SKKN Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào giờ Đọc – hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để đạt hiệu quả cao

SKKN Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào giờ Đọc – hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để đạt hiệu quả cao

Thực tiễn giảng dạy văn học trong nhà trường đòi hỏi người đọc ngày càng tự giác đối với cách cảm thụ và lý giải tác phẩm văn học. Đứng trước một tác phẩm văn học người đọc bao giờ cũng đối diện với một câu hỏi: Tác phẩm nói gì? Truyền tải đến thông điệp gì? Phản ánh hiện thực cuộc sống và thế giới tâm trạng ra sao?Thể hiện cảm xúc, và những nỗi niềm kí thác như thế nào? Bằng những hình thức nào?. Nhất là đối với những tác phẩm thơ trữ tình. Tiếp nhận thơ trữ tình không chỉ dựa trên mặt cốt lõi là văn bản ngôn từ mà còn phải lý giải thông qua hệ thống các yếu tố ngoài văn bản khác như tiểu sử tác giả, bút pháp, trào lưu, hệ thống các biểu tượng. Đó chính là các yếu tố của một chuỗi liên văn bản.

 Văn học và nghệ thuật luôn vận động phát triển không ngừng theo dòng chảy của lịch sử. Ở mỗi thời đại, người đọc, người học lại có những con đường riêng để khám phá giá trị của tác phẩm văn học. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu lý thuyết văn học phương Tây ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành

tựu đáng kể. Các vấn đề lý luận mà trước thời kì Đổi mới bị lãng quên nay được các nhà nghiên cứu xem xét lại một cách khách quan và khoa học. Tuy nhiên, những thành tựu đó lại chưa thật sự được vận dụng phổ biến vào dạy học ngữ văn trong nhà trường. Với Sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này, tôi muốn thử mạnh dạn áp dụng lý thuyết Liên văn bản vào giờ đọc – hiểu cụ thể một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua.

 

doc 17 trang thuychi01 11111
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào giờ Đọc – hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang
MỤC LỤC	
	1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
	Thực tiễn giảng dạy văn học trong nhà trường đòi hỏi người đọc ngày càng tự giác đối với cách cảm thụ và lý giải tác phẩm văn học. Đứng trước một tác phẩm văn học người đọc bao giờ cũng đối diện với một câu hỏi: Tác phẩm nói gì? Truyền tải đến thông điệp gì? Phản ánh hiện thực cuộc sống và thế giới tâm trạng ra sao?Thể hiện cảm xúc, và những nỗi niềm kí thác như thế nào? Bằng những hình thức nào?... Nhất là đối với những tác phẩm thơ trữ tình. Tiếp nhận thơ trữ tình không chỉ dựa trên mặt cốt lõi là văn bản ngôn từ mà còn phải lý giải thông qua hệ thống các yếu tố ngoài văn bản khác như tiểu sử tác giả, bút pháp, trào lưu, hệ thống các biểu tượng... Đó chính là các yếu tố của một chuỗi liên văn bản.
	Văn học và nghệ thuật luôn vận động phát triển không ngừng theo dòng chảy của lịch sử. Ở mỗi thời đại, người đọc, người học lại có những con đường riêng để khám phá giá trị của tác phẩm văn học. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu lý thuyết văn học phương Tây ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể. Các vấn đề lý luận mà trước thời kì Đổi mới bị lãng quên nay được các nhà nghiên cứu xem xét lại một cách khách quan và khoa học. Tuy nhiên, những thành tựu đó lại chưa thật sự được vận dụng phổ biến vào dạy học ngữ văn trong nhà trường. Với Sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này, tôi muốn thử mạnh dạn áp dụng lý thuyết Liên văn bản vào giờ đọc – hiểu cụ thể một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua.
