SKKN Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 tại trường THPT Đông Sơn 2

SKKN Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 tại trường THPT Đông Sơn 2

Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống là nhu cầu cần thiết. Ngành giáo dục đã từng bước sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng trong nhà trường như một công cụ giúp Ban giám hiệu nâng cao chất lượng quản lý, giúp thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời trang thiết bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

 Sử dụng CNTT trong giáo dục là yêu cầu cấp thiết, có tác dụng mạnh mẽ đối với mục tiêu, định hướng đổi mới nâng cao chất lượng dạy học, là phương tiện hữu ích giúp cho giáo viên sáng tạo và lựa chọn những hình thức đổi mới dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Bởi vì, đổi mới phương pháp dạy học là để khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện cho học sinh nếp tư duy sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học.

 Môn học nào cũng vậy, việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy cũng rất quan trọng, CNTT giúp cho người dạy và người học hiểu sâu hơn và có cái nhìn trực quan hơn về nội dung của bài học. Tuy nhiên, để việc sử dụng công nghệ thông tin tốt, có hiệu quả cao trong từng bài học thì không phải giáo viên nào cũng làm được, đây cũng là khó khăn chung của rất nhiều giáo viên khi muốn sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc điểm của môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQP-AN) là giảng dạy lý thuyết xen lẫn các nội dung học thực hành, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh họa bằng hình ảnh trực quan cho người học dễ dàng nhận biết hình dung vị trí địa lý, các đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, các đảo và các quần đảo, biết xác định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam,. Đồng thời nhận biết về các loại vũ khí trang bị, cấu tạo của súng, đạn, lựu đạn và chuyển động gây nổ hay phương pháp ngắm bắn. Đối với "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" lớp 11 môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh nếu được minh họa rõ ràng cụ thể, bằng hình ảnh trực quan thông qua CNTT sẽ giúp cho người học nhanh chóng nhận biết và áp dụng thực tế khi tiến hành tập luyện ngoài thao trường tốt hơn.

 Vì vậy tôi chọn đề tài: "Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 tại trường THPT Đông Sơn 2". Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi sử dụng trong năm học 2016 – 2017 để giảng dạy với mong muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy và tạo hứng thú học tập cho học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 6672
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 tại trường THPT Đông Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY BÀI “KĨ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN” TRONG MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH LỚP 11 TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 2
Người thực hiện: Nguyễn Khắc Tiến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: GDQP - AN
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống là nhu cầu cần thiết. Ngành giáo dục đã từng bước sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng trong nhà trường như một công cụ giúp Ban giám hiệu nâng cao chất lượng quản lý, giúp thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời trang thiết bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
	Sử dụng CNTT trong giáo dục là yêu cầu cấp thiết, có tác dụng mạnh mẽ đối với mục tiêu, định hướng đổi mới nâng cao chất lượng dạy học, là phương tiện hữu ích giúp cho giáo viên sáng tạo và lựa chọn những hình thức đổi mới dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Bởi vì, đổi mới phương pháp dạy học là để khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện cho học sinh nếp tư duy sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học.
	Môn học nào cũng vậy, việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy cũng rất quan trọng, CNTT giúp cho người dạy và người học hiểu sâu hơn và có cái nhìn trực quan hơn về nội dung của bài học. Tuy nhiên, để việc sử dụng công nghệ thông tin tốt, có hiệu quả cao trong từng bài học thì không phải giáo viên nào cũng làm được, đây cũng là khó khăn chung của rất nhiều giáo viên khi muốn sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc điểm của môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQP-AN) là giảng dạy lý thuyết xen lẫn các nội dung học thực hành, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh họa bằng hình ảnh trực quan cho người học dễ dàng nhận biết hình dung vị trí địa lý, các đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, các đảo và các quần đảo, biết xác định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam,... Đồng thời nhận biết về các loại vũ khí trang bị, cấu tạo của súng, đạn, lựu đạn và chuyển động gây nổ hay phương pháp ngắm bắn. Đối với "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" lớp 11 môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh nếu được minh họa rõ ràng cụ thể, bằng hình ảnh trực quan thông qua CNTT sẽ giúp cho người học nhanh chóng nhận biết và áp dụng thực tế khi tiến hành tập luyện ngoài thao trường tốt hơn.
