SKKN Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn giáo dục thể chất trong chương trình lớp 11

SKKN Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn giáo dục thể chất trong chương trình lớp 11

Giáo dục thể chất là một bộ môn quan trọng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, giúp phần nâng cao ý thức rèn luyện thể chất, củng cố tố chất thể lực cho học sinh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên Ban giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo nói chung và Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa nói riêng luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục thể chất cho học sinh.

Đề tài này trình bày được dựa trên các tài liệu tham khảo, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua sự trao đổi đồng nghiệp và trường bạn. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm biên soạn đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình học tập của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.

 Khi chọn đề tài về học môn giáo dục thể chất trong chương trình lớp 11 là những nội dung khó, vì đặc điểm của học sinh lúc này đang ở lứa tuổi từ 16 đến 17 tuổi, hệ thống thần kinh trung ương khá hoàn thiện, võ não, tri giác có định hướng sâu sắc, khả năng nhận biết cấu trúc động tác được nâng cao, nhưng không tránh khỏi những sai sót trong khi luyện tập [2]. Để tránh những sai sót đó thì phải dựa vào các phương pháp để hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt những điểm còn sai sót.

 Mặt khác khi nghiên cứu về vấn đề này còn giúp cho giáo viên cũng cố được những kiến thức sư phạm và những sai sót khi giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất trong trường THPT.

 

doc 18 trang thuychi01 6175
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn giáo dục thể chất trong chương trình lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGHUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI SÓT CỦA HỌC SINH THPT KHI HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11
 Người thực hiện: Nguyễn Trung Chính
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục thể chất	 
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC	
Nội dung
Trang
I. Mở đầu...........
3
1.1. Lý do chọn đề tài........
3
1.2. Mục đích nghiên cứu....
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu. ...
5
II. Nội dung.............................................
5
2.1. Cơ sở lí luận ..
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng......
6
2.2.1 Thực Trạng..
6
2.2.2 Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên....
6
2.3. Nghiên cứu thực tế
6
2.3.1. Khắc phục sai sót bài thể dục:..............................................................
7
2.3.1.1. Bài thể dục phát triển chung(liên hoàn 50 động tác dành cho nam)...................................................................................................................
7
2.3.1.2 Bài thể dục nhịp điệu(dành cho nữ gồm 9 động tác)..........................
7
2.3.2. Khắc phục sai sót động tác chạy tiếp sức:.............................................
7
2.3.2.1. Khắc phục sai sót trao tín gậy.............................................................
7
2.3.2.2 Khắc phục sai sót nhận tín gậy............................................................
7
2.3.3. Khắc phục sai sót chạy bền.................................................................... 
8
2.3.3.1. Khắc phục sai sót tư thế thân trên......................................................
8
2.3.3.2 Khắc phục sai sót động tác hai chân...................................................
8
2.3.4. Khắc phục sai sót nhảy xa kiểu”Ưỡn thân”.......................................... 
9
2.3.4.1. Khắc phục sai sót giai đoạn chạy đà...................................................
9
2.3.4.2. Khắc phục sai sót giai đoạn giậm nhảy..............................................
9
2.3.4.3. Khắc phục sai sót giai đoạn trên không.............................................
9
2.3.4.4. Khắc phục sai sót giai đoạn tiếp đất...................................................
9
2.3.5. Khắc phục sai sót nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”...............................
10
2.3.5.1. Khắc phục sai sót giai đoạn chạy đà...................................................
10
2.3.5.2. Khắc phục sai sót giai đoạn giậm nhảy..............................................
10
2.3.5.3. Khắc phục sai sót giai đoạn trên không.............................................
10
2.3.6. Khắc phục sai sót đá cầu........................................................................
10
2.3.6.1. Khắc phục sai sót động tác tâng” giật” cầu.......................................
11
2.3.7. Khắc phục sai sót cầu lông.....................................................................
11
2.3.7.1. Khắc phục sai sót đánh cầu thuận tay (cao - sâu).............................
11
2.3.7.2. Khắc phục sai sót đập cầu...................................................................
11
2.3.8. Khắc phục sai sót bóng chuyền..............................................................
12
2.3.8.1. Khắc phục sai sót khi phát bóng.........................................................
12
2.4. Kết quả nghiên cứu...................................................................................
13
III. Kết luận kiến nghị ....................................................................................
14
3.1. Kết luận......................................................................................................
14
3.2. Kiến nghị........
15
3.2.1. Đối với ban giám hiệu........................
