SKKN Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi trong phân môn Tập làm văn lớp 2 - 3
Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn khác nhau: học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt xét trên hai phương diện:
- Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài làm văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần .
- Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học.
Ở Tiểu học phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn của trẻ được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Ở Tiểu học, học sinh tập làm các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, viết thư, viết đơn, viết danh sách, viết mục lục sách, điền vào giấy tờ in sẵn, Hai kiểu bài được học nhiều và chiếm nhiều thời gian nhất là miêu tả, kể chuyện. Đặc biệt văn miêu tả ở tiểu học góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ.
PHÒNG GD & ĐT TRIỆU SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LÝ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2- 3 GV: Lê Thị Tình Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Dân Lý Sáng kiến thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC Tên mục Trang I.Mở đầu 1 1.Lí do chọn đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu 2 3.Đối tượng nghiên cứu 2 4.Phương pháp nghiên cứu 2 II.Nội dung sáng kiến 2 1.Cơ sở lý luận 2 2.Thực trạng 4 3.Các sáng kiến kinh nghiệm “ Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong phân môn Tập làm văn lớp 2,3” 6 4.Hiệu quả của sáng kiến 13 III.Phần kết luận 17 1.Kết luận 17 2.Kiến nghị 18 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn khác nhau: học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt xét trên hai phương diện: - Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài làm văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần . - Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Ở Tiểu học phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ýgiúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn của trẻ được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Ở Tiểu học, học sinh tập làm các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, viết thư, viết đơn, viết danh sách, viết mục lục sách, điền vào giấy tờ in sẵn,Hai kiểu bài được học nhiều và chiếm nhiều thời gian nhất là miêu tả, kể chuyện. Đặc biệt văn miêu tả ở tiểu học góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hiện nay văn miêu tả được đưa vào chương trình phổ thông ngay từ các lớp đầu cấp Tiểu học. Từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi các em đã bắt đầu làm quen với miêu tả. Tại sao cần cho các em học sinh ngay từ đầu cấp học Tiểu học đã học văn miêu tả? Có lẽ vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học tập làm văn lớp 2-3 là đạt yêu cầu kỹ năng về miêu tả ở mức: viết đoạn văn kể, tả ngắn đơn giản có độ tài từ 3 đến 5 câu (lớp 2), từ 5 đến 7 câu (lớp 3) bằng các trả lời câu hỏi hoặc viết theo gợi ý. Song khi học văn miêu tả các em gặp nhiều khó khăn cả về tri thức và phương pháp, hiểu biết và cảm xúc với đối tượng miêu tả. Các em lấy đâu ra hiểu biết về hoa, về quả, về em bé, về chú bộ đội, nếu không được quan sát ? Hầu như các em không có gì hồi tưởng về các đối tượng miêu tả nếu liền ngay trước tiết làm văn các em các em không được đến tận nơi quan sát, xem xét, nhận xét. Những khó khăn về nội dung càng được nhân lên do các em chưa nắm được phương pháp quan sát, tìm ý. Thời gian và số lượng bài tập dành cho nội dung dạy học văn miêu tả ở lớp 2-3 rất hẹp, nhưng học sinh vẫn phải được chuẩn bị, được luyện tập để lên lớp 4-5 các em có thể học tập những kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả một cách thuận lợi. Mặt khác, giáo viên dạy lớp 2-3 chỉ chú ý dạy theo các tiết Tập làm văn định sẵn trong Tiếng Việt của lớp 