SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức vào việc dạy học tác phẩm chính luận “tuyên ngôn độc lập” – Ngữ văn 12

SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức vào việc dạy học tác phẩm chính luận “tuyên ngôn độc lập” – Ngữ văn 12

Từ năm 2002, chương trình môn Ngữ văn bậc Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục đã hướng dẫn: Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu trong quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong sách giáo khoa; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong quá trình học tập của học sinh. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ qua tài liệu tham khảo, giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng nhất. Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định.Vì thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương pháp dạy học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các môn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định.

 Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất phương pháp “Vận dụng tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào dạy học tác phẩm chính luận “Tuyên ngôn độc lập” chương trình Ngữ văn 12.

 

doc 23 trang thuychi01 8583
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức vào việc dạy học tác phẩm chính luận “tuyên ngôn độc lập” – Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
****************************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO 
VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍNH LUẬN 
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – NGỮ VĂN 12.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Yên
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu.
3
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
6
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
12
3. Kết luận, kiến nghị.
14
3.1. Kết luận.
14
3.2. Kiến nghị.
14
Tài liệu tham khảo
16
Phụ lục
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 Từ năm 2002, chương trình môn Ngữ văn bậc Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục đã hướng dẫn: Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu trong quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong sách giáo khoa; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong quá trình học tập của học sinh. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ qua tài liệu tham khảo, giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng nhất. Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định.Vì thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương pháp dạy học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các môn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân  vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định. 
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất phương pháp “Vận dụng tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào dạy học tác phẩm chính luận “Tuyên ngôn độc lập” chương trình Ngữ văn 12.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Vận dụng tích hợp kiến thức phát triển những năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp, làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh (so với việc học các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ).
- Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Từ việc vận dụng kiến thức tích hợp, giúp học sinh thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của văn bản chính luận “Tuyên ngôn độc lập”; hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả, khơi gợi lòng say mê yêu thích môn Ngữ văn, nâng cao hiệu quả giờ đọc văn trong trường THPT.
1.3. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Học sinh 12B4, 12B6 Trường THPT Hoàng Lệ Kha.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, giáo dục công dân vào dạy học tác phẩm chính luận “Tuyên ngôn độc lập” chương trình Ngữ văn 12.
- Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
- Hoạt động song phương giữa giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp cận, phát huy tính chủ động, tích cực cùng tinh thần độc lập suy nghĩ của học sinh, giúp các em có thể nhận ra sự đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CỞ SỞ LÍ LUẬN.
* Khái niệm tích hợp.
 Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau.
 Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng; có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể.
 Tích hợp trong dạy học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh mang lại hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông.
 * Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông.
 Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở bậc Trung học phổ thông xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. 
* Vận dụng tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào dạy học tác phẩm chính luận “Tuyên ngôn độc lập” chương trình Ngữ văn 12.
 Việc vận dụng tích hợp trong dạy học tác phẩm chính luận “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân  trong dạy học tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” thực sự đã khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đối với tác phẩm chính luận. 
 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
 Tác phẩm chính luận trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ chính trị của người viết đối với vấn đề chính trị. Qua tác phẩm học sinh còn nắm bắt được cảm xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến hiện thực đời sống, học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng với chuẩn mực của đạo đức cách mạng.
 Tuy nhiên, về phía giáo viên: Một số giáo viên lúng túng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, ngại soạn giáo án tích hợp do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan.
 Về phía học sinh thường ngại học, không nhớ, không hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm chính luận, thực trạng phổ biến trong các tiết học tác phẩm chính luận là học sinh thụ động ngồi nghe giảng. 
 Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh tiết 7 – Tuyên ngôn độc lập ở lớp 12B4 năm học 2016 - 2017 khi giáo viên chưa dạy tích hợp:
Lớp
Sĩ số
Hứng thú học tập
Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
Số lượng
%
12B4
44
12
27.27
32
72.73
 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh không hứng thú với những văn bản chính luận nói riêng và Tuyên ngôn độc lập nói chung vì cho rằng:
- Nội dung bài khô khan.
- Các bài này ít được đưa vào kểm tra học kỳ.
- Bối cảnh xã hội của tác phẩm và học sinh hiện nay là hoàn toàn khác nhau, học sinh không hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc đó.
- Chưa thấy được giá tri tư tưởng thực sự của tác phẩm.
- Học sinh ít quan tâm đến nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử.
- Học sinh chủ yếu thi đại học khối A, B nên không thích học văn.
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp.
Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho học sinh không hứng thú học và kết quả kiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng dạy. Nếu không thay đổi phương pháp dạy học, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, không hiểu được giá trị và ý nghĩa to lớn của tác phẩm chính luận.
 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
* Xác định được yêu cầu cần đạt của văn bản “Tuyên ngôn độc lập”.
- Hiểu được nội dung chính của văn bản Tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp – một thời kì lịch sử đầy đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới.
- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, tạo nên sức thuyết phục to lớn.
* Nắm vững đặc điểm về văn chính luận.
- Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh bằng lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng hùng hồn không ai có thể chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ. ở đây tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện ở việc mài sắc những lí lẽ. 
 - Văn nghị luận thường triển khai các lí lẽ từ một luận đề có tính chất nguyên lí, gọi là tiên đề. Cách lập luận và lí lẽ của một bài văn nghị luận muốn có sức thuyết phục thì phải xuất phát từ một tiên đề có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được.
Ví dụ Lời văn được tác giả Tuyên ngôn độc lập trích từ hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ là những danh ngôn, nghĩa là những chân lí lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. Đó đồng thời lại là tư tưởng của chính tổ tiên người Pháp, người Mĩ, vậy không có lí gì mà người Pháp, người Mĩ – dù là thực dân, đế quốc đi nữa lại dám phản bác lại tổ tiên của mình. Hồ Chí Minh từng nói, đối với kẻ địch “chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết”. Việc viện dẫn những danh ngôn của Cách mạng Pháp và Mĩ để mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập là một lập luận “vừa kiên quyết vừa khôn khéo” có thể gọi đấy là thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” rất đích đáng của Hồ Chí Minh. 
* Nội dung của văn bản chính luận được thể hiện qua hệ thống các luận điểm.
 Để làm được phần này, giáo viên cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác và chuẩn bị kiến thức:
- Văn bản có mấy luận điểm?
- Luận điểm đó được triển khai bằng các dẫn chứng, lý lẽ nào? Nhận xét cách sử dụng dẫn chứng, lý lẽ của tác giả?
- Qua hệ thống tư tưởng, luận điểm đó, văn bản hướng tới vấn đề (chủ đề) gì?
 Ví dụ : Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch lập luận của văn bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Phần đầu nêu nguyên lí phổ quát. Đây cũng là luận điểm nền tảng, coi độc lập, tự do, bình đẳng là những thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại, đồng thời là lí tưởng hết sức cao đẹp của nhiều dân tộc.
+ Phần tiếp theo triển khai luận điểm bằng thực tế lịch sử, chứng minh nguyên lí nói trên đã bị chà đạp và bị phản bội như thế nào qua những chiêu bài mang màu sắc mị dân và lừa dối trong hơn 80 năm đô hộ nước ta của thực dân Pháp; đồng thời phản ánh những nỗ lực của Việt Minh và toàn dân Việt Nam trong việc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân và phát xít để thoát khỏi thân phận thuộc địa và nô lệ.
+ Phần cuối, luận điểm kết luận: Tuyên bố về quyền tự do và độc lập, tên hiệu mới của nước Việt Nam và ý chí giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
 à Qua hệ thống luận điểm tư tưởng này, Hồ Chí Minh muốn tuyên bố với toàn thế giới về ý chí, quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do của toàn dân tộc Việt Nam.
* Cách vận dụng tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân trong dạy học tác phẩm chính luận “Tuyên ngôn độc lập” chương trình Ngữ văn 12.
- Giáo viên sử dụng kiến thức lịch sử:
 Giáo viên cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa, lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức văn học qua tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện.
 Ví dụ 1 Khi tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của văn bản Tuyên ngôn độc lập, giáo viên cần tích hợp lịch sử để phân tích tình hình chính trị của đất nước ta khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc văn bản.
 Vào thời điểm Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập thì ở phía Nam, thực dân Pháp núp sau lưng quân đội Anh (vào giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng Đồng Minh) đang tiến vào Đông Dương , còn ở phía Bắc thì bọn Tàu - Tưởng, tay sai của đế quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới để đổ quân vào nước ta. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết trước rằng “mâu thuẫn giữa Anh – Pháp – Mĩ và Liên Xô có thể làm cho Anh – Mĩ nhân nhượng với Pháp, để cho Pháp trở lại Đông Dương” và tên thực dân này để chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ hai, chúng đã tung ra trong dư luận quốc tế những lí lẽ của bọn ăn cướp: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp đã có công khai hóa đất nước này, nay trở lại là lẽ đương nhiên và “hợp pháp”, khi phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại.
