SKKN Xây dựng câu trả lời cho học sinh học Vật lý khối THCS

SKKN Xây dựng câu trả lời cho học sinh học Vật lý khối THCS

Một nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học trong nhà trường là bảo đảm cho học sinh nắm vững những kiến thức được truyền thụ, nghĩa là làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của những kiến thức ấy, gắn được chúng với những điều đã tiếp thu từ trước vận dụng chúng vào thực tiễn.

Trong nhà trường, quá trình học sinh nắm kiến thức không phải là tự phát mà là một quá trình có mục tiêu rõ ràng, có kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ, một quá trình nỗ lực tư duy trong đó học sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác của mình dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình ấy mức độ tự lực của học sinh càng cao thì kiến thức nắm được càng sâu sắc, tư duy độc lập sáng tạo càng được phát triển, năng lực nhận thức càng được nâng cao, kết quả học tập càng tốt, đặc biệt là trong hoàn cảnh khoa học và kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Vì vậy, xu thế cơ bản của lý luận dạy học hiện đại ngày càng đề cao vai trò tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Đây là một vấn đề lớn đang được nghiên cứu và giải quyết trong cả các lĩnh vực lý luận dạy học, tâm lý học sư phạm cũng như phương pháp luận về giảng dạy bộ môn.

Để theo kịp sự phát triển của thời đại đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới đáng kể: Về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nói chung và của bộ môn Vật lý nói riêng.

 

doc 18 trang thuychi01 6071
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng câu trả lời cho học sinh học Vật lý khối THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Các chữ viết tắt
Viết đầy đủ
1
PPDH
Phương pháp dạy học
2
THCS
Trung học cơn sở
3
SGK
Sách giáo khoa
4
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I – MỞ ĐẦU
3
1. Chọn đề tài
4
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
5
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
5
4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
5
4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
5
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
5
PHẦN II - NỘI DUNG
6
1. Cơ sở lí luận
6
1.1. Khi mô tả hiện tượng, định luật, quy tắc câu trả lời của học sinh phải bao hàm các yếu tố sau
8
1.2. Khi gặp các câu hỏi mang tính chất khái quát hoá 
8
1.3. Khi gặp loại câu hỏi chứa đựng đặc trưng của một đại lượng Vật lý
8
1.4. Khi gặp loại câu hỏi: mô tả cấu tạo các dụng cụ, máy 
9
2. Thực trạng vấn đề 
14
3. Nguyên nhân của thực trạng 
14
4. Các giải pháp thực hiện
15
4.1. Công việc của giáo viên 
15
4.2. Công việc của học sinh
15
5. Tổ chức thực hiện
16
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
Kết luận
17
Kiến nghị 
17
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học trong nhà trường là bảo đảm cho học sinh nắm vững những kiến thức được truyền thụ, nghĩa là làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của những kiến thức ấy, gắn được chúng với những điều đã tiếp thu từ trước vận dụng chúng vào thực tiễn. 
Trong nhà trường, quá trình học sinh nắm kiến thức không phải là tự phát mà là một quá trình có mục tiêu rõ ràng, có kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ, một quá trình nỗ lực tư duy trong đó học sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác của mình dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình ấy mức độ tự lực của học sinh càng cao thì kiến thức nắm được càng sâu sắc, tư duy độc lập sáng tạo càng được phát triển, năng lực nhận thức càng được nâng cao, kết quả học tập càng tốt, đặc biệt là trong hoàn cảnh khoa học và kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Vì vậy, xu thế cơ bản của lý luận dạy học hiện đại ngày càng đề cao vai trò tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Đây là một vấn đề lớn đang được nghiên cứu và giải quyết trong cả các lĩnh vực lý luận dạy học, tâm lý học sư phạm cũng như phương pháp luận về giảng dạy bộ môn.
Để theo kịp sự phát triển của thời đại đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới đáng kể: Về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nói chung và của bộ môn Vật lý nói riêng.
Căn cứ vào những định hướng đổi mới PPDH Vật lý khối THCS, kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống trước kia, trong mỗi bài dạy giáo viên cần tìm cho mình một hướng đi đúng cho phương pháp dạy bài ấy. 
