SKKN Vận dụng một số trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Nhảy xa cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa

SKKN Vận dụng một số trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Nhảy xa cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa

Nghị quyết Đại hội lần IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”.

Trong những yếu tố về con người mà nghị quyết đã đề cập thì “ cường tráng về thể chất.” là một trong những yếu tố không thể thiếu và là mục tiêu hướng tới đối với việc đào tạo con người trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, ít tốn kém nhất có khả năng thực thi, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất. Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các môn thể dục thể thao (TDTT). Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Y chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội TDTT làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. GDTC và thể thao với bản chất là vận động, là một phương tiện hữu ích, hợp lý giữa chế độ học tập và nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao sức khỏe, năng lực hoạt động trong tất cả các thời kỳ học tập. GDTC trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực GD nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng, nhất là trong tình hình hiện nay của đất nước.

 

doc 13 trang thuychi01 8952
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng một số trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Nhảy xa cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Đại hội lần IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”.
Trong những yếu tố về con người mà nghị quyết đã đề cập thì “ cường tráng về thể chất...” là một trong những yếu tố không thể thiếu và là mục tiêu hướng tới đối với việc đào tạo con người trong công cuộc xây dựng xã hội mới. 
Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, ít tốn kém nhất có khả năng thực thi, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất. Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các môn thể dục thể thao (TDTT). Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Y chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội TDTT làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. GDTC và thể thao với bản chất là vận động, là một phương tiện hữu ích, hợp lý giữa chế độ học tập và nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao sức khỏe, năng lực hoạt động trong tất cả các thời kỳ học tập. GDTC trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực GD nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng, nhất là trong tình hình hiện nay của đất nước.
Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và nhiều môn phối hợp khác. Với việc cần ít các thiết bị đi kèm và tính đơn giản của các môn này đã khiến điền kinh trở thành các môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới. Cơ sở của môn điền kinh chính là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người. 
Điền kinh bao gồm nhiều môn như chạy, nhảy, ném, đẩy... trong đó môn Nhảy xa là môn tập luyện và thi đấu rộng rãi trong trường phổ thông. Hiệu quả của việc luyện tập nhảy xa cho học sinh THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tố chất vận dộng Sức mạnh – Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả tập luyện và thành tích của môn nhảy xa.
Do đó, việc phát triển tố chất Sức mạnh – Tốc độ cho học sinh THPT là hết sức quan trọng và cần thiết để nhằm nâng cao hiệu quả học tập các môn thể thao nói chung và nhảy xa nói riêng. Tuy nhiên, theo phân phối chương trình một tiết học thể dục chỉ tiến hành trong khoảng thời gian 45 phút, trong đó việc tập luyện thể lực cho học sinh chỉ chiếm từ 5 – 7 phút. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể lực cho học sinh chỉ mang tính rập khuôn, đơn điệu bằng các bài tập thể lực. Chính sự đơn điệu này có tác động rất lớn tới tâm lý học sinh, làm các em dễ chán nản, mệt mỏi dẫn đến giảm hiệu quả học tập. Ở các trường THPT thì việc giảng dạy môn thể dục còn trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, phương tiện tập luyện thô sơ, đơn giản; ý thức tự giác học tập của học sinh chưa cao.. đã hạn chế việc nâng cao thể lực và tập luyện của các em.
Trò chơi vận động là một dạng bài tập phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe cho người tập, được người tập tham gia một cách tự giác, tích cực, chủ động và hứng thú. Ngoài ra trò chơi vận động còn có tác dụng góp phần giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đồng đội, tinh thần thi đấu thể thao cao thượng cho người tham gia.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy môn thể dục và tính tích cực của trò chơi vận động; để góp phần vào quá trình giảng dạy môn thể dục cho học sinh THPT và để giải quyết một phần nào đó thực trạng trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài SKKN: “Vận dụng một số trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Nhảy xa cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa.
2. Vận dụng các chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh khối 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa. Trong đó:
- Nhóm thực nghiệm: 20 học sinh nam lớp 11B1
- Nhóm đối chiếu: 20 học sinh nam lớp 11B2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp đọc tài liệu tham khảo
- Phương pháp điều tra sư phạm
- Phương pháp dùng bài kiểm tra (Test)
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp toán học
- Phương pháp so sánh đối chiếu
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
- Nghiên cứu, lựa chọn được một số trò chơi vận động nhằm nâng cao tố chất thể lực Sức mạnh – Tốc độ cho đối tượng học sinh THPT.
