SKKN Xây dựng một số bài tập rèn luyện kỹ năng trong dạy học Địa lý lớp 10, phần địa lí tự nhiên đại cương

SKKN Xây dựng một số bài tập rèn luyện kỹ năng trong dạy học Địa lý lớp 10, phần địa lí tự nhiên đại cương

Địa lý là môn khoa học tổng hợp, các kiến thức Địa lý trong chương trình THPT đều có liên hệ với thực tiễn cuộc sống và có quan hệ với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.

 Bản thân là một giáo viên Địa Lí tôi nhận thấy một trong những lí do để HS hứng thú với môn học vì Địa Lí vừa có kiến thức tự nhiên, vùa có kiến thức kinh tế - xã hội, trong dạy học – đánh giá có cả lí thuyết và kĩ năng. Tuy vậy hiện nay có thể thấy việc dạy và học Địa lý ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế, phương pháp học tập của học sinh còn thụ động, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thực sự còn yếu kém. Từ thực tế đó, muốn nâng cao hiệu quả dạy học chúng ta phải đi sâu nghiên cứu các biện pháp phù hợp để tổ chức học sinh hoạt động tích cực, tự lực. Trong đó sử dụng bài tập (BT) trong dạy học là biện pháp được nhiều người quan tâm. Bởi nó có khả năng áp dụng ở hầu hết các chương, bài ở nhiều môn học khác nhau và mang lại hiệu quả dạy học cao. BT không chỉ là mục đích của dạy học mà còn là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Vì vậy cải thiện, nâng cao khả năng sử dụng BT là việc làm thường xuyên và cần thiết đối với mỗi giáo viên.

 

doc 23 trang thuychi01 9042
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng một số bài tập rèn luyện kỹ năng trong dạy học Địa lý lớp 10, phần địa lí tự nhiên đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Địa lý là môn khoa học tổng hợp, các kiến thức Địa lý trong chương trình THPT đều có liên hệ với thực tiễn cuộc sống và có quan hệ với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. 
 Bản thân là một giáo viên Địa Lí tôi nhận thấy một trong những lí do để HS hứng thú với môn học vì Địa Lí vừa có kiến thức tự nhiên, vùa có kiến thức kinh tế - xã hội, trong dạy học – đánh giá có cả lí thuyết và kĩ năng. Tuy vậy hiện nay có thể thấy việc dạy và học Địa lý ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế, phương pháp học tập của học sinh còn thụ động, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thực sự còn yếu kém. Từ thực tế đó, muốn nâng cao hiệu quả dạy học chúng ta phải đi sâu nghiên cứu các biện pháp phù hợp để tổ chức học sinh hoạt động tích cực, tự lực. Trong đó sử dụng bài tập (BT) trong dạy học là biện pháp được nhiều người quan tâm. Bởi nó có khả năng áp dụng ở hầu hết các chương, bài ở nhiều môn học khác nhau và mang lại hiệu quả dạy học cao. BT không chỉ là mục đích của dạy học mà còn là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Vì vậy cải thiện, nâng cao khả năng sử dụng BT là việc làm thường xuyên và cần thiết đối với mỗi giáo viên.
Nội dung phần “Địa lý tự nhiên Đại cương” của chương trình Địa lý lớp 10 tương đối trừu tượng, HS phải tư duy và rèn luyện nhiều loại kỹ năng. Các bài tập ở phần này đòi hỏi học sinh phải huy động nhiều kiến thức ở lĩnh vực khoa học tự nhiên. Không chỉ học sinh mà nhiều giáo viên còn lúng túng khi tiếp cận với các dạng bài tập này. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là chưa xác định được phương pháp giải bài tập và học sinh còn yếu về các kỹ năng Địa lý. 
Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng một số bài tập rèn luyện kỹ năng trong dạy học Địa lý lớp 10, phần địa lí tự nhiên đại cương” nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn hiện nay ở trường, qua đó nâng cao hiệu quả học tập của bộ môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nêu rõ vai trò của bài tập trong dạy – học Địa Lí
- Đưa ra những dạng bài tập cơ bản và cách giải các bài tập phần địa lí đại cương lớp 10.
