SKKN Vận dụng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử

SKKN Vận dụng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử

 Một đất nước muốn phát triển biền vững thì phải có những con người tài giỏi. Có đủ đức, đủ tài, vậy để có những con người hội tụ đầy đủ phẩm chất thì không ai khác ngoài những con người làm trong ngành giáo dục. Cho nên giáo dục là ngành có tầm quan trọng rất lớn đặc biệt trong công cuộc xây dựng CNXH trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục, phải đào tạo nên một thế hệ trẻ có đủ tài, đủ đức, có sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhưng trong lĩnh vực khoa học xã hội có một bộ môn hết sức quan trọng không thể thiếu được đó là môn lịch sử.

 Đối với môn lịch sử (môn học có thể xem là rất khó đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ ). Muốn đạt được mục tiêu trên cần có sự sáng tạo, đổi mới của người thầy trong cách truyền đạt kiến thức. Đã có nhiều hội thảo, chuyên đề được thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học để chất lượng giảng dạy được nâng cao. Nhiều các phương pháp dạy học được thực hiện trong quá trình lên lớp : Đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới các biện pháp, kỹ thuật dạy học và đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học

 Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học đã được thực hiện trong những năm gần đây và đang tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, có rất nhiều hình thức, biện pháp sử dụng công nghệ thông tin để làm nổi bật trọng tâm bài giảng, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Sử dụng giáo án điện tử là một trong những hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy.

 Hiện nay có khá nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhằm truyền đạt kiến thức cho học sinh. Qua kiểm nghiệm thực tế có nhiều tiết dạy rất thành công, song cũng có giờ chưa đạt được mục tiêu bài học. Cần có những biện pháp nào để ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cao nhất ? Đó chính là một số kinh nghiệm mà tôi muốn trình bày trong bài viết của mình : “ Vận dụng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử ”.

 

doc 23 trang thuychi01 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Phần mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung của sáng kiến
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
3 - 4
2.2. Thực trạng
4 - 5
2.3. Các giải pháp thực hiện
5 - 18
2.4. Hiệu quả của các biện pháp
19
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận:
19 - 20
3.2. Kiến nghị:
20
3.2.1. Đối với các cấp quản lí về giáo dục.
20
3.2.2. Đối với Giáo viên
20
3.2.3. Đối với học sinh.
20 - 21
 Tài liệu tham khảo:
21
1. Phần mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài .
 Một đất nước muốn phát triển biền vững thì phải có những con người tài giỏi. Có đủ đức, đủ tài, vậy để có những con người hội tụ đầy đủ phẩm chất thì không ai khác ngoài những con người làm trong ngành giáo dục. Cho nên giáo dục là ngành có tầm quan trọng rất lớn đặc biệt trong công cuộc xây dựng CNXH trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục, phải đào tạo nên một thế hệ trẻ có đủ tài, đủ đức, có sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhưng trong lĩnh vực khoa học xã hội có một bộ môn hết sức quan trọng không thể thiếu được đó là môn lịch sử.
 Đối với môn lịch sử (môn học có thể xem là rất khó đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ ). Muốn đạt được mục tiêu trên cần có sự sáng tạo, đổi mới của người thầy trong cách truyền đạt kiến thức. Đã có nhiều hội thảo, chuyên đề được thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học để chất lượng giảng dạy được nâng cao. Nhiều các phương pháp dạy học được thực hiện trong quá trình lên lớp : Đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới các biện pháp, kỹ thuật dạy học và đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học 
 Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học đã được thực hiện trong những năm gần đây và đang tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, có rất nhiều hình thức, biện pháp sử dụng công nghệ thông tin để làm nổi bật trọng tâm bài giảng, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Sử dụng giáo án điện tử là một trong những hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy. 
 Hiện nay có khá nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhằm truyền đạt kiến thức cho học sinh. Qua kiểm nghiệm thực tế có nhiều tiết dạy rất thành công, song cũng có giờ chưa đạt được mục tiêu bài học. Cần có những biện pháp nào để ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cao nhất ? Đó chính là một số kinh nghiệm mà tôi muốn trình bày trong bài viết của mình : “ Vận dụng linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử ”.
