác phẩm . Điều đó có thể là rung động thẩm mỹ, hoặc rung động xúc cảm tình cảm của người tiếp nhận tác phẩm. Dạng thức phổ biến của loại câu hỏi này là: Chi tiết, hình ảnh gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? Khi dạy đoạn trích (“Chí khí anh hùng” – “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) để gợi cảm xúc cho học sinh, Gv có thể hỏi: Từ Hải đã nói gì trước ý định xin đi theo của Thúy Kiều? Điều đó đã gợi cho suy nghĩ gì? Hoặc khi dạy những câu cuối đoạn trích (Trao duyên – “Truyện Kiều” Nguyễn Du) Gv có thể hỏi: Câu thơ “Ôi Kim Lang, Hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” đã gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? 
2.3.1.5 Câu hỏi quan điểm
Là loại câu hỏi có tính chất bình giá của cá nhân để khẳng định rõ nhận thức của học sinh, vì thế nó giúp học sinh tự đánh giá hoặc đề xuất cách đánh giá, lý giải vấn đề theo cách riêng . Đó là cơ hội kích thích sự sáng tạo của học sinh. Loại câu hỏi này thường có dạng: Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? Vì sao em lại cho rằng nên như thế? Ví dụ: Thúy Kiều nói “duyên này thì giữ vật này của chung” em suy nghĩ vấn đề này như thế nào? Hoặc: Câu “Mất người còn chút của tin” gợi cho em suy nghĩ gì? 
Ngoài việc nắm vững mục đích, dạng thức của từng loại câu hỏi, Gv cũng cần phải biết linh hoạt khi sử dụng các hình thức hỏi. Nếu gặp vấn đề quá khó với nhận thức chung của học sinh, hoặc học sinh hiểu nhưng khó diễn đạt. Gv có thể sử dụng phối kết hợp với các hình thức hỏi khác như các câu trác nghiệm khách quan, câu hỏi gợi mở,Điều đó sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với nội dung bài học. Đồng thời khi thiết kế hệ thống câu hỏi với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, thì việc thực hiện đa dạng hình thức hỏi sẽ rất dễ dàng. Mặt khác thông qua các tiện ích của công nghệ thông tin, học sinh có thể tương tác trực tiếp với kiến thức mình đã học và việc học sinh tự đánh giá hoặc đưa ra quan điểm riêng cũng không phải là điều khó thực hiện. Tuy nhiên vẫn phải tính đến vai trò định hướng và khả năng kiểm soát của Gv để vừa đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
2.3.2. Vận dụng hệ thống câu hỏi hết hợp với công nghệ thông tin 
2.3.2.1 Xác định mục tiêu, chuẩn bị tư liệu 
Trước khi, soạn giảng bài học này, cũng như đối với tất cả các bài học khác trong chương trình. Tôi luôn luôn đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn lớp 10, cùng với tất cả các tài liệu tham khảo có liên quan để nắm vững kiến thức, xác định chính xác mục tiêu của bài học. Trong bài giảng này chúng tôi còn đưa thêm một số tư liệu bên ngoài, cùng với các ngữ liệu sẵn có trong sách giáo khoa góp phần giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức. Bài giảng về Truyện Kiều và các đoạn trích được soạn thảo trên phần mềm Power Point, tôi đã khai thác kiến thức từ kho tư liệu khổng lồ trên mạng Internet, sử dụng bằng máy chiếu thông thường và máy chiếu hắt, để trình chiếu những nội dung quan trọng của bài học và nội dung phần thảo luận của các nhóm học sinh.
2.3.2.2. Soạn thảo giáo án điện tử
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cần thiết, tôi phác thảo một giáo án theo cấu trúc của giáo án dạy học tích cực nhằm dự kiến cách thức tổ chức giờ học trước khi triển khai với giáo án điện tử. Tôi soạn trước phần tiết dạy trên Microsoft Word. Rồi từ giáo án đó tôi lại tiến hành chuyển sang soạn và trình chiếu trên phần mềm Power Point. Ở các bài Truyện Kiều và các đoạn trích chúng tôi khai thác tối đa hiệu quả trình chiếu của máy móc và các trang thiết bị hiện đại khác, vừa hạn chế tối đa việc ghi bảng. lại vừa tăng thời gian thảo luận nội dung bài học. Những kiến thức chi tiết trong bài học cần trình chiếu lên máy cho học sinh quan sát và ghi chép đã được tính toán chắt lọc đến mức cao nhất. Tuy nhiên, không phải chữ nào có ở trên màn chiếu học sinh cũng phải ghi chép. Bởi vậy, trong quá trình soạn ở nhà và dạy trên lớp, tôi luôn lưu ý để học sinh có thể nắm bài học một cách tốt nhất. Những phần quan trọng như cách phân tích các ý thơ, tác dụng của các biện pháp tu từ cũng như tâm sự của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của từng nhân vật trong các đoạn trích, Tất cả đều được sắp xếp với các hình ảnh minh họa, kết hợp với cách phối màu nền, màu chữ, cỡ chữ to hơn, đậm hơn để khi trình chiếu dừng lại lâu hơn cho học sinh ghi bài ; Tiếp đến dùng máy chiếu hắt trình chiếu nội dung thảo luận của các nhóm. Rồi từ các vấn đề học sinh đã thảo luận, tôi đã dẫn dắt để học sinh tự rút ra kết luận. Hơn nữa, trong bài giảng điện tử hệ thống các đề mục đều được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, rất thuận lợi cho việc học bài. Cuối mỗi tiết dạy có kèm phiếu học tập vừa đề củng cố vừa kiểm tra việc nắm bài của học sinh.
