SKKN Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực hướng nghiệp cho giáo viên tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân

SKKN Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực hướng nghiệp cho giáo viên tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ XII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong Nghị quyết đã nêu rõ nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là phải tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Thực tế trong mỗi nhà trường phổ thông giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục hướng nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, làm tốt công tác đó có nghĩa là chúng ta đã phân luồng được học sinh, định hướng cho học sinh lựa chọn tốt hơn về nghề nghiệp và định hướng tương lai, để việc chọn lựa nghề nghiệp của các em phù hợp hơn với năng lực bản thân.

 

doc 17 trang thuychi01 4730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực hướng nghiệp cho giáo viên tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ XII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong Nghị quyết đã nêu rõ nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là phải tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Thực tế trong mỗi nhà trường phổ thông giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục hướng nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, làm tốt công tác đó có nghĩa là chúng ta đã phân luồng được học sinh, định hướng cho học sinh lựa chọn tốt hơn về nghề nghiệp và định hướng tương lai, để việc chọn lựa nghề nghiệp của các em phù hợp hơn với năng lực bản thân.
Trường PT Nguyễn Mộng Tuân đóng trên địa bàn thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn lại tiếp giáp với thành phố. Với đặc thù trường đa cấp (cấp THCS và THPT), học sinh chênh lệch nhau về tuổi tác, nhận thức, năng lựclàm cho công tác giáo dục hướng nghiệp học sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn, câu hỏi học để làm gì có giúp gì cho nghề nghiệp hay cuộc sống sau này của học sinh thực sự là một câu hỏi lớn, một sự trăn trở lớn không phải một sớm một chiều có câu trả lời thỏa đáng cho các em, cho các bậc phụ huynh. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như vậy nhưng trong những năm vừa qua trường PT Nguyễn Mộng Tuânvẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp được quan tâm đẩy mạnh và có nhiều kết quả khả quan.
Với thực tiễn như vậy, vấn đề đặt ra cho BGH nhà trường về trách nhiệm chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý, điều hành là cần nghiên cứu sâu hơn thực trạng của công tác giáo dục hướng nghiệp trong đơn vị để có biện pháp, giải pháp nâng cao nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà được đảng và chính quyền giao phó.
 	Để làm tốt điều đó đòi hỏi người cán bộ quản lý trong nhà trường phải chủ động linh hoạt, sáng tạo, tích cực tìm tòi đổi mới trong công tác quản lý, công tác chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn lựa chủ đề: “Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực hướng nghiệp cho giáo viên tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân” với mong muốn nâng cao tinh thần học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp của nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục hướng nghiệp học sinh
- Khảo sát thực trạng giáo dục hướng nghiệp của học sinh hiện nay 
- Đề xuất những giải pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh do tác giả đề xuất theo hướng bám sát chức năng quản lý giáo dục, phù hợp với yêu cầu với môi trường giáo dục của địa phương sẽ góp phần làm tiền đề để giáo dục toàn diện học sinh đạt kết quả cao, hoàn thành nhiệm vụ năm học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Do khuôn khổ và thời gian có hạn, ở đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào giải pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh PT Nguyễn Mộng Tuân do tác giả đề xuất theo hướng bám sát chức năng quản lý giáo dục, phù hợp với yêu cầu với môi trường giáo dục của địa phương và của nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức học sinh
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn
- Thống kê, phân loại, đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp học sinh
1.5. Những điểm mới của đề tài.
Đề tài nêu ra một số biện pháp bồi dưỡng năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân, đồng thời đề tài cũng chỉ ra mối liên hệ giữa hai nhóm giải pháp nhằm giúp cho việc thực hiện công giáo dục hướng nghiệp tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân đạt hiệu quả hơn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của nội dung sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân; từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
- Mục tiêu GDHN cho HSPT là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho HS, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội. Thông qua HĐGDHN, GV giúp HS điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực.
- Qua quá trình công tác tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân, tôi nhận thấy rằng hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường còn thiếu tính chủ động, các giáo viên được tập huấn về công tác giáo dục hướng nghiệp con số còn ít. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp chủ yếu là từ ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các hoạt động đó đang ở mức trung bình. Năng lực hướng nghiệp của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế. Do đó qua đề tài này tôi mong muốn đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên của trường PT Nguyễn Mộng Tuân.
