SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa lí ở trường THCS (Áp dụng cụ thể vào dạy học bài "Môi trường hoang mạc" (Chương trình Địa lí Lớp 7))

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa lí ở trường THCS (Áp dụng cụ thể vào dạy học bài "Môi trường hoang mạc" (Chương trình Địa lí Lớp 7))

Đã từ rất nhiều năm nay, việc dạy học môn Địa lí ở Việt Nam vẫn theo phương pháp truyền thốnglà giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép, ghi nhớ kiến thức sau đó viết lại những kiến thức đó trong các bài kiểm tra, bài thi. Gần đây, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, việc dạy học môn Địa lí cũng có một số thay đổi nhất định như chú ý đối thoại hai chiều giữa giáo viên và học sinh, tăng cường thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểu…Tuy nhiên, nhìn chung sự đổi mới đó còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Đaphần các giờ học Địa vẫn rất thụ động: giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép và học thuộc…

Phương pháp dạy và học như trên có những ưu, nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm:

- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm bắt “cấp tốc” kiến thức để phục vụ kiểm tra, thi cử.

  • Nhược điểm: Có thể nói nhược điểm của phương pháp truyền thống là rất nhiều:
  • Học sinh càng ngày càng mất hứng thú học tập; hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc. Thực tế cho thấy Địa lí là một môn học rất hấp dẫn và bổ ích song càng ngày học sinh càng không thích học môn Địa lí. Nếu học chỉ là học thuộc để chống đối với các kì thi.
  • Kiến thức thu nhận từ các bài học ít gắn với thực tế cuộc sống, không phát triển năng lực, kĩ năng sống…chohọc sinh. Trong khi đây là mục tiêu quantrọng hàng đầu của giáo dục nói chung và việc dạy học môn Địa lí trong nhà trường nói riêng.
  • Phương pháp cũ cũng không đáp ứng được yêu cầu tích hợp, liên môn theo hướng đổi mới giáodục hiện nay.
docx 30 trang Mai Loan 16/12/2023 5935
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa lí ở trường THCS (Áp dụng cụ thể vào dạy học bài "Môi trường hoang mạc" (Chương trình Địa lí Lớp 7))", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM- MÔN ĐỊA LÍ
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa lí ở trường THCS (Áp dụng cụ thể vào dạy học bài “Môi trường hoang mạc”
(chương trình Địa lí lớp 7)
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giải pháp cũ thường làm
Đã từ rất nhiều năm nay, việc dạy học môn Địa lí ở Việt Nam vẫn theo phương pháp truyền thống là giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép, ghi nhớ kiến thức sau đó viết lại những kiến thức đó trong các bài kiểm tra, bài thi. Gần đây, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, việc dạy học môn Địa lí cũng có một số thay đổi nhất định như chú ý đối thoại hai chiều giữa giáo viên và học sinh, tăng cường thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểuTuy nhiên, nhìn chung sự đổi mới đó còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Đa phần các giờ học Địa vẫn rất thụ động: giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép và học thuộc
Phương pháp dạy và học như trên có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm bắt “cấp tốc” kiến thức để phục vụ kiểm tra, thi cử.
Nhược điểm: Có thể nói nhược điểm của phương pháp truyền thống là rất nhiều:
Học sinh càng ngày càng mất hứng thú học tập; hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc. Thực tế cho thấy Địa lí là một môn học rất hấp dẫn và bổ ích song càng ngày học sinh càng không thích học môn Địa lí. Nếu học chỉ là học thuộc để chống đối với các kì thi.
Kiến thức thu nhận từ các bài học ít gắn với thực tế cuộc sống, không phát triển năng lực, kĩ năng sốngcho học sinh. Trong khi đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục nói chung và việc dạy học môn Địa lí trong nhà trường nói riêng.
Phương pháp cũ cũng không đáp ứng được yêu cầu tích hợp, liên môn theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Giải pháp mới cải tiến
Sau một thời gian vận dụng phương pháp dạy học cũ, tôi và nhiều đồng nghiệp càng nhận ra những mặt hạn chế đã nêu. Với mong muốn cải tiến phương pháp để hiệu quả giảng dạy được tốt hơn, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy
cần phải tích cực hơn nữa trong việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học môn Địa lí.
Theo sự tìm hiểu về các phương pháp dạy học, dựa vào đặc thù bộ môn, tôi nhận thấy phương pháp phù hợp nhất, có khả năng khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phương pháp truyền thống, có tính khả thi cao, chính là phương pháp dạy học theo dự án.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khái quát về phương pháp dạy học dự án
Khái niệm:
Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “Project”, được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Sau đó, khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học.
Đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án (The Project Method) và coi đó là một phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi thầy giáo là trung tâm. Ban đầu, phương pháp dự án được sử dụng trong dạy thực hành các môn kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học khác.