 Đề tài này của tôi mong muốn chủ yếu là góp phần vào công tác giáo dục các em học sinh nắm vững những kiến thức lịch sử của dân tộc và thế giới qua bộ môn lịch sử. Với việc tiếp thu lịch sử tốt qua các kênh hình lược đồ, qua các câu chuyện, tranh ảnh, nhằm làm sinh động, hấp dẫn hơn đối với tiết học lịch sử.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, về phương pháp dạy học lịch sử.
 Nghiên cứu thực trạng của việc dạy- học môn lịch sử trong trường THCS Minh Sơn.
 Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt môn lịch sử, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử THCS hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh trường THCS Minh Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
 Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình học sinh khai thác kênh hình.
 Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu.
 Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
2. Nội dung của sáng kiến 
2.1. Cơ sở lý luận:
 Bác Hồ đã nói : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Để thực hiện lời dạy của Bác và phát triển sự nghiệp giáo dục, Đảng và nhà nước đã có đường lối chính sách cụ thể cho từng giai đoạn. Chiến lược phát triển giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu rõ : “Từng bước phát triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học ”. Như vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và nâng cao chất lượng giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh.
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt nó sẽ giúp giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều : Giáo viên – Học sinh và ngược lại. Điều này phù hợp với quan điểm của Bộ giáo dục và đào tạo vì “ học” là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin, “dạy” là quá trình phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả .
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp học sinh tiếp nhận được nội dung bài học hiệu quả hơn và sẽ biến nhiều thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời nó cũng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội kiến thức
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp giáo viên rút ngắn thời gian không cần thiết để có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các sự vật, hiện tượng, biểu tượng lịch sử.
 Như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam. Nó giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Từ đó hình thành cho người học kỹ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong học tập.
 Lịch sử là những gì đã diễn ra theo thời gian trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của con người và xã hội loài người. Nó đã tồn tại cách chúng ta hàng triệu năm, do đó việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử gần giống như nó đã tồn tại là một việc rất khó khăn. Khi áp dụng Công nghệ thông tin vào quá trình dạy học sẽ cung cấp cho HS được những tư liệu chữ viết và hình ảnh hết sức sinh động, thông qua đó học sinh có thế dễ dàng nắm được nội dung bài một cách chủ động.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Mang tính lịch sử vì đáp ứng được quá trình dạy học lịch sử: Truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất, tái hiện được những gì đã xảy ra trong quá khứ một cách chính xác, khoa học mà không khô khan, nhàm chán. Nó mang tính thời đại vì phù hợp với yêu cầu thực tế. Thực tế hiện nay chính là sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang là xu hướng của tất cả các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới mà nước ta cũng đã và đang thực hiện.
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đáp ứng được yêu cầu đặc thù của môn học và tâm sinh lý lứa tuổi. Bản chất của lịch sử là những sự kiện, hiện tượng, biểu tượng lịch sử. Tái tạo lại lịch sử đòi hỏi cần phải đảm bảo sự chính xác, không bị bóp méo hay xuyên tạc. Nếu không có sự truyền đạt sáng tạo của GV thì những con người, con số, các giai đoạn lịch sử hào hùng chỉ là những con số khô khan, những hình ảnh sẽ nhanh bị lãng quên trong kí ức học trò. Với việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học, những con số vô hình, những ngọn núi, tên sông, từng tấc đất của cha ông đều trở thành những bản hùng ca bất tử. Học sinh THCS đang trong giai đoạn phát triển nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và thực tiễn. Do đó ứng dụng CNTT vào dạy học cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh động (bản đồ, lược đồ, hình ảnh, chân dung các anh hùng dân tộc, phim tư liệu) giúp các em biết và hiểu được bản chất của vấn đề.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
 Ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy không chỉ còn là lý thuyết mà thực tế đã được thực hiện ở nhiều cấp học khác nhau. Mặc dù mỗi cấp học đều có mục tiêu khác nhau nhưng đều có một yêu cầu chung đó chính là: Làm nổi bật trọng tâm bài dạy, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, lấy người học làm trung tâm, học sinh biết áp dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn. Để ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy có hiệu quả nhiều bài giảng điện tử được thiết kế công phu và mang tính thực tiễn, khả thi.
 Đối với bậc THCS nói chung và trường THCS Minh Sơn nói riêng, việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy đã và đang được thực hiện một cách tích cực. Mặc dù vẫn còn hạn chế nhưng việc việc ứng dụng CNTT vào trong quá trình truyền đạt kiến thức đã tạo cho giờ học có hiệu quả hơn.