- Một số định hướng trong việc sử dụng bài tập trong dạy – học Địa Lí
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Vai trò của bài tập trong dạy học Địa Lí
- Các dạng bài tập trong phần Địa Lí tự nhiên đại cương lớp 10.
1.4.Phương pháp ( PP) nghiên cứu
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa trên kinh nghiệm dạy học của bản thân và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- PP điều tra khảo sát thực tế: lấy ý kiến của HS về việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy – học; kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra có sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng.
- PP thống kê, xử lí số liệu: thống kê kết quả bài kiểm tra gần nhất trong phạm vi phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10. So sánh với kết quả đạt được năm trước đó.
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
2.2.1. Vai trò của bài tập rèn luyện kỹ năng
- Bài tập giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, bền vững hơn
	“Việc nắm kĩ năng kĩ xảo có quan hệ chặt chẽ với việc nắm kiến thức và thường được tiến hành đồng thời với việc nắm kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức và là kết quả của kiến thức trong hành động” [1]
Để giải quyết các BT, học sinh phải trải qua một quá trình quan sát, phân tích, tổng hợp, phán đoán, dựa vào kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức học sinh đã tích lũy từ trước. Việc giải BT cho phép các em hiểu kiến thức sâu sắc hơn, nhớ và vận dụng tốt hơn. Qua việc giải BT các em bổ sung thêm được kiến thức mới.
- Bài tập là một phương tiện giáo dục tốt 
Để rèn luyện phẩm chất nhân cách cho học sinh, giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau, trong đó BT có thể xem là phương tiện có hiệu quả và thường dùng nhất. Thế mạnh của BT là ở chỗ là rèn luyện ý chí và niềm tin vào khoa học, vào sức mạnh bản thân. Niềm tin này có được là do trong quá trình độc lập vận dụng kiến thức, độc lập tìm tòi hướng trả lời đã giúp các em giải quyết đúng đắn các vấn đề đặt ra. 
- Bài tập có khả năng phát triển trí tuệ, tình cảm của học sinh
Khi giải BT, trí tuệ của học sinh phải vận động để đi từ các điều kiện đến câu trả lời. Hình thức hoạt động trí tuệ rất đa dạng: quan sát, vận dụng trí nhớ, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán. Như vậy, BT không chỉ có khả năng rèn luyện năng lực nhận thức, mà còn có khả năng làm cho học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt kiến thức.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
- Các BTRLKN chưa được sử dụng tích cực và thường xuyên trong tất cả các quá trình dạy học.
- Giáo viên chưa cá biệt hóa được học sinh, cùng một BT nhưng lại áp dụng cho nhiều đối tượng. Các BT mà giáo viên sử dụng chỉ nhằm giúp học sinh áp dụng các hiện tượng địa lí, công thức tính toán mà chưa chú trọng đến phân tích các hiện tượng địa lí xảy ra.
- Việc cho học sinh làm các BTRLKN cho học sinh không được tiến hành một cách thường xuyên, ít thực hiện trong các giờ học chính khóa, giao BT cho học sinh về nhà tự rèn luyện mà không có thời gian sữa chữa, giải đáp thắc mắc của học sinh hoặc chỉ thông qua các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi trước mỗi kỳ thi.
- Trong kiểm tra cuối chương hoặc cuối kỳ giáo viên ít khi sử dụng các dạng BTRLKN để đánh giá kiến thức và KN của học sinh.
- Khi tiến hành làm BTRLKN, đa số các em cho rằng khi làm BT thì quan trọng là tìm ra được kết quả, nên sau khi đọc đề là các em tiến hành áp dụng công thức rồi giải ngay hoặc tham khảo các loại sách BT khác. 
- Các em ít quan tâm đến việc phân tích các hiện tượng Địa lí, xác định các mối liên hệ nhân quả liên quan đến bài tập, do đó các em gặp khó khăn, lúng túng khi giải BT.