- Vận dụng một cách khoa học để nâng cao các tố chất thể lực nhằm mục đích nâng cao thành tích tập luyện môn Nhảy xa cho học sinh THPT.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA SKKN.
1. Cơ sở lý luận:
	- Thành tích nhảy xa của một vận động viên được tính dựa trên công thức vật lý sau: . Trong đó:
	s là độ dài thành tích
	 là vận tốc ban đầu do quá trình chạy đà tạo ra
	 là góc tạo bởi quá trình giậm nhảy để đưa cơ thể bay lên so với mặt phẳng ngang.
	g là gia tốc rơi tự do( là hằng số )
Do đó, thành tích nhảy xa được quyết định bởi 2 yếu tố sau:
	+ Vận tốc do giai đoạn chạy đà tạo ra ( yếu tố tốc độ)
	+ Góc do giai đoạn giậm nhảy tạo ra ( tố chất sức mạnh)
	Việc nâng cao thành tích tập luyện môn nhảy xa cho học sinh bên cạnh tập luyện phối hợp các giai đoạn kỹ thuật thì quá trình rèn luyện thể lực, nâng cao các tố chất Sức mạnh – tốc độ là yêu cầu bắt buộc và hết sức quan trọng.
	- Căn cứ vào đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh THPT ( độ tuổi 15 – 18) thì các em đang trong thời kỳ phát triển về thể chất hướng tới quá trình hoàn thiện. Đây chính là thời kỳ tốt nhất của các em để nâng cao các tố chất thể lực. Việc tổ chức luyện tập nâng cao thể lực cho các em bằng các bài tập thể lực đơn giản, rập khuôn dễ dẫn đến tình trạng chán nản, không hứng thú tập luyện cho các em học sinh. Chính vì thế, trong quá trình tổ chức cho các em học sinh tập luyện nâng cao thể lực, yêu cầu giáo viên phải tìm hiểu và xây dựng được các phương pháp tổ chức tập luyện khoa học nhằm tạo ra không khí tập luyện chủ động, tích cực cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
	- Trong một tiết học thể dục ở trường THPT chỉ diễn ra trong thời gian 45 phút. Việc tập luyện thể lực cho các em chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 5- 7 phút bằng các bài tập nâng cao thể lực đơn điệu như: nằm sấp chống đẩy, bật cóc, chạy bền trên địa hình tự nhiên.... dẫn đến tình trạng các em học sinh không hào hứng, tích cực tham gia tập luyện nên hiệu quả nâng cao thể lực không cao.
	- Trò chơi vận động là một dạng bài tập phát triển thể lực nâng cao các tố chất thể lực cho người tập có yếu tố thi đấu, được người tập tham gia một cách hứng thú, tự giác, chủ động. Thông qua việc tham gia các trò chơi vận động còn có tác dụng giáo dục tính tổ chức kỷ luật, tinh thần đồng đội cho người chơi; việc tổ chức các trò chơi vận động cũng không đòi hỏi quá nhiều điều kiện về cơ sở vật chất. 
	Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, việc nâng cao tố chất thể lực Sức mạnh – tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh THPT là yêu cầu cần thiết. Có rất nhiều phương pháp để tập luyện nâng cao thể lực cho các em học sinh trong đó phương pháp tổ chức cho các em học sinh tham gia trò chơi vận động là một trong những phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao và chi phí thấp.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
1. Thực trạng chung của nhà trường THPT Tĩnh Gia 2
	Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều thành tích đáng kể trong các cuộc thi TDTT do đơn vị cấp trên tổ chức. Tuy nhiên, thành tích đạt được của nhà trường cũng chưa thật sự phản ánh đúng sự nỗ lực của tập thể thầy và trò trường THPT Tĩnh Gia 2, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên và học sinh, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
2. Đội ngũ giáo viên 
	- Ưu điểm: Nhóm giáo viên Thể dục trường THPT Tĩnh Gia 2 gồm 4 đồng chí có tuổi đời, tuổi nghề đang trong độ chín, có năng lực sư phạm vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi sáng tạo và cầu tiến.
	- Hạn chế: Trong quá trình dạy học vẫn còn có giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, còn nặng việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh. 
3. Học sinh:
	- Ưu điểm: Các em học sinh đều chăm ngoan, hiếu động, ham học hỏi và ngày càng có nền tảng thể lực tốt.
	- Hạn chế: Các em cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của quá trình học tập các môn học khác, của việc định hướng nghề nghiệp và các trào lưu văn hóa khác.
2.3. Điều tra tố chất vận động Sức mạnh – tốc độ của học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2.