 Đối với môn Sử: Đại đa số giáo viên ứng dụng CNTT vào trong dạy học thông qua các sile, thông qua các kĩ thuật vi tính, kết hợp với kĩ thuật lên lớp giáo viên đã tạo cho học sinh hứng thú môn học.
 Nhiều giáo viên đã bỏ công sức và thời gian để xây dựng kế hoạch bài dạy điện tử có tính khả thi cao. Những bài giảng điện tử đã được sử dụng như phương tiện lên lớp đặc biệt. Cũng từ những bài giảng đó giáo viên đã khéo léo đem đến cho học sinh những nội dung cần thiết, đồng thời tạo cho học sinh những định hướng sau này. Ứng dụng CNTT là một trong những hình thức tự học, tự bồi dưỡng rất hiệu quả. Muốn có những bài giảng sinh động GV phải tìm tòi những thông tin, hình ảnh, biểu tượng phù hợp với nội dung bài học và vận dụng một cách linh hoạt vào trong bài dạy. GV không chỉ cung cấp cho HS mà còn tự bổ sung kiến thức cho chính mình. Ứng dụng CNTT vào trong dạy học còn giúp giáo viên nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính. Việc chèn hình ảnh, tư liệu; việc sử lý bản đồ, lược đồ trong nội dung bài yêu cầu giáo viên phải thật thành thạo mới thực hiện được. Chính vì vậy trường Minh Sơn đã tổ chức được nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nói chung và kinh nghiệm ứng dụng CNTT như thế nào cho hiệu quả nói riêng. Nhiều hình thức và biện pháp ứng dụng CNTT đã áp dụng trong nhà trường được giáo viên thực hiện có kết quả cao.
 Đối với HS: HS rất hứng thú với việc tiếp thu bài thông qua quá trình truyền đạt kiến thức của GV khi có ứng dụng CNTT. HS được tiếp thu thêm lượng thông tin bằng kênh hình, kênh chữ ngoài SGK. HS ghi nhớ bài nhanh và sâu hơn các sự kiện bằng những hình ảnh, HS có thể thuộc ngay diễn biến của một cuộc khởi nghĩa hay một chiến dịch qua việc trình bày của GV trên màn hình máy chiếu. Hơn thế nữa HS có thể phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận qua các tư liệu lịch sử mà GV sử dụng.
 Như vậy với việc ứng dụng CNTT vào dạy học GV Minh Sơn đã đem đến cho HS những bài giảng hấp dẫn, sinh động. Thông qua những bài giảng đó khuyến khích, phát huy được tính tích cực của HS. HS hào hứng chủ động tìm tòi để nắm vững nội dung, kiến thức của bài. 
2.3. Giải pháp thực hiện
 Qua quá trình thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học tôi nhận thấy có một số biện pháp chính để sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả, phát huy tính tích cực của HS:
1- Ứng dụng CNTT - Phương tiện hỗ trợ làm nổi bật trọng tâm bài giảng.
 Đối với biện pháp này thường dùng cho những bài giảng GV vẫn sử dụng bảng đen để ghi những phần mục và kiến thức cơ bản của bài. Đến phần nào của bài cần có tư liệu hoặc bản đồ, lược đồ, tranh ảnh hoặc phim tài liệu để làm nổi bật trọng tâm của bài thì GV đưa lên màn hình .
a.Tác dụng (ưu điểm) :
 HS khai thác được các tư liệu hình ảnh, phim tài liệu bằng việc trả lời các câu hỏi của GV. Thông qua đó HS sẽ hiểu rõ nội dung bài bằng trực quan sinh động chứ không phải là học thuộc một cách máy móc .
 Khi trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa hay chiến dịch quan trọng bằng công nghệ thông tin giúp HS ghi nhớ được các sự kiện, các mốc  quan trọng một cách tự nhiên chứ không phải khô khan, nhồi nhét.
 b. Cách thực hiện:
 Khi dạy đến phần nội dung bài cần làm rỏ bằng bản đồ, lược đồ, tư liệu chữ viết, hình ảnhGV đưa bản đồ, lược đồ, hình ảnh, tư liệulên màn hình. GV đặt câu hỏi để HS khai thác thông tin, hoặc hình ảnh để làm rỏ nội dung bài.