Như vậy, cả giáo viên và học sinh đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Nhưng khi áp dụng vào thực tế giảng dạy, cụ thể là khi giải BT, thì đa số giáo viên vẫn chưa chú ý đến việc tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động giải BT, vì thế tính tích cực, tự lực của học sinh chưa được phát huy, chưa đem lại kết quả cao trong học tập.
2.3. XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10, PHẦN TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
2.3.1. Xây dựng ma trận BTRLKN	
Ma trận BTRLKN được xây dựng được phân loại theo từng dạng kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh. Mỗi dạng BTRLKN sắp xếp theo thứ tự bài học trong SGK và được phân loại theo các mức độ khác nhau của kỹ năng. Trong đó, các dạng BTRLKN làm việc với bản đồ, lược đồ; kỹ năng liên hệ thực tiễn có số lượng nhiều hơn các dạng BTRLKN khác do đây là những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất. Các BT cũng được phân loại theo các mức độ khác nhau của kỹ năng trong đó kỹ năng ở mức độ hành động phối hợp và hành động tự nhiên chiếm tỉ lệ lớn.
2.3.2. Tiến hành soạn thảo BTRLKN
Sau khi đã có đầy đủ tư liệu cần thiết và xây dựng ma trận cho BT, tiến hành xây dựng hệ thống BTRLKN. Quá trình biên soạn gồm các bước như sau: 
- Soạn riêng rẽ từng BT, với cấu trúc của mỗi BT bao gồm 2 phần: phần giả thuyết và phần yêu cầu
- Xây dựng các phương án giải BT
- Thử nghiệm và chỉnh sửa các BT.
- Sắp xếp các BT theo từng dạng RLKN
2.3.3. Một số bài tập cụ thể phần Địa lý tự nhiên đại cương
* Các bài tập rèn luyện kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ Địa lý
A. Bài tập
Bài tập 1: Dựa vào tập bản đồ Địa lý tự nhiên đại cương và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Ý nghĩa: BT này rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với bản đồ để nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Để giải thích sự phân bố lượng mưa trên thế giới HS phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Bài tập 2: Dựa vào tập bản đồ Địa lý tự nhiên đại cương và kiến thức đã học hãy nêu quy luật hoạt động của các dòng biển trên thế giới.
- Ý nghĩa: BT này rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với bản đồ lưu vực sông theo các đại dương và các dòng biển chính. Khi quan sát bản đồ, học sinh rút ra quy luật hoạt động của dòng biển trên cơ sở vận dụng kiến thức về lực Côriôlit , địa hình, khí hậu..
Bài tập 3: Dựa vào tập bản đồ Địa lý tự nhiên đại cương và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố của thảm thực vật trên 2 sườn Đông và Tây của dãy núi Anđet (thuộc Pêru).
- Ý nghĩa: BT này rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với bản đồ ở mức độ mô tả và giải thích về sự phân bố của thảm thực vật trên dãy Anđet. Để làm BT này, ngoài kỹ năng sử dụng bản đồ cần vận dụng kiến thức về thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, sinh vật tác động đến sự phân bố thực vật.
B. Hướng dẫn thực hiện các bài tập
Bài tập 1:
- Lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo về 2 cực:
+ Khu vực nhiệt đới và Xích đạo: mưa nhiều nhất.
Nguyên nhân: do nhiệt độ cao, không khí và hơi nước bốc lên mạnh; do áp thấp mang hơi ẩm từ nơi khác đến; do có dải hội tụ nhiệt đới. 
+ Khu vực chí tuyến: mưa ít 
Nguyên nhân: do áp cao, mưa chủ yếu là do bốc hơi tại chỗ.
+ Khu vực ôn đới: Mưa tương đối nhiều.
Nguyên nhân: do áp thấp, có gió tây ôn đới.
+ Khu vực cực đới: Mưa ít nhất 
Nguyên nhân: do áp cao, nhiệt độ thấp nước không bốc hơi được.
