SKKN Vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy giáo dục công dân ở trường THCS Dân tộc Nội trú Thường Xuân

SKKN Vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy giáo dục công dân ở trường THCS Dân tộc Nội trú Thường Xuân

Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THCS là môn học giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chương trình môn học GDCD đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triển thái độ tích cực của học sinh.

Hiện nay, tùy theo nhiệm vụ từng năm học, cũng như các môn học khác môn GDCD đã được ngành Giáo dục quan tâm chỉ đạo cải tiến về phương pháp dạy học, được Phòng, Sở GD&ĐT chú trọng đưa môn học vào các kỳ thi GVG, HSG các cấp Tuy vậy, thực tế môn học vẫn bị xem là môn học phụ. Đặc biệt là đối với học sinh trường THCS Dân tộc nội trú, các em khi bước chân vào trường luôn luôn đặt ra cho mình mục tiêu là sau khi tốt nghiệp THCS các em sẽ phấn đấu thi đậu vào các trường PT Dân tộc nội trú tỉnh. Do vậy các em chỉ trú trọng và tập trung vào các môn học như: Toán. Ngữ văn, Tiếng Anh là các môn liên quan đến việc thi cử của các em, còn môn học GDCD, các em hoàn toàn không hứng thú học, chưa chú tâm, còn ngại học, học đối phó để qua môn. Khó nhất là khi nhà trường cùng giáo viên muốn chọn đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD khối 9, hầu hết các em cũng như phụ huynh không đồng tình cho con mình tham gia ôn thi học sinh giỏi môn này. Thực tế đó luôn đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho giáo viên dạy môn GDCD: Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để tạo hứng thú, khơi gợi sự say mê, tìm tòi, yêu thích môn học ở các em ? Đó là câu hỏi chắc hẳn người giáo viên nào giảng dạy môn học này cũng đều đang trăn trở.

Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân tôi thiết nghĩ để thực hiện tốt được mục tiêu môn học, sự tin tưởng gửi gắm của cả xã hội thì người giáo viên ngoài tự học tập trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, trong quá trình giảng dạy cần phải tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách thức, biện pháp dạy học tích cực, linh hoạt vận dụng phương pháp đổi mới vào giảng dạy để không chỉ phát huy tính tích cực chủ động của các em trong giờ học mà còn khơi gợi được hứng thú, yêu thích của các em với môn học. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài với nội dung: "Vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy giáo dục công dân ở trường THCS Dân tộc Nội trú Thường Xuân”.

 

doc 17 trang thuychi01 42704
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy giáo dục công dân ở trường THCS Dân tộc Nội trú Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC 
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU.
01
1.1. Lí do chọn đề tài.
01
1.2. Mục đích nghiên cứu.
01
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
02
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
02
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
02
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
02
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
03
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
03 -16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
16
3.1. Kết luận.
16
3.2. Kiến nghị.
17
1. MỞ ĐẦU.
	1.1. Lí do chọn đề tài.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THCS là môn học giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chương trình môn học GDCD đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triển thái độ tích cực của học sinh.
Hiện nay, tùy theo nhiệm vụ từng năm học, cũng như các môn học khác môn GDCD đã được ngành Giáo dục quan tâm chỉ đạo cải tiến về phương pháp dạy học, được Phòng, Sở GD&ĐT chú trọng đưa môn học vào các kỳ thi GVG, HSG các cấp  Tuy vậy, thực tế môn học vẫn bị xem là môn học phụ. Đặc biệt là đối với học sinh trường THCS Dân tộc nội trú, các em khi bước chân vào trường luôn luôn đặt ra cho mình mục tiêu là sau khi tốt nghiệp THCS các em sẽ phấn đấu thi đậu vào các trường PT Dân tộc nội trú tỉnh. Do vậy các em chỉ trú trọng và tập trung vào các môn học như: Toán. Ngữ văn, Tiếng Anh là các môn liên quan đến việc thi cử của các em, còn môn học GDCD, các em hoàn toàn không hứng thú học, chưa chú tâm, còn ngại học, học đối phó để qua môn. Khó nhất là khi nhà trường cùng giáo viên muốn chọn đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD khối 9, hầu hết các em cũng như phụ huynh không đồng tình cho con mình tham gia ôn thi học sinh giỏi môn này. Thực tế đó luôn đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho giáo viên dạy môn GDCD: Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để tạo hứng thú, khơi gợi sự say mê, tìm tòi, yêu thích môn học ở các em ? Đó là câu hỏi chắc hẳn người giáo viên nào giảng dạy môn học này cũng đều đang trăn trở. 
Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân tôi thiết nghĩ để thực hiện tốt được mục tiêu môn học, sự tin tưởng gửi gắm của cả xã hội thì người giáo viên ngoài tự học tập trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, trong quá trình giảng dạy cần phải tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách thức, biện pháp dạy học tích cực, linh hoạt vận dụng phương pháp đổi mới vào giảng dạy để không chỉ phát huy tính tích cực chủ động của các em trong giờ học mà còn khơi gợi được hứng thú, yêu thích của các em với môn học. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài với nội dung: "Vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy giáo dục công dân ở trường THCS Dân tộc Nội trú Thường Xuân”. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Tổng hợp lại những kinh nghiệm của cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tiễn giảng dạy.
	- Nhằm khơi gợi được hứng thú, sự yêu thích của các em với môn học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môn GDCD ở trường THCS Dân tộc nội trú - Thường Xuân.
	- Gợi ra một số phương pháp để cùng trao đổi, đánh giá cùng bạn bề đồng nghiệp.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	 Đề tài "Vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy giáo dục công dân ở trường THCS Dân tộc Nội trú Thường Xuân”. đã được thực nghiệm cho học sinh khối lớp 6 mà tôi được phân công giảng dạy năm học 2016 - 2017.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế giảng dạy, thông qua các tiết học tập ngoại khóa và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp) 	
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Thực tiễn đã chứng minh, dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo là dạy học thay vì lấy "Dạy" làm trung tâm sang lấy "Học" làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động "dạy" được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực, chủ động khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
	Vậy để đạt được mục tiêu, kết quả ấy người giáo viên phải làm gì và làm như thế nào? Đây không chỉ là trăn trở của giáo viên trực tiếp giảng dạy mà nội dung các chuyên đề đổi mới phương pháp do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai đều tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Nhiệm vụ đặt ra với giáo viên là lựa chọn cách thức vận dụng hiệu quả sau khi đã tiếp thu nội dung các chuyên đề theo đặc trưng môn học. Với môn Giáo dục công dân-môn thiên về dạy học sinh kiến thức- kĩ năng về giao tiếp ứng xử theo chuẩn mực đạo đức và pháp luật nếu không linh hoạt trong việc lựa chọn và vận dụng phương pháp giờ dạy sẽ trở nên khô khan, nhàm chán. Vì thế nhất thiết trong một giờ dạy GDCD để tạo được hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần phải vận dụng các biện pháp, phương pháp như: dạy học dựa trên cách tiếp cận hoạt động, tiếp cận tham gia, tiếp cận kĩ năng sốngQua vận dụng, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi thấy dạy theo phương pháp này, giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt được tri thức mà còn tổ chức, hướng dẫn hoạt động. Lựa chọn và vận dụng những nội dung và phương pháp dạy học giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng, thực hiện thầy chủ đạo, trò chủ động- Đây cũng chính là mục tiêu của quá trình đổi mới phương pháp trong dạy học nói chung, môn GDCD nói riêng .
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	 Hiện nay, trong bậc THCS môn GDCD được đưa vào chương trình với vai trò là một môn văn hóa. Tuy nhiên, môn học vẫn chưa được hầu hết các nhà trường, các bậc phụ huynh thực sự coi trọng. Cho rằng là môn học phụ, một số học sinh không muốn tham gia thi HSG, học sinh có tham gia thì phụ huynh can thiệp không cho con thi. Một số bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý đến môn học nâng cao phẩm chất nhân cách cho học sinh như môn GDCD Không chỉ thế, ngay trong các đơn vị trường, do thiếu giáo viên kết hợp với quan niệm môn học này “ai chẳng dạy được” nên mới phân công giáo viên dạy trái ban, thậm chí còn phân công giáo viên tự nhiên giảng dạy. Việc làm này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy bộ môn
 	 Song, ở trường THCS Dân tộc nội trú luôn được BGH nhà trường, tổ chuyên môn quan tâm. Từ việc phân công giáo viên giảng dạy đến ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi đều được lựa chọn, nhìn người đặt việc một cách rõ ràng, hiệu quả; không có trường hợp giáo viên giảng dạy trái ban. Mặc dù vẫn còn một bộ phận nhỏ phụ huynh, học sinh xem môn học là môn phụ nhưng những năm gần đây môn học được nhiều học sinh đón nhận với tinh thần học tập hăng say, nhiều học sinh tham gia đăng ký dự thi vào đội tuyển HSG, giáo viên giảng dạy nhiệt tình trách nhiệm nên hầu hết năm học nào môn GDCD cũng có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp, chất lượng đại trà trong môn học tăng- năm sau cao hơn năm trước.
