SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hoá

SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hoá

Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Người nói “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước thêm mạnh ” vì thế : “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.

Ngày nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, trong đó thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dục bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc, thể lực và đào tạo giới thiệu nguồn vận động viên cho thể thao nước nhà. Thông qua học thể dục nhằm giáo dục đạo đức, thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ở cấp học trung học phổ thông.

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.

 

doc 18 trang thuychi01 5684
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU: 
Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Người nói “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước thêm mạnh ” vì thế : “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. 
Ngày nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, trong đó thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dục bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc, thể lực và đào tạo giới thiệu nguồn vận động viên cho thể thao nước nhà. Thông qua học thể dục nhằm giáo dục đạo đức, thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ở cấp học trung học phổ thông.
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
Ngày nay, việc tập luyện và tham gia thi đấu điền kinh đã trở thành truyền thống hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Nội dung giảng dạy điền kinh trong nhà trường phổ thông cũng rất đa dạng và phong phú. 
Lịch sử điền kinh hiện đại ghi nhận cuộc thi đấu nhảy xa chính thức đầu tiên được tổ chức tại nước Anh năm 1864 và vận động viên Mai Cơ lập thành tích 5,48m. Nhảy xa là môn thể thao được sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện tại các cấp học phổ thông, là môn thể thao luôn được lựa chọn là nội dung thi đấu chính thức tại các giải thi đấu thể dục thể thao của thế giới nói chung và của các giải thể dục thể thao cấp trường học như như Olympic, Asiad games, Asian games, Hội khỏe phù đổng...
Trong các môn của điền kinh, nhảy xa là một trong số các môn có lịch sử phát triển lâu đời. Nó được xuất phát từ xa xưa vượt qua các hào rãnh trong săn bắn, hái lượm... nhảy xa dần trở thành một phương tiện rèn luyện để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao.
Trong các kỹ thuật nhảy xa thì nhảy xa ưỡn thân là nội dung thường được các vận động viên có trình độ cao lựa chọn để thi đấu. Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục thì mới đạt được yêu cầu của huấn luyện viên và giáo viên đề ra.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Như chúng ta đã biết thành tích của các môn phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu và góc độ bay, nhưng không thể bỏ qua hai yếu tố đó là kỹ thuật và thể lực. Hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích cao, đặc biệt là yếu tố kỹ thuật. 
Tuy nhiên trong quá trình dạy học và học tập của học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá hiện nay, học sinh thường mắc những sai lầm rất cơ bản trong học kỹ thuật. Như chạy đà không ổn định, tốc độ chưa cao, góc độ giậm nhảy thấp, bước bộ, miết chân và đẩy hông nhiều em làm chưa tốt. Chính các yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu của các em, mà các yếu tố đó lại chính là kết quả giai đoạn chạy đà, giậm nhảy tạo ra.
	Từ sự phân tích nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm : 
“Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá.”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Tình hình học môn nhảy xa ưỡn thân ở trường THPT.
Trong các năm học gần đây và đặc biệt năm học 2018 – 2019, thông qua quá trình giảng dạy, trao đổi với giáo viên trong trường và một số trường trong huyện, cụm thấy rằng không chỉ học sinh trường Triệu Sơn 2 mà còn một số trường như THPT Triệu Sơn 1, THPT Triệu Sơn 3, THPT Triệu Sơn 5, THPT Lê Lợi, THPT Nông Cống 2, THPT Nông Cống 4, THPT Lê Văn Hưu và đều có điểm chung là học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân khó và thành tích thì không cao. Như chạy đà không ổn định, tốc độ chưa cao, góc độ giậm nhảy thấp, bước bộ, miết chân và đẩy hông nhiều em làm chưa được. Chính các yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu của các em. Chính từ lý do đó lại làm tôi băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để khắc phục được các tình trạng đó và gây hứng thú cho học sinh khi học môn thể dục nói chung và kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân nói riêng.