Việc chuẩn bị cho học sinh tự lực nắm kiến thức, tiếp thu kiến thức đòi hỏi sự lựa chọn phương pháp và thủ thuật dạy học tương xứng với mục đích đó. Mức độ tự lực nắm kiến thức của học sinh trong công việc học tập cũng xác định phần lớn hứng thú học tập của học sinh.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy trên lớp, được tiếp xúc với nhiều thế hệ học sinh. Tôi nhận thấy: Những kết quả đạt được trong việc phát triển trí tuệ của học sinh, khả năng nhận thức tự lực của học sinh phụ thuộc một cách đáng kể vào việc chuẩn bị về mặt diễn đạt bằng lời. Có thể dựa vào những câu trả lời và những phát biểu của học sinh để phán đoán về mức độ kiến thức và mức độ tự lực tiếp thu kiến thức của họ. Chất lượng ngôn ngữ của học sinh đóng vai trò chủ yếu trong nhịp điệu tiến hành bài dạy, trong hiệu suất của bài học. Bước đi của bài học phụ thuộc đáng kể vào chất lượng của câu trả lời của học sinh, vào thành thạo hay không thành thạo việc trình bày kiến thức và những sự phán đoán của các em học sinh một cách gọn gàng nhưng đầy đủ và cặn kẽ. 
Từ những lý do đã nêu trên, bản thân tôi là một giáo viên Vật lý đã trực tiếp giảng dạy, học tập kinh nghiệm, trao đổi cùng với đồng nghiệp và kết quả đạt được sau những năm giảng dạy môn vật lý trường THCS luôn đạt kết quả cao trong toàn huyện. Để có được những kết quả trên, một trong những phương pháp tôi đã ứng dụng để giảng dạy cho học sinh giúp các em tự lực nắm kiến thức và diễn đạt được những vấn đề mà các em đã nắm được là: “ Xây dựng câu trả lời cho học sinh học Vật lý Khối THCS”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lý khối THCS. Bảo đảm cho mỗi học sinh đạt được hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống thực tiễn có liên quan.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả học sinh khối THCS huyện Yên Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực môn Vật lý.
- Nghiên cứu nội dung cấu trúc của chương trình môn Vật lý khối THCS.
4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Tham khảo ý kiến của giáo viên: Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm về dạy học tích hợp.
- Thăm dò ý kiến của học sinh.
4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Thống kê và xử lý số liệu kết quả học tập khả năng vấn đáp của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Căn cứ vào số liệu đã được khảo sát, kết hợp với luận chứng của đề tài. Tôi tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm và hướng dẫn học sinh dạy học môn Vật lý khối THCS đạt hiệu quả cao nhất.
PHẦN II - NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Trong nhiều trường hợp khi giáo viên đặt câu hỏi, cách trả lời của học sinh không xuất hiện những vấn đề dạy học mà giáo viên phải giải quyết và đang cần nêu ra. Khi giáo viên yêu cầu học sinh giải thích một hiện tượng Vật Lý hoặc một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực vật lý, học sinh thường không dùng những kết luận, những định luật, định nghĩa đã tiếp thu được để giải thích hiện tượng, phân tích những ứng dụng kỹ thuật của vật lý, giải thích nguyên tắc hoạt động của một số loại máy. 
Ví dụ: Máy bơm hút nước, máy dùng chất lỏng .. Học sinh thông thường chỉ mô tả cấu tạo và trình tự tiến hành hoạt động của nó chứ không nêu được cơ sở vật lý của mỗi thao tác hoạt động của máy dựa trên nguyên tắc nào? Vì vậy khi đàm thoại với học sinh buộc giáo viên phải có nhiều câu hỏi được đặt ra khác nhau để dẫn dắt học sinh. 
Đôi khi các câu trả lời của học sinh không chứa đựng những kết luận cơ bản liên quan đến vấn đề đặt ra mà là một hỗn hợp các sự kiện khác nhau, không sai nhưng không có liên quan với logic chung. Trong quá trình đàm thoại giáo viên còn phải nêu nhiều câu hỏi bổ sung để học sinh trả lời cho đúng trọng tâm mà giáo viên cần. 