- Giữa hai bán cầu, lượng mưa theo độ vĩ cũng khác nhau:
+ Khu vực Xích đạo, Khu vực chí tuyến, Khu vực ôn đới ở Bắc bán cầu mưa ít hơn do có diện tích lục địa lớn hơn.
+ Khu vực cực Bắc bán cầu mưa nhiều hơn do có diện tích đại dương lớn hơn
Bài tập 2: 
+ Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên đường Xích đạo, chạy về hướng tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.
Giữa hai dòng nóng ở hai bên đường Xích đạo có dòng phản lưu chảy theo chiều ngược lại.
+ Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ phía đông của các đại dương chảy về phía Xích đạo hợp với dòng biển nóng tạo thành các hoàn lưu trên các đại dương theo chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu.
+ Ở bán cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ cực men bờ tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.
+ Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
+ Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở 2 bờ các đại dương theo quy luật ở Bắc bán cầu khu vực ôn đới và cực có sự đối xứng ngược với sự đối xứng ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt.
Bài tập 3: 
- Sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn Đông và sườn Tây do ảnh hưởng của quy luật địa ô.
- Sườn Tây do ảnh hưởng của dòng , biển lạnh Pêru
- Sườn Đông do địa hình thấp, rừng rậm và hệ thống sông Amadôn.
- Từ chân núi lên đỉnh núi, thảm thực vật có sự thay đổi theo đai cao. Do:
+ Sự thay đổi về nhiệt độ
+ Sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa.
* Các bài tập rèn luyện kỹ năng làm việc với số liệu thống kê và biểu đồ
A. Bài tập
Bài tập 1: Cho bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa tại một địa điểm:
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Nhiệt độ (0C)
9
11
13
15
19
21
23
20
17
15
12
11
Lượng mưa (mm)
10
12
10
9
14
30
40
30
20
15
15
10
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa tại địa điểm trên. Cho biết đây là kiểu khí hậu nào, vì sao?
- Ý nghĩa: BT này rèn luyện cho học sinh kỹ năng biểu đồ và làm việc với bảng số liệu thống kê. Học sinh dựa trên số liệu về nhiệt độ và lượng mưa để nhận xét đặc điểm khí hậu và chỉ ra địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào.
Bài tập 2: Cho các biểu đồ khí hậu sau:
	 A	 B
	 C	 D
 Cho biết mỗi biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào?
- Ý nghĩa: Từ biểu đồ đã cho, học sinh quan sát số liệu về nhiệt độ và lượng mưa để xác định kiểu khí hậu. BT này rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa từ bản đồ, đồng thời nâng cao kiến thức về các kiểu khí hậu trên Trái Đất.
B. Hướng dẫn thực hiện bài tập
Bài tập 1:	
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cột kết hợp với đường. (Cột thể hiện cho lượng mưa và đường thể hiện cho nhiệt độ).
- Xác định kiểu khí hậu: Địa Trung Hải (bán cầu Bắc).
- Giải thích: nhiệt độ dao động từ 100C – 200C; nhiệt độ cao ở các tháng mùa hạ, mùa đông có nhiệt độ xuống thấp hơn; biên độ nhiệt các mùa có sự chênh lệch khá rõ nhưng không quá lớn. Lượng mưa tập trung vào các tháng cuối năm đến các tháng đầu năm (mùa đông và mùa xuân), mùa hạ mưa ít, lượng mưa trung bình năm vào khoảng 500 – 1000mm.
Bài tập 2:
 Xác định kiểu khí hậu:
+ Biểu đồ A: Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa
+ Biểu đồ B: Kiểu khí hậu ôn đới lục địa
+ Biểu đồ C: Kiếu khí hậu ôn đới hải dương
+ Biểu đồ D: Kiểu khí hậu Địa Trung Hải
* Các bài tập rèn luyện kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lý
A. Bài tập
Bài tập 1: Dựa vào các hình ảnh sau hãy trình bày đặc điểm của phép chiếu phương vị ngang và ứng dụng của nó:
Phép chiếu phương vị ngang
Lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ theo phép chiếu phương vị ngang
- Ý nghĩa: Từ hình ảnh về phép chiếu và lưới chiếu phương vị ngang, HS khái quát về đặc điểm của phép chiếu này. Yêu cầu HS phải nghiên cứu kết hợp trên cả 2 hình ảnh để đưa ra những đặc điểm của phép chiếu một cách chính xác nhất.