Tiến hành điều tra ở 2 nhóm học sinh nam lớp 11B1 và lớp 11B2 với tổng số 40 học sinh. Kết quả như sau:
1. Bài thử bật xa tại chỗ: 
Lớp
11B1
11B2
Giá trị TB
235 cm
232 cm
2.3.2. Bài thử chạy tăng tốc 30m xuất phát cao: 
Lớp
11B1
11B2
Giá trị TB
4,51 s
4,42 s
2.3.3. Bài kiểm tra thành tích nhảy xa
Lớp
11B1
11B2
Giá trị TB
4.53 m
4.50 m
	Qua việc điều tra về tố chất vận động ban đầu của học sinh khối 11 trường THPT Tĩnh gia 2 cho thấy các em tương đối đồng đều, có tố chất Sức mạnh – tốc độ tương đối tốt, vẫn còn nhiều khả năng phát triển. 
III. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa.
1.1. Trò chơi vận động 1: Ai nhanh hơn
	- Mục đích, tác dụng: Thông qua trò chơi nhằm phát triển tố chất Sức mạnh – tốc độ của các nhóm cơ đùi, cơ chân. Giúp giáo dục các em học sinh tinh thần cố gắng, sự phối hợp đồng đội.
	- Sân bãi, dụng cụ:
	+ Sân bãi: Sân thể dục, sạch sẽ, bằng phẳng. Trên sân có kẻ vạch xuất phát; cách vạch xuất phát 30m có cắm 2 lá cờ, khoảng cách của 2 lá cờ là 5m
	+ Dụng cụ: 2 cờ, còi
	- Phương pháp tiến hành:
	Người chơi chia thành 2 đội chơi tương đương nhau về số lượng, và trình độ tập luyện. Mỗi đội chơi xếp thành 1 hàng dọc sau vạch xuất phát, khoảng cách giữa 2 đội chơi là 5m.
	Khi có lệnh xuất phát thì người đầu tiên của mỗi đội chơi sẽ chạy nhanh về phía trước, vòng qua cờ theo chiều từ phải qua trái rồi nhanh chóng chuyển từ chạy sang lò cò bằng một chân trở về. Khi về đến vạch đích (hay vạch xuất phát) thì chạm tay vào người tiếp theo để người tiếp theo xuất phát, cứ thế cho đến hết. Người nào thực hiện xong sẽ vê đứng ở cuối hàng của đội mình, đội thắng là đội có người cuối cùng về đích sớm nhất và không phạm luật chơi.
	- Luật chơi:
	+ Chỉ xuất phát khi có lệnh hay khi đồng đội đã hoàn thành xong nhiệm vụ
	+ Phải chạy vòng qua cờ và lò cò bằng một chân trở về.
	+ Trò chơi tiến hành trong vòng 3 hiệp, đội thắng 2 là thắng chung cuộc.
	+ Hình thức thưởng phạt: Đội thua sẽ phải thực hiện nằm sấp chống đẩy 20 lần
1.2. Trò chơi vận động 2: Cướp cờ
	- Mục đích, tác dụng: Thông qua trò chơi nhằm phát triển tố chất tốc độ, sức nhanh cho các em học sinh.
	- Sân bãi, dụng cụ:
	+ Sân bãi: Sân thể dục, sạch sẽ, bằng phẳng. Trên sân có kẻ vạch xuất phát; cách vạch xuất phát 30m có cắm 1 lá cờ.
	+ Dụng cụ: 1 cờ, còi
	- Phương pháp tiến hành:
	Người chơi chia thành 2 đội chơi tương đương nhau về số lượng, và trình độ tập luyện. Hai đội chơi sẽ sắp xếp người chơi theo từng cặp đấu riêng lẻ.
	Khi có lệnh xuất phát thì người chơi sẽ chạy nhanh về phía trước, cướp lấy cờ rồi nhanh chóng nhanh trở về. Người nào cướp được cờ và trở về đích là người chiến thắng trong cặp đấu đó.
	- Luật chơi:
	+ Chỉ xuất phát khi có lệnh.
	+ Phải nhanh chóng cướp lấy cờ trước đối phương
	+ Đội nào dành được nhiều cờ nhất là đội thắng chung cuộc.
	+ Hình thức thưởng phạt: Đội thua sẽ phải thực hiện nằm sấp chống đẩy 20 lần
1.3. Trò chơi vận động 3: Đua tiếp sức
	- Mục đích, tác dụng: Thông qua trò chơi nhằm phát triển tố chất sức mạnh - tốc độ cho các em học sinh. Thông qua đó còn giáo dục tinh thần đồng đội, tính tự giác tích cực tập luyện.