Những thiếu sót như vậy trong các câu trả lời của học sinh gây khó khăn, kéo dài, làm chậm rất nhiều đến hoạt động ở trên lớp không những trong quá trình kiểm tra miệng mà điều này là đặc biệt quan trọng cả trong quá trình nghiên cứu bài mới nếu việc nghiên cứu đó được tiến hành bằng đàm thoại. Trong trường hợp này giáo viên tốn nhiều thời gian không hợp lý vào việc sửa lỗi, đề ra nhiều câu hỏi hướng dẫn bổ sung. Việc học sinh không có kỹ năng và kỹ sảo trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác cản trở sự tham gia của học sinh vào việc đàm thoại và do đó kìm hãm sự phát triển tính tích cực trong học tập của học sinh. 
Suy nghĩ như vậy nên trong quá trình dạy học tôi luôn chú ý dạy học sinh xây dựng câu trả lời. Kể cả trong khi làm bài kiểm tra viết tôi luôn sửa cách trả lời cho các em. 
Tuy vậy những nhận xét về chất lượng của các câu trả lời trong quá trình giảng bài và sự phê phán các câu trả lời trong thời gian kiểm tra miệng không thể giải quyết được vấn đề này.
Dạy cho học sinh xây dựng câu trả lời không phải là sau mà là trước khi học bài . Những giáo viên cố gắng giữ bí mật đối với học sinh về những câu hỏi sẽ nêu ra trong bài khi kiểm tra miệng của tiết học sau chưa chắc đã đúng. Việc đó chỉ làm cho học sinh mất phương hướng. Ngược lại ở cuối nhiều bài sau khi nghiên cứu và thảo luận xem cần xây dựng câu trả lời như thế nào cho câu hỏi này hay câu hỏi kia cần được xem xét là rất có ích. Muốn vậy cần phải đề ra một số yêu cầu thống nhất cho các câu trả lời, chỉ ra các mẫu câu trả lời cho học sinh cần hướng vào ngay từ khi bắt đầu vào bài học.
Đối với học sinh THCS giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh đâu là cái chính, cái chủ yếu mà học sinh cần chú ý lĩnh hội vững chắc và ghi nhớ. Giáo viên hướng dẫn học sinh có một quyển sổ tay vật lý để ghi lại những kết luận định luật, định nghĩa, công thức theo một trình tự nhất định. Hoặc có thể hướng dẫn học sinh ghi tóm tắt hoặc tên các kết luận, định luật vào một tờ giấy đúp kẹp vào vở vật lý. Làm như vậy học sinh luôn được nhắc nhở đến các kết luận, định luật, công thức cần nhớ trong quá trình học để vận dụng chúng một cách thành thạo. Sử dụng hết cuốn vở này lại kẹp tờ thống kê đó vào cuốn vở mới. Giáo viên tập cho học sinh xác định trọng tâm của bài; trọng tâm của chương trình để ghi vào bảng thống kê.Trong quá trình giảng dạy để xây dựng câu trả lời cho học sinh tôi đã từng bước cho học sinh: Nắm được kế hoạch xây dựng câu trả lời cho từng loại câu hỏi thuộc các dạng khác nhau:
1.1. Khi mô tả hiện tượng, định luật, quy tắc câu trả lời của học sinh phải bao hàm các yếu tố sau 
Định nghĩa hiện tượng, phát biểu định luật, quy tắc. Trình tự làm sáng tỏ những vấn đề này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của câu hỏi cụ thể, nhưng sự trình bày phải có tính logic.
1.2. Khi gặp các câu hỏi mang tính chất khái quát hoá 
Ví dụ 1: “Định luật paxcan và ứng dụng của nó”. Đối với loại câu hỏi này cần xây dựng cho học sinh: 
- Nêu sơ bộ về lịch sử ( vắn tắt) về việc tìm ra định luật. 
- Nội dung định luật. 
- Dùng cấu tạo chất để giải thích tính chất đó của chất lỏng và chất khí.
- Ứng dụng của định luật: Khi nêu ứng dụng học sinh phải chỉ ra được ứng dụng của định luật paxcan vào những bộ phận nào của máy.