	Trong chương trình trung học phổ thông, thơ của thi sĩ Hàn trích học không nhiều. nhưng cũng đủ làm xáo động cả một cuốn sách – ngữ văn 11, tập 2. Chương trình Ngữ văn 11, tập 2, cùng với “Vội vàng” của Xuân Diệu, “Tràng giang” của Huy Cận,., “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử đã đưa phong trào Thơ mới ra mắt bạn đọc thay vì lời giới thiệu của người viết sách. Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một tài năng độc đáo, một cuộc đời dị biệt, đầy “hương thơm và mật đắng” đến nay đã được khẳng định và tôn vinh là nhà thơ lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Những năm trước đây, các sáng tác của thi sĩ luôn là tâm điểm của mọi sự tranh cãi không có hồi kết. Tuy nhiên, sự đổi mới của đất nước, đời sống, văn hóa, văn học nghệ thuật trong thời gian gần đây đã đưa thơ Hàn Mặc Tử trở thành một đối tượng nghiên cứu, trân trọng và mến yêu của đông đảo bạn đọc. Nếu nói “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ hay nhất trong đời thơ Hàn Mặc Tử thì e có phần cứng nhắc và hơi khiên cưỡng, võ đoán nhưng chắc chắn đây là bài thơ nổi tiếng nhất, được đông đảo bạn đọc biết đến nhất. Đã có nhiều, rất nhiều các nhà nghiên cứu, phê bình văn học kiến giải về Đây thôn Vĩ Dạ. Mọi kiến giải dều chưa ngã ngũ. Điều đó thôi thúc tôi trong qua trình giảng dạy đã luôn trăn trở tìm ra một hưóng lý giải khã dĩ nhất cho bài thơ này.
	Vì những lẽ trên tôi quyết định đi sâu vào đề tài Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào giờ Đọc – hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để đạt hiệu quả cao.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu đề tài Vận dụng thuyết liên văn bản vào giờ Đọc – hiểu tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử sẽ phần nào đóng góp thêm một phương pháp mới kết hợp với văn bản học và kí hiệu học giúp cho việc giải mã bài thơ vốn còn nhiều bí ẩn này được thấu đáo hơn, thuyết phục hơn. Tránh việc khai thác bài thơ này một cách hời hợt hoặc võ đoán, phiến diện khi tách rời các yếu tố liên văn bản khỏi văn bản ngôn từ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đề tài này sẽ nghiên cứu việc vận dụng thuết liên văn bản trong tác phẩm”Đây thôn Vĩ Dạ” và cho thấy hiệu quả của phương pháp đó.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
- Để triển khai đề tài này, tôi sẽ sử dụng nhiều phương pháp. Cụ thể, đó là các phương pháp nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp thực nghiệm và đối chứng
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 2.1.1. Vài nét về lý thuyết Liên văn bản
Liên văn bản là một khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong giới phê bình văn học thế giới nửa cuối thể kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI. Có thể nói việc phát hiện ra liên văn bản đã tạo nên một cuộc “cách mạng” trong tư duy văn học, thay đổi một cách mạnh mẽ các quan niệm về văn chương.Với tầm ảnh hưởng như vậy, liên văn bản được xem là hướng tiếp cận khả quan không chỉ trong văn học mà còn có thể vận dụng vào phê bình các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như: điện ảnh, âm nhạc...
Cho đến nay, văn bản được dùng với nhiều phạm vi, góc độ khác nhau. Với nghĩa thông thường, văn bản là tên gọi chỉ những tài liệu, bài viết được in ấn, lưu hành hàng ngày trong giao tiếp (một bài báo, một công văn, một tập tài liệu, một quyết định,). Với nghĩa là một thuật ngữ ngôn ngữ học, văn bản là một trong những đơn vị phức tạp, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên có thể dẫn giải theo một định nghĩa như sau: 
Khái niệm liên văn bản về cơ bản có thể hiểu: Chiều ngang (chủ thể - người nhận) và chiều dọc (văn bản – văn cảnh) cùng hiện diện làm sáng tỏ một thực tế quan trọng: mỗi từ (văn bản) là một giao tuyến của từ (các văn bản) nơi mà ít nhất một từ khác (văn bản khác) có thể đọc được. Kristeva quy cho văn bản trong giới hạn của hai trục: một trục ngang kết nối giữa tác giả và người đọc văn bản, và một trục dọc được kết nối giữa văn bản với các văn bản khác. Liên văn bản là liên kết các văn bản trong một văn bản qua sự sáng tạo và tiếp nhận của người đọc với tính đối thoại một cách ý thức hay vô thức [8].
