SKKN Vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, môn Giáo dục công dân 10 – Trường thpt Lang Chánh

SKKN Vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, môn Giáo dục công dân 10 – Trường thpt Lang Chánh

Môn học Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh về ý thức và hành vi, góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức sống của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng,văn minh. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng văn hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Đặc biệt là khi chúng ta đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển con người toàn diện thì hơn bao giờ hết, bộ môn Giáo dục công dân giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là môn học cần thiết, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

doc 24 trang thuychi01 7491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, môn Giáo dục công dân 10 – Trường thpt Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ÐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỘT SỐ CÂU CHUYỆN THỰC TẾ VÀO GIẢNG DẠY BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC, MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 – TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH.
Người thực hiện: 	Lê Thị Thúy
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân 
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
Mục lục 
1
1
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài nghiên cứu 
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu 
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu 
3
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.2
Thực trạng về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.2.1
Thuận lợi
4
2.2.2
Khó khăn
5
2.2.3
Kết quả của thực trạng trên 
5
2.2.4
Nguyên nhân 
6
2.3
Một số kinh nghiệm “Vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, Môn GDCD 10, Trường THPT Lang Chánh”
6
2.3.1
Một số lưu ý khi vận dụng ...
7
2.3.2
Một số cách thức khi giáo viên vận dụng...
7
2.3.3
Thiết kế bài dạy theo phương pháp vận dụng...
8
2.4
Hiệu quả đạt được
20
3
Kết luận, kiến nghị
21
3.1
Kết luận 
21
3.2
Kiến nghị
21
Tài liệu tham khảo
22
Danh sác SKKN đã được Hội đồng Sở GD&ĐT đánh giá 
23
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môn học Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh về ý thức và hành vi, góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức sống của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng,văn minh. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng văn hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Đặc biệt là khi chúng ta đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển con người toàn diện thì hơn bao giờ hết, bộ môn Giáo dục công dân giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là môn học cần thiết, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có một bộ phận học sinh chưa thật sự chú ý học tập môn Giáo dục công dân, chưa ý thức được vai trò và vị trí của môn học, học theo hình thức đối phó, nhận thức sai dẫn đến hành động sai. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh hiện nay. Mặt khác, nội dung chương trình Giáo dục công dân còn thiếu tính thời sự, nặng về tính lý luận, phương pháp dạy học chưa phù hợp, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, sơ sài, không kích thích được hứng thú học tập cho học sinh. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ở mỗi tiết học giáo viên cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương tiện dạy học và năng lực của học sinh. Người giáo viên cần phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh nắm được kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp để xử lý các thông tin mà các em tiếp xúc hàng ngày.
Qua các năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn, những phương pháp, những cách thức...làm thế nào để dạy học đạt kết quả cao nhất, gây hứng thú cho học sinh nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức đã học đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ thực tiễn dạy học và từ chính kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng sẽ rất hiệu quả, nếu giáo viên có thể vận dụng câu chuyện, tình huống thực tế vào kiến thức trong sách giáo khoa giúp học sinh dễ nắm bắt nội dung, rút ra bài học cho bản thân, từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, lối sống là một trong những việc làm đã làm và đang mang lại hiệu qủa thực sự cho nhiều giáo viên, trong đó có bản thân tôi. Bác Hồ đã nói: ” Một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn thuyết”. Đó cũng là lí do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, Môn Giáo dục công dân 10 - Trường THPT Lang Chánh”. Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi viết sáng kiến này với mục đích:
+ Góp phần làm cho giờ dạy đạt hiệu quả như mong muốn và xứng tầm với giá trị môn Giáo dục công dân.
+ Những câu chuyện thực tế chứa đựng những nhân vật có thật sẽ là những tấm gương cho học sinh noi theo.Giúp học sinh hứng thú, yêu thích môn học; giảm bớt tính khô khan, trừu tượng bộ môn đồng thời có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống để không ngừng hoàn thiện bản thân.
+ Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường trách nhiệm cá nhân đối với gia đình và xã hội.
+ Khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc..., củng cố lòng tin của cá nhân vào cuộc sống và cống hiến hết mình cho xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các câu chuyện thực tế phù hợp với nội dung bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, môn Giáo dục công dân 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp chọn lọc, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
+ Phương pháp thực tiễn.
+ Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học môn Giáo dục công dân 10, trường THPT Lang Chánh”.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Phương châm của đổi mới giáo dục là "học đi đôi với hành", "Lí luận gắn liền với thực tiễn". Sử dụng những câu chuyện thực tế là ví dụ thực tiễn có tính giáo dục cao, cung cấp cho học sinh những thông tin diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua những câu chuyện đó, học sinh nhận xét, đánh giá và có thái độ, ý kiến riêng của mình về vấn đề đặt ra. Giúp học sinh liên hệ kiến thức sách giáo khoa với cuộc sống, khắc ghi những kiến thức cốt lõi, mục tiêu bài học. Từ đó các em sẽ có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Để đạt được hiệu quả, kết quả cao trong bài giảng, giáo viên cần phải lựa chọn những mẫu chuyện gần gũi, phù hợp với dung bài học để giảm bớt tính khô khan, trừu tượng của bộ môn. 
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông sẽ là cơ hội giúp giáo viên và học sinh dễ nắm bắt những vấn đề mang tính thực tiễn. Giáo viên cần định hướng cho học sinh nhận biết vấn đề một cách tích cực, tránh những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức dẫn đến bi quan, mất lòng tin vào cuộc sống. Những câu chuyện hấp dẫn, có tính thời sự để trang bị cho học sinh phân biệt đúng, sai, những kĩ năng sống cơ bản khi bước vào đời. Nhân chứng sống - tấm gương đạo đức tạo nên thần tượng, sự đam mê và thay đổi cách sống thụ động, tránh xa những cám dỗ của các tệ nạn xã hội. Phương pháp này đã được nhiều giáo viên sử dụng và mang lại hiệu quả nhất định. Thực trạng dạy và học môn GDCD còn nhiều vấn đề bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tôi tin rằng việc sử dụng những câu chuyện thực tế trong giảng dạy bộ môn nói chung và bài 11 môn Giáo dục công dân 10 nói riêng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi: 
+ Giáo viên môn Giáo dục công dân đã nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi cách dạy và học để nâng cao vị trí, tầm quan trọng của bộ môn nhất là trong giai đoạn hiện nay. 
+ Phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh là cơ hội cho giáo viên cũng như học sinh thay đổi cách tiếp cận vấn đề.
+ Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân 10 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp kể chuyện, đặc biệt là bài 11.
+ Đây là phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động, hứng thú sáng tạo của học sinh. Tạo bầu không khí cho giờ học thêm sôi nổi. Học sinh có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và có cách ứng xử phù hợp khi gặp phải nhưng tình huống tương tự.
+ Đa số học sinh có ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức, biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
+ Năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn giáo dục công dân vào tổ hợp bài thi khoa học xã hội trong kì thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và có thể tham gia xét tuyển Đại học, Cao đẳng nên học sinh bắt đầu chú trọng đến môn học. Bên cạnh đó, tổ bộ môn và Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh có điều kiện tốt nhất để đổi mới phương pháp dạy học trong đó có môn Giáo dục công dân.
2.2.2. Khó khăn: 
+ Môn Giáo dục công dân kiến thức đặc thù là mang tính lý luận, trừu tượng, khái quát hóa đôi khi dễ tạo nên sự khó hiểu, nhàm chán và ít hứng thú ở học sinh nếu giáo viên không có phương pháp phù hợp.
+ Một số gia đình phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của môn học nên quan niệm là môn phụ. Vì vậy, học sinh không tha thiết với môn học, học đối phó, qua loa do đó không mang lại kết quả cao.
+ Một số giáo viên còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi phương pháp dạy truyền thống, thiếu sáng tạo trong bài giảng nên việc sử dụng phương pháp này chưa thật sự có hiệu quả. Nếu sử dụng không đúng mục đích, hợp lí về thời gian thì tiết học trở thành một tiết kể chuyện đơn thuần.
+ Những câu chuyện thực tế chủ yếu là do giáo viên tự nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng. Phương tiện thông tin đại chúng có nhiều câu chuyện phản ánh mặt trái của xã hội, nếu giáo viên lựa chọn câu chuyện không đúng mục tiêu, giáo dục sẽ gieo vào đầu các em những kiến thức sai lầm, lệch lạc về cuộc sống.
+ Tài liệu tham khảo cho môn học còn quá ít và chưa phổ biến.
+ Một vấn đề nữa là thời lượng dành cho bộ môn này còn ít ( 1 tuần /1 tiết). Sách mới viết hiện nay nội dung phong phú, phù hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực trạng cho thấy học sinh chưa hứng thú học môn này.
2.2.3. Kết quả của thực trạng trên:
Để tìm hiểu thực trạng vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đối với học sinh 2 lớp 10A10, 10A11 - Trường THPT Lang Chánh trong năm học 2017 – 2018 thông qua tiết kiểm tra 1 tiết khi tôi chưa vận dụng câu chuyện thực tế vào bài giảng – Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học .