1.3. Khi gặp loại câu hỏi chứa đựng đặc trưng của một đại lượng Vật lý
- Học sinh phải nêu được 
- Định nghĩa đại lượng vật lý
- Đơn vị
- Cách tính
- Ý nghĩa Vật lý, ý nghĩa thực tiễn của đại lượng Vật lý đó - ứng dụng.
Ví dụ 2: Em hãy nói về “ Áp suất của các vật rắn”. Học sinh phải nêu được: 
* Định nghĩa: 
* Công thức P = 
* Đơn vị: N/m2
* Ý nghĩa: Nếu cần tăng P thì giảm S ; nếu cần giảm P thì tăng S
* Ứng dụng : Giảm P thì tăng S (xích xe tăng, xe xích) 
 Nếu tăng P thì giảm S (Các vật dùng để dùi, cắt)
1.4. Khi gặp loại câu hỏi: mô tả cấu tạo các dụng cụ, máy 
Học sinh cần nêu: - Cấu tạo của máy.
- Nguyên tắc hoạt động của máy.
 	Để xây dựng câu trả lời cho học sinh, ngoài việc cung cấp cho học sinh nắm được kế hoạch xây dựng câu trả lời cho các câu hỏi thuộc các dạng khác nhau thì bản thân giáo viên cần đưa ra câu trả lời mẫu mực trước tiên.
 	Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã luôn chú ý đến việc sửa lỗi cho học sinh khi các em trả lời câu hỏi trong khi kiểm tra bài cũ, trong quá trình đàm thoại và cả trong khi làm bài kiểm tra viết. Song trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ xin được nêu một số ví dụ bản thân đã gặp phải, đã xử lý trong quá trình giảng dạy và đã rút ra kinh nghiệm bổ ích cho bản thân để giảng dạy ngày càng tốt hơn. 
 	Vấn đề dạy học sinh giải thích một cách khoa học các đối tượng được nghiên cứu là rất quan trọng. Những ứng dụng của Vật lý học trong thực tế là một sự kích thích sự chú ý của học sinh đối với bộ môn Vật lý. Có những suy nghĩ mà trước khi học vật lí học sinh có thể có những ý nghĩ sai lệch. Sau khi đã học những kiến thức vật lí có liên quan đến hiện tượng mà học sinh khi giải thích hiện tượng có thể không hiểu bản chất của hiện tượng . 
Ví dụ
1
2
3
: * Khi nghiên cứu về lực đẩy Acsimet: Tôi đã phát hiện một số học sinh trả lời không đúng một câu hỏi đơn giản:Trong các ống nghiệm vẽ ở (hình 1), thì ống nghiệm nào chịu lực đẩy lớn hơn? 
	(Hình 1)
Khi gặp câu hỏi này học sinh thường bị ảnh hưởng bởi quan niệm hàng ngày cho rằng ống nghiệm càng bị đẩy ra khỏi nước nhiều thì lực tác dụng lên nó càng lớn, nên học sinh cho rằng ống nghiệm 2 chịu tác dụng của lực đẩy lớn, ống nghiệm 3 chịu tác dụng của lực đẩy nhỏ nhất. 
 	Đối với câu hỏi này: Giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy nguyên nhân dẫn đến học sinh trả lời sai như vậy mà vẫn cho rằng mình trả lời đúng vì các em đã không vận dụng kết luận về lực đẩy Acsimet để giải thích.
Khi giải thích một số hiện tượng Vật lý: Có khi học sinh hiểu đúng nguyên nhân và kết quả nhưng lại không nhận thấy được bản chất Vật lý của mối liên hệ tương hỗ của chúng.
Ví dụ 3: Học sinh giải thích nguyên nhân sự thông gió ở ống khói một cách rất đơn giản và hời hợt : “ Không khí được hun nóng do đó bốc lên”.
Chính vì vậy giáo viên cần phải dạy học sinh thấy được mối liên hệ Vật lý thật sự, vận dụng những định luật đã biết để coi chúng như là đáng lẽ, đương nhiên như vậy, mà phải thường xuyên nói đi nói lại, nêu lên được rõ ràng những cơ sở Vật lý cần thiết.
Để giải thích hiện tượng thông gió trong ống khói, giáo viên cần yêu cầu học sinh như sau:
 	Học sinh phải tư duy theo hệ thống câu hỏi gợi mở nếu học sinh trả lời đơn giản như trên. Giáo viên có thể gợi mở: 
- Tại sao khi nóng lên không khí lại bay lên cao? 
