SKKN Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa (Kiểu ưỡn thân) cho học sinh lớp 11 trường THPT Lang Chánh

SKKN Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa (Kiểu ưỡn thân) cho học sinh lớp 11 trường THPT Lang Chánh

Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo.

Hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào sự hoàn thiện đối với tất cả các khâu như: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá.Trong đó việc lựa chọn phương tiện dạy học phải phù hợp với phương pháp dạy học, phương pháp dạy học đóng một phần rất quan trọng. Trong thực tế không một phương pháp nào là tối ưu ở tất cả các bài dạy, mỗi phương pháp đều tùy thuộc vào mục đích, nội dung, hay cơ sở vật chất của nhà trường .

Mục tiêu giáo dục thể chất là phát triển tố chất thể lực, nâng cao sức khỏe, Chính vì vậy môn TDTT trong nhà trường rất được coi trọng, bởi tính đặc thù và sự phát triển thể chất, của cơ thể con người, nhu cầu vận động của học sinh. Song do trình độ tập luyện của học sinh chưa cao mà yêu cầu đòi hỏi về kỹ thuật lại cần chính xác do vậy trong quá trình tập luyện, các em thường mắc một số những sai lầm lớn về kỹ thuật động tác.

Chương trình Thể dục lớp 11 có nội dung “nhảy xa kiểu ưỡn thân’’ đây là nội dung khó đối với học sinh mới tập.

 

doc 17 trang thuychi01 35271
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa (Kiểu ưỡn thân) cho học sinh lớp 11 trường THPT Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC TRONG KỸ THUẬT NHẢY XA (KIỂU ƯỠN THÂN) CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
 Người thực hiện: 	Cao Danh Lam
 Chức vụ: 	Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: 	Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Phần
 Nội dung
Trang
I
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2
3
3
3
II
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Những sai lầm thường mắc. 
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm
3.3. Biện pháp khắc phục
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3
3
3
5
5
5
6
13
III
Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
15
15
15
Tài liệu tham khảo
16
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo.
Hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào sự hoàn thiện đối với tất cả các khâu như: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá.Trong đó việc lựa chọn phương tiện dạy học phải phù hợp với phương pháp dạy học, phương pháp dạy học đóng một phần rất quan trọng. Trong thực tế không một phương pháp nào là tối ưu ở tất cả các bài dạy, mỗi phương pháp đều tùy thuộc vào mục đích, nội dung, hay cơ sở vật chất của nhà trường ...
Mục tiêu giáo dục thể chất là phát triển tố chất thể lực, nâng cao sức khỏe, Chính vì vậy môn TDTT trong nhà trường rất được coi trọng, bởi tính đặc thù và sự phát triển thể chất, của cơ thể con người, nhu cầu vận động của học sinh. Song do trình độ tập luyện của học sinh chưa cao mà yêu cầu đòi hỏi về kỹ thuật lại cần chính xác do vậy trong quá trình tập luyện, các em thường mắc một số những sai lầm lớn về kỹ thuật động tác. 
Chương trình Thể dục lớp 11 có nội dung “nhảy xa kiểu ưỡn thân’’ đây là nội dung khó đối với học sinh mới tập..
Khi giảng dạy hay quan sát, giờ học môn nhảy xa “Kiểu ưỡn thân” của học sinh lớp 11 ở trường, tôi thấy rất nhiều học sinh mắc phải những sai lầm khi thực hiện kỹ thuật. Điều này ảnh huởng đến chất lượng học tập và giảng dạy môn học cũng như chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do vậy vấn đề đặt ra là. Làm thế nào để khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa “Kiểu ưỡn thân” góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình giảng dạy, học tập môn nhảy xa cho học sinh khối lớp 11 trong nhà trường THPT Lang Chánh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trong những năm giảng dạy. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy nhảy xa trong chương trình nội khoá THPT, nên tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa (Kiểu ưỡn thân) cho học sinh lớp 11 trường THPT Lang Chánh".
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài nhằm giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn của nội dung nhảy xa kiểu "ưỡn thân". 
- Tạo cho học sinh sự chủ động, sáng tạo trong tập luyện.
