SKKN Vận dụng phương pháp giá trị trung bình để giải quyết dạng bài toán đa axit, oxitaxit tác dụng với dung dịch kiềm Hóa học THPT

SKKN Vận dụng phương pháp giá trị trung bình để giải quyết dạng bài toán đa axit, oxitaxit tác dụng với dung dịch kiềm Hóa học THPT

Đứng trước sự chuyển mình của nền giáo dục nước nhà nhằm đưa chất lượng giáo dục phát triển cao hơn, thì thay đổi phương pháp dạy và học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng giáo dục. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức. Để thực hiện được như vậy, trong thời lượng bài viết này tôi xin đề xuất một phương pháp, đây là một trong số rất nhiều phương pháp, mà tôi cho rằng hiệu quả trong quá trình giải dạy, đó là “Vận dụng phương pháp giá trị trung bình để giải quyết dạng bài toán đa axit, oxitaxit tác dụng với dung dịch kiềm hóa học THPT ”.

Giải nhanh bài tập trắc nghiệm hoá học là vấn đề hết sức quan trọng đối với học sinh THPT nhất là học sinh ôn thi THPT Quốc Gia, đây là một mảng kiến thức mà tôi đã phát hiện và đúc kết được trong quá trình giảng dạy

 Bài viết này dựa trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình học tật và công tác. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới các thày cô giáo, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Rất mong được sự đánh giá, nhận xét đóng góp của các thày cô giáo, các bạn đồng nghiệp.

 

doc 19 trang thuychi01 4460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp giá trị trung bình để giải quyết dạng bài toán đa axit, oxitaxit tác dụng với dung dịch kiềm Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH ĐỂ
 GIẢI QUYẾT DẠNG BÀI TOÁN ĐA AXIT, OXITAXIT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM HÓA HỌC THPT
 Họ tên: Nguyễn Tiến Dũng
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THPT Nga Sơn
 SKKN thuộc môn: Hoá học 
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2
 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
2
 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
2
 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
3
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
3
 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
4
 1.3. Về phương pháp
4
 2.3. Về áp dụng
5
 3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
5
 a. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG:
5
 b. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH:
5
 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
15
	1. KẾT LUẬN.
15
	2. KIẾN NGHỊ
16
I. MỞ ĐẦU
 	1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Đứng trước sự chuyển mình của nền giáo dục nước nhà nhằm đưa chất lượng giáo dục phát triển cao hơn, thì thay đổi phương pháp dạy và học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng giáo dục. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức. Để thực hiện được như vậy, trong thời lượng bài viết này tôi xin đề xuất một phương pháp, đây là một trong số rất nhiều phương pháp, mà tôi cho rằng hiệu quả trong quá trình giải dạy, đó là “Vận dụng phương pháp giá trị trung bình để giải quyết dạng bài toán đa axit, oxitaxit tác dụng với dung dịch kiềm hóa học THPT ”. 
Giải nhanh bài tập trắc nghiệm hoá học là vấn đề hết sức quan trọng đối với học sinh THPT nhất là học sinh ôn thi THPT Quốc Gia, đây là một mảng kiến thức mà tôi đã phát hiện và đúc kết được trong quá trình giảng dạy
 	Bài viết này dựa trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình học tật và công tác. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới các thày cô giáo, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Rất mong được sự đánh giá, nhận xét đóng góp của các thày cô giáo, các bạn đồng nghiệp. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Gây hứng thú cho học sinh với bộ môn, giúp cho học sinh THPT kỹ năng giải toán Hóa học, đặc biệt giải quyết nhanh các bài toán về đa axit, oxitaxit tác dụng với dung dịch kiềm bằng phương pháp giá trị trung bình. 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
- Các phương pháp dạy học tích cực.
- Các bài dạy trong chương trình THPT.
- Dựa trên tình hình thực tế của học sinh THPT nới chung, học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Nga Sơn nói riêng.
	4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu kiến thức này tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa.
- Nghiên cứu tình hình thực để đưa ra những câu hỏi sát với thực tế giúp học sinh dễ nhận thấy và nắm được vấn đề.
- Nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường THPT nói chung, học sinh trường THPT Nga Sơn nói riêng để có những cách trình bày thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Vận dụng phương pháp giải bài tập vào thực tiễn giảng dạy của mình, học tập của học sinh, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chữa, bổ sung, hoàn thiện hơn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Hoá học là một môn học khó đối với học sinh vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với sự cố gắng chưa cao của giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hoá học, dẫn đến kết quả học tập của học sinh về môn Hoá học ở các trường còn thấp. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng một giờ dạy trên lớp, đặc biệt là đưa ra các phương pháp giải nhanh để gây hứng thú cho học sinh học tập.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Qua kết quả khảo sát đầu năm của học sinh khối 11.