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học dự án. Nhiều tác giả coi dạy học dự án là một tư tưởng hay một quan điểm dạy học. Cũng có người coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều phương pháp dạy học (PPDH) cụ thể được sử dụng. Tuy nhiên, cũng có thể coi dạy học dự án là một PPDH phức hợp.
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.
Đặc điểm của DHDA
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã
nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của DHDA như sau:
Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.
Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
Tính tự lực cao của người học : Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
Các dạng của dạy học theo dự án
DHDA có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại dạy học theo dự án:
Phân loại theo chuyên môn
Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học.
Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.
Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường.
Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân.
Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học
Phân loại theo sự tham gia của GV:
Dự án dưới sự hướng dẫn của một GV, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV.
Phân loại theo quỹ thời gian:
Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).
Phân loại theo nhiệm vụ
Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau:
Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng.
Tiến trình thực hiện DHDA
Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế nhiều tác giả phân chia cấu trúc của dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn sau: Quyết định, lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án. Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dự án theo 5 giai đoạn.
Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học viên lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS. Giai đoạn này được K.Frey mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận sáng kiến.
Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
Thực hiện dự án : các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.
Thu thập kết quả và công bố sản phẩm : kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội.
Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối.
Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án).
Xây dựng đề cương cho một dự án Một bản dự án có các phần chính như sau: TÊN DỰ ÁN
Tổng quan
Mục tiêu của dự án
Người thực hiện
Các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện
Phạm vi nghiên cứu dự án
Thời gian
Nội dung dự án
Lí do hình thành dự án
Nhiệm vụ của dự án
Điều kiện thực hiện dự án
Nguồn lực
Các thiết bị và cơ sở vật chất
Tài chính
Tổ chức thực hiện
Chia nhóm
Thực hiện các công việc được giao
Thu thập số liệu, báo cáo kết quả
Đánh giá sản phẩm
Kế hoạch thực hiện theo thời gian
Sản phẩm của dự án
Danh mục các sản phẩm dự kiến
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Phụ lục
Các tài liệu học tập và tham khảo
Bài học liên quan đến dự án
Câu hỏi định hướng người học khi thực hiện và rút ra những kết luận từ dự án.
Đánh giá dự án
Các yêu cầu bắt buộc phải đạt được với một dự án
Dự án phải gắn với nội dung dạy học của chương trình.
Dự án phải gắn với thực tiễn đời sống.
Thiết kế được các hoạt động (việc làm) cụ thể cho người học.
Qua hoạt động của dự án người học tiếp thu được kiến thức của môn học.
Có tính khả thi (phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của người học).
Có các sản phẩm cụ thể.
Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá một dự án, có thể dựa vào 10 tiêu chí trong bảng dưới đây. Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1 đến 5. Dự án đạt loại tốt khi có tổng điểm từ 40-50; khá: 30-40; đạt: 25-30; không đạt: dưới 25.
STT
Tiêu chí
Điểm
Ghi chú
1
2
3
4
5
1
Những kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án
2
Lượng kiến thức gắn với môn học trong dự án
3
Tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia
4
Chỉ rõ những công việc người học cần làm
5
Tính hấp dẫn với người học của dự án
6
Phù hợp với điều kiện thực tế
7
Phù hợp với năng lực của người học
8
Áp dụng công nghệ thông tin
9
Sản phẩm có tính khoa học
10
Sản phẩm có tính thực tiễn, thiết thực
Một dự án tốt
Nhiệm vụ của dự án phù hợp với khả năng thực hiện của người học.
Dự án tập trung vào những nội dung học tập quan trọng, cốt lõi của chương trình.
Các nhiệm vụ của dự án kích thích được cảm hứng, say mê của người học.
Người học được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện công việc có chất lượng tốt.
Phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học khi họ đảm nhận những vai trò khác nhau và hợp tác làm việc trong các nhóm.
Dự án phải gắn với đời sống thực tế của người học. Người học có điều kiện để tiếp xúc với những đối tượng thực tế, các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của người học. Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến phải được làm rõ và luôn được rà soát nhiều lần.
Người học có điều kiện thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua báo cáo và sản phẩm.