 	Kết quả khảo sát thực hiện trên lớp 6A năm học 2016-2017 trước khi thực nghiệm đề tài SKKN.
Sĩ số
Kết quả thu được
Thích học giờ GDCD
Hiểu và nhớ bài
Hơi thích học giờ GDCD
Hiểu bài
Không thích học giờ GDCD
Hiểu ít, không hiểu bài
30
SL
%
SL
%
SL
%
7
23,3
10
33,3
13
43,4
Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS đạt kết quả cao hơn, tôi vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy và xin mạnh dạn trình bày trong phạm vi đề tài SKKN này. 
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Cũng như bất kỳ giờ dạy của môn học nào, môn GDCD nói riêng đều đặt ra mục tiêu nhất định. Qua bài học, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng, giáo dục thái độ tình cảm tương ứng với kiến thức bài học. Đặc biệt, trong giờ dạy tạo được hứng thú học tập, khơi gợi được lòng yêu thích, say mê môn học luôn là mơ ước, là mục tiêu mà người giáo viên hướng đến. Bản thân tôi cũng vậy, trăn trở với chuyên môn, mỗi một bài dạy luôn cố gắng vận dụng vốn hiểu biết, kĩ năng của mình, vận dụng những kiến thức chuyên môn, kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học đã tiếp thu qua các lớp chuyên đề vào việc thiết kế giáo án, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm trong giảng dạy để có những giờ dạy chất lượng. 
	Qua vận dụng, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn tôi cho rằng để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy Giáo dục công dân người giáo viên cần phải thực hiện có hiệu quả những yêu cầu nhất định.
	Thứ nhất, phải nắm vững các bước, các nguyên tắc trong giáo dục theo đặc trưng môn học.
	Thứ hai, nắm vững các nội dung chuyên đề về đổi mới phương pháp, đặc biệt là dạy học theo phương pháp tích cực; tìm các giải pháp, biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện tốt việc vận dụng một số biện pháp ấy vào quá trình giảng dạy nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng giờ dạy giáo dục công dân. Cụ thể:
	2.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên trong việc thực hiện "Vận dụng một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Giáo dục công dân".
	Để giờ dạy - học Giáo dục công dân luôn đạt hiệu quả cao, học sinh có hứng thú trong quá trình học tập, yêu thích môn học đòi hỏi người giáo viên phải thấm nhuần các quan điểm lí luận về giáo dục trong môn học. Đặc biệt phải hiểu rõ một bải giảng gây được hứng thú cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt, phải là một bài giảng có sự kết hợp hài hòa vốn tri thức của người thầy với sự vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực theo yêu cầu đặc trưng môn học. Muốn vậy, trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS giáo viên cần hiểu và thực hiện tốt các bước, các nguyên tắc giáo dục sau:
 	- Trong mỗi bài dạy, phải cho học sinh hiểu rõ khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa, cách vận dụng và hình thành tư tưởng, tình cảm cho các em.
	- Giáo dục tư tưởng đạo đức phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học, phù hợp lứa tuổi học sinh.
	- Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng đạo đức phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thực tiễn cách mạng để giáo dục. Đáp ứng yêu cầu thiết thực của gia đình, nhà trường và xã hội ở địa phương nơi học sinh cư trú cũng như nơi địa bàn trường; phù hợp yêu cầu của xã hội hiện nay như nên tập trung giáo dục những yêu cầu về kĩ năng ứng xử hằng ngày của học sinh, ý thức thực hiện trật tự an toàn giao thông, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, ý thức thực hiện kỉ luật học tập, lao động
	- Lựa chọn, vận dụng có hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp từng đơn vị kiến thức trong bài, phù hợp từng bài học, từng phần kiến thức trong môn học; phù hợp đối tượng học sinh.