Nếu áp dụng tốt các biện pháp bồi dưỡng năng lực cho giáo viên về công tác hướng nghiêp do tác giả đề xuất theo hướng bám sát chức năng quản lý giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế ở địa phương, góp phần giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp học sinh học tập rèn luyện tốt nhằm có năng lực kiến thức và định hướng tốt cho nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm học vừa qua việc bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên luôn được Bam giám hiệu quan tâm, tuy nhiên do đặc thù của đơn vị, việc thuyên chyển giáo viên giàu kinh nghiệm, được bồi dưỡng đầy đủ làm cho một số hoạt động của nhà trường dẫn đến hiệu quả còn thấp, trong đó có nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT còn hạn chế, phần đa học sinh và phụ huynh còn tâm lý suy nghĩ “ học xong THCS là vào học THPT, sau THPT là phải vào cao đẳng, đại học” dẫn đến các em không lường được sức mình phải gồng hết sức mình để cố vào được đại học, hay các em đi học các ngành nghề theo trào lưu chứ không vì năng lực bản thân hay theo nhu cầu việc làm của xã hội.
Bảng 1. Thực trạng học sinh cần tư vấn hướng nghiệp năm học 2018-2019
Khối
9
10
11
12
Tổng số
TS hs sinh
47
315
265
253
880
Nữ
19
183
137
157
469
Dân tộc
0
0
0
0
0
Bảng 2. Thực trạng cán bộ, giáo viên nhà trường năm học 2018-2019
Trình độ đào tạo
Số năm công tác
 Cao học
 Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Dưới 5 năm
 6 đến 10
 năm
 Trên 10
 năm
23
44
0
0
0
17
50
Bảng 3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học và các công tác
Phòng học
Phòng máy chiếu
Kho thiết bị
Thư viện
Phòng máy tính
Phòng thí nghiệm
Nhà hiệu bộ
Nhà để xe
Kiên cố
Tạm
30
0
02
01
01
02
0
01
02
Qua các bảng thống kê trên ta thấy từ con người đến cơ sở vật chất dành cho công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế. Cán bộ giáo viên kinh nghiệm còn thiếu, cơ sở vật chất còn thiếu và yếu, chưa có cở sở vật chất đặc thù dành cho công tác hướng nghiệp.
2.1.1. Thực trạng về năng lực hướng nghiệp của giáo viên
Để nắm rõ năng lực của giáo viên đối với công tác hướng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành lấy phiếu tự đánh giá năng lực hướng nghiệp của 39 cán bộ giáo viên trong nhà trường như sau.
Bảng 4. Tự đánh giá năng lực hướng nghiệp của bản thân giáo viên thông qua ba mặt: nhận thức, kỹ năng và thái độ.
STT
Mức độ
Tần số
Tỉ lệ
1
Kém
2
5,12%
2
Yếu
5
12,83%
3
Trung bình
28
30,77%
4
Khá
35
38,46%
5
Tốt
10
12,82%
Bảng 4: cho thấy khi yêu cầu cán bộ giáo viên tự đánh giá về năng lực hướng nghiệp thì tỉ lệ trung bình đang ở mức cao, mặc dù tỉ lệ khá cũng ở mức chấp nhận được, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có trường hợp giáo viên tự đánh giá năng lực của mình ở mức yếu kém. Như vậy Ban giám hiệu cần phải xem xét và cần có cách thức bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức kỹ năng hướng nghiệp một cách kịp thời nhằm đáp ứng được yêu cầu tư vấn cho học sinh.
2.1.2. Thực trạng công tác hướng nghiệp ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân 2.1.2.1. Một số khó khăn ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của giáo viên
Hướng nghiệp cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp và không dễ dàng đối với giáo viên. Việc tìm hiểu những khó khăn trong quá trình hướng nghiệp là cơ sở giúp chúng ta xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của giáo viên.