15
3.2.2. Đối với giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất......
15
I. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất là một bộ môn quan trọng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, giúp phần nâng cao ý thức rèn luyện thể chất, củng cố tố chất thể lực cho học sinh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên Ban giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo nói chung và Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa nói riêng luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục thể chất cho học sinh. 
Đề tài này trình bày được dựa trên các tài liệu tham khảo, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua sự trao đổi đồng nghiệp và trường bạn. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm biên soạn đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình học tập của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên. 
 Khi chọn đề tài về học môn giáo dục thể chất trong chương trình lớp 11 là những nội dung khó, vì đặc điểm của học sinh lúc này đang ở lứa tuổi từ 16 đến 17 tuổi, hệ thống thần kinh trung ương khá hoàn thiện, võ não, tri giác có định hướng sâu sắc, khả năng nhận biết cấu trúc động tác được nâng cao, nhưng không tránh khỏi những sai sót trong khi luyện tập [2]. Để tránh những sai sót đó thì phải dựa vào các phương pháp để hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt những điểm còn sai sót.
 Mặt khác khi nghiên cứu về vấn đề này còn giúp cho giáo viên cũng cố được những kiến thức sư phạm và những sai sót khi giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất trong trường THPT.
 Tuy nhiên trong quá trình dạy học dù chưa nhiều kinh nghiệm nhưng tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh khi học môn Giáo dục thể chất còn mắc nhiều sai sót khi thực hiện các động tác trong nội dung thực hành. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông, để góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên của ngành giáo dục đào tạo nói chung và bộ môn giáo dục thể chất nói riêng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn Giáo dục thể chất trong chương trình lớp 11”, để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Mặt khác tôi tự nhận thấy đây cũng là trách nhiệm của bản thân trong việc nghiên cứu trao dồi kinh nghiệm học tập để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu thực tế của môn học mà Đảng và nhà nước đề ra. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Để nghiên cứu đề tài này chúng ta phải đi sát vào thực tế qua từng tiết dạy xem xét nhận biết từng cá nhân, nhóm, tập thể khi luyện tập.
 Qua đó đưa ra những phương pháp để huấn luyện cho học sinh còn bị mắc phải những sai sót không đáng có khi luyện tập, thì hiệu quả luyện tập sẽ không cao. Vì vậy cần kịp thời chỉ bảo nắn chỉnh ngay cho học sinh những sai sót khi mắc phải là điều rất quan trọng trong sự hình thành động tác của học sinh.
 Khi nghiên cứu về đối tượng mắc sai sót trong luyện tập “các nội dung trong chương trình lớp 11” thì nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta đầu tiên là: Thu thập tất cả các nội dung, bài tập động tác liên quan đến tiết dạy để cũng cố lượng bài tập và hướng dẫn cho học sinh. Trong 1 tiết dạy chỉ có 45 phút nên phải chia ra cũng cố hướng dần theo sự hoạt động của cá nhân, nhóm, tập thể để tiện cho việc củng cố, sửa sai cần lựa chọn và đưa ra lượng vận động phù hợp cho học sinh.
 Thường xuyên theo dõi quan sát học sinh luyện tập có thể sửa sai trực tiếp nếu sai sót đó không phức tạp, còn nếu động tác phức tạp thì chúng ta phải phân chia thành nhiều động tác nhỏ để sửa sai, vấn đề này cần nhiều thời gian để định hướng rõ ràng bài tập.
 Nói về học sinh mắc sai sót trong khi luyện tập là một vấn đề mà giáo viên Giáo dục thể chất nào cũng quan tâm. Những phương pháp tối ưu nhất để hướng dẫn học sinh tránh xảy ra tình trạng không thực hiện được động tác dẫn đến sai sót thường gặp trong luyện tập, giáo viên đề ra phương pháp, biện pháp để khắc phục những vấn đề cần quan tâm.