	2.3.2. Một số biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy GDCD.
	Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn GDCD thực chất là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo "Phương pháp dạy học tích cực" nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Nghĩa là phải làm cho "Học" là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, Học sinh tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất Để thực hiện được mục đích ấy tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới cách học. Vậy muốn đổi mới cách học cần phải làm như thế nào? Thực tiễn cho thấy muốn đổi mới cách học nhất định phải đổi mới cách dạy. Dạy như thế nào để học sinh luôn học tập tích cực, chủ động, hứng thú, hiệu quả cao và cũng là để đẩy lùi cách học thụ động của học sinh? Với sự tìm tòi, sáng tạo và kết quả thực tiễn của bản thân trong việc vận dụng các chuyên đề đổi mới phương pháp vào quá trình giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THCS Dân tộc nội trú tôi đã đúc kết được: để nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt là để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy Giáo dục công dân tùy vào từng bài học, tùy vào lĩnh vực kiến thức đạo đức hay pháp luật chúng ta có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp đó là: 
	2.3.2.1. Dạy học dựa trên cách tiếp cận hoạt động.
	Hoạt động và giao lưu là đặc trưng cơ bản của con người. Tâm lí học hiện đại đã chứng minh rằng: Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu. Chính vì vậy, đề hình thành và phát triển nhân cách người công dân thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn GDCD không thể bằng sự thuyết lí, rao giảng đạo đức của giáo viên mà phải thông qua các hoạt động và giao lưu của chính các em. Nghĩa là khi giảng dạy môn giờ GDCD giáo viên tổ chức cho các em hoạt động giao lưu, thông qua đó giúp các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này phải do giáo viên thiết kế dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học cũng như dựa trên trình độ của học sinh và điều kiện thực tiễn của lớp, trường và của địa phương. Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu và ghi nhớ những gì các em đã nắm được thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. 
 Để đạt hiệu quả cao, tùy vào từng nội dung kiến thức của bài dạy giáo viên có thể lựa chọn và thiết kế các hoạt động để thực hiện như :
- Thảo luận lớp, thảo luận nhóm;
	- Đóng vai;
	- Quan sát, phân tích truyện, tranh ảnh, tình huống, tình huống điển hình.
	- Xử lí tình huống;
	- Điều tra thực tiễn;
	- Liên hệ, đánh giá các thông tin, sự kiện, các hoạt động trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và pháp luật;
	- Chơi các trò chơi học tập..v.v.
	Sau khi đã thiết kế các hoạt động, giáo viên cần lưu ý cách sắp xếp, vận dụng các hoạt động tương ứng phần khai thác kiến thức bài học sao cho hiệu quả. Cần phải lựa chọn và sắp xếp đan xen một cách hợp lý trong tiết học để vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu, nội dung bài học, vừa gây hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: 
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
 Khi dạy bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên(GDCD lớp 7).
	 Để tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh vào khai thác tìm hiểu tác hại của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người, dẫn dắt học sinh chủ động tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giáo viên có thể tổ chức thực hiện hoạt động như sau:
	Giáo viên trình chiếu các bức ảnh về cảnh lụt lội, hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm không khí để học sinh quan sát.
	Sau khi cho học sinh quan sát các bức ảnh về cảnh lụt lội, hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm không khígiáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi như: 
	Câu 1: Em nghĩ gì khi xem các ảnh trên ?
	Câu 2: Lụt lội, hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm không khí, đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như thế nào?
	Câu 3: Nguyên nhân nào đã dẫn đến những thảm họa đó ?
	Câu 4: Chúng ta cần làm gì để hạn chế, ngăn ngừa các thảm họa đó ?
 	- Thiết kế, vận dụng hoạt động đóng vai. 
	 Khi dạy bài 13: Phòng chống tai nạn xã hội (GDCD lớp 8), để rèn luyện cho học sinh kĩ năng biết từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội đồng thời tạo sự sôi nổi, hứng thú trong giờ học giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi hoạt động trò chơi "Đóng vai" theo những tình huống sau:
	- Tan học về, các bạn rủ Tuấn vào quán chơi điện tử ăn tiền. Tuấn sẽ...?