Việc dạy văn của Việt Nam từ xưa đã có sử dụng lý thuyết này nhưng đó là sự sử dụng không ý thức và chỉ dừng ở một cấp độ nào đó. Trong các cấp độ của Liên văn bản có yếu tố trích dẫn và người dạy khi làm một thao tác so sánh hay mượn ý của một bài bình giảng là đã ít nhiều thực hiện thao tác Liên văn bản. Nhưng như vậy là còn quá ít ỏi so với tầm vóc của lý thuyết này. Hạn chế ở đây chính là người dạy vẫn quan niệm về văn bản theo lối cũ coi tác phẩm là một thể độc lập. khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương lấy người học làm trung tâm là đã đánh giá cao vai trò của người học cũng như người đọc. Có lẽ, điều này xuất phát điểm chính là từ tuyên bố: “Tác giả đã chết” của R.Bather – một trong những nhà nghiên cứu thành công trong tìm hiểu Liên văn bản. Tuy nhiên để làm sao người đọc trở thành trung tâm thì chúng ta vẫn chưa thực hiện được một cách triệt để. Thậm chí vẫn áp đặt cách hiểu, cảm nhận văn chương cho người học. Lý thuyết về Liên văn bản phải chăng sẽ giải quyết được vấn đề này?
Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ thông tin với những tranh ảnh, clip trong dạy học văn ở Việt Nam được cho là không hiệu quả bởi chúng ta quan niệm nó là phương tiện. Điều này khiến cho việc sử dụng nó chưa hiệu quả. Nhưng theo quan điểm của các nhà Liên văn bản, một bức tranh, một đoạn phimđều được coi là một văn bản. Thống nhất được vấn đề này, chúng ta có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học sẽ hiệu quả hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh). Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.[2]
"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã từng có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Đành rằng ngôn ngữ thơ ca thường hàm súc, cô đọng, đa nghĩa do đó có thể có nhiều cách tiếp cận tác phẩm.
 Nhưng vấn đề là, dù tiếp cận từ góc độ nào cũng không thể phá vỡ chất thơ, hiểu và cảm sai ý thơ, tình thơ mà cần phải cảm nhận cho được hồn thơ toát lên từ câu chữ và vần điệu. Bởi đọc thơ là đi tìm tiếng nói đồng cảm. Mỗi bài thơ là một tiếng lòng mà nhà thơ muốn giãi bày, thổ lộ, kí thác mà sâu xa là mong ước được gặp tiếng lòng tri âm, tri kỉ. Tình trong thơ là tình riêng của một người nhưng cũng chính là tình chung của bao người. Chính cái tính chất vừa cụ thể vừa có sức khái quát rộng lớn ấy là đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng. Vì vậy, đọc bài thơ phải cảm nhận cho được cái tình sâu xa và kín đáo mà nhà thơ kí thác. Đó mới là điều chủ yếu.
 Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" đã từng có nhiều bài viết trình bày nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau gây nhiều tranh luận trên báo chí. Điều đáng sợ nhất là cách tiếp cận bài thơ theo quan điểm xã hội học dung tục - lấy hiện thực khách quan (hoàn cảnh xã hội lúc bài thơ ra đời) để đối chiếu, suy diễn về cuộc sống, con nguời, nội dung của bài thơ. Còn nhớ bài viết của một nhà giáo trên báo Giáo dục và Thời đại cách đây khá lâu, tiêu biểu cho cách tiếp cận này. Theo tác giả bài viết đó, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ viết về cuộc sống, thân phận của một cô gái giang hồ trên sông Hương trước Cách mạng tháng Tám. Dòng Hương thơ mộng biến thành dòng sông ô trọc mà "khách đường xa" - một nhân vật trữ tình của bài thơ - biến thành khách làng chơi! Tất cả chỉ vì một cách tiếp cận văn chương rất sai lạc theo kiểu quy chiếu, giản lược ngôn ngữ thơ ca.
Có một cách tiếp cận khác tuy không hiểu sai tác phẩm nhưng vẫn là cách tiếp cận còn sơ lược, đơn giản - chỉ mới tiếp cận vẻ ngoài, bề nổi của bài thơ mà chưa đi sâu vào bên trong - cái hồn của bài thơ. Sách giáo viên (SGV) của Nhà xuất bản Giáo dục hướng dẫn giáo viên và học sinh phân tích theo định hướng: (bài thơ có 3 khổ)
- Khổ 1 và thôn Vĩ Dạ
- Khổ 2 và dòng sông Hương
- Khổ 3 và người xưa nơi thôn Vĩ hay cô gái Huế.
 Tác giả bài viết trong sách trên xác nhận cách tiếp cận bài thơ "Đối với sự tiếp nhận của người đọc, nổi bật trước hết là trong khổ thơ này (khổ 3) cũng như toàn bộ bài thơ vẫn là hình ảnh thơ mộng và đáng yêu của cảnh và người xứ Huế" [4].
 Bài thơ là tiếng lòng của thi nhân chứa đựng một nỗi niềm riêng tư từ một cảnh đời cụ thể: một tình yêu đơn phương, vô vọng. Nhưng tiếng lòng ấy sẽ bắt gặp tiếng lòng những ai trong cuộc đời còn khát khao yêu thương. Đồng thanh tương ứng. Vì thế "Đây thôn Vĩ Dạ" không chỉ là bài thơ của một người, một thời mà là thơ của mọi người, muôn đời!
 2.3. Các giải pháp đã thực hiện.
Trong địa hạt thơ tình, có những thi phẩm tự cổ chí kim kích thích, khơi gợi sự tìm tòi, giải mã - thậm chí, dường như không có điểm dừng. Bài thơ tình nổi tiếng của thi sĩ Hàn Mặc Tử, có lẽ cũng nằm trong số những thi phẩm kiệt xuất ấy.
Trong Sách giáo khoa Văn lớp 11 THPT, đã từ lâu Đây thôn vĩ Dạ đã gây nhiều tranh cãi, luận bàn. Lí do thì nhiều Song, hình như các thầy giáo, các nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình vẫn chưa quan tâm đầy đủ đến một vấn đề mà theo tôi là căn nguyên - gốc rễ. Đấy phải chăng là văn bản - nghệ thuật và phong cách thi nhân. Đến tập Thơ điên (1938), Hàn Mặc Tử mới thực sự khẳng định vị thế riêng, Cõi – Thơ – Riêng của mình. Tất nhiên thơ Hàn, cũng như nhiều nhà thơ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng và tương giao, tác hợp bởi cả hai luồng văn hoá: thơ phương Đông và phương Tây; dân gian và bác học [1].