	Vì vậy tôi chọn đề tài: "Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 tại trường THPT Đông Sơn 2". Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi sử dụng trong năm học 2016 – 2017 để giảng dạy với mong muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho người học hiểu sâu hơn và có cái nhìn trực quan hơn về nội dung của bài học, để việc sử dụng công nghệ thông tin tốt, có hiệu quả cao trong từng bài học.
* Đối tượng nghiên cứu:
 	- Học sinh khối 11 trường THPT Đông Sơn 2 và đội tuyển HSG môn Giáo dục quốc phòng – An ninh.
* Phạm vi nghiên cứu:
 	- Lấy 02 lớp trong khối : 11A3 ; 11A4 với tổng số học sinh là : 81Em 
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực.
 - Phương pháp tính toán, sử lý số liệu.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I – Cơ sở lý luận:
1. Công nghệ thông tin là gì?
	Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
2. Vai trò của công nghệ thông tin trong giảng dạy
	Công nghệ thông tin được đưa vào dạy học đã thể hiện được những vai trò nhất định như:
	- Làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học: nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh,... Giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động, thu hút sự chú tập trung của người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện chủ động tham gia học tập của người học.
	- Công nghệ thông tin góp phần thay đổi hình thức dạy và học: hình thức dạy dựa vào máy tính, hình thức học dựa vào máy tính.
3. Vai trò công nghệ thông tin với môn GDQP - AN và đối với việc giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn".
	* Đối với môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh:
	Đây là môn học đặc thù gồm cả lý thuyết và thực hành, vì vậy khi sử dụng CNTT sẽ giúp cho học sinh những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; học sinh sẽ quan sát được hình ảnh về kỹ năng quân sự, kĩ thuật băng bó, kỹ thuật chuyển thương, các tư thế động tác vận động trên chiến trường,... thông qua CNTT giáo viên sẽ giúp học sinh nhìn thấy được những hình ảnh trực quan, sinh động, các VIDEO, các thước phim nói về cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đan, sơ lược chuyển động các loại súng,...
	* Đối với "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn"
	Sử dụng CNTT vào bài này sẽ giúp học sinh quan sát được các hình ảnh động của lựu đạn ví dụ: có thể quan sát được hình ảnh, mô hình các loại lựu đạn; các clip, VIDEO nói về cấu tạo, sơ lược chuyển động gây nổ, tư thế động tác ném lựu đạn,... Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp cho học sinh nhận thức được vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học, từ đó vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lược truyền đạt kiến thức cho các em học sinh trên cơ sở xây dựng đổi mới về hình thức phương pháp dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh, từ đó lựa chọn những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học được tốt hơn,...
II – Thực trạng của vấn đề:
1. Đặc điểm "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" lớp 11 môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
	Mục đích của bài:
	- Học sinh nắm được tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn; quy tắc dùng lựu đạn và tư thế, động tác ném trúng đích.
	- Biết cách thực hành được động tác ném lựu đạn trúng đích, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập
	- Xây dựng thái độ chấp hành nghiêm quy tắc an toàn trong luyện tập và quyết tâm sử dụng có hiệu quả lựu đạn trong quá trình chiến đấu
	Đối với "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" nếu chúng ta không sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy thì học sinh rất khó hình dung được các tiết nhỏ của từng loại lựu đạn, nhờ những hình ảnh cụ thể khi sử dụng bài giảng điện tử nên học sinh sẽ hiểu và nhớ được nội dung bài học nhanh và chính xác hơn. Vì vậy, việc sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả bài dạy là cần thiết và rất quan trọng.
2. Thuận lợi trong giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" lớp 11 môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh tại Trường THPT Đông Sơn 2.
	Trường THPT Đông Sơn 2 là một trong những trường thuộc huyện đồng bằng, thành lập được hơn 15 năm. Trường có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi đáp ứng số lượng tiết học tương đối tốt. Vấn đề chuyên môn giảng dạy luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sát. Trường có đội ngũ giáo viên giảng dạy tương đối đầy đủ, tất cả cán bộ giáo viên trong nhà đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với công tác quản lý và giảng dạy.
	Đối với "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" lớp 11 môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh, nhà trường cùng các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi đã cung cấp tập đồ dùng dạy học như: tranh vẽ về lựu đạn, mô hình lựu đạn, bao xe, hình bổ đôi của lựu đạn, phòng máy chiếu,... Đội ngũ giáo viên môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh trong nhà trường được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với môn học.