2-3 mà vô tình không hay biết mình đang dạy văn miêu tả cho học sinh nên không chú ý đến rèn phương pháp, kĩ năng quan sát tìm ý cho học sinh. Đó là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong quá trình viết văn miêu tả sau này của học sinh. Chính vì những lí do trên mà tôi mạnh dạn nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2-3” 2. Mục đích nghiên cứu: Đưa ra hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2-3. Hệ thống bài tập phải đúng đắn, hợp lý về tính khoa học, sư phạm, phù hợp với mục tiêu dạy học Tập làm văn ở tiểu học, bổ trợ đắc lực cho các bài tập dạy văn miêu tả trong sách giáo khoa lớp 2-3, có tính khả thi, đạt hiệu quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong phân môn Tập Làm văn. - Học sinh lớp 2 và lớp 3 trường Tiểu học Dân Lý. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê – phân loại. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. II, NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Cơ sở lý luận: Ở trường tiểu học, dạy tiếng Việt là tổ chức hoạt động lời nói. Đối với học sinh, có thể xem việc giải bài tập tiếng Việt là hình thức chủ yếu của hoạt động tiếng Việt. Các bài tập tiếng Việt là một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy. Hiện nay, vấn đề này được thể hiện rất rõ trong nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt và trong cả hoạt động dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Trên cơ sở những ý kiến thống nhất, có thể nêu ra một số ý nghĩa quan trọng của bài tập Tiếng Việt đối với hoạt động dạy học như sau: Mỗi bài tập Tiếng Việt là một ví dụ cụ thể và một vấn đề lí thuyết nào đó. Vì vậy, làm bài tập là một hình thức học lí thuyết về tiếng Việt trên những tình huống cụ thể. Việc giải bài tập tiếng Việt là một hình thức rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh. Nó đòi hỏi các em phải biết áp dụng những kiến thức đã học vào vấn đề cụ thể, vào thực tế (bởi các bài tập Tiếng Việt thường là các tình huống trong thực tiễn). Việc giải bài tập của học sinh là một phương tiện kiểm tra rất tốt. Qua việc làm bài tập, học sinh có thể tự kiểm tra xem mình đã nắm vững lí thuyết chưa. Cũng qua việc làm bài tập của học sinh, giáo viên sẽ nhận được tín hiệu phản hồi về việc lĩnh hội của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình. Việc giải bài tập đòi hỏi học sinh làm việc độc lập, phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy, đồng thời rèn luyện ở các em tính cẩn thận, chu đáo, bền bỉ Để học sinh lớp 2-3 bước đầu có những ý niệm, những kĩ năng sơ giản về văn miêu tả, học sinh phải được làm các loại bài tập cùng kiểu, cùng mục đích làm quen với văn miêu tả. Việc thực hiện các bài tập đó được lặp đi lặp lại tới chừng mực nào đó thì kĩ năng mới dần hình thành. Mặt khác, phương pháp dạy học mới là hướng tới xác lập một quá trình dạy học để tổ chức, điều khiển và kiểm soát quá trình dạy học. Điều này có nghĩa là trong giờ học, cách dạy học thầy giảng, trò ghi phải chuyển thành thầy tổ chức việc làm, trò thực hiện thi công. Do vậy, hệ thống bài tập hiện nay không chỉ là thực hành mà đó còn là con đường, là cách thức mà thông qua đó, học sinh sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình thành kĩ năng. Chẳng hạn chỉ có thể tổ chức cho học sinh quan sát tìm ý và kiểm soát, điều chỉnh kết quả quan sát tìm ý của các em thông qua các câu hỏi, bài tập hướng dẫn quan sát. Chẳng hạn, để học sinh bước đầu có thói quen quan sát cảnh từ bao quát đến cụ thể, giáo viên phải có câu hỏi, bài tập định hướng. Ví dụ: Bài Quan sát tranh – trả lời câu hỏi. a) Tranh vẽ cảnh gì? b) Sóng biển như thế nào? c) Trên mặt biển có những gì? d) Trên bầu trời có những gì? (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 67) Nhờ các câu hỏi này, giáo viên không chỉ định hướng cho học sinh quan sát và cách