Thơ Hàn Mặc Tử trong Thơ Điên là một kiểu cách trữ tình - hướng nội – Riêng. Đấy là cái chất độc đáo với vô vàn khát vọng thánh thiện vươn cao, vươn xa và đồng hiện với một trái tim rớm máu bởi những mất mát, giằng xé
 Đã có một thời chưa xa, trong cuốn sách có tên Soạn văn (dành cho cả giáo viên và học sinh), người ta đã hướng dẫn phân tích Đây thôn vĩ Dạ theo 3 luận điểm tương ứng với ba khổ thơ của tác phẩm:
- Cảnh vườn tược thôn Vĩ
- Cảnh sông nước Hương giang
- Cảnh những cô gái Huế
Thử hỏi nếu chỉ dừng lại ở cảnh (đương nhiên trong thơ cảnh nào chả chứa tình!) thì hướng tiếp cận và khai thác ấy làm sao nhận diện được mạch chìm thấm thía và sâu xa chất chứa điệu hồn – phong cách thơ Hàn Mặc Tử? Lại một hướng khác, thoát li văn bản nghệ thuật và phong cách tác giả mà khơi vào cuộc tình đơn phương ngoài đời của nhà thơ. Hướng khai thác vừa “thật thà” lại vừa giản đơn, đã phạm vào luật định riêng của sáng tạo nghệ thuật. Mà, sự sáng tạo nghệ thuật trong thơ đâu chỉ dừng lại ở hiện thực khách quan - trải nghiệm của nhà thơ. Thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử luôn “bay” và kiếm tìm trong khát vọng và day dứt khôn nguôi. Cũng bởi thế, thơ Hàn luôn thường trực ba hình ảnh: trăng, hồn và máu [3]. Và Đây thôn vĩ Dạ cũng thực sự ứa máu tâm tư của nhà thơ.
2.3.1. Một chiều hướng tiếp nhận và giải mã Đây thôn Vĩ Dạ
Nếu có sự quan tâm cần và đủ cho văn bản nghệ thuật Đây thôn vĩ Dạ và ý thức về sự nắm bắt phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử (không hề dễ!) thì, theo tôi hướng tiếp nhận hồn thơ hướng nội đầy chất dị biệt và siêu thực của Hàn có thể theo ba luận điểm sau – tương ứng với ba khổ thơ của Đây thôn vĩ Dạ:
Đây thôn vĩ Dạ- một hoài vọng đẹp và buồn vọng chứ không phải hoài niệm. Bởi nhiều duyên cớ. Hoài vọng chính là hướng vọng về kỉ niệm đã qua, đã xa mà không thể tìm lại miền đất và con người Vĩ Dạ. Kỉ niệm về Vĩ Dạ cũng chính bởi thế lọc qua nhớ thương cùng day dứt khôn nguôi của thi nhân:
 Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu thơ thứ nhất của Hàn, thực sự quẫy lên cảm xúc – tâm tình đa chiều - về văn phạm hình thức là một câu hỏi – Mà, hỏi ai? Hướng tới một đối tượng nào đó hay tự chất vấn chính lòng mình!? Nếu xét về phương diện ngữ nghĩa và sắc thái, câu thơ này hàm chứa và giao thoa cả 3 trường nghĩa: câu hỏi, lời chào mời, vẫy gọi và cũng cả lời trách cứ thiết tha!
 Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Câu thơ của Hàn hiện lên trong thế sóng đôi bởi hai vế: vế một là hình ảnh thanh thoát (lá trúc che ngang); vế hai gợi ấn tượng về vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu (mặt chữ điền). Hai vẻ đẹp trong câu thơ Hàn Mặc Tử, phải chăng là gương - mặt- Vĩ Dạ trong nỗi ám ảnh đầy yêu thương của nhà thơ! Yêu thương và tiếc nuối!
2.3.2. Đây thôn vĩ Dạ - một nỗi buồn đau và chia lìa (khổ 2
Có người bàn về lối kết cấu “nhảy cóc”, đứt đoạn mạch trong Đây thôn vĩ Dạ. Thực ra, đấy chỉ là hiện tượng bề mặt, căn nguyên sâu xa chính là ở chỗ: thơ Hàn từ ý tưởng cho tới cấu tứ luôn mang vẻ đẹp riêng của nỗi - niềm- chìm- lắng! Luôn ngợp lặn trong nội tâm không bình yên.
