SKKN Xây dựng bài tập gắn với thực tiễn theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học Hóa học 10, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ở trường THPT Đặng Thai Mai

SKKN Xây dựng bài tập gắn với thực tiễn theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học Hóa học 10, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ở trường THPT Đặng Thai Mai

Phân môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh.Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức , hiểu biết về thế giới con người , thông qua các bài học, giờ thực hành . của hóa học. Hóa học là để hiểu , để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng phương trình phản ứng hóa học. Đồng thời là khơi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ,tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sỗng của con người. Hóa học góp phần giải tỏa thậm chí là xóa bỏ những hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống , cũng như tinh thần của con người. Nhất là trong cuộc sống hiện đại hiện hiện nay các ngành công nghiệp nặng , công nghệ hóa chất đang phát triển như vũ bão , kéo theo những hậu quả nặng nề của tự nhiên mà con người phải trực tiếp gánh chịu.

 Vậy làm sao để có thể truyền tải hết lượng kiến thức khổng lồ của hóa học đến với các em học sinh và cũng làm sao để các em có thể lĩnh hội được hết lượng kiến thức đó mà không bị nhàm chán , bị gượng ép . thậm chí bây giờ còn có nhiều học sinh đã không còn sự hứng thú và thậm chí là thờ ơ với bộ môn này.

Đối với môn hóa học thì đổi mới dạy học nhằm tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh được nâng lên, từ đó học sinh sẽ tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học, làm cho học sinh coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế và yêu thích môn học.

 