- Giúp học sinh thực hiện động tác chính xác và vận dụng linh hoạt. 
- Nhằm nâng cao hiệu quả môn học và thi đấu đạt thành tích cao.
- Là cơ sở quan trọng để huấn luyện học sinh giỏi cho các kì thi môn TDTT đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nhằm chỉ ra một số sai lầm về kỹ thuật của học sinh trong nhảy xa ưỡn thân và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học bằng con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau.
- Các phương pháp thực tế, thu thập thông tin:
+ Điều tra thực tiễn sư phạm.
+ Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy.
+ Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thành tích nhảy xa phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật và sức lực của người nhảy. việc hình thành và hoàn thiện kĩ thuật trong môn thể dục, thể thao và đặc biệt trong môn nhảy xa ngoài việc phát triển các tố chất thể lực có liên quan cần phải chú trọng đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động đó là yếu tố cấu thành mức độ hoàn thiện động tác kỹ thuật. Ngoài ra chúng ta cần phải chú ý: Tính bền vững của kỹ năng vận động chỉ có giá trị khi động tác đúng không cần sửa chữa. Để nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy giáo viên cần phải phát hiện sớm những sai lầm để đưa ra những bài tập khắc phục những sai lầm vào đúng thời điểm, giai đoạn trong quá trình hình thành động tác. Để đạt thành tích nhảy xa tốt đòi hỏi học sinh phải phối hợp tốt các giai đoạn với nhau như giai đoạn chạy đà là tiền đề cho cơ sở giậm nhảy, chạy đà nhanh và mạnh, biết chuyển từ tốc độ nằm ngang sang giậm nhảy là nhân tố quan trọng để đạt được thành tích tốt trong nhảy xa. Muốn đạt được mục đích trên cần thực hiện tốt kỹ thuật các bước cuối cùng đúng phụ thuộc không chỉ vào phương pháp tập, mà cả vào việc thường xuyên chuẩn bị hoàn thiện thể lực, nâng cao sức bật chuyên môn. Giai đoạn giậm nhảy từ tốc độ nằm ngang tối đa người nhảy thực hiện giậm nhảy nhanh mạnh tích cực (sức mạnh tốc độ). Chuyển trọng tâm cơ thể di chuyển về trước và lên trên. Như vậy, muốn thực hiện được tốt giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân” khi kết thúc giậm nhảy phải tạo được góc độ giậm nhảy, lực giậm nhảy, thời gian giậm nhảy tốt. Trong quá trình giảng dạy cho thấy kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân” là kỹ thuật tương đối phức tạp, nên trong quá trình giảng dạy việc hoàn thiện kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu, nếu sai kỹ thuật sẽ dẫn đến định hình động tác sai và khó sửa chữa. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Đề tài nhằm chỉ ra một số sai lầm về kỹ thuật của học sinh trong nhãy xa ưỡn thân và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
Đối tượng tôi chọn có 4 lớp 11, tỉ lệ nam nữ giữa các lớp là ngang nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 làm đối chứng và nhóm 2 thực nghiệm.
Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo sự hướng dẫn của sách và các phương pháp truyền thống bao gồm các lớp.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện bao gồm các lớp.
Nhóm 1
Học sinh lớp
Số HS
Kết quả
Đạt
%
Chưa đạt
%
11 A3
40
29
69%
13
31%
11A4
42
28
70%
14
30%
Nhóm 2
11 A1
38
40
100%
0
0%
11A2
40
38
100%
0
0%
Từ kết quả điều tra về hai nhóm học sinh như trên tôi nhận thấy:
Nội dung nhảy xa kiều “Ưỡn thân” là nội dung tương đối khó với học sinh khối 11 vì đây là nội dung mới đối với các em, trước đó các em ở THCS cũng chỉ học nội dung nhảy xa kiều ngồi khi lên THPT các em mới được học nội dung nhảy xa kiều “Ưỡn thân” nên các em thường nhầm và sai động tác rất nhiều.