Bài tập 2: Dựa vào hình vẽ sau và kiến thức đã học, hãy cho biết
a. Hình vẽ thể hiện hiện tượng địa lý nào, giải thích hiện tượng này?
b. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng các mùa trong năm. Sự chênh lệch độ dài ngày đêm trong năm diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa: BT này rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với hình vẽ. Để làm bài tập này học sinh phải vận dụng kiến thức về hệ quả sự chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa).
Bài tập 3: Dựa vào hình vẽ sau và kiến thức đã học, cho biết hình ảnh thể hiện hiện tượng địa lý gì, giải thích?
- Ý nghĩa: Từ kiến thức đã học và quan sát hình ảnh học sinh trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Bài tập 4: Dựa vào hình vẽ sau hãy nhận xét và giải thích sự phân bố của các vành đai khí áp và gió trên Trái Đất.
Các đai khí áp và gió trên Trái Đất
- Ý nghĩa: Bài tập rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với hình ảnh địa lý, từ hình ảnh đã cho và kiến thức đã học về khí áp để giải thích sự phân bố khí áp và gió trên Trái Đất. 
Bài tập 5: Quan sát hình vẽ sau, hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất:
Sơ đồ tuần hoàn của nước
- Ý nghĩa: BT nhằm rèn luyện cho HS khái quát hóa kiến thức về các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất từ sơ đồ đã cho. Để giải quyết BT, học sinh phải có kỹ năng làm việc với kênh hình đồng thời vận dụng các mối liên hệ nhân quả trong Địa lý.
B. Hướng dẫn thực hiện các bài tập
Bài tập 1: 
- Đặc điểm của phép chiếu phương vị ngang:
+ Mặt chiếu tiếp xúc với mặt địa cầu ở xích đạo, song song với trục của Địa cầu.
+ Nguồn chiếu nằm trên đường xích đạo (T) ở vị trí đối diện với điểm tiếp xúc của mặt chiếu (Đ).
+ Lưới chiếu: Xích đạo là các đường thẳng, các vĩ tuyến còn lại là những cung đối xứng nhau qua xích đạo, khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng tăng dần khi càng xa xích đọa về 2 cực. Kinh tuyến giữa là đường thẳng các kinh tuyến khác là đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa, khoảng cách giữa các kinh tuyến càng tăng dần khai càng xa kinh tuyến giữa.
- Ứng dụng: Vẽ bản đồ bán cầu Đông và Tây.
Bài tập 2:
a. Hình vẽ thể hiện hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến. 
+ Ngày 21/3: Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở Xích đạo
+ Sau ngày 21/3, Mặt Trời chuyển động dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/6.
+ Sau ngày 22/6, Mặt Trời chuyển động dần về xích đạo và lên thiên đỉnh ở xích đạo vào ngày 23/9.
+ Sau ngày 23/9, Mặt Trời từ xích đạo chuyển động dần xuống chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày 22/12.
+ Sau ngày 22/12, Mặt Trời lại chuyển động dần về xích đạo, rồi lại lên chí tuyến Bắc...
b. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng các mùa trong năm:
+ Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, nên Trái Đất có lúc ngã về nửa cầu Bắc, có lúc ngã về nửa cầu Nam.
+ Nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Như vậy góc chiếu và thời gian chiếu sáng lớn, thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, tạo nên các mùa.
Bài tập 3:
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ.
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tùy theo vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
+ Bắc bán cầu: Mùa xuân vào hạ (21/3 đến 23/9): Ngày dài hơn đêm. Mùa thu và đông (23/9 đến 22/12): Ngày ngắn hơn đêm.
+ Nam bán cầu: Ngược lại.