quan sát mà còn điều chỉnh được kết quả quan sát của các em. Như vậy, để giúp học sinh lớp 2-3 làm quen với cách miêu tả, cần thiết phải thông qua hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập chính là phương tiện hữu hiệu để đạt mục đích hình thành kĩ năng miêu tả. b) Yêu cầu của bài tập Tiếng Việt là bài tập trong phân môn Tập làm văn. - Bài tập phải được xây dựng trên cơ sở, mục đích dạy học. - Lệnh bài tập dễ hiểu. - Ngữ liệu cho bài tập phải tiêu biểu, điển hình - Hình thức bài tập phong phú, đa dạng. Có thể nói rằng những yêu cầu của bài tập trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạy tập làm văn nói riêng sẽ là điều kiện góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh, đưa học sinh vào con đường tự mình tìm đến tri thức. Nhờ đó mà việc dạy học tiếng Việt sẽ có hiệu quả hơn. Xây dựng một hệ thống bài tập sao cho thông qua việc giải quyết chúng, học sinh sẽ tự tìm được cho mình những câu trả lời về nội dung bài học, tự hình thành được những kỹ năng, những phẩm chất, những năng lực mà mục tiêu giáo dục đề ra là một việc làm cần thiết. 2. Thực trạng: a, Những yêu cầu về kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 2,3. Ở lớp 2, yêu cầu về kĩ năng miêu tả chỉ ở mức độ tả ngắn (3 đến 5 câu) xoay quanh các đề tài gần gũi: - Tả ngắn, giới thiệu về người thân (ông, bà, bố mẹ, thầy cô giáo) - Tả ngắn về một con vật gần gũi như con chim, con gà, con chó, con mèo. - Tả cảnh (theo tranh) qua các câu hỏi. Lên lớp 3, kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi mà học sinh cần đạt ở mức độ cao hơn. Học sinh phải viết được một đoạn văn (5-7 câu), nhiều nhất là 10 câu tả ngắn về người thân trong gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ. Yêu cầu kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 2-3 ở mức đơn giản nhằm chuẩn bị cho lớp 4-5 các em sẽ được trang bị và rèn luyện các kĩ năng làm văn miêu tả một cách đầy đủ. Nhiệm vụ dạy học văn miêu tả cho học sinh tiểu học được chương trình đề ra theo hai mức độ lớp 2-3 và lớp 4-5 với những yêu cầu cụ thể. Lớp 2-3 chuẩn bị các kĩ năng bộ phận và ở mức độ đơn giản, làm tiền đề cho lớp 4-5. Lớp 4-5 học sinh sẽ học kiến thức, được rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả một cách có hệ thống và bài bản. Tuy nhiên, để học sinh lớp 2-3 được chuẩn bị tốt về kĩ năng làm văn miêu tả, các em phải thường xuyên thực hành luyện tập. Chính vì vậy, xây dựng các bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 2-3 làm quen với văn miêu tả là việc làm cần thiết. b. Các bài tập giúp học sinh làm quen với văn miêu tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3. a. Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý. - Bài tập quan sát tranh – trả lời câu hỏi: -Bài tập đọc văn bản – trả lời câu hỏi. b. Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, trình tự tả. -Bài tập sắp xếp ý - Bài tập đọc văn bản – trả lời câu hỏi c) Bài tập rèn kĩ năng diễn đạt (kể, tả ngắn thành đoạn văn) c, Đánh giá hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3. * Những ưu điểm: Trước khi đến trường, học sinh đã được sử dụng kĩ năng quan sát, nhưng đó chỉ là sự quan sát một cách vô thức. Việc rèn luyện kĩ năng quan sát trong dạy học văn miêu tả phải được tiến hành thường xuyên, một cách có hệ thống, đầy đủ, cụ thể thông qua một loạt các hoạt động như: sử dụng các giác quan, lựa chọn trình tự quan sát, nhận xét, so sánh trong quan sát. Đây cũng chính là những gợi ý để chúng ta có thể phân ra thành những loại bài tập nhỏ rèn kĩ năng quan sát cho học sinh. Ở sách giáo khoa lớp 2-3 bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý được phân ra làm hai loại nhỏ là Quan sát tranh, trả lời câu hỏi; Đọc văn bản, trả lời câu hỏi. Các bài tập này nhằm rèn cho HS nhận biết được trình tự quan sát, các giác quan được sử dụng trong