Trên thực tế, trong quá trình giảng dạy mà xác định được những sai lầm mà học sinh thường mắc trong quá trình tập luyện môn nhảy xa kiểu “Ưỡn thân” giúp học sinh biết được kỹ thuật sai của mình qua đó giáo viên sửa chữa được kỹ thuật chính xác góp phần nâng cao thành tích của học sinh.
Những sai lầm trong các kỹ thuật động tác nếu không có các biện pháp khắc phục sửa chữa kịp thời sẽ dẫn đến khó sửa. Để phát hiện ra những sai lầm của học sinh, nguyên nhân đẫn đến sai lầm của học sinh luôn luôn đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng như một biện pháp để nâng cao thành tích.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Từ thực trạng trên để nâng cao hiệu quả giảng dạy tôi mạnh dạn lựa chọn và đưa ra một số sai lầm thường mắc và một số bài tập khắc phục những sai lầm của học sinh như sau.
3.1. Những sai lầm thường mắc.
- Chạy đà không xác định được chân giậm nhảy
- Chạy đà tốc độ chậm thành tích không cao
- Chạy đà không tạo được tư thế chuẩn bị giậm nhảy
- Giậm nhảy không mạnh, không phát huy hết được lực
- Giậm nhảy xong người bị lao về trước 
- Không nâng được đùi và cẳng chân lên cao ra trước ở tư thế bước bộ trên không
- Không thực hiện được tư thế động tác ưỡn thân
- Bị đổ người ra sau khi tiếp đất.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc.
STT
Những sai lầm thường mắc
Nguyên nhân dấn đến sai lầm
1
- Nhịp chạy đà các bước không hợp lí nên không xác định được chân giậm nhảy
- Do tư thế bắt đầu chạy tốc độ đà không ổn định.
2
- Chạy đà với tốc độ chậm thành tích không cao
 Do sức khỏe và sức mạnh chân dẫn đến tâm lí tâm lí 
3
- Chạy đà không tạo được tư thế chuẩn bị giậm nhảy
Do thực hiện bốn bước đà cuối, không hạ thấp được trọng tâm
4
- Giậm nhảy không mạnh, không phát huy hết được lực
Giậm nhảy không duỗi hết các khớp dẫn đến sức mạnh giậm nhảy yếu.
5
- Giậm nhảy xong người bị lao về trước 
- Góc độ giậm nhảy nhỏ, lúc giậm nhảy thân người gập về trước quá nhiều.
6
- Không nâng được đùi và cẳng chân lên cao ra trước ở tư thế bước bộ trên không
Giậm nhảy không mạnh, không tận dụng được sức bật của bàn chân để nâng thân lên cao
7
- Không thực hiện được tư thế động tác ưỡn thân
- Do đưa chân giậm nhảy ra trước như nhảy kiểu ngồi
8
- Bị đổ người ra sau khi tiếp đất
Không kết hợp được thân trên và chân về trước
3.3. Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc:
Trên thực tế quan sát và giảng dạy tôi đã xác định được 8 sai lầm cơ bản nhất của học sinh trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân”. Để khắc phục những sai lầm trên một cách có hiệu quả tôi đã dựa trên cơ sở một số phương pháp sau: 
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình: Dùng lời nói phân tích giảng giải những yêu cầu về kĩ thuật giúp học sinh hiểu và hình thành kĩ thuật động tác.
- Phương pháp tập luyện: Giáo viên sử dụng phương tập luyện phân đoạn và phương pháp tập luyện hoàn chỉnh để tập luyện nhằm sửa sai cho học sinh
- Phương pháp phân đoạn 
- Phương pháp hoàn chỉnh
3.3.1. Trực quan trực tiếp.
Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát toàn bộ kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân" 1-2 lần, kết hợp phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu và nắm được kĩ thuật.
Khó nhất: Khi phân tích, thị phạm giai đoạn trên không và tiếp đất của kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân", giáo viên không thể dừng lại giai đoạn trên không để phân tích mà phải thị phạm nhiều lần ở hố cát hay dùng đến tranh ảnh để minh họa thì học sinh mới nắm rõ được giai đoạn này một cách chính xác.