	- Sân bãi, dụng cụ:
	+ Sân bãi: Đường chạy sạch sẽ, cách vạch xuất phát 100m có kẻ vạch đích
	+ Dụng cụ: còi, 2 gậy tiếp sức
	- Phương pháp tiến hành:
	Người chơi chia thành 2 đội chơi tương đương nhau về số lượng, và trình độ tập luyện. Hai đội chơi sẽ sắp xếp người theo đường chạy 100m theo khoảng cách 20m là 1 người chơi.
	Khi có lệnh xuất phát thì người chơi sẽ cầm gậy tiếp sức và lò cò bằng một chân về phía trước trao gậy cho đồng đội tiếp theo. Cứ thế cho đến khi gậy được người chơi mang về đến vạch đích.
	- Luật chơi:
	+ Chỉ xuất phát khi có lệnh và chỉ lò cò bằng 1 chân
	+ Phải nhanh chóng chuyển gậy cho đồng đội mình phía trước
	+ Đội nào đưa gậy về đích sớm nhất là đội thắng.
	+ Trò chơi tiến hành trong vòng 3 hiệp, đội thắng 2 là thắng chung cuộc.
	+ Hình thức thưởng phạt: Đội thua sẽ phải thực hiện nằm sấp chống đẩy 20 lần
1.4. Trò chơi vận động 4: Nhảy bao bố nhanh
	- Mục đích, tác dụng: Thông qua trò chơi nhằm phát triển tố chất sức mạnh - tốc độ cho các em học sinh. Thông qua đó còn giáo dục tinh thần đồng đội, sự khéo léo phối hợp, tính tự giác tích cực tập luyện.
	- Sân bãi, dụng cụ:
	+ Sân bãi: Sân thể dục, sạch sẽ, bằng phẳng. Trên sân có kẻ vạch xuất phát; cách vạch xuất phát 30m có cắm 2 lá cờ.
	+ Dụng cụ: còi, 2 cờ, 2 bao tải.
	- Phương pháp tiến hành:
	Người chơi chia thành 2 đội chơi tương đương nhau về số lượng, và trình độ tập luyện. Mỗi đội chơi sẽ sắp xếp người chơi theo từng cặp.
	Khi có lệnh xuất phát thì từng cặp chơi sẽ cho chân vào bao tải, tay cầm miệng bao tải và phối hợp bật nhảy về trước, vòng qua cờ cắm phía trước theo chiều từ phải qua trái và nhanh chóng bật nhanh về đích, cho chân ra khỏi bao tải. Cặp đồng đội tiếp theo sẽ phải nhanh chóng cho chân của mình vào bao tải và nhanh chóng phối hợp di chuyển như cặp trước. Đội nào nhanh chóng hoàn thành phần thi hơn là đội chiến thắng.
	- Luật chơi:
	+ Chỉ xuất phát khi có lệnh.
	+ Phải cho chân vào trong bao tải, tay cầm bao tải khi di chuyển.
	+ Trò chơi tiến hành trong vòng 3 hiệp, đội thắng 2 là thắng chung cuộc.
	+ Hình thức thưởng phạt: Đội thua sẽ phải thực hiện nằm sấp chống đẩy 20 lần
1.4. Trò chơi vận động 5: Nhảy dây tập thể.
	- Mục đích, tác dụng: Thông qua trò chơi nhằm phát triển tố chất sức cho các em học sinh. Thông qua đó còn giáo dục tinh thần đồng đội, sự khéo léo phối hợp, tính tự giác tích cực tập luyện.
	- Sân bãi, dụng cụ:
	+ Sân bãi: Sân thể dục, sạch sẽ, bằng phẳng. 
	+ Dụng cụ: còi, dây nhảy.
	- Phương pháp tiến hành:
	Người chơi chia thành 2 đội chơi tương đương nhau về số lượng, và trình độ tập luyện. Mỗi đội chơi sẽ cử ra 2 người để quất dây, số còn lại sẽ nhảy dây sao cho được nhiều lần nhất có thể.
	- Luật chơi:
	+ Chỉ bắt đầu khi có lệnh.
	+ Toàn đội sẽ nhảy dây do đồng đội mình quất, đội nào có sô lần nhảy nhiều hơn là đội thắng.
	+ Trò chơi tiến hành trong vòng 3 hiệp, đội thắng 2 là thắng chung cuộc.