- Đề kiểm tra (Thời gian 1 tiết)
Câu 1 (4 điểm): Lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Câu 2(6 điểm): Trong giờ kiểm tra học 2 môn Sinh, Hằng ngồi gần Hân - là học sinh gỏi Tỉnh môn Sinh, giám thị coi thi cũng rất "nhẹ nhàng" nếu em sử dụng tài liệu hay chép bài của bạn là cơ hội để có điểm cao một cách khá dễ dàng. Thế nhưng, em lại tự mình làm bài mặc dù thế mạnh của em không phải là môn Sinh nên có nhiều câu chưa trả lời xong. Nộp bài rồi, một số bạn cùng phòng nói Hằng sao dại thế, nếu có chép của Hân hay giở tài liệu thì có ảnh hưởng gì đến đạo đức đâu mà lại được điểm cao. Hằng vui vẻ cười và cảm thấy trong lòng thật thanh thản.
Hỏi: 
- Nêu và phân tích các phạm trù đạo đức từ hành vi của Hằng ?
- Vì sao mặc dù làm chưa xong bài nhưng Hằng vẫn cảm thấy vui?
- Từ bài tập tình huống trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
Sau khi kiểm tra kết quả thu được như sau:
Nhóm
Lớp
Sĩ số
Số lượng (HS)
đạt điểm loại
Tỉ lệ (%) kết quả đạt loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đối chứng
10A10
34
6
8
15
5
18
23
45
14
Đối chứng
10A11
41
8
12
15
6
20
30
37
13
 Qua kết quả kiểm tra, số học sinh điểm yếu và trung bình chiếm số lượng khá cao, cụ thể lớp 10A10 số học sinh có điểm yếu và trung bình là 20 học sinh; lớp 10A11 số học sinh có điểm yếu và trung bình là 21 học sinh.
Từ kết quả này đã minh chứng cho tôi thấy, phương pháp dạy học truyền thống của tôi sử dụng vào bài dạy không mang lại kết quả khả quan. Do vậy bản thân tôi nhận thấy ngoài việc sử dụng phương pháp truyền thống như trước đây, để mỗi bài học đạo đức trở nên hấp dẫn, sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho học sinh thì có một giải pháp cực kì quan trọng là giáo viên nên vận dụng các câu chuyện thực tế đời sống để giảng dạy phần công dân với đạo đức nói chung và bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học nói riêng.
2.2.4. Nguyên nhân:
+ Các thông tin truyền thông chưa có nhiều câu chuyện về người tốt, việc tốt phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Điểm thi vào lớp 10 của học sinh còn thấp, học sinh chỉ qua điểm liệt là đậu vào trường nên hạn chế đến việc tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả, chất lượng môn học.
+ Một số học sinh có tư tưởng coi đây là môn phụ nên học một cách đối phó, qua loa nên kết quả chưa cao.
+ Đa số là học sinh là con em dân tộc miền núi nên phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư việc học cho con em mình.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nói trên, làm cho tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng những câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, giáo dục công dân lớp 10.
2.3. Một số kinh nghiệm “Vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học môn Giáo dục công dân 10- Trường THPT Lang Chánh.
2.3.1. Một số lưu ý khi giáo viên vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học môn Giáo dục công dân 10:
Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình vận dụng câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học môn Giáo dục công dân 10 thì giáo viên cần chú ý:
- Các câu chuyện thực tế vận dụng vào bài phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh, đồng thời tạo được hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên lựa chọn câu chuyện phải đảm bảo thời gian bài học. Xây dựng hệ thống câu hỏi dễ hiểu, có tính vận dụng cao và thể hiện được mối liên hệ logic nội tại giữa các nội dung trong một bài học.
 - Những câu chuyện mang tính nhân văn góp phần phát huy truyền thống qúy báu của dân tộc. Khơi dậy tinh thần yêu quê hương đất nước, sống trung thực, vị tha và nâng cao giá trị bản thân trước cuộc sống. 
- Giáo viên có thể kết hợp được nhiều phương pháp dạy học khác góp phần mang lại hứng thú học môn Giáo dục công dân trong học sinh. 
2.3.2. Một số cách thức thực hiện vận dụng các câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học môn Giáo dục công dân 10:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể vận dụng những câu chuyện vào nhiều dạng khác nhau nhằm mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có 3 dạng cơ bản thường được sử dụng một cách có hiệu quả.
- Vận dụng câu chuyện thực tế để dẫn dắt vào nội dung bài học:
Khi giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình dùng lời nói để dẫn dắt học sinh vào bài hoặc vào một phần nào đó của cấu trúc bài học, vận dụng câu chuyện thức tế, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào bài học một cách trực tiếp tạo sự chú ý của học sinh.
Có hai hình thức để dẫn học sinh vào bài học:
+ Vận dụng câu chuyện thực tế để vào bài mới.