 Ta thấy trong môi trường học, luyện tập động tác có một số ít học sinh có cấu trúc chân, tay, giây chằng, xương, cơ... gặp một chút vấn đề thì việc sửa sai những động tác đơn giãn cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những động tác cơ bản khi luyện tập, liên quan đến độ chính sác hơn [3].
 Vậy những vấn đề nói trên giáo viên cần điều tra xem xét và đưa ra những bài tập cho phù hợp với những đặc điểm của học sinh dựa trên những phương pháp đã được nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu : 
Các biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn Giáo dục thể chất trong chương trình lớp 11 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Theo như nhiệm vụ nghiên cứu thì phải thu thập rất nhiều bài tập và đưa ra nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là những phương pháp trong giảng dạy giáo dục thể chất đã và đang sử dụng.
1.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đặt ra các tiêu chí chung. 
1.4.2. Phương pháp giảng dạy động tác: 
- Phương pháp dùng lời nói.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực hành.
1.4.3. phương pháp thống kê:
Sau khi lấy được số lượng sai sót của học sinh tôi tiến hành thống kê kết quả. Tìm ra nguyên nhân để khắc phục 
II. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận:
 Như chúng ta đã thấy sự hình thành cơ bản được những động tác các tư thế cơ bản hình thành kĩ năng, kĩ xảo của học sinh, chịu sự ảnh hưởng đến môi trường tập luyện của học sinh . Nghĩa là chúng ta phủ định các yếu tố bẩm sinh, di truyền sự phát triển tâm lí, trí tuệ nhận thức nhân cách... của học sinh qua sự phát triển lĩnh hội những kĩ năng, kĩ xảo động tác, chắt lọc những kiến thức của nội dung [1].
 Học sinh THPT là những thành viên không phải là nhỏ tuổi, nhưng cũng không phải là lớn tuổi, độ tuổi trung bình từ 16 đến 17 tuổi đây được gọi là “lứa tuổi bất tử” (trích trong cuốn sách giáo dục học II của trường Đại Học Vinh), hăng hái hăng say luyện tập cần có sự chỉ bảo đúng chổ. Lứa tuổi này dễ bị kích động ham muốn hoạt động nên sự chỉ bảo động tác cần được cũng cố theo nhiều phương pháp. Nếu bị mắc sai sót nhiều trong động tác học sinh cũng trở thành thói quen khó sửa sai. Khi rèn luyện các tư thế động tác cơ bản, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh động tác, nhằm tranh sai sót, các động tác vận động cũng rất phức tạp, và khó tập vì vậy mà giáo viên phải luôn quan sát những động tác của học sinh nghiên cứu tìm ra cách giải quyết thích hợp [3]. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
2.2.1. Thực trạng
Qua thực tế khi nghiên cứu đề tài ta thấy học sinh mắc phải những sai sót trong luyện tập rất nhiều, nhiệm vụ của chúng ta đặt ra là, phải sửa sai cho học sinh một cách thật cơ bản dễ hiểu, việc đầu tiên giáo viên phải làm là tìm hiểu quan sát học sinh luyện tập thông qua các giờ dạy nhìn thấy được những lỗi của học sinh thường mắc từ đó tìm ra cách sửa sai cho học sinh.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Qua thực trạng trên ta thấy được kết quả, hiệu quả khi nghiên cứu này đề tài này. Học sinh có thể nắm bắt được động tác một cách tốt nhất. Khi người giáo viên sửa sai phải kiên trì chỉ bảo hướng dẫn tận tình trong thời gian giảng dạy.
2.3. Nghiên cứu thực tế
 Theo dõi thực tế cho tôi thấy học sinh mắc rất nhiều lỗi qua luyện tập, đây là những lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải giáo viên cần chú ý để sửa sai cho học sinh.
2.3.1. Khắc phục sai sót bài thể dục:
2.3.1.1. Bài thể dục phát triển chung(liên hoàn 50 động tác dành cho nam)
Sai: Không duỗi thẳng tay (co tay), không duỗi thẳng chân (co chân).