3.3.2. Trực quan gián tiếp.
Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân"
Kĩ thuật sai
Kĩ thuật đúng
Sau đây là một số khắc phục sửa sai lầm
- Chạy đà không chính xác, tốc độ chạy đà không cao
* Cách sửa
- Khắc phục : 
+ Chạy đà nhiều lần chú ý nhịp điệu chạy đà và tăng tốc độ, hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy
+ Chạy tốc độ cao ngoài đường chạy cự ly 20-30m (2-3l)
+ Chạy tốc độ cao trong đường chạy đà cự ly 30-40m (2-3l)
* Bài tập: Tập chạy đà dần tốc độ theo nhịp vỗ tay hoặc lời hô của giáo viên
- Biện pháp: Giáo viên vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu theo đội hình dàn hàng ngang trước vạch xuất phát, sau đó cho từng hàng vào tập
x x x x x x x
x x x x x x x
10 – 15m
	* Bài tập 2: Chạy tốc độ cao 15 – 30 cm ngoài đường chạy đà hoặc trên đường chạy đà băng qua hố nhảy.
* Bài tập 3: Rèn luyện sức nhanh, bền
Cho các em chạy tăng tốc mỗi hàng cách nhau xa để quan sát
 chậm nhanh
 x x x x x o o
 	 x x x x x o o
 x x x x x o o
 x x x x x o o
 ----------------10m---------------
Đo lại đà tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà
- Khắc phục sửa sai chạy đà không tạo được tư thế chuẩn bị giậm nhảy
Nhịp điệu không ổn định của các bước chạy đà cuối dẫn tới việc đặt chân giậm không đúng ván giậm nhảy.
Cách sửa:
+ Thực hiện 4 bước đà cuối cùng với bước đà ngắn, tốc độ chậm sau tăng dần, hạ trọng tâm, kết hợp giậm nhảy.
+ GV: Cho HS Chạy toàn bộ đà nhiều lần nữ 16m, nam 20m. Tốc độ cao có đánh dấu các vạch bốn bước cuối cùng trước khi giậm nhảy.
- Khắc phục sửa sai giậm nhảy không mạnh, không hết: 
+ Tập các bài tập , động tác tăng cường sức mạnh cơ chân
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh
- Khắc phục sửa sai giậm nhảy bị lao người về trước:
Bài tập 1 : GV : Cho học sinh xếp thành hai hàng ngang, các em hàng đầu để chân lăng phía trước, chân giậm phía sau, mũi chân chạm đất. Các em hàng sau giữ hai tay em hàng trước. Học sinh hàng trước giữ chân thẳng, gối chân trước hơi trùng xuống sau đó đồng thời với việc đạp chân lăng, các em đưa nhanh chân giậm ra trước và đặt trên ván giậm bằng cả bàn chân.
	Mục đích : Tập đặt chân giậm nhảy vào ván nhảy và đặt đúng ván
 X X X X X X X
 X X X X X X X
 GV
Bài tập 2 : Mô phỏng cách đặt chân trên vị trí giậm nhảy phối hợp với chân lăng và đánh tay.
- GV cho lần lượt các em thực hiện động tác đặt chân giậm nhảy. 2em/ 1lần
- GV quan sát sửa sai cụ thể
Mục đích - Lúc đặt chân vào vị trí giậm nhảy, chân lăng bắt đầu chuyển động về trước – lên trên. Đồng thời với lăng chân, hai tay được nâng ra trước lên trên, tay bên chân giậm được nâng cao hơn để giữ thăng bằng.
- GV vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn cho học sinh tập
Đội hình luyện tập
 x x x x x
	 x x x x x
 GV
- Khắc phục sửa sai không nâng được đùi và cẳng chân.
Tập bật xa chủ động nâng đùi, cẳng chân và với chân tích cực ra xa.
* Cách sửa : GV làm mẫu chỉ ra chỗ sai và hướng dẫn học sinh làm lại động tác.
* Bài tập : Tại chỗ bật xa thu chân sát đùi thành ngồi xổm.
- Mục đích : Tạo tư thế ngồi xổm trờn khụng.