+ Sử dụng bản đồ, lược đồ
 Khi dạy đến diễn biến một cuộc khởi nghĩa hay một chiến dịch GV đưa bản đồ, lược đồ lên máy chiếu. Cho HS đọc phần chú giải (GV có thể giải thích một số chú giải HS khó hiểu)
 GV dùng chuột hoặc que chỉ (điện tử) để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung diễn biến qua lời tường thuật của GV. Trong khi tường thuật GV có thể dừng ở những điểm quan trọng đưa ra những câu hỏi hoặc những thông tin cần thiết mở rộng nội dung để HS hiểu bài. Sau khi tường thuật xong, GV cho HS tường thuật lại bằng cách: GV đưa lên màn hình lược đồ, bản đồ trống, HS tường thuật, cho HS khác nhận xét bổ sung (nếu chưa đủ). Sau đó GV cho HS quan sát lại trận đánh bằng cách nháy chuột cho các hiệu ứng xuất hiện.
VD: Bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống TD Pháp (1950 - 1953)
 Phần I - Mục 2: Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
 GV đưa lược đồ Chiến dịch biên giới thu đông 1950 lên màn hình.
Lược đồ Chiến dịch biên giới thu đông 1950
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. GV tường thuật diễn biến chiến dịch biên giới trong khi tường thuật GV sử dụng câu hỏi để khai thác nội dung bài: Vì sao ta đánh Đông Khê trước mà không đánh những nơi khác? Qua đó HS
thấy rõ sự sáng tạo của Đảng ta. GV tường thuật xong cho HS tường thuật lại.
 GV cho chạy các hiệu ứng như HS tường thuật
 VD: Bài 27 - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 – 1954 
- Phần II - Mục 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
GV đưa lược đồ: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 lên màn hình máy chiếu.
 Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. GV tường thuật diễn biến chiến dịch qua 3 đợt. Sau khi tường thuật xong đợt 1, GV kể cho HS nghe chi tiết: Tướng giặc Pi-ốt khi nghe tiếng pháo của quân ta đã phải tự tử trong hầm của mình. Lính Pháp sợ hãi chôn Pi-ốt ngay dưới chân giường của hắn và báo tin Pi-ốt tử thương vì trúng đạn.
 GV hỏi HS: Chúng ta tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc có ý nghĩa như thế nào ? (Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân dân ta: Có hậu phương rộng lớn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, động viên tinh thần chiến sĩ, làm lung lay ý chí của kẻ thù.)
 Trong khi tường thuật đợt 2, GV đặt câu hỏi: Việc đào hào ở Điện Biên Phủ có tác dụng như thế nào? (Các dãy giao thông hào như những chiếc thòng lọng thít chặt dần cuống họng của Pháp. . .)
 Với những hiệu ứng hợp lí, với kĩ thuật vi tính thành thạo, với những lời nói hấp dẫn GV đã đưa HS quay trở lại những trận đánh thật hào hùng của quân và dân ta. Không còn là những con số vô hình, không còn là những tên đất, tên người xa lạ, mà tất cả đã in sâu trong tâm trí học trò những trang sử oanh liệt.
* Lưu ý: 
 Không cho HS tường thuật trước, sau đó GV mới tường thuật. Do HS không thể tường thuật một cách sinh động, lưu loát được như GV nên khi 1 HS tường thuật những HS khác chỉ nhớ được một vài sự kiện, đến khi GV tường thuật không còn sự thu hút HS nữa. GV tường thuật trước tạo cho các em sự hào hứng, tò mò, thích thú, dễ tiếp nhận các sự kiện. Sau đó cho 1HS tường thuật lại, các em khác sẽ theo dõi để kiểm tra bạn có trình bày đúng như GV đã thực hiện hay không. Chính việc HS chú ý bạn tường thuật, đã tạo cho các em chủ động nắm nội dung của bài. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực của HS 
+ Sử dụng tư liệu chữ viết:
 Khi đưa tư liệu chữ viết lên màn hình GV cần chọn những dữ liệu phục vụ đắc lực cho nội dung bài. Những tư liệu đó phù hợp với bài giảng, làm nỗi bật kiến thức cơ bản. Từ việc khai thác nội dung tư liệu để hình thành kiến thức cơ bản của bài. GV cần có những câu hỏi phù hợp để sử dụng tư liệu một cách hiệu quả nhất.