Cách sửa: Giáo viên hô khẩu lệnh, nhắc nhở duỗi thẳng tay, thẳng chân khi đến động tác, cho học sinh làm chậm bước từng bước để kịp thời chỉnh sửa, làm mẫu nhiều lần để học sinh hình thành thói quen, chú ý quan sát nhắc nhở nhiều lần.
Sai: Mắt không nhìn theo tay khi thực hiện các động tác gập thân kết hợp xoay theo các chiều, hướng khác nhau.
Cách sửa: Giáo viên hô khẩu lệnh, nhắc nhở nhìn theo tay khi đến động tác, cho học sinh làm chậm bước từng bước để kịp thời chỉnh sửa, làm mẫu nhiều lần để học sinh hình thành thói quen, chú ý quan sát nhắc nhở nhiều lần.
2.3.1.2 Bài thể dục nhịp điệu(dành cho nữ gồm 9 động tác).
Sai: Học sinh hay nhầm đánh hông nhịp kép(đánh hông 2 nhịp một bên) với nhịp đơn(đánh hông 1 nhịp một bên), hay co tay.
Cách sửa: Giáo viên tập cho học sinh đánh hông thật thuần thục, sau đó mới tập kết hợp với tay. Nếu học sinh thường co tay giáo viên nhắc nhở nhiều lần trong nhịp đếm, cho học sinh làm chậm bước từng bước để kịp thời chỉnh sửa, làm mẫu nhiều lần để học sinh hình thành thói quen, chú ý quan sát nhắc nhở nhiều lần.
2.3.2. Khắc phục sai sót động tác chạy tiếp sức:
2.3.2.1. Khắc phục sai sót trao tín gậy.
Sai: Trao tín gậy không chính xác gây khó khăn cho bạn.
Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật, cho học sinh tập phối hợp trao - nhận tín gậy tại chỗ sao cho không ảnh hưởng tới nhịp đánh tay. Yêu cầu người nhận tín gậy phải đưa tay về sau ổn định, làm cho người trao biết trước phải đưa tín gậy vào đâu. 
2.3.2.2 Khắc phục sai sót nhận tín gậy.
Sai: Học sinh xuất phát sớm làm cho bạn không đuổi kịp, không trao được tín gậy hoặc phạm quy. Điều này thường sảy ra khi nhiều đội cùng chạy, do sợ thua(nhất là khi có đội đã vượt) hoặc do nhìn không chính xác.
Cách sửa: Giáo viên phân tích tác hại, yêu cầu học sinh kiên trì, bình tĩnh trước ngoại cảnh không để bị dao động. Cho tập trong điều kiện phải ganh đua để rèn luyện tâm lí thi đấu.
Sai: Học sinh vừa chạy vừa quay mặt lại phía sau.
Cách sửa: Giáo viên phân tích tác hại, yêu cầu học sinh không được quay đầu lại khi nhận tín gậy cho học sinh đứng tại chỗ tập với bạn để củng cố kĩ thuật và kĩ năng nhận gậy.
2.3.3. Khắc phục sai sót chạy bền: 
2.3.3.1. Khắc phục sai sót tư thế thân trên.
Sai: Lắc nhiều qua hai bên (do khi chạy, hai bàn chân không đặt trên một đường thẳng ; hai tay đánh sáng hai bên quá mạnh).
Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật, cho học sinh chạy theo đường thẳng, đặt bàn chân song song với đường chạy. Không đánh tay quá mạnh sang hai bên. 
Sai: Thân trên cứng nhắc, gò bó dẫn tới chóng mệt mỏi, cản trở hoạt động của tay và chân. 
Cách sửa: Giáo viên nhắc cho học sinh tập thả lỏng các cơ; tập tăng tốc độ từ từ(để không bị dùng sức đột ngột) 
2.3.3.2 Khắc phục sai sót động tác hai chân.
Sai: Bước chạy không đủ độ dài, tốc độ chạy giảm .
Cách sửa: Giáo viên phân tích tác hại, yêu cầu học sinh kiên trì tập nâng đùi ra trước, chú ý thả lỏng cẳng chân; chỉ khi đùi được nâng đủ cao thì mới thẳng chân về trước.