doc 23 trang thuychi01 17565
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng bài tập gắn với thực tiễn theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học Hóa học 10, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ở trường THPT Đặng Thai Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
 1. LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI
 Phân môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh.Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức , hiểu biết về thế giới con người , thông qua các bài học, giờ thực hành ... của hóa học. Hóa học là để hiểu , để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng phương trình phản ứng hóa học... Đồng thời là khơi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ,tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sỗng của con người. Hóa học góp phần giải tỏa thậm chí là xóa bỏ những hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống , cũng như tinh thần của con người. Nhất là trong cuộc sống hiện đại hiện hiện nay các ngành công nghiệp nặng , công nghệ hóa chất đang phát triển như vũ bão , kéo theo những hậu quả nặng nề của tự nhiên mà con người phải trực tiếp gánh chịu.
 Vậy làm sao để có thể truyền tải hết lượng kiến thức khổng lồ của hóa học đến với các em học sinh và cũng làm sao để các em có thể lĩnh hội được hết lượng kiến thức đó mà không bị nhàm chán , bị gượng ép . thậm chí bây giờ còn có nhiều học sinh đã không còn sự hứng thú và thậm chí là thờ ơ với bộ môn này.
Đối với môn hóa học thì đổi mới dạy học nhằm tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh được nâng lên, từ đó học sinh sẽ tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học, làm cho học sinh coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế và yêu thích môn học.
Tuy nhiên, Các bài tập hóa học sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nặng về kiến thức toán học, nghèo nàn về kiến thức hóa học, chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập hoá học và thực tiễn đời sống, cũng như chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.
Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì (3 năm 1 lần) để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 – độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia. Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.
Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THPT, tôi nhận thấy, việc sử dụng hệ thống bài tập gắn với đời sống thực tiễn theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao, đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, của học sinh, tạo niềm tin , niềm vui hứng thú trong học tập bộ môn .Từ những lí do đó tôi đã chọn đề tà” Xây dựng bài tập gắn với thực tiễn theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học 10, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ở trường PTTH ĐẶNG THAI MAI ” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Xây dựng một hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình hóa học 10.
 Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng, nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh ... để học sinh không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “ Thuật ngữ khoa học” 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Quá trình dạy học bộ môn hóa học tại các lớp : 10 A7, 10A8, 10A9 của trường PTTH Đạng Thai Mai
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm
Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các thắc mắc của học sinh khi quan sát hiện tượng.
Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. 
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu 
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức trí lực, thể chất và thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Phát triển năng lực cá nhân, tính năng đông, sáng tạo, hình thành nhân cách cong người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...( Luật giáo dục năm 2015). Quyết định số 16/2006/QĐ, BGD & ĐT ngày 5/5 /2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Tào tạo cũng nêu: “Phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với từng môn học , đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học , bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, , khả năng hợp tác , rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Để đạt được các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới giáo dục , bỏ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp” dạy học tích cực” .Làm cho ‘học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, , khám phá , phát hiện và xử lí thông tin,...Học sinh tự mình hình thành hiểu biết , năng lực và phẩm chất. ‘Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,...dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng nhưu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai ...giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết , bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển của xã hội .
 Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình huống của đời sống thực, nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để học sinh thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để học sinh ý thức về các vấn đề xã hội. Dạng thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu học sinh tự xây dựng nên đáp án của mình
 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
 2.1.Thuận lợi – khó khăn
 Thuận lợi: 
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học. 
Chương trình Sách giáo khoa hoá học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
Khó khăn:
 Đối với học sinh THPT thì chương trình học nặng về cả số môn học và với cả lượng kiến thức khổng lồ. Môn Hoá học cũng thế kiến thức nhiều mà đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào. 
Phòng thiết bị chưa có, hoá chất dụng cụ hầu như đã hư hại hết hạn sử dụng nên không thể làm thí nghiệm cho học sinh quan sát trực tiếp mà chỉ học lý thuyết khiến các em khó nhớ hơn. 
2.2.Thành công – hạn chế
Thành công: Đa số các em vẫn thích học môn Hoá và cố gắng chăm học môn hoá. Học sinh vẫn nhớ được các tính chất hóa học đặc trưng 1 số chất cơ bản
 Hạn chế: Nhiều học sinh không thể giải thích được hiện tượng trong tự nhiên ,cho dù là rất gần gũi quên thuộc. 
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
 Mặt mạnh: Các em học sinh đa số đều chăm ngoan và có ý thức học tập. Luôn chịu khó học bài cũ, làm bài tập hoá học và đọc trước bài mới. một số em còn tham khảo nhiều loại sách và rèn luyện làm bài tập.
 Mặt yếu: Các em chưa biết cách học tập hiệu quả, học tập máy móc không tự tìm hiểu nghiên cứu tìm tòi sáng tạo. 
Học sinh không thể nhớ nổi các phản ứng đặc trưng của vô số chất. 
2.4. Các nguyên nhân , các yếu tố tác động
 - Lượng kiến thức môn hoá là quá nhiều, thời gian dạy trên lớp đều là dạy lý thuyết, rất ít tiết luyện tập làm bài tập
 - Ý thức học tập và tụ học của các em chưa cao
 - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phòng thực hành chưa có, hoá chất đã hư hại và hết hạn sử dụng
3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình huống của đời sống thực, nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để học sinh thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để học sinh ý thức về các vấn đề xã hội. Dạng thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu học sinh tự xây dựng nên đáp án của mình.
3.1.1 Bài tập thực tiễn: 
 - Việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập. 
 - Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 - Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người.
 - Học sinh nắm được những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường.
 - Xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
 - Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
 - Nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.
 - Phát triển sự đánh giá thẫm mĩ.
 - Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa học luôn xảy ra trong quanh ta. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn hóa học hơn.
 - Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu. Môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy học hóa học. Thông qua đó,  rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
 - Giáo dục trí dục  kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức tự tôn dân tộc.
 3.1.2. Sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học: 
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của bài tập thực tiễn, việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, và cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với một dung lượng nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi,các câu lạc bộ hóa học,.