Từ kết quả đã dạy, cộng với kinh nghiệm gần hai chục năm giảng dạy của bản thân, tôi đem so sánh đối chiếu giữa những lớp dạy thực nghiệm với những lớp thông thường để đúc rút kinh nghi ệm. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong tiết dạy tôi thường đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học tích cực như: làm việc theo nhóm, nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, hướng dẫn học sinh tự học, tổ chức trò chơi, kể chuyện,... nhằm khai thác tối đa năng lực tự học và tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
2.3.2.3. Giáo án soạn thảo trên Word (Đính kèm giáo án ở phần phụ lục)
2.3.3. Xây dựng bài dạy
a. Bố cục bài dạy:
Từ thực tế và kinh nghiệm bản thân, trên cơ sở đã giảng dạy ở cả ba trường THPT. Tôi mạnh dạn đưa ra bố cục cho các bài học đọc hiểu văn bản: Truyện Kiều và các đoạn trích trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, gồm ba phần (tương ứng với ba bước) chính sau đây:
Bước 1. Đọc hiểu phần tiểu dẫn:
Hướng dẫn học sinh đọc và hiểu phần tiểu dẫn trong đoạn trích trao duyên. Để giúp các em có cái nhìn tổng thể giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi thuộc các dạng phát hiện, nêu vấn đề, nêu quan điểm, nhưng nhờ vào công nghệ thông tin giáo viên có thể đưa ra những slide rồi kết hợp với những hệ thống câu hỏi để tránh sự nhàm chán cho học sinh.
Bước 2. Hướng dẫn kĩ năng phân tích phần đọc hiểu văn bản:
Khi dạy phần đọc hiểu văn bản yêu cầu quan trọng nhất là giúp học sinh tiếp cận văn bản một cách tự nhiên nhất, đây là yêu cầu tối quan trọng mỗi khi tiến hành tiết dạy đọc hiểu văn bản. Muốn vậy Gv ngoài việc chủ động tạo ra không khí phù hợp với nội dung bài học thì còn cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi vừa sức, sáng tạo, gay cấn để khơi gợi sự tò mò của học sinh. Ví dụ khi dạy đoạn Trao duyên” Gv có thể dẫn dắt: Câu chuyện tình duyên – chồng vợ là một câu chuyện vô cùng kín đáo và tế nhị bởi duyên ai người ấy hưởng, tình ai người ấy nhận! Vậy mà trong Truyện Kiều của Nguyễn Du lại có chuyện duyên tình của chị lại được trao gửi cho em. Vậy câu chuyện trao duyên ấy có đặc sắc như truyện Chí Phèo - Thị Nở của Nam Cao ly kì hấp dẫn lãng mạn như chuyện tình của Romeo và Juliet không? Để làm rõ vấn đề chúng ta cùng đi vào tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên”. Hoặc khi thảo luận nhóm trong lúc dạy mục II Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên: Gv chia lớp làm 4 nhóm tập trung thảo luận 2 vấn đề lớn (tâm trạng, ngôn ngữ cử chỉ hành động của Kiều đối với chính Kiều và của Kiều đối với Kim Trọng khi đang ngồi trước mặt Thúy Vân. Đây quả là một vấn đề khó đối với phần đông hs lớp 10, đặc biệt là đối với đối tượng hs dân tộc thiểu số thì lại càng nan giải hơn. Bởi vậy khi thiết kế hệ thống câu hỏi cho bài giảng này tôi đã chủ động vận dụng linh hoạt hệ thống 5 dạng câu hỏi nêu trên. Đồng thời khi thể hiện trên giáo án Power Point thể hiện ở Slides 19, 20 và 21.Tôi đã cụ thể hóa các dạng câu hỏi cho bốn nhóm học sinh thảo luận trong 3 phút và ghi kết quả ra giấy bóng kính để trình chiếu bằng máy chiếu hắt; Như: Trao duyên xong Kiều có dự cảm g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_day_doan_trich_trao_duyen_tri.doc