Sai: Không tích cực thở và không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhịp thở và nhịp bước chạy.
Cách sửa: Giáo viên phân tích tác hại, yêu cầu học sinh kiên trì tập thở đúng ngay từ khi suất phát.
2.3.4. Khắc phục sai sót nhảy xa kiểu”Ưỡn thân”: [6]. 
 Hình ảnh nhảy xa kiểu”Ưỡn thân” [7]. 
2.3.4.1. Khắc phục sai sót giai đoạn chạy đà. [6]. 
Sai: Nhịp các bước chạy đà không hợp lí, giảm tốc độ những bước đà cuối.
Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật, cho học sinh đo đà lại điều chỉnh đà bằng cách chạy nhiều lần, chạy đà theo nhịp vỗ tay hoặc tiếng hô nhắc nhở, khích lệ của giáo viên nhất là 3- 5 bước đà cuối. 
Sai: Đặt chân giậm nhảy không đúng ván. 
Cách sửa: Giáo viên nhắc cho học sinh tập điều chỉnh bước đà phù hợp
2.3.4.2. Khắc phục sai sót giai đoạn giậm nhảy. [6] 
Sai: Góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá.
Cách sửa: Đo và chỉnh lại đà, tập đặt chân giậm nhảy vào ván nhiều lần, tập đứng chân giậm nhảy trước cách mép hố cát 0,8 – 1,2m chân lăng sau. Tạo đà và giậm nhảy vào hố cát, khi tạo đà chân giậm nhảy cần phối hợp với đánh mạnh hai tay từ trước - ra sau - về trước. Đi ba bước giậm nhảy.
2.3.4.3. Khắc phục sai sót giai đoạn trên không[6]
Sai: Sau bước bộ đưa chân giậm nhảy ra trước như ở nhảy xa kiểu “Ngồi”.
Cách sửa: Tập mô phỏng động tác chân lăng giai đoạn trên không. Tập mô phỏng động tác chân giậm nhảy giai đoạn trên không. Chạy đà giậm nhảy bằng chân thuận.
2.3.4.4. Khắc phục sai sót giai đoạn tiếp đất. [6]. 
Sai: Để mông hoặc tay chạm đất phía sau gót chân 
Cách sửa: Tập mô phỏng động tác tiếp đất, bật xa vào hố cát để tập tiếp đất.
2.3.5. Khắc phục sai sót nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”:
 Hình ảnh nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” [7]. 
2.3.5.1. Khắc phục sai sót giai đoạn chạy đà. [6]. 
Sai: Chạy đà không đúng góc độ.
Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật, cho học sinh đo đà lại,xác định lại góc độ chạy đà.
Sai: Bị rối loạn đà, đặt chân không đúng điểm giậm nhảy. 
Cách sửa: Giáo viên nhắc cho học sinh tập điều chỉnh bước đà phù hợp, tập bước đà cuối(tại chỗ), tập đưa chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy. Đi, chạy từ 3 - 5 bước giậm nhảy, đá lăng chân. 
Sai: Chưa xác định được chân giậm nhảy. 
Cách sửa: Tập bước đà cuối nhiều lần.
2.3.5.2. Khắc phục sai sót giai đoạn giậm nhảy [6]. 
Sai: Giậm nhảy không mạnh, không hết sức, sợ sệt khi chạy đến gần xà ngang.
Cách sửa: tập động tác tay ở bước đà cuối - giậm nhảy mạnh - đá lăng, tập phát triển sức mạnh chân.
2.3.5.3. Khắc phục sai sót giai đoạn trên không [6]. 
Sai: Chân lăng đá vào xà.
Cách sửa: Đứng, đá lăng chân lên cao - xoay gót chân.
2.3.6. Khắc phục sai sót đá cầu:
Hình ảnh tâng cầu [7]. 
2.3.6.1. Khắc phục sai sót động tác tâng” giật” cầu [6]. 
Sai: Khi thực hiện động tác, cầu bay về phía trước (cầu rơi ra khỏi khu vực khống chế của chân đá cầu).
Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật, cho học sinh tập mô phỏ nhiều lần động tác “giật” cầu và khống chế bàn chân luôn song song với mặt đất, khi thuần thục thì tiếp xúc với cầu. Tập tiếp xúc với cầu nhiều lần.
2.3.7. Khắc phục sai sót cầu lông.
2.3.7.1. Khắc phục sai sót đánh cầu thuận tay (cao - sâu) [6]. 
Sai: Cứng vai. Do chưa phối hợp được động tác giữa thân mình và tay.
Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật, cho học sinh đứng tại cjoor chân cùng bên với tay cầm vợt phía sauchaan kia ở phía trước, tay thuận cầm vợt thực hiện động tác quay vòng tròn phối hợp với xoay thân trên ghần giống với kĩ thuật động tác, Tập lại kĩ thuật nhiều lần.
2.3.7.2. Khắc phục sai sót đập cầu[6]. 
Sai: Phương hướng đập cầu sai(cầu không cắm xuống mà lại bay vòng cung như khi đánh cao xa. Do điểm tiếp xúc cầu sai hoặc chưa biết sử dụng lực gập cổ tay. Mặt vợt khi tiếp cầu ngửa.
Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật, cho học sinh thực hiện đập cầu vào vật chuẩn, một người tung cầu phục vụ để người sai sửa lại kĩ thuật, tự tập, tự tung cầu và đập.
2.3.8. Khắc phục sai sót bóng chuyền.
Phát bóng thấp tay [7]. 
Phát bóng cao tay [7]. 
2.3.8.1. Khắc phục sai sót khi phát bóng [6]. 
Sai: Tư thế không ổ định khi phát bóng.
Cách sửa: Hai chân đứng rộng bằng vai, chuyển trọng tâp phù hợp khi tung bóng và đánh bóng.
Sai: Phát bóng lệch hướng.
Cách sửa: Tay phát bóng phải theo hướng từ sau ra trước, không chếch sang hai bên, tiếp xúc không lệch sang hai bên thân bóng.
2.4. Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian quan sát và sửa sai cho học sinh khi dạy môn giáo dục thể chất ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, tôi đã thấy được những kết quả khả quan, đặc biệt ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy
* Có những bài tập học sinh nam mắc sai sót ít hơn nữ và ngược lại.
* Khi sửa lần 1 số lượng học sinh nam lĩnh hội và tiếp thu kiến thức nhanh hơn học sinh nữ.
* Khi sửa lần hai đa số học sinh đều nắm được động tác cơ bản, trong đó một số học sinh do cấu tạo về xương, cơ ...nên tiếp thu, thực hiện động tác có khó khăn.
* Trong quá trình giảng dạy cho học sinh tôi đã kiên trì sửa sai động tác cho học sinh và ghi nhớ lại kết quả từng lần kiểm tra của từng môn. 
Ví dụ ở lớp 11A7 tổng số 45 trong đó: Nam: 29 học sinh , Nữ 16 học sinh 
TT
Nội dung
Số lượng HS sai
Sửa lần 1
Sửa lần 2
Còn lại
Ghi chú
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam 
Nữ
Nam 
Nữ
1
Bài thể dục phát triển chung (50 động tác của nam)
9
0
5
0
2
0
2
0
Sửa nhiều lần
2
Bài thể dục nhịp điệu (dành cho nữ gồm chín động tác)
0
14
0
8
0
4
0
2
Sửa nhiều lần
3
Chạy tiếp sức
5
13
4
6
1
4
0
3
Sửa nhiều lần
4
Chạy bền
3
9
3
6
0
1
0
2
Sửa nhiều lần
5
Nhảy xa
12
17
6
8
4
6
2
3
Sửa nhiều lần
6
Nhảy cao
11
15
5
7
4
7
2
1
Sửa nhiều lần
7
Đá cầu
13
17
6
8
4
7
3
2
Sửa nhiều lần
8
Cầu lông
10
11
5
6
4
3
1
2
Sửa nhiều lần
9
Bóng chuyền
8
16
5
7
2
8
1
1
Sửa nhiều lần
III. Kết luận kiến nghị 
3.1. Kết luậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_khac_phuc_nhung_sai_sot_cua_hoc_sinh_thpt_khi.doc