Nếu xét trên bề mặt câu chữ, thì ở khổ thơ thứ hai này, hình ảnh và diện mạo ngoại giới còn dày hơn ở khổ thơ đầu. Diện mạo ấy phới mở ra theo không gian cao của gió, mây, trăng; diện mạo ấy trải dài theo dòng nước Hương giang. Và diện mạo ấy động lay theo hoa bắp, bến bờ dòng Hương
 Buồn đau trong cõi thực đã đành. Thơ Hàn Mặc Tử như còn chấp chới trong cõi ảo. Ảo bởi bến sông trăng (chứ không phải bến sông); Ảo bởi con thuyền chở trăng, chở mộng cũng chẳng biết là thuyền ai. Những lời thơ như gấp gáp. Như nỗi khát khao cùng niềm thảng thốt bởi định mệnh, bởi thời gian[5]. Chữ “kịp” mà Tử dùng nghe thương, nghe đau thấm thía gan ruột - nỗi đau muôn thuở của Người thơ phong vận như thơ ấy (Xuân đầu tiên - Hàn Mặc Tử):
 Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay?
Đấy là tiếng lòng hay là tiếng kêu cứu từ một trái tim rớm máu đau thương?
2.3.4. Đây thôn vĩ Dạ- một niềm day dứt và khát khao
 Khổ thơ kết này của Đây thôn vĩ Dạ là nỗi niềm day dứt khôn nguôi? Nếu khổ thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử đã bước chân – nghệ thuật vào cõi ảo. Thì, ở những dòng thơ cuối này, thi nhân đã thực sự đắm hồn mình vào cõi mơ, cõi ảo:
 Nỗi day dứt của Hàn Mặc Tử đâu chỉ dừng lại ở sắc áo (trắng). Mà đầy vơi bởi một lẽ nhân sinh: biết nhìn thế nào cho thiếu sắc – lòng - người giữa cõi nhân sinh! Tử từng viết:
 Trăng dẫu sáng, còn thua đôi mắt ngọc
 Trời tuy xalòng thiếu nữ xa hơn
 (Dấu tích - Hàn Mặc Tử)
 Nỗi day dứt luôn đi liền với niềm khát khao cháy bỏng. Ai biết tình ai có đậm đà? Vẫn hình thức – câu hỏi; vẫn sử dụng lối phiếm chỉ, không xác định (ai), thi sĩ Hàn Mặc Tử thực sự kí thác khát vọng không chỉ trong tình yêu mà còn mở ra khao khát lớn về nhân tình thế thái, về tình đời, tình người.Phải chăng, vì thế thi phẩm kiệt xuất của Hàn Mặc Tử sẽ tồn tại bất chấp thời gian[7]. Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ tình của mọi thời đại. Và sự độc đáo mang tính “độc nhất vô nhị” trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật của thi phẩm này sẽ còn hấp dẫn bởi vẻ riêng quen mà lạ của nó; sẽ còn thách thức sự kiếm tìm và thẩm định.
2.4. Hiệu quả của việc vận dụng thuyết liên văn bản trong hoạt động dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
2.4.1. Vận dụng thuyết liên văn bản vào việc giải mã bài thơ, người dạy trước hết không thể bỏ qua những chi tiết nói về cuộc đời Hàn Mặc Tử.
Hồi kí của Nguyễn Bá Tín và kim Cúc có câu chuyện nhỏ như sau: “Những năm 1938-1939, nhất là năm 1939, anh đau dữ dội hơn hết. Tâm trạng anh biến đổi nhiều qua thơ anh. Giai đoạn này anh sống nửa mơ nửa thực, thường hay xuất thần không biết gì. “Trong túp lều tranh xơ xác, dưới cây phượng vĩ tàn tạ, bên bờ biển hoang vắng mà hai trạng thái tâm hồn hoàn toàn khác biệt nhau tùy theo cảm hứng. Tâm trí anh từ ngày đau nặng, vẫn mơ ước thoát khỏi thân tàn ma dại, khỏi không gian và thời gian”, chàng nhận được bức bưu ảnh của người xưa: “thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte visite. Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức khỏe Tử  rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và một bài khác nữa do Ngâm gửi về” [9]. 