- Cách tổ chức luyện tập : GV cho lần lượt các em thực hiện động tác đặt chân giậm nhảy. 2em/ 1lần
GV quan sát sửa sai cụ thể
Đội hình luyện tập
 x x x x
 x x x x 
	 x x x x 
 GV
 x x x x
- Khắc phục sửa sai không thực hiện được tư thế bước bộ trên không
+ Tập đặt chân lên ván, chân lăng phía sau - giậm nhảy, đặt chân lăng chạm cát
+ Đi 3 bước giậm nhảy, đặt chân lăng phía trước
+ Đi 3 bước giậm nhảy vượt qua chướng ngại vật ở độ cao 0,3-0,5m sau đó đặt bàn chân lăng chạm cát phía trước.
* Bài tập 1 : Giới thiệu đặc điểm của giai đoạn trên không.
- Mục đích : Hiểu và vận dụng trong tập luyện và thi đấu
- Cách tổ chức tập luyện : Cho lớp tập trung làm 4 hàng ngang xem làm mẫu và nghe phân tích kĩ thuật
- Đội hình giới thiệu
 x x x x x x 
 x x x x x x 
 GV 
 x x x x x x 
 x x x x x x 
Bài tập 2: Đà 3 – 5 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không 
Yêu cầu kĩ thuật: Chân giậm nhảy duỗi thẳng ở phía sau, chân lưng nâng đùi lên cao, cẳng chân thả lỏng, hai tay đánh phối hợp.
- Cách tổ chức tập luyện : GV cho lần lượt các em thực hiện động tác bước bộ trên không. 2 em/ 1lần
GV quan sát sửa sai cụ thể
- Đội hình luyện tập
 x x x x
 x x x x 
	 x x x x 
 GV
 x x x x
- Khắc phục sửa sai bị ngã ra sau khi tiếp xúc đất:
+ Tập bật từ trên cao xuống hố cát chủ động chùng gối khi chạm cát và chuyển trọng tâm về trước.
+ Tập động tác đánh tay phối hợp với động tác chân và thân người hợp lí khi tiếp đất.
+ Tập phối hợp toàn bộ kĩ thuật và đặc biệt chú ý tới động tác tiếp đất.
+ Tập phản xạ giậm nhảy từ chậm đến nhanh dần, 4 bước đà cuối hạ thấp được trọng tâm hợp lý.
* Bài tập 1 : Tập rơi từ trên bục cao 30 – 40cm xuống cát. Có yêu cầu gập thân về trước.
-  Mục đích:. Hoàn chỉnh kĩ thuật tiếp đất bằng hai chân.
- Yêu cầu : Khi tiếp đất phải trùng gối để tránh chấn thương.
* Bài tập 2 : Chạy đà từ 3 – 5 bước giậm nhảy thực hiện bước bộ sau đó thu chân về trước dướn ra xa hơn cùng lúc với gập thân và tay.
* Bài tập 3 : Nhảy qua dây chun tư thế ở giai đoạn bay sau đó thực hiện chạm cát.
* Một số trò chơi để phát triển sức mạnh của chân và phát triển thể lực chung.
TRÒ CHƠI 1: “Nhảy ô tiếp sức”
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo
- Chuẩn bị : Kẻ vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 0,8 - 1,5m của mỗi hàng kẻ 10 ô chữ nhật, mỗi ô có cạnh 0,4m, cạnh kia 1 - 1,5m. Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc ( tương ứng với mỗi ô đó chuẩn bị), sau vạch xuất phát.
- Cách chơi: Lần lượt từng em của mỗi hàng bật nhảy bằng 2 chân từ vạch xuất phát vào ô số 1, sau đó nhảy tách 2 chân vào ô số 2 và 3, tiếp tục như vậy cho đến ô cuối. Sau đó bật quay 1800, rồi nhảy lần lượt qua các ô về vạch xuất phát, đưa tay chạm bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
- Hàng nào nhảy xong trước và không phạm quy hàng đó thắng
- GV chia lớp làm 4 đội chơi , số lượng nam, nữ bằng nhau. Đứng sau vạch xuất phát 
* Đội hình chơi 
 D
X
* Chú ý: Các trường hợp phạm quy
+ Xuất phát trước hiệu lệnh
+ Để chân vào ụ không đúng quy định
+ Chân giẫm lên hoặc ra ngoài vạch vôi
* Yêu cầu : Chơi đúung luật, tích cực và tự giác trong quá trình chơi.