quán sát. Bài tập rèn trình tự quan sát tiếp tục được nâng cao dần ở lớp 3 nhưng với yêu cầu khó hơn. Có thể nói rằng bài tập rèn trình tự quan sát trong nhóm rèn kỹ năng quan sát, tìm ý đã được sách giáo khoa chú ý và sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó, bài tập giúp học sinh tìm hiểu các giác quan được sử dụng trong quán sát cũng được chú ý (ví dụ bài tập 3- trang 21- tuần 20). * Những hạn chế. - Các bài tập trong SGK lớp 2 - 3 mới chỉ tập trung rèn trình tự quan sát cho hai kiểu bài tả cảnh, tả người. Trong khi đó, rèn luyện trình tự quan sát, cách quan sát trong kiểu bài này sẽ được dạy ở lớp 4. Nói khác đi, SGK chưa có những bài tập rèn kĩ năng quan sát đồ vật, con vật để chuẩn bị cho nội dung dạy các kiểu bài này ở lớp 4-5. - Việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác là yêu cầu cần thiết trong quan sát miêu tả. Nhờ những giác quan này, học sinh mới phát hiện ra màu sắc, hình dáng, kích thước đặc điểm của đối tượng. Thế nhưng trong SGK, bài tập rèn các giác quan được sử dụng trong quan sát chưa được chú ý (cả hai lớp 2 và 3 chỉ có một bài). - Việc sắp xếp các bài tập rèn kỹ năng quan sát, tìm ý cũng chưa thể hiện rõ được tính hệ thống. Ví dụ như trước khi tổ chức cho học sinh làm bài tập quan sát tranh – trả lời câu hỏi, cần tổ chức cho học sinh làm bài tập nhận diện các giác quan được sử dụng trong quan sát. Bởi lẽ việc tìm ý và lựa chọn ý bao giờ cũng được hình thành từ các thao tác nhìn, nghe, xem tranh Một số bài tập có câu hỏi chưa thật phù hợp với trình tự quan sát. - Sách giáo khoa lớp 2 và 3 đều chưa có những bài tập quan sát vật thật. Tuy hệ thống bài tập cho các kĩ năng tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3 còn một số hạn chế nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng bài tập này đều có giá trị cả về mặt khoa học và sư phạm, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Còn có những điểm chưa thật hoàn chỉnh trong hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3 của phân môn Tập làm văn, qua thực tế dạy học, tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 2 và 3 rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả được trình bày ở chương II. d, Đối với học sinh lớp 2,3 : Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2,3 đặc biệt dạy học Tiếng việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên. Đối với các em đây là một phân môn khó. Bởi lứa tuổi các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn một số khó khăn như hoàn cảnh sống khó khăn, ở với ông bà, gia đình không có điều kiện quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, HS nghèo vốn từTrong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm : Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong phân môn Tập làm văn lớp 2,3. a. Cơ sở xây dựng bài tập. Các nhà tâm lí học cho rằng quan sát không chỉ là nhìn phải được hiểu là tổng thể hoạt động của các giác quan bao gồm: nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy “Quan sát là hình thức cao nhất của tri giác”. Đối với học sinh tiểu học, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn nghèo nàn, các em đang trong quá trình khám phá, ưa quan sát, thích nhận xét, tìm hiểu thế giới xung quanh. Qua quan sát, các em sẽ phát hiện ra đặc điểm riêng của từng đối tượng để chuẩn bị cho việc làm bài văn theo yêu cầu đề bài. Đồng thời, quan sát sẽ giúp cho bài làm của học sinh đảm bảo tính chân thực. Trước khi đến trường, học sinh đã sử dụng kĩ năng quan sát nhưng đó chỉ là sự quan sát sơ lược và đơn giản. Việc rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh cần phải được dạy một cách thường xuyên thông qua các bài tập rèn luyện: Sử dụng các giác quan vào quan sát, quan sát theo một trình tự hợp lí. Căn cứ vào các hoạt động cần hướng dẫn học sinh quan sát, chúng tôi chia nhóm