Bảng 5: Đánh giá một số khó khăn trong quá trình hướng nghiệp cho học sinh
TT
Nội dung
MỨC ĐỘ
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Ít khi
Không bao giờ
1
Thông tin về các ngành nghề
9
23.1%
20
51.3%
5
12.8%
5
12.8%
2
Kinh phí để tổ chức đa dạng các hoạt động hướng nghiệp
6
15.5%
4
10.2%
25
64.1%
4
10.2%
3
Tập huấn về chuyên môn hướng nghiệp
11
28.2%
7
18.0%
12
30.8%
9
23.0%
4
Thời gian dành cho hoạt động hướng nghiệp
11
28.2%
6
15.4%
19
48.7%
3
7.7%
5
Sự phối hợp đồng bộ giữa BGH-GV và Đoàn đội
2
5.1%
10
25.6%
10
25.6%
17
43.7%
Bảng 5: cho ta thấy các khó khăn cho công tác hướng nghiệp cho học sinh tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân với 5 nội dung. Ta thấy các số liệu ở cột ít khi và không bao giờ còn chiếm đa số ở các khó khăn đề cập trên. Các khó khăn về con người như Tập huấn về chuyên môn hướng nghiệp còn tỉ lệ ít khi được tập huấn, số lượng giáo viên nữ nhiều là 48/67 cán bộ giáo viên. Điều đó cho thấy công tác tập huấn cho đội ngũ hàng năm cũng chưa đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại; Sự phối hợp giữa BGH-GV và Đoàn đội cũng chưa đảm bảo yêu cầu; bên cạnh đó khó khăn về nguồn kinh phí để tổ chức đa dạng các hoạt động hướng nghiệp cũng là khó khăn khó khắc phục, hiện tại công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn còn rất nhiều khó khăn, nguồn kinh phí vận động để dành cho các hoạt động giáo dục khác trong đó có giáo dục hướng nghiệp xem như là không có. Khó khăn thứ 4 đó là thời gian dành cho hoạt động hướng nghiệp tuy có số liệu mức thường xuyên là chấp nhận được tuy nhiên mức thường xuyên theo tìm hiểu ở đây là hoạt động theo chương trình giáo dục hướng nghiệp chứ chưa phải có những hoạt động tổ chức chuyên sâu. Các hoạt động dành cho học tập văn hóa quá nhiều Như vậy có thể thấy khó khăn của giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp bao gồm những khó khăn về vật chất, thời gian, chuyên môn. Để nâng cao năng lực hướng nghiệp của giáo viên trước hết cần hạn chế những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải, nhà trường cần có các kế hoạch, mục tiêu, giải pháp tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp thu và rèn luyện công tác hướng nghiệp một cách khoa học và hiệu quả.
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của giáo viên ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân 
Khi xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của giáo viên ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân chúng tôi nghiên cứu trên nhóm các yếu tố khách quan và chủ quan, kết quả thu được như sau:
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của giáo viên ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân 
Các yếu tố khách quan:
Yếu tố 1: Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về hoạt động hướng nghiệp của giáo viên.
Các cấp lãnh đạo thể hiện sự quan tâm bằng công tác chỉ đạo kiểm tra định kỳ đối với công tác giáo dục hướng nghiệp, tuy nhiên công tác bồi dưỡng nắm bắt những khó khăn trong khi thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp còn chưa sát sao, chưa có những chỉ đạo, những chế độ kịp thời cho công tác hướng nghiệp.
Yếu tố 2: Kinh phí dành cho tập huấn nâng cao năng lực hướng nghiệp
Yếu tố này tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân được thực hiện tốt, tuy nhiên để triển khai tập huấn cho toàn thể giáo viên thì còn nhiều vướng mắc về thời gian và kinh phí hỗ trợ, bởi vì bồi dưỡng nân cao năng lực hướng nghiệp cho một giáo viên không phải ngày một, ngày hai mà phải có thời gian và một quá trình cụ thể, vì kiến thức hướng nghiệp phải được tích lũy trong một thời gian nhất định.
Yếu tố 3: Cở sở vật chất dành cho hướng nghiệp
Trường PT Nguyễn Mộng Tuân chưa có góc hướng nghiệp, chưa có phòng chuyên biệt để thực hiện công tác hướng nghiệp mà đang còn tranh thủ các phòng chức năng khác để thực hiện nhiệm vụ này.