Câu chuyện giúp ta hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác, nhưng bài thơ không phải là minh họa cho tấm bưu ảnh. Điều đặc biệt là không khí trong sáng, dịu dàng của tác phẩm hoàn toàn tương phản với  căn bệnh ngặt nghèo đang vào thời kỳ cuối của tác giả, lúc đó. Vậy thì, Vĩ Dạ kia vừa là một địa chỉ cụ thể, đồng thời cũng là một biến ảnh của cuộc đời “ngoài kia” mà Hàn luôn hướng tới Theo nhiều tài liệu, Vĩ Dạ là một xóm làng trù mật, dòng họ nhà vua có nhiều gia đình ở đây. Người Huế hay gọi là phủ Tùng Thiện, phủ Tuy Lí của hai ông hoàng tước vương là Miên Thẩm, Miên Trinh có tiếng ở làng này. Vĩ Dạ khá tiêu biểu cho đất đế đô. Nó nằm sát bờ sông Hương, nhìn qua Cồn Tiên, cù lao giữa sông, cách có mấy con sào, từ đầu cầu Trường Tiền đi theo con đường xuống cửa Thuận chỉ mấy trăm thước. Vườn tược đúng là xanh mướt những thanh trà (một thứ bưởi rất ngon và rất thanh), những đào tiên (tức roi ở Bắc và mận ở Nam), những cam, chanh, quýt, và cau vút cao, tạo thế cân bằng hội hoạ cho bức tranh um tùm nơi mặt đất. Đặc biệt không vườn nào, dù nghèo nhất lại thiếu một mảnh cây kiểng (cây cảnh) trước sân, khách đến là thay chủ đón cười với khách trước khi khách được tiếp bằng hớp trà uống trong cái chung (cái chén) nhỏ xíu mà chủ nhân vừa chùi tro, lòng chung trắng muốt. Nhỏ nhẹ thanh trong, kín đáo, lịch sự từ giọng nói trở đi, từ cô hàng thanh trà đến các bậc cao sang Đó là Huế, đó cũng là Vĩ Dạ[6].
- Hàn Mặc Tử (1912 1945). Ông cũng là nhà thơ có số phận bất hạnh hiếm -trào Thơ mới (1932 có. Hàn Mặc Tử là một tài năng độc đáo, một tiếng thơ lạ, thể hiện rõ tấn bi kịch của một con người bất hạnh. Mắc phải căn bệnh phong quái ác, phải sống trong sự cách li khi đang tràn trề nhựa sống đã khiến thơ ông nhiều khi như điên loạn với một thế giới hình ảnh thơ đầy ma quái. Thơ Hàn Mặc Tử vừa gợi cho người ta nỗi sợ hãi, vừa đem đến niềm say mê. Chế Lan Viên từng quả quyết rằng : “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử. Bên cạnh thơ điên, Hàn Mặc Tử còn có những vần thơ trữ tình rất dịu dàng và duyên dáng. Trong số đó có Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Tác phẩm được sáng tác khi nhà thơ đã lâm bệnh nặng và không còn cơ hội để trở lại với cuộc sống đời thường. Bài thơ mang vẻ đẹp huyền ảo và trong sáng. Thực và hư hoà quyện tạo nên vẻ riêng cho cảm xúc. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỉ niệm ngọt ngào, đồng thời thể hiện khát khao được sống, được yêu. Đây cũng là những cố gắng cuối cùng của thi sĩ để níu lại trong mình những giây phút ngọt ngào của cuộc sống trần th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ly_thuyet_lien_van_ban_vao_gio_doc_hieu_tac_ph.doc