TRÒ CHƠI 2: “ Lò cò tiếp sức” .
- Mục đích :Phát triển sức mạnh của chân giậm ,khả năng phối hợp nhanh nhẹn khéo léo .
- Cách chơi : Khi có lệnh em số 1 đầu hàng nhảy cò 1 chân về trước vòng qua cờ chuẩn, cò về vạch xuất phát đưa tay chạm em số 2, em số 2 thực hiện như em số 1,như vậy đến hết .
+ GV chia lớp làm 4 tổ, số lượng nam, nữ bằng nhau. Đứng sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ.
	+ GV nêu mục đích, cách chơi và luật chơi.
Đội hình : Chơi
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên thực tế sau một quá trình giảng dạy vả qua một quá trình nghiên cứu với thực tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy để giải quyết những vần đề khó khăn đã nêu trên. Tôi đã tiến hành quan sát và kiểm tra 4 lớp học chia thành 2 nhóm: nhóm đối chiếu và nhóm thực nghiệm để đánh giá những sai lầm khi thực hiện kỹ thuật nhảy xa kiểu "Ưỡn thân” mà tôi đưa ra. Kết quả thu được như sau:
- Nhóm 1: Không áp dụng một số biện pháp GV đưa ra sửa chữa sai lầm thường mắc của HS mà chỉ vận dụng các phương pháp giảng dạy theo sự hướng dẫn của sách giáo viên. Kết quả kiểm tra nội dung nhảy xa 2 lớp 11A3 và 11A4 như sau.
Lớp
Tổng số HS
Xếp loại
Đạt
%
Chưa đạt
%
11A3
42
29
69%
13
31%
11A4
40
28
70%
14
30%
- Nhóm 2: Áp dụng phương pháp thực nghiệm, vận dụng một số biện pháp sửa chữa sai lầm thường mắc của HS trong tập luyện nội dung nhảy xa "kiểu ưỡn tđể tạo hứng thú học tập cho học sinh. Kết quả kiểm tra nội dung nhảy xa 2 lớp 11A1 và 11A2 như sau. 
Lớp
Tổng số HS
Xếp loại
Đạt
%
Chưa đạt
%
11A1
40
40
100%
0
0%
11A5
38
38
 100%
0
 0%
* Nhận xét, đánh giá: 
Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của hai nhóm đối tượng: Nhóm không thực nghiệm và nhóm thực nghiệm tôi thấy kết quả học tập của các em nhóm thực nghiệm được nâng lên rõ rệt.
- Thứ nhất: Các em được áp dụng một biện pháp sửa chữa những sai lầm thường mắc đã nêu, có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn và có tinh thần tự giác cao trong học tập và rèn luyện. Kết quả kiểm tra đánh giá về khả năng vận dụng động tác của nhóm thực nghiệm được nâng lên rõ rệt.
- Thứ hai: Từ việc vận dụng các biện pháp sửa sai này ở trường, ở lớp các em đã tích cực hơn trong việc tập luyện ở nhà, và có thể vận dụng vào một số hoạt động của nhà trường và địa phương ngoài thực tiễn, qua đó giúp các em có tinh thần học tập tốt hơn.
Từ thực tế áp dụng giảng dạy và kết quả đạt được tôi xin rút ra bài học như sau:
4.1. Đối với giáo viên.
* Để thực hiện tiết học thể dục kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân" cho học sinh giáo viên cần phải:
- Xác định rõ nội dung, kĩ năng cần tập luyện theo chuẩn kiến thức.
- Thiết kế bài soạn đầy đủ nội dung.
- Dạy đúng phương pháp phù hợp với đối tượng.
- Có đầy đủ đồ dùng tập luyện như: Hố nhảy phải đảm bảo, tranh ảnh minh họa, thước đo...
- Kiểm tra tình hình sức khỏe của học sinh trước khi vào học.
- Sử dụng các bài tập phù hợp với từng nội dung.
- Phát hiện sớm những sai

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_nhung_sai_lam_thuong_mac_tro.doc