Dự án có các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
Dự án có sự tham gia của công nghệ hiện đại. Người học được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng tư duy và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
Ưu điểm : Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này.
Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:
Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
Phát triển khả năng sáng tạo;
Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
Phát triển năng lực đánh giá.
Nhược điểm
DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản .
DHDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống.
DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Tóm lại, DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
Nhiệm vụ và thách thức của giáo viên và học sinh khi DHDA
Đối với giáo viên
Không như phương pháp dạy học truyền thống, nơi giáo viên đóng vai trò chủ động trong mọi hoạt động, DTDA mang lại sự đổi mới trong vai trò và nhiệm vụ của giáo viên như sau:
Vai trò của giáo viên là hướng dẫn, tư vấn cho các hoạt động của học sinh chứ không phải chủ động trong mọi hoạt động dạy học.
Xây dựng dự án liên quan đến nội dung bài học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức của bài.
Tạo điều kiện cho học sinh tham gia thiết lập các mục tiêu và kết quả học tập, chú ý đến thái độ học tập, năng lực và mối quan tâm của học sinh khi xây dựng dự án cũng như thiết kế các hoạt động dự án.
Lên lịch trình đánh giá và đánh giá học sinh trong suốt tiến trình học tập, sử dụng những hình thức đánh giá khác nhau và cho ý kiến phản hồi thường xuyên.
Nhận diện các tình huống và điều chỉnh kịp thời để đem lại sự thành công cho dự án.
Đánh giá tổng thể sau khi kết thúc dự án, tổ chức thảo luận bộ câu hỏi định hướng để củng cố nội dung bài học và rút kinh nghiệm.
Hợp tác cùng các đồng nghiệp để xây dựng dự án liên môn (nếu có). Chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với hơn 30 giáo viên tại các trường THPT về DHDA. Kết quả cho thấy những khó khăn và thách thức mà giáo viên thường gặp khi có sự thay đổi vai trò, nhiệm vụ trong DHDA là:
Hướng dẫn hoặc tư vấn cho học sinh trong dạy học không phải là cách mà hầu hết các giáo viên được học tại các trường sư phạm từ trước tới nay. Giáo viên có nhiệm vụ tham vấn nhiều hơn và ít “nói” hơn so với cách dạy truyền thống mà họ thường xuyên sử dụng, vì vậy giáo viên có thể chưa quen.
Không phải nội dung bài học nào cũng thiết kế được theo phương pháp DHDA và lôi cuốn được học sinh. Thách thức của giáo viên là phải chọn lọc nội dung kiến thức bài học để xây dựng được dự án có sức hấp dẫn học sinh và học sinh sau khi thực hiện dự án sẽ thu nhận được kiến thức đó.
Lịch trình đánh giá phải được xây dựng sao cho giáo viên có thể theo dõi và đánh giá được sự tự định hướng và tự tiến bộ của học sinh.
Đánh giá thành phần là một công việc đem lại không ít vất vả cho giáo viên. Để đánh giá thành phần chính xác, hiệu quả, giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian để quan sát, theo dõi, ghi chép các hoạt động của học sinh.
Để giúp học sinh tự định hướng, tự đánh giá trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên phải có kế hoạch theo dõi, ghi chép và tư vấn kịp thời. Đây là một nhiệm vụ khá vất vả và tốn thời gian của giáo viên.
Đối với học sinh
Theo các nghiên cứu, DHDA mang lại hiệu quả cao trong giáo dục và học sinh là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Để có được những lợi ích mà DHDA mang lại, học sinh không thể làm việc theo thói quen và đóng vai trò thụ động như trong các lớp học truyền thống. Các em cần thay đổi suy nghĩ và vai trò cũng như nhiệm vụ của mình trong học tập, cụ thể như sau:
Đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động.
Thực hiện dự án bằng cách thực hiện các vai mô phỏng được chỉ định.
Phối hợp với các thành viên trong nhóm để lên kế hoạch thực hiện dự án sao cho có tính khả thi (quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề).
Thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn theo vai trò được đảm nhận, từ đó tích lũy kiến thức bài học và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc để hoàn thành sản phẩm dự án.
Tự định hướng các hoạt động thực hiện dự án.
Tự đánh giá bản thân và đánh giá nhóm suốt quá trình thực hiện dự án.
Đánh giá sự tiến bộ trong quá trình thực hiện dự án.
Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thế kỉ XXI (kĩ năng sáng tạo và đổi mới, tư duy độc lập và giải quyết vấn đề, giao tiếp và cộng tác, các kĩ năng thông tin, truyền thông và công nghệ, kĩ năng đời sống và nghề nghiệp: linh hoạt, thích ứng, chủ động, tự định hướng, lãnh đạo) và các kĩ năng tư duy bậc cao. Tiến hành điều tra về DHDA đối với hơn 500 học sinh tại các trường THCS Thái Thịnh, chúng tôi nhận thấy: Với vai trò mới và những nhiệm vụ mới, khác xa với cách học truyền thống, học sinh phải đối mặt với một số thách thức:
Hoạt động tư duy nhiều hơn so với việc học bằng phương pháp truyền thống.
Đóng vai và làm những công việc mô phỏng thực tế vừa hứng thú nhưng cũng đầy thách thức đối với các em.
Phải biết

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_vao_viec_day_ho.docx
  • pdfĐịa_lý_Ng.Thuy_Chung.pdf