Bài tập
Lớp
Số lượng HS
Số học HS giải nhanh phương pháp mới
Số học HS giải theo phương pháp thông thường
SL
%
SL
%
Sử dụng phương pháp 
11A
39
0
0%
39
100%
11E
41
0
0%
41
100%
Do vậy “Vận dụng phương pháp giá trị trung bình giải quyết dạng bài toán đa axit, oxitaxit tác dụng với dung dịch kiềm hóa học THPT” là một vấn đề hết sức quan trọng. Không nắm được phương pháp này học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi giải một lượng lớn các bài tập và còn tiết kiệm thời gian trong quá trình làm bài. Để học sinh có thêm các phương pháp hay trong kho tàng kiến thức của mình, trong thời lượng có hạn tôi xin đưa ra một số phương pháp để giải nhanh bài tập trắc nghiệm hoá học hi vọng sẽ giúp ích phần nào cho các em trong qúa trình giải quyết các bài tập.
 	3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 “Việc đổi mới phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hoá học” xuyên suốt trong các phần Hóa học vô cơ và Hoá học hữu cơ. Có rất nhiều phương pháp để giải các bài tập trắc nghiệm hoá học, nhưng “ phương pháp từ các định luật cơ bản, rút ra công thức cho các dạng bài toán ” là một phương pháp quan trọng, chủ đạo. Có những bài tập chỉ sử dụng phương pháp này mới có thể giải quyết được. Trình bày cho học sinh là bắt buộc, nhưng tùy vào đối tượng học sinh, từng ban học mà trình bày nội dung phương pháp như thế nào cho phù hợp ?
1.3. Về phương pháp
 - Giáo viên đưa ra phương pháp
 - Đưa ra ví dụ, giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bước để cả lớp nắm được phương pháp chung.
 - Cho HS thêm một số VD khác để HS tự giải
2.3. Về áp dụng
 Phụ thuộc vào đối tượng học sinh để luyện tập các dạng toán mức độ khó, dễ khác nhau cho phù hợp.
3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
 Tôi đã tiến hành tổ chức truyền đạt 4 buổi ôn thi về phương pháp này tới các học sinh của 2 lớp 11A, 11E ở Trường THPT Nga Sơn như sau:
a. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG:
Ví dụ 1: Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành?
 PTHH: 
H3PO4 + NaOH " NaH2PO4 + H2O (1)
H3PO4 + 2NaOH " Na2HPO4 + 2H2O (2)
H3PO4 + 3NaOH " Na3PO4 + 3H2O (3)
Đặt T= . Phụ thuộc giá gị của T để tính khối lượng muối tạo thành. Phải thực hiện như sau:
 Tạo muối: NaH2PO4 có thể H3PO4 dư.
 Tạo muối: NaH2PO4 và Na2HPO4.
 Tạo muối: Na2HPO4.
 Tạo muối: Na2HPO4 và Na3PO4.
 Tạo muối: Na3PO4 có thể NaOH dư.
Ví dụ 2: Cho khí CO2 vào dung dịch NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành?
 PTHH: 
CO2 + NaOH " NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O (2)
Đặt T=. Phụ thuộc giá gị của T để tính khối lượng muối tạo thành. Phải thực hiện như sau:
 Tạo muối: NaHCO3 có thể CO2 dư.
 Tạo muối: NaHCO3 và Na2CO3.
 Tạo muối: Na2CO3 có thể NaOH dư.
b. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH:
DẠNG TOÁN ĐA AXIT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM:
Ví dụ: Giải quyết bài toán cho axit H3PO4 vào dung dịch NaOH.
Đặt x là số nguyên tử Na tham gia thay thế bởi các nguyên tử H trong H3PO4, ta có:
PTHH: H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
+ Dựa vào số mol NaOH và số mol H3PO4 để tim ra x:
 +Tạo muối: NaH2PO4 và H3PO4 dư " mmuối =.120
 + Tính khối lượng muối như sau: 
 	 mmuối = naxit.(22x +98) hoặc mmuối = .(22x +98) 
 +Tạo muối: Na3PO4 và NaOH dư " mmuối =.174.
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài tập 1: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào 80 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được.
Hướng dẫn: Ta có: , 
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 Tạo muối: NaH2PO4 và H3PO4 dư
	" mmuối =.120 = 0,08.120 = 9,6 gam.