- Hệ thống ống thông khói có thể coi là hệ thống bình thông nhau: mà một nhánh là không khí nóng, nhánh kia là không khí lạnh?
Để nâng cao trình độ về việc trả lời câu hỏi của học sinh cho chính xác học sinh cần mở rộng vốn từ đặc biệt là thuật ngữ vật lí và kỹ thuật. Học sinh cần phải diễn đạt chính xác các suy nghĩ và phán đoán của mình, phải phát biểu những thủ thuật thiết thực và đầy sức thuyết phục. Đối với học sinh để chỉ cho họ những sai lầm trong cách phát biểu là sự thiết lập tình huống ứng với ý mà học sinh đã phát biểu những mâu thuẫn với bản chất vật lí của khái niệm đang nói đến.
Ví dụ 4: Học sinh thường hay định nghĩa chuyển động đều: “ Đó là chuyển động trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau”
 Giáo viên có thể đưa ra ví dụ sau để chỉ ra cái sai của học sinh “Con tàu cứ mỗi ngày (những khoảng thời gian như nhau) đi được 800km (những quãng đường bằng nhau). Em có thể tin rằng chuyển động của con tàu đó là chuyển động đều không? (Trong 24h đó tàu có thể dừng lại ở ga).
Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy các em phát biểu còn thiếu hai chữ quan trọng “bất kỳ” (Trong những khoảng thời gian bất kỳ bằng nhau) nghĩa là không phải chỉ trong một ngày mà cả trong các giờ, trong các phút, trong các giây vật phải đi được những quãng đường bằng nhau.
 	Tuy vậy không cần yêu cầu học sinh phải học thuộc một cách hình thức các định nghĩa, định luật, quy tắc trong SGK. Học sinh cần biểu thị những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ riêng của mình một cách tin tưởng và khẳng định
Ví dụ 5: Định nghĩa nhiệt dung riêng của chất có thể nêu theo nhiều cách: 
- Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một kilogam một chất nóng thêm 10c. 
- Nhiệt lượng cần truyền để làm tăng nhiệt độ của một kilogam một chất lên một độ được gọi là nhiệt dung riêng của chất đó.
- Nhiệt dung riêng của một chất là đại lượng vật lí biểu thị nhiệt lượng cần truyền cho một kilogam của chất để làm nóng nó lên một độ.
 	Trong khi hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm giáo viên cũng cần tập cho học sinh phải đặt ra các câu hỏi: Vì sao lại chọn đáp án A hay đáp án B ?
 	Ví dụ 6: Người lái đò ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng? 
Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
 	Đối với bài tập này học sinh thường trả lời ngắn gọn: Em chọn đáp án A hay đáp án B. Học sinh không dùng câu dẫn ở đề bài để trả lời câu hỏi, học sinh không chỉ ra được vật nào là vật mốc được chọn để so sánh nên đa số các em thường hay nhầm đáp án B là đúng. 
 	Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi trả lời bằng đàm thoại với giáo viên : học sinh phải trả lời đầy đủ câu: Người lái đò ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước, người lái đò Vậy đáp án  là đúng. Nếu học sinh trả lời sai, giáo viên cần gợi ý cho học sinh xác định vật chọn làm mốc để so sánh, học sinh phải nắm vững kiến thức Vật lý: Chuyển động cơ học là gì? Đứng yên là gì? 
Khi học sinh làm bài kiểm tra viết, hoặc đàm thoại đối với những bài tập định tính: Học sinh thường cắt phần dẫn để đi đến câu kết luận để trả lời các câu hỏi: có hay không? Đúng hay sai? Vì sao lại như vậy? Hãy giải thích hiện tượng.? hoặc không chỉ ra dựa vào Định luật nào hay kết luận nào để giải thích điều đó. 
Ví dụ 7: Khi đi xe đạp nhanh, nếu cần phanh gấp thì phải phanh cả hai bánh, hoặc phanh bánh sau. Nếu chỉ phanh bánh trước sẽ bị ngã. Hãy phân tích tại sao?