3.2 Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi/bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn
3.2.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức
Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn hóa học ở trường THPT, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học THPT hướng gắn với đời sống thực tiễn, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi trường không khí...), phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ... của học sinh nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học...
 3.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức
Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm (kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung. 
3.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu 
 Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có 
Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với học sinh, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như: 
- Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất
- Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. 
- Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phương trình hóa học cơ bản. 
- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ ... 
- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát
- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.
 Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là: 
- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới
- Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ....để phối hợp lại thành bài mới. 
3.2.4. Kiểm tra thử
Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tượng học sinh thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng như độ khó, độ phân biệt, .....cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập. 
3.2.5. Chỉnh sửa
Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn hóa học ở trường THPT . 
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập
Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học.
4. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10.
4.1. Chương halogen
Bài tập 1: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4: 
Clo là một chất khí màu vàng lục, rất độc, có tính oxi hóa mạnh.Clo được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Clo được dùng để sản xuất các chất tẩy trắng, sát trùng nước như cloramin b, nước javen, clorua vôi
Câu 1: Tại sao nước máy lại có mùi clo?
Hướng dẫn đáp án:
- Mức đầy đủ: Trong hệ thống nước máy, người ta cho một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn, trong nước clo tan 1 phần và 1 phần phản ứng với nước: 
 Cl2 + H2O HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn. Phản ứng thuận nghịch nên clo luôn có trong nước, vì vậy khi sử dụng nước máy ta ngửi được mùi clo.
- Mức chưa đầy đủ: Giải thích được nhưng không viết được phương trình phản ứng
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 2: . Dùng Clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình này và viết phương trình hóa học (nếu có).
Hướng dẫn đáp án:
- Mức đầy đủ: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dd KI không màu, thêm 1ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, clo sẽ tác dụng với KI giải phóng ra I2, khi I2 gặp tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh. 
 Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
- Mức chưa đầy đủ: Nêu được hiện tượng của thí nghiệm nhưng không viết được phương trình phản ứng
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 3: Ở các vùng lũ, sau các trận lũ người ta thường dùng cloramin B để sát trùngnước? Vậy cloramin B là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
Hướng dẫn đáp án:
- Mức đầy đủ: Cloramin B có công NH2Cl. Khi hoà tan cloramin B vào nước sẽ giải phóng ra clo, clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
 Cl2 + H2O HClO + HCl
HClO là phần tử rất nhỏ, có tính oxi hoá rất mạnh, nên dễ hấp thụ trên màng sinh học của vi sinh vật, phá huỷ protein của màng, cản trở tính bán thâm của màng, thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào và làm chết vi khuẩn, nấm. Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.
- Mức chưa đầy đủ: Không viết được công thức của cloramin B nhưng giải thích được bản chất là do axit HCLO hoặc ngược lại.
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 4: Khi điều chế Clo trong PTN (từ HCl đặc và KMnO4 hoặc MnO2) sản phẩm sinh ra lẫn HCl dư và hơi H2O. Để loại bỏ HCl dư và hơi H2O người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm qua các bình đựng dung dịch nào?
Hướng dẫn đáp án:
- Mức đầy đủ: Khí clo điều chế được có lẫn: khí HCl, hơi nước nên phải dẫn qua dung dịch NaCl để hấp thụ HCl và H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước.Khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng được với không khí nên có thể thu trực tiếp, bông tẩm dung dịch NaOH để hạn chế khí clo thoát ra ngoài không khí.
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được 1 ý hoặc 2 ý trong 3 ý trên 
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.
Bài tập 2: Ảnh hưởng của chất tẩy rửa 
Hiện nay có khoảng 70 ngàn hoá chất được sử dụng trong việc vệ sinh trong gia đình. Các chất tẩy rửa trong bếp như chất rửa chén, chất dùng để lau bàn, lau bếp; hay các chất dùng vệ sinh nhà tắm thường có chứa hoá chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite thường thấy trong nước javen; hoặc những chất chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khỏe. Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng, nồng độ của hoá chất ấy trong dung dịch chúng ta sử dụng. Nếu các hoá chất này vào cơ thể với liều lượng khá cao thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Khi nó tác động đến hệ tiêu hoá thì có thể gây ra sự rối loạn tiêu hoá, gây buồn nôn, ói mửa, và ăn không ngon. chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá chất đó cũng có thể bị kích thích, viêm da, nặng hơn thì đưa tới trường hợp ung thư da.
Câu 1: Giải thích vì sao nước Gia-ven có khả năng tẩy trắng vải sợi và cho biết vì sao trên thực tế người ta dùng clorua vôi nhiều hơn nước Gia-ven?
Hướng dẫn đáp án:
- Mức đầy đủ: Trong nước Gia-ven, ClO- có tính oxi hóa mạnh do clo có số oxi hóa +1 dễ nhận electron tạo thành Cl, nó oxi hóa được chất có màu thành chất không màu.
Trong không khí có CO2, clorua vôi tác dụng với CO2 giải phóng HClO nên có ứng dụng tương tự nước Gia-ven.
2CaOCl2   +  CO2  +  H2O →  CaCO3  +  CaCl2  +  2HClO
Clorua vôi cũng được dùng để tẩy trắng vải sợi, giấy, tẩy uế các hố rác, cống rãnh, xử lí các chất độc hữu cơ. Một lượng lớn clorua vôi được dùng để tinh chế dầu mỏ.
So với nước Gia-ven, clorua vôi rẻ tiền hơn, hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và chuyên chở hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
- Mức chưa đầy đủ: Trả lời không đủ các ý trên
- Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 2: Có nhiều giải pháp được cho là góp phần hạn chế độc hại cho người sử dụng chất tẩy rửa.
 Điền “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi trường hợp
Giải pháp này có góp phần hạn chế độc hại cho người sử dụng chất tẩy rửa.
Có/không
không?
1. Sử dụng các chất tẩy rửa cần tránh xa thức ăn, và chỉ dùng liều lượng vừa phải khi cần thiết.
.
Có/ Không
2. Nên dùng bao tay để tránh tiếp xúc với da và đeo khẩu 
trang để tránh hít trực tiếp.
Có/ Không
3. Pha nước Javen với nước nóng khi sử dụng
Có/ Không
4. Dùng chanh hoặc giấm thay thế
Có/ Không
5. Cấm các nhà máy sản xuất các chất tẩy rửa có chứa hoá chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite
Có/ Không
Hướng dẫn đáp án:
 - Mức đầy đủ: Trả lời đúng tất cả các câu theo thứ tự: Có, Có, Không, Có, Không.
- Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 2 hoặc 3, 4 ý
- Không đạt: Chỉ trả lời đúng 1 ý hoặc không trả đúng ý nào, hoặc không trả lời.
Bài tập 3: Cho đoạn thông tin sau:
Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot là một chất rất dễ bị oxi hóa thành I2 rồi bay hơi, nhất là khi có mặt nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối, hoặc khi ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng, KI trong muối ăn sẽ mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó, người ta hạn chế hàm lượng nước trong muối iot không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ) bằng cách cho thêm chất ổn định iot như Na2S2O3. Khi đó có thể giữ lượng KI trong muối iot khoảng 6 tháng.
Câu 1: Em hãy tính lượng nước tối đa 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_bai_tap_gan_voi_thuc_tien_theo_huong_tiep_can.doc