Bài tập 2: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được.
Hướng dẫn: Ta có: , 
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 mmuối = naxit.(22x +98) = 0,1.(22.1,5 + 98) = 13,1 gam.
Bài tập 3: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được.
Hướng dẫn: (Tương tự bài tập 2)
Ta có: , 
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 mmuối = naxit.(22x +98) = 0,1.(22.2,5 + 98) = 15,3 gam.
Bài tập 4: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào 350 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được.
Hướng dẫn: Ta có: , 
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 Tạo muối: Na3PO4 và NaOH dư
	" mmuối =.174 = 0,1.174 = 17,4 gam.
Bài tập 5. Cho 160 ml dung dịch H3PO4 1M vào V ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được 18 gam muối. Tính V.
Hướng dẫn: Ta có: . 
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 0,16 	 0,16
 ® H3PO4 dư
PTHH: H3PO4 + NaOH " NaH2PO4 + H2O
Bài tập 6. Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào V ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được 13,1 gam muối. Tính V.
Hướng dẫn: Ta có: . 
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 0,1 	 0,1
Bài tập 7. Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào V ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được 15,3 gam muối. Tính V.
Hướng dẫn: Ta có: . 
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 0,1 	 0,1
Bài tập 8. Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào V ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được 21,4 gam chất rắn khan. Tính V.
Hướng dẫn: Ta có: . 
Giả sử chất rắn khan là muối tạo thành.
PTHH: 
H3PO4 + xNaOH"NaxH3-xPO4 + xH2O
 0,1 	 0,1
 ® NaOH dư
PTHH: H3PO4 + 3NaOH " Na3PO4 + 3H2O 
Đặt dư = a (a>0), ta có: a.40 + 0,1.174 = 21,4 ® a = 0,1 mol.
® .
DẠNG TOÁN OXITAXIT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM.
Ví dụ: Giải quyết bài tập CO2 tác dụng với dung dịch NaOH.
Đặt x là số nguyên tử Na tham gia thay thế bởi các nguyên tử H trong H2CO3, ta có:
PTHH: CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
+ Dựa vào số mol CO2 và số mol NaOH để tim ra x:
 +Tạo muối: NaHCO3 và CO2 dư " mmuối =.84
 + Tính khối lượng muối như sau: 
 	 mmuối =.(22x +62) hoặc mmuối = .(22x +62) 
 +Tạo muối: Na2CO3 và NaOH dư " mmuối =.106.
BÀI TẬP MINH HỌA.
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2(đktc) vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được. 
Hướng dẫn: Ta có: , 
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 Tạo muối: NaHCO3 và CO2 dư
	" mmuối =.84 = 0,25.84 = 21 gam.
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2(đktc) vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được. 
Hướng dẫn: Ta có: , 
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
.
	" mmuối =.(22x+62) = 0,2.(22.1,25+62) = 17,9 gam.
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2(đktc) vào 500ml dung dịch NaOH thu được 17,9 gam muối. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH.
Hướng dẫn: Ta có: .
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 0,2 0,2	 (mol)
.
® ® 
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2(đktc) vào 400ml dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 14,6 gam chất rắn khan. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH. 
Hướng dẫn: Ta có: .
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 0,1 0,1 (mol)
 ®Tạo muối: Na2CO3 và NaOH dư.
PTHH: CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O
Đặt dư = a (a>0), ta có: a.40 + 0,1.106 = 14,6 ® a = 0,05 mol.
® 
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn Vlít CO2 (đktc) vào bình chứa 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Sau phản ứng, kết tinh dung dịch (chỉ làm bay hơi nước), thu được 30,5 gam chất rắn khan. Tính V?
Hướng dẫn: Ta có: ; 
Khối lượng muối tạo ra từ CO2 là: 30,5 – 0,1.106 = 19,9 gam.
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 0,2 (mol)
.
Vì lượng CO2 cần thiết để tạo lượng muối trên.
® 
Câu 6. Cho m gam hỗn hợp A có Mg, MgCO3 tan hết ở dung dịch HCl dư, được 22,4 lít hỗn hợp H2 và CO2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ CO2 vào 500 ml NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, được 50,4 gam chất rắn khan. Tìm m? 
Hướng dẫn: Ta có: .
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 1 (mol)
 dư.
PTHH: CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O
Đặt pư = a (a>0), ta có: (1-2a).40 + a.106 = 50,4 ® a = 0,4 mol.
	® 
PTHH: Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2
	0,6 0,6
 MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + CO2 + H2O
 0,4	 0,4
® m = 0,6.24 + 0,4.84 = 48 gam.