3. Khó khăn trong việc giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
	Sử dụng CNTT đối với các môn học khác là điều không mới, xong đối với môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh đây là môn học xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành liên quan nhiều đến các kiến thức địa lý, y học, lịch sử truyền thống như việc xác định đường biên giới quốc gia trên biển, trên đất liền; kiến thức về quốc phòng, an ninh,... Đối với "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn", dụng cụ, trang thiết bị chưa đầy đủ; thiếu tranh ảnh, mô hình lựu đạn Cần 97, cấu tạo bộ phận gây nổ của các loại lựu đạn,...
	Vì vậy, nếu không áp dụng CNTT thì rất khó khăn cho quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh.
* Đối với học sinh: Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình, đa phần các em học sinh ở Trường THPT Đông Sơn 2 là dân tộc Kinh và do yêu cầu về lượng kiến thức của môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ huynh nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Và thật tai hại hơn nữa đối với bộ phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận và coi đây chỉ là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng - An ninh chưa cao.
* Đối với giáo viên: Đội ngũ giáo viên trong tổ Thể dục - QPAN chưa được đào tạo chuyên sâu để tham gia giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh, nên việc tiếp cận với CNTT còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy lý thuyết còn khiêm tốn chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng CNTT vào giảng dạy, vì vậy tiết học còn khô khan, thiếu tính hấp dẫn, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập.
	Còn một bộ phận giáo viên coi đây là môn phụ nên ít nhận được sự quan tâm, chưa động viên khích lệ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cách tiếp cận CNTT trong giảng dạy còn hạn chế, cũng chính vì vậy việc khai thác, tìm tòi thông tin để thiết kế bài giảng chưa trở nên phổ biến, làm hạn chế khả năng sáng tạo phát huy hiệu quả trong các tiết dạy, nên chất lượng hiệu quả giáo dục chưa được nâng cao đối với bài học.
	Việc sử dụng CNTT vào "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn" môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh hình như chỉ được sử dụng vào những tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi...hoặc hạn chế ở số lượng máy vi tính phục vụ cho giảng dạy CNTT còn hạn chế.
III - Sử dụng CNTT trong giảng dạy"Bài 6: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn".
1. Sử dụng công nghệ thông tin khai thác tài liệu, hình ảnh sử dụng giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn".
	Hiện nay, CNTT có thể giúp giáo viên rất nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài học cũng như quá trình giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn", sách giáo khoa cũng đã cung cấp tương đối đầy đủ kiến thức, kỹ năng liên quan đến nội dung bài học như các hình ảnh về hình dáng bên ngoài và bên trong của các loại lựu đạn 1, lựu đạn Cần 97...Tuy nhiên vẫn còn thiếu những hình ảnh về cấu tạo, hình bổ đôi của lựu đạn Cần 97, chuyển động gây nổ của từng loại lựu đạn, các tư thế đứng ném lựu đạn trúng đích...Khi giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn", giáo viên cần phải có những mô hình về lựu đạn giả, bởi vì đây là những thiết bị mà hầu hết các em rất tò mò, muốn nhìn tận mắt và dùng tay để cầm.
	Tất cả những tư liệu về hình ảnh, mô hình, những thước phim đó học sinh rất thích thú xem, xuất phát từ điều đó chúng ta thấy rằng cho các em xem các tư liệu qua hình ảnh, các mô hình, các đoạn phim về cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn... sẽ làm tăng sự hưng phấn, thích thú của các em và chất lượng học sẽ tăng lên.
	Vì vậy việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tài liệu, hình ảnh phục vụ giảng dạy cho "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn", là rất cần thiết.
* Một số hình ảnh về lựu đạn:
 Lựu đạn 1 Lựu đạn cần 97
* Tư thế động tác đứng ném khi đang vận động:
2. Sử dụng CNTT thiết kế nội dung giới thiệu tác dụng, tính năng chiến đấu của lựu đạn:
	Khi giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn", bài này gồm 2 loại: Lựu đạn 1 và lựu đạn Cần 97. Đây là loại vũ khí đánh gần, trạng bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực địch bằng các mảnh gang vụn. Hai loại lựu đạn trên có tác dụng, cấu tạo, tính năng chiến đấu và khối lượng mỗi loại tương đối giống nhau
	Vì vậy khi giảng dạy không áp dụng CNTT, học sinh sẽ rất khó hình dung được hình ảnh cụ thể của các loại lựu đạn, buộc giáo viên phải mô phỏng và giải thích bằng lời để học sinh hình dung do đó có những hạn chế nhất định, chưa tạo ra sự hứng thú và hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
	Còn khi sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Giáo viên hoàn toàn có thể sưu tầm các loại lựu đạn trên mạng Interrnet, hoặc dùng máy ảnh, điện thoại...chụp lại những hình mẫu về các loại lựu đạn khi gặp trong quá trình đi thực địa, tập huấn hay huấn luyện để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Sau khi giới thiệu tác dung, tính năng chiến đấu của các loại lựu đạn, giáo viên cho học sinh xem hình ảnh, các đoạn VIDEO, thước phim về sự giống và khác nhau của từng loại lựu đạn. 