	- Lâm đi dự sinh nhật một người bạn. Trong cuộc vui, mấy người bạn rủ Lâm hít thử Hê-rô-in. Họ nói rằng thử một tí cho biết mùi đời, Lâm sẽ?
	2.3.2.2. Dạy học dựa trên cách tiếp cận tham gia.
	Cùng tham gia là một cách tiếp cận quan trọng để dạy học môn GDCD. Bản chất của cách dạy tiếp cận này là sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học.
	Trong giờ học nói chung, trong giờ học GDCD nói riêng nếu sử dụng cách tiếp cận "cùng tham gia", sự tập trung chú ý chủ yếu hướng vào học sinh, vào suy nghĩ của chính học sinh hơn là tập trung vào giáo viên. Ý nghĩa sâu xa của cách tiếp cận này là mọi người đều có thể là một nguồn thông tin và vai trò của giáo viên là nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì mà các em đã biết. Vận dụng biện pháp này không chỉ tạo hứng thú cho học sinh trong học tập mà còn là cách thức, con đường giúp cho người giáo viên thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực.	
	Trong cách tiếp cận cùng tham gia, học sinh không phải thụ động lắng nghe và ghi chép những gì giáo viên nói, trả lời khi được giáo viên hỏi, mà các em được chủ động suy nghĩ, bày tỏ và hành động. Vận dụng biện pháp này sẽ giúp cho người giáo viên dạy một giờ GDCD hiệu quả, học sinh hứng thú học tập, rèn luyện được kĩ năng, tinh thần hợp tác ở các em. Nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên cần phải huy động và khai thác tối đa vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống đã có của học sinh. Cần tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học; nêu những băn khoăn, vướng mắc; đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; trao đổi, tranh luận, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời các em được trực tiếp trải nghiệm việc tự liên hệ những nội dung đang học với thực tế cuộc sống hiện tại. Từ đó, mỗi nội dung kiến thức bài học không chỉ được các em chủ động ghi nhớ mà còn nhớ một cách sâu sắc và biết vận dụng để đánh giá trong thực tiễn cuộc sống.
	Ví dụ: Khi dạy bài : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (GDCD lớp 9) 
	Sau khi đã dạy xong phần kiến thức bài học, trong hoạt động Luyện tập củng cố, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống có vấn đề như: 
	"Tùng vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Tùng không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và tìm mọi cách để xin cho Tùng ở lại."
	Theo em, Bạn Tùng có thể có những cách giải quyết như thế nào trong tình huống đó? Nếu em là bạn Tùng, em sẽ làm gì ? Vì sao?
	Tổ chức được hoạt động này học sinh sẽ được tham gia, các em sẽ vận dụng kiến thức bài học, kinh nghiệm sống của bản thân để giải quyết tình huống. Thông qua đó vừa khắc sâu bài học vừa rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm giao tiếp ứng xử cho các em, rèn kĩ năng quyết đoán, kĩ năng ra quyết định trong tình huống thực tiễn.
	2.3.2.3. Dạy học dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống.
	 Hiện nay, dạy học vận dụng giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu của nhiều môn học trong đó môn GDCD là môn học điển hình, đang được đại đa số giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm. Bởi, kĩ năng sống là khả năng tâm lí - xã hội giúp con người có thể ứng phó, giải quyết một cách tích cực, có hiệu quả trước những tình huống, vấn đề của cuộc sống.
	Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa hẳn đã có hành vi đúng: nhiều học sinh biết nói tục, chửi bậy, ăn quà, bỏ học đi đánh điện tử là vi phạm nội quy nhà trường nhưng vẫn cứ nói tục, chửi bậy, ăn quà, bỏ học đi đánh điện tử  Điều đó chứng tỏ các em đã thiếu kĩ năng sống. Vậy, với vai trò là "môn học giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân" đòi hỏi giáo viên dạy môn GDCD khi vận dụng biện pháp dạy học theo cách tiếp cận kĩ năng sống cần xác định rõ nhiệm vụ của mình. Qua bài dạy giúp các em có các kĩ năng cần thiết để giải quyết đúng đắn và kịp thời những vấn đề, tình huống của cuộc sống hằng ngày, phù hợp với yêu cầu của người công dân trong giai đoạn hiện nay, khắc phục được mâu thuẫn giữa nhận thức và hàn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_bien_phap_nham_tao_hung_thu_cho_hoc_sin.doc