Câu 7: Cho V lít khí CO2(đktc) sục vào 400 ml dd KOH 1M ta thu được 33,8 g muối. Giá trị của V là:
	A. 2,24 lít 	B. 3,36 lít	C. 4,48 lít	D. 6,72 lít
Hướng dẫn: Ta có: .
PTHH: 
CO2 + xKOH"KxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 0,4 (mol)
.
® ® Đáp án đúng: D
Câu 8
Sục 1,12 lít khí CO2(đktc) vào 2 lít dd chứa đồng thời NaOH 0,01M và Ba(OH)20,01M ta sẽ thu được một kết tủa trắng có khối lượng là:
	A. 3,94 g	B. 1,97g	C. 19,7g	D. 2,955g
Hướng dẫn: Ta có: 
.
® 
PTHH: 
 CO2 + xOH- " H2-xCO3x- + (x-1)H2O
 0,05 0,06 (mol)
.Dung dịch chứa các anion: HCO3-, CO32-
 Đặt .
 Ta có: 2a + 0,05-a = 0,05.1,2 ® a = 0,01 mol
 	Ba2+ + CO32- ® BaCO3 
 0,02 0,01 ® ® Đáp án đúng: B
Câu 9. Sục 2,24lít CO2(đktc) vào 400ml dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 10g 	 B. 0,4g 	 C. 4g 	 D. 12,6g
Hướng dẫn: Ta có: 
.
® 
PTHH: 
 CO2 + xOH- " H2-xCO3x- + (x-1)H2O
 0,1 0,408 (mol)
® OH- dư.
	Ca2+ + CO32- ® CaCO3 
 0,004 0,1 ® ® Đáp án đúng: B
Câu 10. Cho 5,6 lít CO2(đktc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d=1,22) thu được dd X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối:
A. 26,5g 	B. 15,5g 	 C. 46,5g 	D. 31g
Hướng dẫn: Ta có: .
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 0,25 1 (mol)
®Tạo muối: Na2CO3 và NaOH dư.
PTHH: CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O
 0,25	 0,25 
 ® mmuối = 0,25.106 = 26,5 gam ® Đáp án: A
Câu 11 (Khối B – 2011): Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH a mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của a là 
	A.1,6. 	B. 1,2. 	C. 1,0. 	D. 1,4.
Hướng dẫn: Ta có: , 
	Ba2+ + CO32- ® BaCO3 
 0,06 0,06 ¬ 
® do CO2 tạo ra là: 0,06-0,02 = 0,04 mol.	
® do CO2 tạo ra là: 0,1-0,04 = 0,06 mol.	
PTHH: 
CO2 + xOH- " H2-xCO3x- + (x-1)H2O
® x = 0,04.2 + 0,06.1 = 0,14 mol =® Đáp án: D
Câu 12 (Khối B – 2007): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 
	A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam.
Hướng dẫn: Ta có: , 
PTHH: 
CO2 + xNaOH"NaxH2-xCO3 + (x-1)H2O
 0,15 0,075 (mol)
®Tạo muối: NaHCO3 và CO2 dư.
 ® mmuối = 0,075.84 = 6,3 gam ® Đáp án: D
Câu 13. (CĐ – 2012): Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
	A. 2,44 gam	 	B. 2,22 gam	C. 2,31 gam	D. 2,58 gam.
Hướng dẫn: Ta có: 
.
® 
PTHH: 
 CO2 + xOH- " H2-xCO3x- + (x-1)H2O
0,015 0,04 (mol)
® OH- dư.
PTHH: CO2 + 2OH- " CO32- + H2O
 0,015 0,04 
®mchất rắn = 0,02.23 + 0,02.39 + (0,04-0,015.2).17 + 0,015.60 = 2,31 gam 
® Đáp án: C 
Câu 14. (Khối A – 2009): Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A.1,182. B. 3,940. C. 1,970.	 D. 2,364.
Hướng dẫn: Ta có: 
.
® 
PTHH: 
 CO2 + xOH- " H2-xCO3x- + (x-1)H2O
 0,02 0,03 (mol)
. Dung dịch chứa các anion: HCO3-, CO32-
Đặt , ta có: 2a + 0,02-a = 0,02.1,5 ® a = 0,01 mol
 	Ba2+ + CO32- ® BaCO3 
 0,012 0,01 0,01 ® ® Đáp án đúng: C
Câu 15. (CĐ – 2010): Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là:
	A.0,6M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,4M.
Hướng dẫn: Ta có: 
.
