SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở trường THPT Nam Đàn 2

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở trường THPT Nam Đàn 2

Đổimới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên cần phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực để đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Song hầu hết các giáo viên đều mới chỉ quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp mà ít chú ý tới đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, do vậy các tiết học còn nặng nề, chất lượng bài dạy còn hạn chế, chưa kích thích được tính năng động, sáng tạo của học sinh.

MônGDKT&PL ở cấp trung học phổ thông giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp họcsinh hình thành và phát triển ý thức, hành vi của công dân. Thông qua các bài học nhằm bồi dưỡng cho học sinh nhữngkiến thức và năng lực cốt lõi,đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức,cách ứng xử phù hợp với chuẩnmực đạo đức và quy định của pháp luật. Trong chương trình SGK mới lớp 10, môn GDCD được đổi tên thành môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, đây là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông,cơ bản về kinh tế, phápluật phù hợp với lứa tuổi, mang tính ứng dụng và thiết thực với đời sống. Các chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp cho tương lai của học sinh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm lệch lạc khi cho rằng GDKT&PL chỉ là môn học phụ, môn bổ trợ hoặc đồng nhất môn học với môn chính trị, đạo đức thuần tuý.

Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 gồm có 2 phần: Phần

giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật. Để các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, GV cần có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng về bài dạy. GV có thể thôngqua nhiều hìnhthức khác nhau như: SGK, tài liệu tham khảo,sử dụng phươngpháp dạy học dự án, vận dụng các sự kiệnthực tế, các tấm gươngđiển hình, lồng ghép những mẩu chuyệntrong cuộc sống đờithường vào bàigiảng để học sinh dễ hiểu và cảm nhậnsâu sắc là một vấn đề rấtcần thiết. Một trong những phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao là vận dụng phương pháp dạy học dự án. Các chuyên đề phần kinh tế đều mang tính mở, rất gần gũi với thực tiễn, các em có thể vận dụng được nhiều kiến thức vào thực tế, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, việc sử dụng phương pháp dạy học dự án là hoàn toàn phù hợp và đem lại hiệu quả cao.