Yếu tố 4: Cơ chế chính sách của nhà nước về hoạt động hướng nghiệp cho giáo viên.
Hiện tại chỉ có giáo viên chủ nhiệm, giáo viên GDCD, giáo viên các môn có tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào trong chương trình thì mới được tính tiêt, có nghĩa là hoạt động giáo dục hướng nghiệp của giáo viên đó mới được xem là hoạt động chính khóa. Còn các giáo viên bộ môn khác chưa có chính sách gì để hỗ trợ cho hoạt động của họ nếu có.
Các yếu tố chủ quan
Yếu tố 1: Nhận thức của giáo viên về công tác hướng nghiệp
Yếu tố này cũng không đồng đều trong các giáo viên, các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm hay đã được bồi dưỡng kiến thức về hướng nghiệp thì thấy được tầm quan trọng nên nhận thức được vai trò của công tác hướng nghiệp. Bên cạnh đó các giáo viên trẻ thì còn xem nhẹ công tác này, dẫn đến các hoạt động do mình phụ trách liên quan đến hướng nghiệp còn hoạt động mang tính đối phó.
Yếu tố 2: Khả năng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh của giáo viên đối với học sinh
Yếu tố này chủ yếu thực hiện tốt ở các giáo viên làm công tác chủ nhiệm hoặc công tác đoàn đội, các giáo viên còn lại xem nhẹ vấn đề này.
Yếu tố 3: Nhu cầu hướng nghiệp của học sinh
Như đã đặt vấn đề từ đầu, phần đa học sinh có tâm lý suy nghĩ cứ học xong THCS thì sẽ tiếp tục học THPT và sau THPT sẽ là Cao đẳng hay Đại học, trong khi đó nếu học tập thấy chán nản sẽ bỏ học giữa chừng Điều đó cho tay thấy nhu cầu tư vấn của học sinh cũng không nhất thiết, chỉ mang tính hình thức. Nếu được tư vấn thì sự tác động của hoạt động tư vấn cũng không tác động nhiều đến tâm lý của các em.
Yếu tố 4: Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên.
Qua số liệu thống kê đội ngũ của nhà trường chúng ta thấy giáo viên công tác dưới 5 năm chiếm một số lượng rất lớn, bên cạnh đó số giáo viên giảng dạy lâu năm tại đơn vị cũng được ít bồi dưỡng về công tác hướng nghiệp cho nên kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh của đội ngũ giáo viên trường PT Nguyễn Mộng Tuân đang rất hạn chế.
Yếu tố 5: Kỹ năng tích hợp các nội dung hướng nghiệp thông qua các môn văn hóa.
Chủ yếu tích hợp ở các môn có phân công trong PPCT như môn GDCD và môn Công nghệ, ở các môn còn lại việc tích hợp là rất hạn chế.
Kết luận khảo sát về các thực trạng
Sau khi tìm hiểu các thực trạng ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của giáo viên cho học sinh tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân chúng tôi thấy còn nhiều bất cập, đội ngũ trẻ, số năm công tác còn ít nên kinh nghiệm trong giáo dục hướng nghiệp còn chưa đạt yêu cầu của thực tiễn. Các nguyên nhân chủ yếu của thực trạng là:
Công tác giáo dục hướng nghiệp còn hoạt động mang tính hình thức, mang nặng màu sắc lý thuyết, tính thực tiễn hạn chế. Hình thức thực hiện nhiệm vụ giáo dục hương nghiệp trong nhà trường chủ yếu là ở các tiết tích hợp trong chương trình của môn GDCD, môn Công nghệ và thêm nữa là các tiết giáo dục hướng nghiệp theo chủ đề của các tháng mà giáo viên chủ nhiệm thực hiện, hay định kỳ hàng năm có chương trình hướng nghiệp phối hợp với Trung tâm Nghề- giáo dục huyện Tuyên Hóa tư vấn chuyên sâu cho học sinh khối 12, tuy nhiên các bài giảng đều cũ kỹ, không cập nhật thông tin đổi mới cho phù hợp với thực tế, thông tin về ngành nghề còn hạn chế, thời gian dành cho học sinh tìm hiểu các thông tin nghề nghiệp còn ít. Các doanh nghiệp trên địa bàn thờ ơ với công tác tư vấn tuyển sinh. Các hoạt động hướng nghiệp lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp chỉ mang tính minh họa, hiệu quả rất thấp, Việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực hướng nghiệp của giáo viên không có. Ban giám hiệu, Đoàn - Đội chưa tác động sâu đến đội ngũ giáo viên về công tác hướng nghiệp, chưa đề cao công tác bồi dưỡng năng lực hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên của trường.