PTHH: 
 CO2 + xOH- " H2-xCO3x- + (x-1)H2O
 0,15 0,25 (mol)
. Dung dịch chứa các anion: HCO3-, CO32-
Đặt , ta có: 2a + 0,15-a = 0,15. ® a = 0,1 mol
 	Ba2+ + CO32- ® BaCO3 
 0,125 0,1 0,1 ® ® Đáp án đúng: D
Câu 16. (Khối A – 2007): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là 
A.0,032. 	B. 0,048. 	C. 0,06. 	D. 0,04.
Hướng dẫn: Ta có: , 
	Ba2+ + CO32- ® BaCO3 
 0,08 0,08 
® Lượng CO2 tạo HCO3- là: 0,12-0,08 = 0,04 mol.	
PTHH: 
CO2 + xOH- " H2-xCO3x- + (x-1)H2O
® x = 0,08.2 + 0,04.1 = 0,2 mol=.
 ® Đáp án: D
BÀI TẬP THAM KHẢO.
Câu 1(ĐH- Khối A – 2008): Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2(ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 19,70. 	B. 17,73. 	C. 9,85. 	D. 11,82.
Câu 2(ĐH- Khối B – 2009): Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là 
A. KH2PO4 và K3PO4. B. KH2PO4 và K2HPO4. 
C. KH2PO4 và H3PO4. D. K3PO4 và KOH.
Câu 3(ĐH- Khối B – 2010): Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là 
A. 23,2. B. 12,6. C. 18,0. D. 24,0. 
Câu 4(ĐH- Khối B – 2011): Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
	A. 2,00.	B. 0,75.	C. 1,00.	D. 1,25.
Câu 5(ĐH- Khối B – 2012): Sục 4,48 lít khí CO2(đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 19,70. B. 23,64. C. 7,88. D. 13,79.
Câu 6(ĐH- Khối A – 2013): Hỗn hợp X gồm Na,Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2(đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 15,76. B. 39,40. C. 21,92. D. 23,64.
Câu 7(ĐH- Khối B – 2013): Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2(đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 29,55. B. 19,70. C. 9,85. D. 39,40.
Câu 8. Nung 9,28g hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8g một oxit sắt duy nhất và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 3,94 gam kết tủa. Tìm công thức hóa học của oxit sắt. (Đáp án: Fe3O4)
Câu 9. Nung 16,8 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi, rồi dẫn khí thu được vào 180 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 33,49 gam kết tủa. Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X.
(Đáp án: TH1: %MgCO3 = 6,25%, %CaCO3 = 93,75%); TH2: %MgCO3 = 68,75%, %CaCO3 = 31,25%).
Câu 10. Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 (tỉ khối của X so với oxi là 1,75) lội chậm qua 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Tính giá trị m. (Đáp số: m = 41,8 gam).
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
+ Đối với hoạt động giáo dục: Gây được hứng thú học tập cho học sinh và giúp học sinh giải quyết nhanh các bài tập trắc nghiệm khó trong chương trình Hóa học phổ thông.
+ Đối với bản thân: Tạo cho học sinh thích bộ môn, từ đó hiệu quả dạy học bộ môn sẽ tốt hơn.
+ Đối với đồng nghiêp: Học hỏi, thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm và đưa vào thực tế giảng dạy để làm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT nói chung, THPT Nga Sơn nới riêng.
+ Đối với nhà trường: Tạo ra phong trào thi đua dạy tốt- học tốt với từng bộ môn để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
	1. KẾT LUẬN.
 “Đổi mới phương pháp giải bài tập trắc nghiệm” là một phương tiện chủ đạo giúp học sinh giải quyết được nhiều bài tập. 
 Một kết quả đầu tiên tôi nhận thấy đó là học sinh có thể giải quyết được những bài toán cùng một phương pháp trên, hoặc khi giáo viên hướng dẫn cũng có cơ sở về phương pháp. 
 Tôi đã làm một phép thăm dò để kiểm nghiệm các em học sinh của 2 lớp: 11A, 11E đánh giá vai trò của các phương pháp, thì được kết quả như sau:
Tổng số HS của 2 lớp
Phương pháp áp dụng giá trị trung bình
Phương pháp truyền thống
Các phương pháp khác
SL
%
SL
%
SL
%
80
75
93,8%
05
6,2%
0
0
Sau khi dạy phương pháp này cho học sinh lớp 11A, lớp không dạy 11B, tiến hành kiểm tra 15 phút (với 10 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng tới phương pháp giá trị trung bình) 2 lớp 11A và 11B (Lớp đối chứng) thì được kết qủa hoàn toàn bất ngờ:
Lớp
Sĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_gia_tri_trung_binh_de_giai_quyet_d.doc