Đây là hình thức giáo viên dùng một câu chuyện có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để đưa học sinh vào bài thay cho phần thuyết trình vào bài. Từ nội dung câu chuyện giáo viên làm rõ chủ đề của bài học và bằng những câu hỏi có tính liên kết để dẫn học sinh vào bài mới, học sinh sẽ thấy hứng thú khi bước vào bài.
+ Vận dụng câu chuyện thực tế để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức của bài học.
Cũng giống như sử dụng câu chuyện để vào bài mới, chỉ có điều khác ở đây giáo viên sử dụng câu chuyện để vào một phần nào đó, một đơn vị kiến thức nào đó của bài học.
- Vận dụng câu chuyện thực tế để làm rõ tri thức:
Là hình thức giáo viên dùng câu chuyện để làm sáng tỏ tri thức của bài học, qua nội dung câu chuyện học sinh sẽ nắm được tri thức bài học hay nói cách khác là thay cho việc dùng lư luận để phân tích, lý giải tri thức bài học cho học sinh. Đây là hình thức củng cố một lượng kiến thức của một phần nội dung bài học.
- Vận dụng câu chuyện thực tế để củng cố bài học:
Đây là hình thức vận câu chuyện sau khi kết thúc bài học. Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp với bài học để củng cố tri thức đã truyền thụ cho học sinh.
2.3.3.Thiết kế bài giảng theo phương pháp vận dụng một số câu chuyện thực tế vào giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học môn Giáo dục công dân 10:
Môn giáo dục công dân nói chung và sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10 nói riêng có rất nhiều bài, nhiều nội dung có thể sử dụng phương pháp này, nhưng trong phạm vi đề tài tôi sử dụng vào một bài cụ thể (giáo viên căn cứ vào thực tế mà có thể sử dụng những câu chuyện thực tế để vào bài mới, củng cố kiến thức hay ra bài tập về nhà cho học sinh tự tìm hiểu).
 Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
 (2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức.
	Học sinh nắm được thế nào là nghĩa vụ và lương tâm, danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc.
2. Về kĩ năng.
- Biết thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến bản thân.
- Biết giữ gìn lương tâm,danh dự, nhân phẩm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội.
3. Về thái độ.
- Coi trọng và giữ gìn lương tâm, danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS.
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực làm việc nhóm, năng lực phê phán, đánh giá, năng lực quan sát.
III PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận lớp, đàm thoại, thuyết trình, động não, phương pháp liên hệ những câu chuyện thực tế vào bài giảng.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- SGK lớp 10, Sách giáo viên lớp 10.
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm MS.PowerPoint, Giấy khổ to, bút bảng
- Tranh ảnh, tranh ảnh tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Khởi động.
Thay thế bằng những cách giới thiệu bài thông thường, giáo viên sử dụng truyện kể để khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi mới bắt đầu bài học. Để tạo hứng thú cho học sinh vào bài mới, giáo viên vận dụng chuyện kể về “ Bác Hồ đến thăm người nghèo”. [1]
Tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962), đường phố mịt mờ trong làn mưa bụi . Trời rét, xe ô – tô đưa Bác đến đầu phố Lý Thái Tổ thì dừng lại. Bác tới thăm gia đình chị Chín. Bác chọn một gia đình có nhiều khó khăn để đến thăm và chúc tết. Chồng chị Chín mất, để lại ba đứa con nhỏ. Chị không có công việc ổn định, gặp việc gì làm việc đó để lấy tiền nuôi con.
Bác Bước vào nhà, chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Chiếc đòn gánh bổng rơi khỏi vai chị. Chiếc thùng sắt rơi xuống đất kêu loảng xoảng. Mấy cháu nhỏ kêu lên: “ Bác! Bác Hồ!” rồi chạy lại quanh Bác.
Lúc này chị Chín mới như chợt tỉnh, chị chạy tới ôm choàng lấy Bác rồi bổng nhiên khóc nức nở . Đôi vay gầy sau làn áo nâu bạc rung lên từng đợt.
Bác đứng lặng, hai tay Người nhè nhẹ vuốt lên mái tóc chị Chín. Chờ cho chị bớt xúc động, Bác an ủi :
Năm mới sắp đến, Bác đến thăm thím, sao thím lại khóc ?
 Tuy cố nén, nhưng chị Chín vẫn không ngừng thổn thức, chị nói:
 - Có bao giờ... có bao giờ chủ tịch nước đến thăm nhà chúng con..., mà bây giờ mẹ con chúng con lại được thấy Bác ở nhà. Con cảm động quá! mừng quá ...thành ra c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_cau_chuyen_thuc_te_vao_giang_day_bai_11.doc