	Như vậy học sinh sẽ dễ dàng nhận biết, tự so sánh những tính ưu việt khác nhau của từng loại lựu đạn.
3. Sử dụng công nghệ thông tin thiết kế nội dung cấu tạo lựu đạn:
	Khi giảng dạy bằng phương pháp thông thường nếu muốn học sinh hiểu tốt nội dung của bài thì buộc giáo viên phải tháo từng bộ phận của lựu đạn để giới thiệu, nhưng hầu hết tất cả các loại lựu đạn được cấp ở trường THPT đều không thể tháo rời được nên sự nhận biết thiếu rõ ràng và chưa tạo ra sự hứng thú cho học sinh học tập. Sử dụng CNTT thiết kế nội dung trình chiếu powerpoint để giới thiệu từng bộ phận chính lựu đạn vừa được giới thiệu được các chi tiết của từng bộ phận cả trong và ngoài.
3.1. Lựu đạn 1.
* Tác dụng, tính năng chiến đấu lựu đạn 1:
	Lựu đạn 1 dùng để sát thương sinh lực địch chủ yếu bằng các mảnh gang vụn. Bán kính sát thương: 5m. Thời gian cháy chậm từ khi phát lửa đến khi nổ khoảng 3,2 giây - 4,2 giây.
	- Khối lượng toàn bộ lưu đạn là 450gam.
	- Chiều cao toàn bộ lựu đạn là 118mm.
	- Đường kính thân lựu đạn: 50mm
	- Khối lượng thuốc nổ TNT: 45gam.
* Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính:
	- Thân lựu đạn: Vỏ lựu đạn bằng gang, có khía như những mắt quả Na. Cổ lựu đạn có ren để lắp bộ phận gây nổ. Bên trong vỏ lựu đạn là thuốc nổ TNT
Bộ phận gây nổ
Thân lựu đạn
- Bộ phận gây nổ (lắp vào thân lựu đạn): Ống kim hỏa để chứa lò xo, kim hỏa, chốt an toàn, mỏ vịt để giữ đuôi kim hỏa, hạt lửa để phát lửa thuốc cháy chậm, ống chứa thuốc cháy chậm, kíp.
1. Ống kim hỏa.
2. Ren lắp vào thân lựu đạn.
3. Vành chặn lò xo.
4. Lò xo kim hỏa.
5. Kim hỏa.
6. Tán để lò xo kim hỏa.
7. Mỏ vịt.
8. Chốt an toàn.
9. Ống chứa thuốc cháy chậm.
10. Hạt lửa.
11. Thuốc cháy chậm.
12. Kíp.
* Chuyển động gây nổ:
	- Bình thường chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hỏa, kim hỏa ép lò xo lại.
	- Khi rút chốt an toàn, đuôi kim hỏa bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa tự phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm từ 3,2 giây - 4,2 giây, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn.
3.2 Lựu đạn Cần 97:
* Tác dụng, tính năng chiến đấu:
	Lựu đạn Cần 97 có tác dụng, tính năng chiến đấu như lựu đạn 1, chỉ khác về chiều cao của lựu đạn Cần 97 là 98mm.
*Cấu tạo:
	Lựu đạn Cần 97 có ba bộ phận:
	- Bộ phận gây nổ
	- Vỏ lựu đạn
	- Thuốc nổ
* Chuyển động gây nổ:
- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cần bẩy đè búa và kim hỏa ngửa về sau thành tư thế giương.
- Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bật lên rời khỏi tai giữ, lò xo đẩy búa đập về phía trước, kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, sau 3,2 giây đến 4,2 giây, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn.