2. Cơ sở để tìm ra các giải pháp.
Trước tiên theo tôi quan niệm cũng như lý luận dạy học đã khẳng định là phải dựa và lứa tuổi, dựa vào tâm sinh lý. Đây là một trong những cơ sở quan trọng, chính vì thế ta cần giải quyết tốt hai nhiệm vụ cụ thể sau:
 	Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá.
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1.1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất.
Từ khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước đến nay công tác TDTT đã được đảng và nhà nước thường xuyên quan tâm như: Tại chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng con người mới, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đó đầu năm 1979 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phong trào “Thể dục - Vệ sinh - Yêu nước” trong các nhà trường để củng cố và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Trong những năm 1975-1985 các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) luôn luôn xác định vai trò, vị trí của TDTT trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng con người có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hoá để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong đó quan tâm công tác giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao. Chính vì vậy, năm 1983 Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với các đoàn thể Thanh - thiếu niên - nhi đồng tổ chức Hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao của học sinh cả nước. Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất năm 1985 các đoàn thể thao học sinh, sinh viên đã tham gia thi đấu và đạt thành tích cao, nhiều học sinh, sinh viên đã giành được thành tích xuất sắc, giữ nhiều kỷ lục quốc gia.
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới. Nghị quyết Trung ương khoá VII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT”.
Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) cho đến Đại hội XII của Đảng thì công tác thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất trong các trường học nói riêng luôn luôn được Đảng - Nhà nước quan tâm đầu tư. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
2.1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 - 18. 
Học sinh các trường THPT thường ở lứa tuổi 16 - 18. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 16 - 18 có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển sức mạnh tốc độ nói riêng. 
2.1.1.3. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 16 - 18. 
* Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh. 
Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 16 - 18 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ 1480 gam đến 1490 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành. Chức năng của các trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vận động ... tương đối hoàn thiện. Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nâng cao tri thức và các kỹ năng của cuộc sống, trong đó có kỹ năng vận động thể thao. Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứa tuổi 16 - 18 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy lô gíc. Quá trình hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn. Tuy vậy cường độ quá trình hưng phấn vẫn cao hơn. Đó là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực nhất là sức mạnh, sức bền ... Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao. 
* Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động. 
Cơ quan vận động của cơ thể chủ yếu gồm cơ bắp xương khớp và dây chằng. 
- Về hệ xương. Do quá trình cốc hoá của cơ thể thường kéo dài tới 20 tuổi. Vì vậy ở tuổi 16 - 18 vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển của xương. Tuy vậy thành phần hữu cơ trong xương giảm dần và thành phần vô cơ tăng dần làm cho xương cứng và chịu tải tốt hơn. 
Ở lứa tuổi 16 - 18 chiều cao trung bình hàng năm của nam chỉ khoảng 1,7 cm còn ở nữ thấp hơn. 
- Hệ cơ: Nhìn chung ở giai đoạn 16 - 18 sự phát triển của hệ cơ ở nam và nữ đều có xu hướng phát triển hoàn thiện các nhóm cơ nhỏ, tăng thiết diện các nhóm cơ lớn làm cho sức mạnh tăng lên rõ rệt. 
Song ở nữ 16 - 18 nếu lượng vận động thấp sẽ làm cho lượng mỡ phát triển nhanh ảnh hưởng tới sự phát huy sức mạnh cơ bắp. 
Ở thời kỳ 16 - 18 tuổi do quá trình trao đổi chất rất phồn thịnh nên cơ bắp nếu tập luyện hợp lý sẽ có thể tích luỹ được một lượng lớn các chất giàu năng lượng như: ATP, CP và Glucogen tạo tiền đề nâng cao trình độ sức mạnh, tốc độ và sức bền cơ bắp. 
Riêng giây chằng và khớp của VĐV ở lứa tuổi này nếu không duy trì tập mềm dẻo thường xuyên hợp lý có thể làm cho linh hoạt khớp bị giảm xuống. Từ đó làm giảm biên độ động tác.... 
* Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch. 
Ở tuổi 16 - 18 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn, làm cho cung lượng tim lớn hơn, tần số mạch đập thấp xuống mức 66 - 72 lần/phút. Gần tương đương mạch đập của người trưởng thành. Trọng lượng tim đạt từ 250 đến 305 gam ... Cung lượng tim khoảng 45 đến 60ml, lưu lượng phút khoảng 3250 - 3600 ml, huyết áp khoảng 105/66 đến 109/69. Thành mạch vững chắc, mao mạch phát triển. Với sự phát triển đó đã làm cho các em có thể tập luyện được với lượng vận động lớn, cường độ cao, từ đó góp phần nhanh chóng nâng cao được trình độ kỹ thuật, thể lực, trong đó có sức bền tốc độ. 
* Đặc điểm phát triển hệ thống hô hấp. 
Ở tuổi 16 - 18 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của người trưởng thành. 
Tần số hô hấp giảm còn 18 - 19 lần phút do dung tích sống tăng và VO2max tăng. Dung tích sống của nam đạt khoảng 3240 - 3300ml. Nữ khoảng 3800 - 2900ml. Chính nhờ sự tăng lớn của dung tích sống cũng như năng lực hấp thụ oxy tối đa và năng lực chịu đựng nợ oxy của các em 16 - 18 tuổi được nâng cao làm cho sức bền ưa khí tăng qua đó góp phần tăng sức mạnh tốc độ của VĐV. 
Một đặc điểm sinh lý nổi bật khác ở lứa tuổi 16 - 18 là sự phát triển giới tính. Do các hoóc môn giới tính phát triển làm cho sự phát triển cơ thể cũng có nhiều khác biệt giữa nam và nữ. Ở nữ ngực và mông phát triển, cũng như xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ và các tố chất thể lực khác ... 
2.1.1.4. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 - 18. 
Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi 16 - 18 là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài. 
* Nhân tố bên trong: gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt độg TDTT. Vì vậy TDTT đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. 
Ở tuổi 16 - 18 là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn" nên mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn. Chính điều này đã tạo ra động lực cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. 
Ở tuổi 16 - 18 về tình cảm do các em thích làm người lớn vì vậy mà các biểu hiện nghĩa hiệp, sự vui buồn chia xẻ thường đan xen nhau. Các em có thể vui khi được thoả mãn các mong muốn của mình song cũng rất bất bình khi bị xúc phạm. Trong mọi hoạt động của cuộc sống, đặc biệt là trong hoạt động TDTT tính hiếu thắng của các em biểu hiện rất rõ rệt. Các em thường vui sướng phấn khởi, tự hào rất cao khi giành được chiến thắng và gặp thuận lợi trong cuộc sống. Song lại hay chán nản bất mãn hoặc giảm xút ý chí khi gặp khó khăn hoặc thất bại. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy huấn luyện thể thao cho các em giáo viên, HLV phải kịp thời nắm bắt diễn biến tình cảm của các em để có thể điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy huấn luyện. 
Ở tuổi 16 - 18 do quá trình hưng phấn và ức chế của các em thăng bằng hơn nên đã kéo dài được thời gian tập trung chú ý. Các nhà tâm lý học TDTT cũng đã nghiên cứu và cho thấy: Nếu như thời gian tập trung chú ý của các em dưới 15 chỉ khoảng 30 phút thì ở tuổi 15 - 17 đã có thể tăng lên 40 - 45 phút. Sự tập trung chú ý tăng lên sẽ giúp các em có thể học tập kỹ thuật và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh ... tốt hơn. 
Ở tuổi 16 - 18 quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành. 
Riêng ở độ tuổi này do giới tính mà tâm lý của nam và nữ đã có sự khác biệt tính nhạy bén, độ chín chắn trong các nhận thức ở nữ cao hơn. Song nữ cũng dễ tự ti và tự ái hơn nam ... những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giảng dạy, huấn luyện TDTT đối với nữ. 