	Công tác giáo dục hướng nghiệp còn thực hiện theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Hình thức thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của một số bộ phận giáo viên được thực hiện một cách qua loa đại khái, chỉ thực hiện theo đúng yêu cầu của cấp trên, thiếu khoa học, sáng tạo trong thực hiện. Giáo viên thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp sử dụng kinh nghiệm của mình hay của người khác đã thành công ở một thời điểm nhất định, một số đối tượng nhất định và xem đó là khuôn mẫu để thực hiện cho những trường hợp tiếp theo. Ban giám hiệu phụ trách; Đoàn-Đội quản lý theo dõi hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn thiếu tính sát thực, thiếu khoa học dẫn đến việc chấn chỉnh thiếu kịp thời, thiếu tính khoa học.
	Công tác giáo dục hướng nghiệp còn mang tình giao khoán.Theo cách này công tác giáo dục hướng nghiệp chủ yếu giao cho giáo viên chủ nhiệm và hoạt động chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm khối 12. Bên cạnh đó là hoạt động theo chương trình chính khóa trong các tiết tích hợp của giáo viên bộ môn GDCD và môn Công nghệ. Hoạt động hướng nghiệp phối hợp với Trung tâm Ngheeg giáo dục của huyện là hoạt động mà trường giao khoán hẳn cho trung tâm.Ban giám hiệu, Đoàn- Đội chỉ kiểm tra mà thiếu sự giúp đỡ trong việc giáo dục hướng nghiệp. Tóm lại, thực hiện sự đổi mới trong giáo dục và đào tạo là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, có tính chiến lược với sự phát triển của giáo dục trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ban giám hiệu hà trường cần thay đổi cách quản lý, cần có nhiều hơn nữa các biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cho giáo viên trong đó có năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ. Cán bộ giáo viên nhân viên cần có ý thức trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ của mình, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra. Hơn ai hết, Ban giám hiệu phải gương mẫu đi đầu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong giáo dục, nhân tố là nên bộ mặt nhà trường, quyết định chất lượng giáo dục toàn diện chính là đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp giản dạy, rèn luyện và trau dồi kỹ năng sống cho học sinh, là nhân tố định hướng cho các em trong việc chọn lựa nghề nghiệp và giúp các em định hướng cuộc sống trong tương lai.
Trong trường phổ thông, công tác giáo dục hướng nghiệp hết sức quan trọng, nó góp phần giáo dục nâng cao chất lượng hai mặt của nhà trường, giữ vững sỉ số và nâng cao tinh thần học tập của các em. Làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp là giúp cho học sinh và phụ huynh trước hết trả lời được câu hỏi bây giờ học để làm gì? Kiến thức học tập từ sách vở hay thầy cô có giúp được gì cho mình sau này hay không? Rời khỏi ghế nhà trường học sinh có nhất thiết phải thi đậu vào các trường đại học cao đẳng chuyên nghiệp hay không? Nếu thi vào các trường nghề thì kiến thức THPT có cần thiết hay không?...
Như vậy có thể thấy rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT, trong các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường, sự ổn định và phát triển năng lực, sức học tập của học sinh gắn liền với công tác giáo dục hướng nghiệp, làm được điều đó ta thấy năng lực hướng nghiệp của giáo viên ảnh hưởng một cách trực tiếp nhất. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp của nhà trường phụ thuộc vào năng lực hướng nghiệp của đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy việc xây dựng đội ngũ nói chung và bồ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_boi_duong_nang_cao_nang_luc_huong_nghiep_cho.doc