	+ Hình thức thưởng phạt: Đội thua sẽ phải thực hiện nằm sấp chống đẩy 20 lần
2. Sau khi lựa chọn các trò chơi vận động trên, tiến hành áp dụng thực nghiệm với đối tượng là học sinh lớp 11 Trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa
	- Chọn 20 học sinh Nam lớp 11B1 làm nhóm đối chứng, 20 học sinh nam lớp 11B2 làm nhóm thực nghiệm
	+ Nhóm đối chiếu thực hiện tập luyện thể lực theo giáo án luyện tập bình thường. 
	+ Nhóm thực nghiệm được tập luyện thể lực theo giáo án riêng với các trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – tốc độ đã được lựa chọn. Số buổi tập là 2 buổi/tuần và tiến hành trong 10 – 12 phút/buổi
	- Thời gian thực nghiệm là 8 tuần: Từ 15/2/2017 – 15/4/2017
	- Kế hoạch tập luyện:
Tên trò chơi
Số buổi
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
8
Ai nhanh hơn
6
*
*
*
*
*
*
Cướp cờ
6
*
*
*
*
*
*
Đua tiếp sức
6
*
*
*
*
*
*
Nhảy bao tải nhanh
6
*
*
*
*
*
*
Nhảy dây tập thể
6
*
*
*
*
*
*
Kiểm tra thành tích
*
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
	Sau 8 tuần thực nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra cùng đợt kiểm tra học kỳ môn nhảy xa kiểu “Ưỡn thân” của học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2, kết quả thu được ở bảng sau:
 Lớp
Nội dung KT
11B1
Nhóm đối chiếu
11B2
Nhóm thực nghiệm
Bật xa tạ chỗ
267 cm
291 cm
Chạy ngắn 30m
4,63 s
4, 88s
Nhảy xa
4.73 m
4. 92m
Từ kết quả trên ta thấy:
	- Trước thực nghiệm thì các tố chất Sức mạnh – tốc độ và thành tích nhảy xa của cả 2 nhóm là tương đương nhau, không cho thấy sự khác biệt rõ rệt.
	- Sau thực nghiệm bằng cách áp dụng các trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ đã được lựa chọn lên nhóm thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá thì cho thấy sự khác biệt rõ rệt về thành tích giữa 2 nhóm trong đó nhóm thực nghiệm có thành tích cao hơn hẳn.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
	- Việc “Vận dụng một số trò chơi vận động phát triển Sức mạnh – Tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Nhảy xa cho học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa” trong quá trình giảng dạy tôi thấy đã đạt được những yêu cầu cơ bản của bộ môn Thể dục. Với việc vận dụng này đã thực sự mang lại sự hứng khởi cho học sinh, các em tích cực, chủ động tham gia; kết quả mang lại thể hiện rõ tính hiệu quả của phương pháp mới. 
	- Thông qua SKKN này tôi muốn đóng góp một phần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy – học môn thể dục ở trường THPT Tĩnh Gia 2. Tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực tiễn SKKN, không ngừng đúc rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để đề tà này được nâng rộng trong các khối lớp một cách hiệu quả và có chất lượng.
II. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa
	- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Thể dục, tăng cường hỗ trợ mua sắm tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu của bộ môn.
	- Thường xuyên tổ chức các kỳ thi TDTT, đồ dùng dạy học bổ ích để tăng cường đánh giá kết quả dạy và học.
2. Đối với nhà trường:
	- Nên có nhiều sự đầu tư kinh phí nâng cấp và mua sắm dụng cụ, phương tiện dạy học mới và hiện đại.
	- Nên đầu tư, khuyến khích nhiều hơn nữa việc sáng kiến làm đồ dùng dạy học
3. Đối với giáo viên
	- Phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
	- Phải luôn luôn tìm tòi, sang tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho học sinh
	- Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trước học sinh và phụ huynh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,không sao chép nội dung của người khác.
 BÙI HUY DŨNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách lý luận và phương pháp GDTC
	Nguyễn Đình Toán và Phạm Danh Tốn. NXB TDTT 1993
2. Sách sinh lý học TDTT
	PGS Lưu Quang Hiệp, Bác sỹ Phạm Thị Uyên. NXB TDTT 1995
3. Sách phương pháp thống kê trong TDTT
	Nguyễn Đức Văn. NXB TDTT 1987
4. Sách tâm lý học lứa tuổi và sư phạm
5. Trò chơi vui khỏe – thông minh
	Đặng Tiến Huy. NXB Văn hóa thông tin
6. 126 trò chơi tập thể chọn lọc
	Tôn Thất Đốc. NXB trẻ
7. Sách phương pháp giảng dạy Điền kinh trong các trường phổ thông
8. Nguồi tư liệu trên Internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_phat_trien_suc_manh_t.doc