* Về nhân tố bên ngoài: bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em 16 - 18 tuổi. 
Thứ nhất là do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết liệt biểu hiện rõ rệt trong sự thi đấu để giành phần thắng. Chính tác động của các hoạt động thi đấu đã tạo cho các em một mơ ước, một khát vọng chiến thắng; từ đó tạo thành một thứ tình yêu nghề nghiệp, lòng hăng say tập luyện. 
Cũng chính do tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũng như khát vọng giành chiến thắng ở các em rất cao nên một khi giành được 1 thắng lợi, tạo ra được một chiến tích lập nên một thành tựu nào đó ... thường làm cho các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân, tin vào huấn luyện viên. Và cũng chính từ đó dám dấn thân vào tập luyện thể thao. 
Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làm cho tâm lý của các em được hoàn thiện. Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao. 
2.1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
	Về mặt lý thuyết, trong điều kiện không có sức cản của môi trường không khí, điểm bay ra và điểm rơi cùng trên một mặt phẳng thì độ bay xa của một vận thể được phóng ra tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ bay ban đầu, sin2 lần góc bay và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do.
	 V02sin2a
	S =	 
 g
	Trong đó 	S là độ bay xa của quỹ đạo bay trọng tâm cơ thể
	V0 là tốc độ bay ban đầu
	a là góc độ bay ban đầu.
	g là gia tốc rơi tự do = 9,8m/giây2
	Qua phân tích công thức trên ta thấy sự ảnh hưởng của g là không đổi luôn bằng 9,8m/giây2, nên V0 và a là 2 yếu tố quyết định đến độ bay xa. Trong thực tế nhảy xa, chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế nó là hai giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
	Nhảy xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích và giảng dạy có thể phân thành các giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy, giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống đất.
2.1.1.6. Nguyên tắc lựa chọn bài tập.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau:
- Thứ nhất là phải dựa vào mục đích yêu cầu môn học. 
- Thứ hai là phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật môn học. Cụ thể là kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, tăng cường tập luyện các khâu khó như chạy đà, giậm nhảy, bay trên không 
- Thứ ba là phải dựa vào nguyên tắc dạy học vận động là từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp cố gắng rút ngắn thời gian lan toả để nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động. 
- Thứ tư là khi lựa chọn bài tập phải phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực ... của học sinh mặt khác phải phù hợp với điều kiện tập luyện như sân bãi dụng cụ ... 
- Thứ năm là khi lựa chọn bài tập cần vận dụng đa dạng các phương pháp, phương tiện giảng dạy cơ bản, tiên tiến  
2.2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến.
2.2.1. Về cơ sở vật chất.
	Trường THPT Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh có sân vận động, nhà đa năng đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và huấn luyện thể dục thể thao. 
2.2.2. Về phương pháp giảng dạy nhảy xa của giáo viên nhà trường.
	Trong năm học 2018 - 2019 nhà trường có 03 giáo viên dạy thể dục đạt trình độ chuẩn 100%, trẻ, khoẻ, năng động, dày dạn kinh nghiệm. Qua nghiên cứu tìm hiểu dự giờ dạy của giáo viên và một số giáo án giảng dạy thể dục, tôi nhận thấy các giáo viên đã tuân thủ theo đúng chương trình và phương pháp giảng dạy của phổ thông. Tuy nhiên giáo viên còn thiên về giảng dạy cơ bản, còn ít sử dụng các bài tập sửa chữa sai sót kỹ thuật trong giảng dạy và huấn luyện nhảy xa, vì nhảy xa ưỡn thân là kỹ thuật khó. Nên việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong nhảy xa ưỡn thân mà cụ thể là giảng dạy kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy là hai giai đoạn quan trọng, rất cần thiết đến hoàn thành kỹ thuật, nâng cao hơn nữa thành tích nhảy xa cho học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_khac_phuc_nhung_sai_lam_th.doc