bài tập này thành: Bài tập luyện tập trình tự quan sát và bài tập luyện tập sử dụng các giác quan để quan sát khi miêu tả. b. Mục đích của bài tập. - Giúp học sinh thấy được vai trò của quan sát, tìm ý trong học văn miêu tả. - Biết cách quan sát theo trình tự - Nhận biết được các giác quan thường được sử dụng khi quan sát. - Tập vận dụng các giác quan vào để quan sát. - Biết dùng từ ngữ ghi lại kết quả thu nhận được từ quan sát. c.Các dạng bài tập : + Bài tập luyện tập trình tự quan sát, cách quan sát. Bài 1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Tranh vẽ gì? Bàn được sơn màu gì? Mặt bàn hình gì? Trên mặt bàn có vẽ những gì? Bàn được dùng để làm gì ? Bài 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi a) Tranh vẽ quả gì? b) Quả có hình gì? c) Màu sắc của quả ra sao? d) Cuống nó như thế nào? e) Khi bổ ra, ruột của nó có màu gì? g)Khi ta ăn vào miệng nó ó mùi, vị gì? Bài 3. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ hoa gì? b) Bông hoa có hình dáng và màu sắc như thế nào? c) Cánh hoa màu gì? d) Nhụy hoa có màu gì? e)Hoa có lợi ích gì? Bài 4. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ cây gì? b) Hãy kể tên các bộ phận của cây? c) Lá cây có màu gì? Hình thù ra sao? d) Quả cà chua khi chín có màu gì? e)Quả cà chua dùng để làm gì? Bài 5. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ con gì? b) Con vật đó có bộ lông màu gì? c) Hai cái tai nó trông thế nào? d)Hai mắt nó như thế nào ? đ) Cái mũi nó màu gì? e) Nó đang làm gì? g)Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nó? Bài 6. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ ai? b) Người đó thường làm ở đâu? c) Dáng người đó như thế nào? d) Trên đầu người đó đội mũ màu gì? e) Người đó mặc quần áo màu gì? g) Cổ người đó đeo đồ vật gì? h) Hãy kể tên công việc mà người đó thường làm? Bài 7. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ con gì? b) Những bộ phận nào của con vật làm em chú ý? c) Bộ lông của nó có màu gì? d) Nó thường làm gì vào mỗi đêm? Bài 8. Quan sát em bé nhà em (hoặc em bé nhà hàng xóm) trả lời các câu hỏi sau: a) Em bé khoảng mấy tuổi? b) Thân hình bé thế nào? c) Trên gương mặt bé có những nét gì đáng yêu? (Nước da? Đôi mắt?...) d) Khi muốn ăn, bé có thái độ, cử chỉ đáng yêu nào? + Bài tập luyện tập sử dụng các giác quan trong quan sát Bài tập nhận diện. Bài 1. Đọc đoạn văn sau: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. Em hãy tìm từ ngữ chỉ đặc điểm từng bộ phận chú chuồn chuồn nước và ghi vào bảng dưới đây: Các bộ phận Đặc điểm Đôi mắt Cái đầu Bốn cánh Thân chú b) Tác giả đã quan sát những bộ phận của chuồn chuồn nước bằng giác quan nào (nhìn hay nghe)? Bài 2. Đọc đoạn văn sau: Cái cặp của em lại có quai chắc để em xách cho đỡ mỏi tay. Thích nhất là nó có hai ổ khóa bằng sắt mạ kền sáng loáng để đóng vào, mở ra. Mặt khóa lấp lánh như gương. Mỗi lần em đóng cặp, khóa kêu tanh tách nghe rất vui tai. (Theo Trần Mạnh Hưởng) a) Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của cái cặp. b) Viết tên các giác quan mà người viết đã dùng để quan sát vào chỗ chấm trong mỗi câu sau: Để nhìn thấy ổ khóa của cặp được làm bằng sắt mạ kền sáng loáng, người viết đã quan sát bằng. - Để nhìn thấy ổ khóa mới, mặt khóa sáng lấp lánh, người viết đã quan sát bằng ......................... - Để nghe thấy tiếng kêu “tanh tách” của khóa khi mở ra mở vào, người viết đã lắng nghe bằng Bài 3. Đọc đoạn văn sau: Trong các loại quả em thích nhất là quả chuối. Quả chuối dáng cong cong, màu vàng xuộm trông thật thích mắt. Bóc lượt vỏ đi, ruột chuối màu trắng ngà hiện ra mới hấp dẫn làm sao! Cắn nhẹ một miếng, ta thấy vị ngọt mát lan tỏa. Em hãy viết tên các giác quan được tác giả dùng để quan sát vào chỗ chấm trong mỗi ô sau:
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_bai_tap_ren_ki_nang_quan_sat_va_tra_l.doc