docx 65 trang Thu Kiều 16/10/2024 7954
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở trường THPT Nam Đàn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN KHI DẠY 
PHẦN GIÁO DỤC KINH TẾ MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ 
PHÁP LUẬT 10, NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO 
 CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2
 Lĩnh vực: Giáo dục công dân
 Nhóm tác giả: 1. Trần Thị Nhung - ĐT: 0389995109
 2. Tô Duy Xuyên - ĐT: 0985387719
 3. Cao Văn Trọng - ĐT: 0989946361 
 Đơn vị: Trường THPT Nam Đàn 2
 Năm học: 2022 - 2023 PHẦN III. KẾT LUẬN ...........................................................................................46
1. Kết luận ...............................................................................................................46
2. Kiến nghị.............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................48
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................1 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia dự án................................36
Biểu đồ 2: Kết quả kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm37 
Biểu đồ 3: Kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.........................38
Biểu đồ 1: Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất ...................................................41
Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát của HS về sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất.........42
Biểu đồ 3: Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................................................43
Biểu đồ 4: Kết quả khảo sát của HS về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........44
Biểu đồ 5: Tương quan giữa sự cấp thiêt và tính khả thi của các giải pháp đề xuất...45
 DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân công nhiệm vụ................................................................................24
Bảng 2.2. Biên bản làm việc nhóm..........................................................................25
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm.....................................................................25
Bảng 2.4. Phiếu đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện Dự án .......................27
Bảng 2.5. Nhật kí của quá trình thực hiện Dự án ....................................................28
Bảng 3.1. Bảng đối chứng thực nghiệm về múc độ hứng thú của học sinh khi tham 
gia thực hiện dự án. .................................................................................................36
Bảng 3.2. Phân loại bài kiểm tra thường xuyên học kì 1 của lớp đối chứng và lớp 
thực nghiệm .............................................................................................................36
Bảng 3.3. Kết quả học tập học kì 1 năm học 2022 – 2023 của lớp đối chứng và lớp 
thực nghiệm .............................................................................................................38
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất ............................41
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................43 Hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua việc vận dụng 
phương pháp dạy học dự án khi dạy phần “Giáo dục kinh tế” môn Giáo dục kinh tế và 
pháp luật 10.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh khối 10 Trường THPT Nam Đàn 2 – Nam Đàn – Nghệ An
 - Phạm vi nghiên cứu
 + Đề tài áp dụng với học sinh lớp 10C5, 10C6 tại Trường THPT Nam Đàn 2 
trong năm học 2022 - 2023.
 + Nội dung: Gồm các bài học trong phần “Giáo dục kinh tế” môn Giáo dục kinh 
tế và pháp luật 10
 + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính 
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn 
bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và quy định của Trường THPT 
Nam Đàn 2 về đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra, thu thập thông tin về 
quá trình vận dụng phương pháp dạy học dự án cho học sinh ở Trường THPT Nam 
Đàn 2 trong năm học 2022 - 2023.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sau khi thiết kế và xây dựng được quy 
trình tổ chức dạy học dự án, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở Trường THPT Nam 
Đàn 2 để kiểm tra tính đúng đắn, hiệu quả của đề tài. Chúng tôi tiến hành xem xét 
sự tiến bộ của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua các chủ đề dạy 
học và xem xét sự tiến bộ qua các chủ đề. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua 
phiếu khảo sát và bài kiểm tra.
 + Đối tượng thực nghiệm: Lớp 10C5, 10C6 Trường THPT Nam Đàn 2.
 + Nội dung thực nghiệm: Các chủ đề dạy học trong phần “Giáo dục kinh tế”.
 5. Đóng góp mới của đề tài
 - Đề tài được áp dụng tại Trường THPT Nam Đàn 2 đã góp phần làm phong 
phú thêm phương pháp dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 ở Trường 
THPT hiện nay.
 - Giúp học sinh hình thành được các kỹ năng và năng lực cần thiết, đặc biệt là 
năng lực sáng tạo của học sinh thông qua các chuyên đề trong phần “Giáo dục kinh tế”.
 -Đề tài đã được thực hiện ở các lớp 10C5, 10C6 qua khảo sát thực tế các em 
tiếp thu bài tốt hơn, học sinh năng động và tự chủ lĩnh hội kiến thức. Các kỹ năng 
giao tiếp, tự tin và xử lí thông tin ở các em được hoàn thiện hơn.
 - Năng lực sáng tạo của học sinh được hình thành thông các các dự án học 
tập, các em bết vận dụng liên hệ thực tiễn, biết liên hệ được trách nhiệm của bản 
thân trong sự phát triển kinh tế của gia đình và xã hội.
 2 kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động 
thực tiễn.
 Phát triển năng lực là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, 
phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng 
vai trò quyết định. Phát triển năng lực ở học sinh bao gồm cả năng lực chung và 
năng lực chuyên biệt. Năng lực chung là năng lực cơ bản thiết yếu để con người có 
thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và 