+ Ngày 21/3 và 23/9: Ngày dài bằng đêm ở tất cả mọi nơi. Ở Xích đạo, quanh năm ngày dài bằng đêm. Từ vòng cực đến cực: Có hiện tượng ngày đêm dài 24h. Tại cực có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.
Bài tập 4:
- Sự phân bố các đai khí áp trên trái đất: Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
- Giải thích: Các đai áp khác nhau do bức xạ mặt trời chủ yếu là do nhiệt độ và hoàn lưu khí quyển
+ Áp thấp xích đạo do có nhiệt độ cao quanh năm.
+ Áp cáo chí tuyến: do không khí từ xích đạo bốc hơi lên cao, gặp lạnh giáng xuống chí tuyến tạo nên sức nén hình thành cao áp.
+ Áp thấp ôn đới: do động lực hoặc do hoàn lưu khí quyển.
+ Áp cao cực: do nhiệt độ thấp quanh năm.
- Phân bố gió:
+ Gió là sự chuyển động của không khí từ khu áp cao đến khu khí áp thấp. Do lực Cooriolix mà ở BBC gió lệch về phái tay phải, NBC lệch về tay trái.
+ Gió mậu dịch: thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo, ở BBC gió thổi hướng Đông Bắc, ở NBC gió thổi hướng Đông Nam.
+ Gió Tây ôn đới: thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới, ở BBC gió thổi hướng Tây Nam, ở NBC gió thổi hướng Tây Bắc.
+ Gió Đông cực: từ áp cao địa cực về áp thấp ôn đới, ở BBC gió thổi hướng Đông Bắc, ở NBC gió thổi hướng Đông Nam.
Bài tập 5:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Dưới tác động của Mặt Trời, nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gặp điều kiện thuận lợi gây mưa.
- Vòng tuần hoàn lớn: Dưới tác động của Mặt Trời, nước ở đại dương bốc hơi, hình thành mây, gió đưa mây vào đất liền, gây mưa, hay tuyết rơi ở vùng núi cao, tạo thành dòng chảy mặt và ngầm, cuối cùng trở về đại dương.
*Các bài tập rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế
A. Bài tập
Bài tập 1: Hãy tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm có tọa độ:17028’
- Ý nghĩa: BT này rèn luyện cho học sinh kỹ năng liên hệ thực tế và kỹ năng làm việc với các số liệu. Để làm được bài tập này học sinh phải vận dụng kiến thức về sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong vùng nội chí tuyến để tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại địa điểm nhất định, đồng thời phải có kỹ năng làm việc với các số liệu cụ thể.
Bài tập 2: Giải thích câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Ý nghĩa: Bài tập rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đã học về hệ quả của chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để giải thích hiện tượng thực tế: độ dài ngày đêm khác nhau theo mùa. 
B. Hướng dẫn thực hiện các bài tập
Bài tập 1:
+ Thời gian Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo (00) lên chí tuyến bắc (23027’) hết 93 ngày, di chuyển được một cung 23027’
+ Vậy khi di chuyển từ xích đạo lên 17028’ hết 68 ngày.
+ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 17028’ lần thứ nhất là: 21/3 + 68 (ngày): 29/5
+ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 17028’ lần thứ hai là 23/9 – 68 (ngày): 15/7
Bài tập 2:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng: nghĩa là ngày dài đêm ngắn.
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối: nghĩa là ngày ngắn đêm dài. (Ông bà ta thường dùng âm lịch, nên tháng năm âm lịch trùng với tháng 6, 7 và tháng 10 trùng với tháng 11,12 dương lịch).
- Nơi đúng: Bắc bán cầu.
- Những nơi không đúng: 
+ Xích đạo: luôn có ngày và đêm dài bằng nhau.
+ Nam bán cầu: hiện tượng ngược lại.
Nguyên nhân:
- Trong khi chuyển động quanh mặt trời, do trục trái đất ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_mot_so_bai_tap_ren_luyen_ky_nang_trong_day_hoc.doc