SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả một số bài học Lịch sử lớp 10

SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả một số bài học Lịch sử lớp 10

 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.

Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp ( inte’gration, integration) trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.

Trong khi đó, bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông có chức năng trang bị cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên, giúp học sinh hiểu được quá khứ và hiện tại một cách toàn diện để sống tốt hơn, hoàn thiện nhân cách con người. Với đặc thù này thì phương pháp dạy học liên môn là lựa chọn hoàn hảo nhất của giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử.

Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nặng về liệt kê sự kiện, nên chưa tạo sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn

 

doc 19 trang thuychi01 11614
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả một số bài học Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ LỚP 10”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hoàn
SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
3.
3.1
3.2
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Nội dung, các giải pháp thực hiện
Những yêu cầu về vận dụng nguyên tắc dạy học liên mônMột số phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn đối với một số bộ môn cụ thể
Vận dụng nguyên tắc liên môn để giảng dạy vấn đề văn hóa cổ đại
Hiệu quả của đề tài
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
5
8
16
16
16
17
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp ( inte’gration, integration) trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Trong khi đó, bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông có chức năng trang bị cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên, giúp học sinh hiểu được quá khứ và hiện tại một cách toàn diện để sống tốt hơn, hoàn thiện nhân cách con người. Với đặc thù này thì phương pháp dạy học liên môn là lựa chọn hoàn hảo nhất của giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử.
Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nặng về liệt kê sự kiện, nên chưa tạo sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn 
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt ra cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi thầy giáo dạy sử không chỉ có có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn có những hiểu biết khá vững về các bộ môn địa lý, văn học nghệ thuật và các bộ môn khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
Từ thực trạng của vấn đề như đã trình bày, tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI HỌC LICH SỬ LỚP 10” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, nhằm trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được qua thực tiễn nhiều năm giảng dạy lịch sử, qua học hỏi đồng nghiệp.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tổng hợp kiến thức liên môn để đưa ra cách dạy học tối ưu nhất, góp phần nâng cao khả năng tích hợp liên môn cho giáo viên, làm cho bài giảng Lịch sử trở nên phong phú và hấp dẫn, đem đến sự hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử. Từ đó thực sự nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường trung học phổ thông.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong đề tài “VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI HỌC LICH SỬ LỚP 10”, tôi tập trung phân tích những vấn đề chung trong lí luận về liên môn, đồng thời đi sâu khai thác kiến thức liên môn ở một số bài học cụ thể trong sách giáo khoa lịch sử trung học phổ thông. Để thực hiện đề tài trên, tôi chọn học sinh của 3 lớp 10a3, 10a4, 12a6 làm đối tượng nghiên cứu. Kết quả điều tra mức độ nhận thức đầu năm học 2017 – 2018 của học sinh 3 lớp trên như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10a1
4%
50%
40%
6%
10a2
6%
55%
35%
4%
12a3
4%
38%
55%
3%
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê xử lí số liệu, thực hành giảng dạy và công tác đánh giá rút kinh nghiệm.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dựa trên nội dung chính của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT”, ở đề tài “VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI HỌC LICH SỬ LỚP 10” tôi nghiên cứu sâu hơn về việc vận dụng kiến thức liên môn trong một số bài giảng cụ thể của lịch sử lớp 10. Đó là bài giảng về phần văn hóa cổ đại của lịch sử lớp 10.
2. NỘI DUNG 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới”.
Đối với lịch sử càng phải có quan điểm toàn diện khi nhận thức các vấn đề, bởi một trong những nguyên lí của triết học là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, các sự vật hiện tượng đều có quan hệ với nhau. Vì vậy khi nhận thức một vấn đề cần phải đặt nó trong tọa độ chiều dọc hoặc chiều ngang để thấy được mối quan hệ giữa chúng, không nên xem xét hiện tượng, sự kiện một cách đơn lẻ.
Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đềphải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, chúng ta sẽ được học  các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa. Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng. Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần hiểu sâu sắc hơn về Văn Học. Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa, còn Hóa Học giúp bảo quản các tài liệu thành văn
Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chức năng của bộ môn là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người ( thế giới và dân tộc), việc nắm vững những sự kiện, quá trình lịch sử đòi hỏi phải nắm kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Do đó, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử xã hội loài người không thể trình bày một cách phiến diện. Sử dụng mối liên hệ giữa các môn học tạo cho học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung của một số môn học có liên quan góp phần hình thành ở học sinh hệ thống thống nhất những quan điểm về xã hội hiện đại, hiểu sâu hơn về sự phát triển biện chúng của lịch sử.
	Dạy học liên môn làm cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức. 
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Thực trạng của vấn đề dạy học  liên môn hiện nay có những nét chính sau: Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy lịch sử để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu lịch sử ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”.Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian cho môn lịch sử không nhiều; đời sống của giáo viên còn thấp.
Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy lịch sử, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.
2.3. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 
2.3.1. Những yêu cầu về vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn:
	- Người thầy giáo dạy sử phải có cái nhìn tổng thể và toàn diện về xã hội loài người và lịch sử phát triển của xã hội loài người. Các lĩnh vực của đời sống con người có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau tạo nên đời sống toàn diện, phong phú của xã hội loài người. Sẽ không đầy đủ và phiến diện nếu như trình bày lịch sử mà chỉ chú ý đến một lĩnh vực, một mặt nào đó của xã hội loài người.
	- Người thầy giáo dạy sử không chỉ có có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn có những hiểu biết khá vững về các bộ môn địa lý, văn học nghệ thuật và các bộ môn khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
	- Người thầy giáo dạy sử luôn có ý thức tìm tòi, khai thác trong từng chương, bài, mục có nội dung lịch sử có liên quan các bộ môn khác để có kế hoạch khai thác, sử dụng tư liệu từ các bộ môn đó đưa vào bài giảng lịch sử. 
2.3.2. Một số phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn đối với một số bộ môn cụ thể:
Ø Sử dụng tài liệu văn học:
Các tác phẩm văn học là nguồn tư liệu quan trọng đối với việc dạy học lịch sử, có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dưỡng. Xưa nay giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít, người ta thường nói “Văn – sử bất phân” mà. 
Vận dụng các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh, khắc phục tính khô khan, khó hiểu của sự kiện lịch sử.
Các loại tư liệu văn học có thể sử dụng chủ yếu bao gồm: Văn học dân gian, các tác phẩm ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí cách mạngTuy nhiên giáo viên cần xác định được loại tài liệu nào phục vụ được mục đích, yêu cầu bài giảng và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú bao gồm các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân cagóp phần cung cấp cho học sinh những nhận thức về người xưa, về tự nhiên, xã hội, về cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông. Các tài liệu này góp phần làm sáng tỏ thêm những sự kiện lịch sử, giáo dục tinh thần đấu tranh của nhân dân chống áp bức, chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc
Ví dụ: Khi giảng về thời đại bình minh vừa dựng nước vừa giữ nước của dân tộc, chúng ta có thể minh họa Truyền thuyết về Sự tích Trăm trứng nở trăm con, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, vì chúng phản ánh cuộc sống và đấu tranh của cha ông ta thời đó. 
Sự tích Trăm trứng nở trăm con giải thích về một dòng giống chung của các dân tộc Việt Nam là Con cháu Tiên Rồng, Thánh Gióng nói lên từ buổi sơ khai đó cha ông ta đã phải sớm đương đầu với giặc ngoại xâm. 
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh sự đoàn kết của cư dân Việt trong chế ngự thiên nhiên.
 Bánh chưng, bánh dày phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và tinh thần của dân tộc thời Hùng Vương
Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng: Ví dụ: Khi giảng mục 3 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc”, Bài 12, Lịch Sử 12 trang 81, để minh hoạ cho sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin, niềm vui tột đỉnh khi Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, giáo viên có thể sử dụng một đoạn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên:
“Luận cương đến với Bác Hồ 
Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ LêNin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”
Hoặc khi dạy mục 2: Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam, Trang 80, Bài 12, Lịch sử 12, để minh họa cho các hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực báo chí của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam, giáo viên trích dẫn một đoạn trong bài thơ “Là thi sĩ” của nhà thơ Sóng Hồng:
Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa 
Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu 
Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu, 
Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ. 
Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ, 
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền, 
Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền
Với đoạn thơ minh họa trên, học sinh sẽ lĩnh hội triệt để và sâu sắc tác dụng của ngòi bút và báo chí trong hoạt động đấu tranh chống Pháp của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX.
Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán cũng giúp giáo viên khôi phục bức tranh xã hội trong quá khứ, để học học sinh hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về một giai đoạn, một thời lỳ lịch sử dân tộc và của thế giới.
Nói chung các tác phẩm văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội loài người qua các thời đại lịch sử, mà giáo viên có thể vận dụng có hiệu quả để khôi phục hình ảnh quá khứ và giáo dục tư tưởng đạo đức và truyền thống cho học sinh. Việc vận dụng kiến thức liên môn giúp người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức. 
Tuy nhiên khi sử dụng các tài liệu văn học giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ và chắt lọc những trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch sử. 
Việc sử dụng các tài liệu văn học minh hoạ làm cho bài giảng lịch sử sinh động, vừa kích thích hứng thú học tập lịch sử vừa làm phong phú thêm những kiến thức hiểu biết của học sinh.
Ø Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh
Hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấulà kết quả sáng tạo của xã hội loài người, phản ánh khát vọng và trình độ của con người trong quá trình vươn tới những giá trị chân – thiện – mĩ. Một hình ảnh nghệ thuật có giá trị của cả ngàn từ và giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng, từ đó làm bộ não của họ phấn chấn hơn. 
Học sinh tiếp nhận kiến thức lịch sử qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. Ngày nay có sự hổ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn. 
Hội họa: thuộc nhóm nghệ thuật không gian, tĩnh, tạo hình diễn đạt sự vật một cách cụ thể, đứng yên, hình ảnh được xây dựng theo ấn tượng thị giác. Hội họa sử dụng ngôn ngữ riêng của mình như dựng hình, đường nét, màu sắc, bố cục
Kiến trúc, điêu khắc
Kiến trúc là loại hình nghệ thuật sử dụng hình dáng, đường nét, mảng, khối để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc. Một yếu tố ngôn ngữ nữa của loại hình nghệ thuật này là tỷ lệ giữa các bộ phận với nhau và giữa bộ phận với toàn thể. Tỷ lệ góp phần tạo dáng và nhịp điệu không gian, gợi cảm xúc thẩm mĩ. Trên các công trình kiến trúc, các họa tiết hoa văn thể hiện rõ nét trạng thái tâm hồn, lối sống của con người trong một hoàn cảnh và thời đại nhất định. 
Các tác phẩm điêu khắc thường có hai loại chính: tượng tròn và tượng đắp nổi (phù điêu), hay còn gọi là tượng đài và tượng trang trí. Hình trượng điêu khắc thường thể hiện ở việc xây dựng tư thế, động tác tư thế, động tác điển hình có liên quan tới đặc trưng tính cách nhân vật. Đề tài của điêu khắc thường hẹp, tập trung chủ yếu vào việc xây dựng hình tượng nhân vật, lí tưởng hóa vẻ đẹp ngoại hình của con người. Giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng trực quan về các tác phẩm điêu khắc hoặc các công trình kiến trúc để tạo biểu tượng cho học sinh
Sân khấu, điện ảnh
Sân khấu, điện ảnh thuộc loại hình nghệ thuật tổng hợp, nó vận dụng tất cả các phương thức và phương tiện của các nghệ thuật độc lập khác như văn học, âm nhạc, hội họa, trang trí, kiến trúc Trong dạy học lịch sử việc chọn lọc một đoạn phim tư liệu, phim truyện, kịch lịch sử để minh chứng cho sự kiện lịch sử hay tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bài giảng lịch sử. Ngày nay với sự hỗ trợ của phương tiện CNTT, giáo viên có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng, bài học lịch sử không còn khô khan nữa mà trở nên sinh động và tạo niềm hứng thú cho học sinh hơn.
ØSử dụng tài liệu địa lý:
Khi tìm hiểu về văn hóa cổ đại, học sinh cần phải vận dụng kiến thức địa lý vào trong bài học của mình. Qua việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây, các em sẽ hiểu được ảnh hưởng của địa lý đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị cũng như văn hóa của các quốc gia này.
 ØSử dụng tài liệu các lĩnh vực khoa học khác:
Học sinh được tìm hiểu về các nhà toán học, vật lí học vĩ đại của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Ở đây các em cần kết hợp yếu tố lịch sử và yếu tố khoa học tự nhiên: Yếu tố sử học thông qua việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, các em sẽ sử dụng kiến thức toán học, vật lí học để làm cụ thể hơn những thành tựu của họ, qua đó để thấy được đóng góp của các nhà khoa học đối với nhân loại.
2.3.3. VẬN DỤNG NGHUYÊN TẮC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢNG DAY VẤN ĐỀ VĂN HÓA CỔ ĐẠI.
a. Liên môn địa lý:
Khi tìm hiểu về văn hóa cổ đại, học sinh cần phải vận dụng kiến thức địa lý vào trong bài học của mình. Qua việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây, các em sẽ hiểu được ảnh hưởng của địa lý đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị cũng như văn hóa của các quốc gia này.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông. học sinh sẽ biết được vai trò của các con sông đối với sự phát triển của khu vực này. Do nằm ven các con sông lớn: Trung Quốc có sông Hoàng Hà và Trường Giang, Ai Cập có sông Nin, Ấn Độ có sông Ấn và sông HằngCác con sông đã cung cấp phù sa, mặt khác đem lại nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Chính vì vậy, đất đai ở đây tơi xốp màu mỡ, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Điều này lí giải tại sao nhà nước ra đời sớm ở các quốc gia phương Đông c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_nguyen_tac_day_hoc_lien_mon_de_nang_cao_hieu_q.doc