phát triển ở nhiều môn học, liên quan đến các môn học khác nhau. Năng lực 
chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một 
lĩnh vực hay một môn học nào đó.
 1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 Một trong những điểm mới và cũng là xu thế của chương trình giáo dục phổ 
thông mới là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực người học. Đối với nước ta đây là yêu cầu mang tính đột phá 
trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết 29 của 
Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội. Định hướng phát triển năng lực là đảm bảo 
hướng tới phát triển năng lực người học chú trọng vào việc thực hành, vận dụng 
các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các 
vấn đề trong học tập và đời sống hằng ngày. Các em biết vận dụng các kiến thức 
đã học trên nhà trường vào thực tiễn đời sống, tạo được sự tương tác, kết nối mạnh 
mẽ giữa giáo viên và học sinh. Học sinh được trau dồi vốn trải nghiệm phong phú 
hơn, được nâng cao khả năng sáng tạo, khai thác tối đa tài năng, tư duy và trí tuệ 
của mình. Các em không chỉ nắm được tri thức mà còn biết làm chủ những kiến 
thức đã học. Thông qua các hình thức tổ chức giáo dục và phương pháp giáo dục sẽ 
phát huy tiềm năng sáng tạo và tính chủ động của mỗi học sinh. Dựa trên các đặc 
điểm tâm, sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác 
nhau của từng học sinh mà GV có thể phát huy tối đa những khả năng vốn có của 
các em.
 Mục tiêu cuối cùng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực không
phải là hệ thống kiến thức, khối lượng nội dung, là biết thật nhiều mà là năng lực 
cần có để sống tốt hơn, làm việc tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội 
đang thay đổi từng ngày. Việc chú ý phát triển năng lực không có nghĩa là coi nhẹ 
kiến thức vì vậy không có kiến thức thì không thể có năng lực. Kiến thức vẫn là điều 
cốt lõi để tạo ra năng lực. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu HS 
tham gia tích cực vào giờ học, tự tìm kiếm, phát hiện vấn đề, trao đổi, tranh luận để 
đi đến hiểu biết về kiến thức và cách làm. Người giáo viên có vai trò quan trọng 
trong việc nêu vấn đề, giao nhiệm vụ, tổ chức cho học sinh làm việc, trao đổi, thảo 
luận cùng tham gia với học sinh và hỗ trợ các em khi cần thiết. Giáo viên là người 
hướng dẫn, để mỗi học sinh có thể tự rèn luyện cho mình những năng lực còn tiềm 
ẩn, định hướng để HS có thể tiếp thu kiến thức cần thiết và nâng cao khả năng thực 
hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giúp người học có thể chọn cách tiếp 
nhận các tài liệu học tập, khuyến khích khả năng làm việc độc lập và tự chủ của học
 4 - Trong quá trình dạy học cần có sự tích hợp giữa hoạt động học và hoạt 
động kiểm tra, đánh giá, việc đánh giá học sinh không chỉ thể hiện ở các bài kiểm 
tra mà giáo viên có thể đa dạng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau như thực hiện 
dự án học tập, bài báo cáo, sản phẩm trải nghiệm.
 1.1.4. Năng lực sáng tạo
 Sáng tạo là một trong những năng lực rất quan trọng của con người và có 
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội. Đây là khả năng tạo ra cái mới 
có tính hữu dụng, không chỉ tạo ra những sản phẩm về vật chất và tinh thần phục 
vụ cho đời sống của con người mà còn là tiền đề không thể thiếu cho sự phát triển 
của nhân loại. Năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện được những điều mới mẻ 
trong một lĩnh vực kiến thức hoặc thực hành ở một điều kiện cho phép, sáng tạo và 
giải quyết vấn đề là một năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển ở học sinh 
phổ thông. Sáng tạo là năng lực khám phá và phát hiện bản chất của sự vật, hiện 
tượng một cách kĩ lưỡng và sáng suốt để đánh giá sự tin cậy, độ hợp lí về một điều 
gì đó trong một tình huống cho trước, hình thành và triển khai một số ý tưởng mới 
lạ. Từ đó cho thấy đây là một năng lực rất quan trọng ở tất cả các lĩnh vực học tập 
và rất cần thiết trong đời sống xã hội
 Sáng tạo không chỉ là hoạt động hướng tới mục tiêu tạo ra cái mới, có tính
hữu dụng cần thiết cho hoạt động của con người mà còn là một hướng đi mới, con 
đường mới chưa được nghiên cứu. Đối với học sinh yêu cầu về mức độ sáng tạo 
khác hơn và thấp hơn. Ở lứa tuổi này việc làm ra cái mới, tìm ra cái mới không 
phải là dễ, vì vậy các em tìm ra vấn đề mới đối với bản thân, đề xuất được cách 
giải quyết và giải quyết hiệu quả vấn đề học tập cũng như thực tiễn cuộc sống đã là 
sáng tạo. Như vậy sáng tạo là bước nhảy vọt trong nhận thức của học sinh, là mức 
độ nhận thức cao nhất trong thang bậc nhận thức gồm biết, hiểu, vận dụng, phân 
tích, sáng tạo.
 Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh không phải lúc nào cũng làm được 
trong nhà trường phổ thông, đây là thách thức đòi hỏi có những thay đổi trong cách 
tiếp cận. Với năng lực sáng tạo, học sinh có thể hiểu được các kiến thức cơ bản về 
đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước 
ta, giải thích được một số hiện tượng, vấn đề kinh tế đang diễn ra. Vận dụng kiến 
thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống, vấn đề xảy ra trong thực 
tiễn cuộc sống, các em biết tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt 
động kinh tế xã hội, các hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tuyên truyền và 
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa 
tuổi.
 1.1.5. Dạy học theo phương pháp Dự án
 Thuật ngữ “Dự án” (project) được hiểu là một đề án, dự thảo hay kế hoạch 
cần thực hiện để đạt được mục đích đặt ra. Từ đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mĩ 
đã xây dựng cơ sở lí luận cho phương pháp dự án và coi đây là phương pháp dạy 
học quan trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược 
điểm của dạy học truyền thống. Cho đến nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_khi_day_phan_giao_du.docx
  • pdfTrần Thị Nhung, Tô Duy Xuyên, Cao Văn Trọng- THPT Nam Đàn 2- Giáo dục công dân.pdf