 	Khi trả lời câu hỏi này bằng đàm thoại hoặc làm bài viết một số học sinh thường trả lời một cách ngắn gọn: vì...Phải làm như vậy vì nếu phanh bánh trước thì bánh trước dừng lại, bánh sau vẫn chuyển động nên sẽ bị ngã. 
 	Để sửa câu trả lời cho học sinh, giáo viên cần phải đặt cho các em câu hỏi: Làm như vậy nghĩa là làm thế nào? Việc làm đó đã vận dụng kết luận nào của bộ môn Vật Lý. ( HS phải nêu được kết luận: Mọi vật đều có quán tính và chỉ ra trạng thái quán tính của các vật trong bài tập đã nêu, từ đó mới giải thích được tại sao lại phải làm như vậy.)
 	Xây dựng câu trả lời giúp học sinh dần dần cảm thấy sâu sắc khả năng diễn đạt tư tưởng của mình một cách tự do, nhưng chính xác. Muốn vậy:
Cần phải tập dượt, rèn luyện cho học sinh thưòng xuyên và cần có thói quen đối với việc phê phán ngôn ngữ. Ở lớp GV cần nghiêm khắc phê phán cách dùng từ của học sinh.
Nên yêu cầu các học sinh theo dõi để rút ra nhận xét và sửa sai khi bạn trả lời đó là cách tốt nhất để học sinh tự xây dựng câu trả lời. Đó cũng là cách cũng cố bài tốt. 
Tóm lại: Xây dựng câu trả lời tốt rõ ràng, logic, ngắn gọn, đủ ý cho phép thực hiện được công tác học tập nhiều hơn một cách đáng kể so với khi để cho ngôn ngữ của học sinh phát triển một cách tự phát không được hướng dẫn kỹ càng.
2. Thực trạng vấn đề 
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm và qua việc dự giờ các giáo viên tôi nhận thấy: Thông thường có đến 50% thời gian mà giáo viên dành cho việc kiểm tra miệng bị mất đứt vì học sinh không có kĩ năng xây dựng các câu trả lời, thậm chí cả khi không phải do không hiểu tài liệu.
Đối với những câu hỏi khái quát hoá:
 	Ví dụ 8: Hiện tượng đối lưu là gì? Hiện tượng đó được ứng dụng ở đâu? Hiện tượng khuếch tán là gì? Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ gì?... học sinh thường xây dựng câu trả lời của mình dưới hình thức mà giáo viên dùng để hình thành kiến thức, hoặc giải thích tài liệu khi lên lớp, hoặc như cách viết của SGK. Khi yêu cầu học sinh giải thích một hiện tượng vật lý hoặc một vấn đề nào đó. Học sinh thường không dùng những kết luận, những định luật, định nghĩa đã tiếp thu được để giải quyết các vấn đề đó.
Trong các tiết dạy kiến thức mới, nhiều khi cách trả lời của học sinh không xuất hiện những vấn đề dạy học mà giáo viên phải giải quyết và đang cần nêu ra. Trong trường hợp này giáo viên tốn nhiều thời gian không hợp lý vào việc sửa lỗi, đề ra nhiều câu hỏi hướng dẫn bổ sung để dẫn dắt học sinh đến nội dung kiến thức cần truyền thụ vì vậy đã làm chậm tiến trình tiết học . 
3. Nguyên nhân của thực trạng 
Nhiều giáo viên không chú ý đến việc hướng dẫn học sinh xây dựng câu trả lời. Không sửa sai cho học sinh khi học sinh trả lời chưa chính xác.
Thực trạng này ngày càng tăng khi nhiều giáo viên lạm dụng phương pháp kiểm tra học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm.
4. Các giải pháp thực hiện
4.1. Công việc của giáo viên 
Giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh đâu là cái chính, cái chủ yếu mà học sinh cần chú ý lĩnh hội vững chắc và ghi nhớ. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh có một quyển sổ tay vật lý để ghi lại những kết luận định luật, định nghĩa, công thức theo một trình tự nhất định, có tính lôgic tạo thói quan tư duy cho học sinh.
Giáo viên tập cho học sinh xác định trọng tâm của bài; trọng tâm của chương trình để ghi vào bảng thống kê.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_cau_tra_loi_cho_hoc_sinh_hoc_vat_ly_khoi_thcs.doc