 Như vậy vận dụng kiến thức lịch sử sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ tính chất thời đại mà văn bản ra đời.
 Ví dụ 2 Khi dạy phần mở đầu văn bản, giáo viên trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ( phần 1)
 Ví dụ 3 Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong lịch sử “ Từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”:
+ Giáo viên trình chiếu đoạn phim tài liệu: Nạn đói khủng khiếp năm 1945.
+Kiến thức lịch sử:
 Theo giáo sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra một “chương trình kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình. Cụ thể, bắt đầu từ ngày 6 – 5 - 1941, Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở Đông Dương cho Nhật hằng năm. Bốn năm liền từ 1941-1944, Nhật - Pháp đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô cho Nhật mỗi năm từ 700.000 đến 1,3 triệu tấn, tương đương 50 - 80% tổng sản lượng lương thực Việt Nam thời đó. Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai, bông, thầu dầu... nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên.
 Tài liệu của người Pháp thống kê: năm 1944 Việt Nam trồng tới 45.000ha đay, gấp chín lần diện tích của năm 1940 do 10 công ty độc quyền của Nhật thu mua, chế biến, kinh doanh thứ cây này. Cũng theo tài liệu trên, chiến tranh của Đồng minh với Nhật tại Đông Dương khiến 50% hệ thống giao thông Nam - Bắc Việt Nam bị phá hủy, 90% phương tiện vận tải bị hư hỏng khiến việc đưa lương thực cứu trợ từ Nam ra Bắc càng thêm khó khăn. Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu: than, dầu, điện của Nhật tăng cao. Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm họa chết đói. 
 Như vậy, tích hợp kiến thức lịch sử, giáo viên giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh kinh tế của nước ta lúc bấy giờ, từ đó dấy lên lòng căm phẫn đối với tội ác tàn bạo mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân ta.
- Giáo viên sử dụng kiến thức địa lí: 
 Ví dụ Tìm hiểu về câu hỏi: Hồ Chí Minh đã đọc “Tuyên ngôn độc lập” vào thời gian nào? ở đâu?
 - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh địa danh Quảng trường Ba Đình.
- Giáo viên tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh Quảng trường Ba Đình.
+ Vị trí Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới đầu thế kỷ XX, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa. Xung quanh vườn hoa này một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong những công trình được xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ Chủ tịch.
+ Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình và là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng. Quảng trường Ba Đình còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử của đất nước, và đều gắn với mùa thu: Mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, mùa thu trở về Hà Nội năm 1954; và mùa thu năm 1969, tại Hội trường Ba Đình, Việt Nam và bạn bè quốc tế đã thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba Đình trở thành mảnh đất thiêng cùng những dấu ấn lịch sử không bao giờ phai mờ, cùng những kiến trúc tâm linh hiện hữu: Lăng Bác, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
* Giáo viên sử dụng kiến thức giáo dục công dân.
 Văn bản Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận xuất sắc đồng thời cũng là áng văn chứa đựng tình cảm yêu nước, thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó được thể hiện qua lập luận, lí lẽ, bằng chứng và ngôn ngữ. Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung và của dân tộc ta nói riêng. Sức mạnh của lí lẽ được Bác sử dụng xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên hết, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta. Những bằng chứng xác thực hùng hồn, không thể chối cãi cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến vận mệnh của dân tộc ta, hạnh phúc của nhân dân ta. Bên cạnh đó, cách sử dụng ngôn ngữ chứa chan tình cảm ngay từ câu đầu tiên của bản Tuyên ngôn: “Hỡi đồng bào cả nước” (đồng bào – những người anh em ruột thịt), và nhiều đoạn văn khác, luôn có cách xưng hô bộc lộ tình cảm tha thiết, gần gũi: đất nước ta, nhân dân ta, nước nhà của ta, dân tộc ta, những người yêu nước thương nòi của ta, nòi giống ta, các nhà tư sản ta, công nhân ta, 
 Để gợi mở cho học sinh thấy được điều này, giáo viên cần sử dụng kiến thức của môn Giáo dục công dân để giáo dục tư tưởng, bồi đắp tình cảm yêu nước, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hôm nay, vì mục đích của văn bản chính luận là hướng người đọc đến nhận thức đúng, hành động đúng. 
 Ví dụ Khi dạy đơn vị kiến thức này, giáo viên cần liên hệ với bài Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Giáo dục công dân 10). Trong bài học này, sách giáo khoa đã trang bị cho học sinh hiểu được lòng yêu nước là gì, những biểu hiện truyền thống yêu nước của dân tộc ta, trách nhiệm của mỗi công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó giúp học sinh càng thấm nhuần hơn giá trị của độc lập, tự do, hạnh phúc mà cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ.
 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI GIÁO DỤC.
* Đối với giáo viên.
 Tôi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm vận dụng tích hợp kiến thức ở lớp 12B6, nội dung bài học theo Sách giáo khoa, theo phân phối chương trình và theo tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Cụ thể: Tiết 7 - Đọc văn : Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh.
 Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức tích hợp vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
 Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với lớp 12B6 (trong năm học 2016 – 2017). Việc kết hợp các kiến thức tích

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tich_hop_kien_thuc_vao_viec_day_hoc_tac_pham_c.doc