4. Sử dụng CNTT thiết kế nội dung giảng dạy bằng phần mềm powerpoit:
	Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình sử dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt được hiệu quả trong giảng dạy "Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn", Giáo viên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, để có được một tiết học với 45 phút như vậy, người giáo viên phải tâm huyết, say mê sáng tạo tìm tòi, có những ý tưởng độc đáo nhằm thiết kế một bài giảng đạt mức chuẩn, sinh động, kích thích được học sinh vào hoạt động nhận thức một cách chủ động thì giáo viên thường phải bắt đầu ý tưởng bài giảng, phải thiết kế hình ảnh, các đoạn clip, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp trong bài giảng, phải đảm bảo quy trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện theo mô hình của bài giảng dưới đây.
* Bước 1: Xác định mục tiêu trọng tâm và kiến thức cơ bản.
	- Kiến thức: Nhận biết được lựu đạn, biết được tính năng cấu tạo và nguyên lý chuyển động gây nổ của lựu đạn.
	- Kỹ năng: Biết cách bảo quản lựu đạn, biết thực hành được động tác đứng ném lựu đạn trúng đích.
	- Thái độ: Xây dựng thái độ chấp hành ngiêm quy tắc an toàn trong luyện tập và quyết tâm sử dụng có hiệu quả lựu đạn trong chiến đấu.
* Bước 2: Xây dựng kịch bản dạy học:
	Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản:
	+ Xác định các bước của quá trình dạy học.
	+ Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (phim, ảnh...), hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ.
	+ Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động.
	+ Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình dạy học.
* Bước 3: Xác định tư liệu cho các hoạt động.
	- Phim (video), ảnh (image), hoạt cảnh (animation)...
	- Tìm kiếm tư liệu.
	- Xử lý tư liệu, phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động.
* Bước 4: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học.
	+ Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp.
	+ Cài đặt (số hóa) nội dung.
	Tạo hiệu ứng trong các tương tác tạo hiệu ứng, liên kết các trang (Slide) tạo hiệu ứng cho câu hỏi, đáp án, nội dung bài học, hình ảnh và tạo hiệu ứng cho các trang hiệu ứng các nội dung vừa phải, hợp lý, tránh việc lạm dụng gây mất tập trung và tốn thời gian không cần thiết.
	Liên kết nội dung, các trang giáo án: Việc liên kết khá đơn giản nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì liên kết giúp giáo viên tích hợp các nội dung giúp tiết kiệm diện tích trang khi soạn cũng như khi trình chiếu.
* Bước 5: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện.
	+ Trình diễn thử, soát lỗi.
	+ Kiểm tra tính logic, hợp lý các thành phần.
	+ Chỉnh sửa.
	+ Hoàn thiện.
(Bài giảng powerpoint in trong phụ lục kèm theo)
IV. Một số lưu ý khi sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy “ Bài 6: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn".
	- Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh vừa phải, chỉ con lựa những tài liệu, hình ảnh phù hợp, hiệu quả, thiết thực, không ôm đồm, lạm dụng khi sử dụng CNTT dẫn đến "bội thực" hình ảnh khiến bài học dàn trải, thiếu trọng tâm.
	- Xây dựng Slide cho bài giảng vừa phải, không nên tạo quá nhiều Slide trong tiết học, nếu sử dụng nhiều Slide sẽ trở thành trình chiếu nhàm chán. Giáo viên phải kết hợp cả trình chiếu Slide với bài giảng và tổ chức các hoạt động học tập để tiết học nhịp nhàng, hiệu quả
	- Giáo viên luôn nhớ rằng công nghệ thông tin chỉ là phương tiện hỗ trợ dạy học, không phải tất cả những bài học nào cũng có thể sử dụng CNTT để giảng dạy hay sử dụng để soạn thảo giáo án điện tử. Đối với môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, giáo viên nên chọn những bài nào phù hợp, có liên quan đến hình ảnh, các thước phim, VIDEO clip hay sơ lược chuyển động của các loại vũ khí như súng tiểu liên AK, súng trường CKC, chuyển động gây nổ của lựu đạn...
	Vì vậy, nếu người dạy biết sử dụng CNTT hợp lí cho từng bài, từng môn học thì chất lượng dạy và học mới đạt hiệu quả cao
V. Kết quả thực nghiệm:
	Lớp 11A3: Dạy theo phương pháp truyền thống không sử dụng CNTT.
	Lớp 11A4: Sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy.
	Phương pháp tiến hành phát phiếu trả lời câu hỏi sau giờ học:
1. Phiếu kiểm t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cong_nghe_thong_tin_de_nang_cao_hieu_qua_giang.doc