 VD: Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - Lịch sử 7
Phần 1: Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
Mục a - Nông nghiệp
 GV đưa tư liệu trích đoạn “Chiếu khuyến nông ” lên màn hình: 
Trích nội dung : Chiếu khuyến nông
“Từ khi binh lửa luôn năm, lại thêm những đói kém, nhân dân xiêu dạt, đồng ruộng bỏ hoang, nên thực số đinh điền không bằng bốn, năm phần mười thủa trước. Phàm những dân nào trước đó kiều ngụ tha phương, trốn tránh lao dịch hoặc vì có thê hương mẫu quán mà đến ở, hoặc vì buôn bán làm ăn mà ngụ cư, hễ được vào làng ở sở tại từ ba đời trở lên thì mới ra ở, còn ngoài ra bắt về bản quán hết thảy, biệt xã không được chứa chấp. Những ruộng công, ruộng tư đã trót bỏ hoang, nay đều cho về nhận lấy cầy cấy, không được bỏ bê trễ”
GV yêu cầu HS đọc đoạn trích. Sau khi HS đọc xong GV hỏi HS: 
 “Qua nội dung chiếu khuyến nông em hiểu được những gì?” (Quang Trung kêu gọi nhân dân tha hương trở về quê làm ăn, nhận ruộng công, ruộng tư bỏ hoang để cày cấy) 
? Việc Quang Trung ra “Chiếu khuyến nông ” có tác dụng như thế nào đối với nông nghiệp? ( Diện tích đất trồng mở rộng, sản phẩm tăng, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, ...đời sống nhân dân ổn định )
* Lưu ý: Không đưa tư liệu chữ viết đã có trong SGK lên màn hình.Vì như vậy vừa mất thời gian đánh vi tính nội dung đã có sẵn, vừa làm cho HS không hào hứng vì đã biết khi chuẩn bị bài ở nhà. Đưa tài lệu từ ngoài vào, vừa mở rộng nội dung bài lại vừa khắc sâu kiến thức cơ bản trong khuôn khổ cho phép 
 Không sử dụng tư liệu chữ viết để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Nếu đưa nội dung cơ bản của bài trước sau đó mới đưa thì bài học sẽ không có hiệu quả, kiến thức bài sẽ mờ nhạt
+ Sử dụng tư liệu hình ảnh, phim tài liệu:
 GV chuẩn bị những hình ảnh, phim tư liệu..cần thiết cho tiết dạy. Khi dạy đến một phần nào đó trong bài, trước khi cho xuất hiện nội dung bài, GV đưa hình ảnh, phim tư liệu lên máy chiếu. Cho HS quan sát, sau đó GV đặt câu hỏi để khai thác sự hiểu biết của HS về hình ảnh, phim tư liệu. Từ đó GV phân tích, khái quát, kết luận hình thành kiến thức trọng tâm.
 Với biện pháp này, từ việc quan sát trực quan sinh động, thực tế đã giúp HS hiểu bài, nắm chắc nội dung cơ bản. GV không mất thời gian để treo tranh hoặc cất tranh, thời gian giành cho các hoạt động khác sẽ nhiều hơn. Hơn thế nữa thực tế trong phòng thiết bị, thí nghiệm của các trường bộ tranh ảnh, cần phục vụ cho bài giảng rất ít, hoặc đã hư hỏng, chất lượng kém không đủ đáp ứng nhu cầu để phục vụ cho các giờ dạy trên lớp
 VD: Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá - Lịch sử 7
Phần II: Sinh hoạt xã hội và văn hoá. Mục 2: Giáo dục và văn hoá 
GV đưa hình ảnh Văn Miếu Quốc tử giám lên màn hình 
 GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
? Em biết được những gì về những hình ảnh trên? 
(HS trả lời – GV cung cấp thông tin cho HS:
 Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội được coi như những pho sử đá về giáo dục nho học Việt Nam. Văn bia ghi lại lịch sử cụ thể của từng khoa thi. Các bài văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn nên về cơ bản đều là những tác phẩm văn học vô giá. Bia được đặt trên lưng con rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc.)
 Qua đó em cho biết: Về giáo dục thời Lý có những điểm gì lưu ý ? 
HS trả lời – GV kết luận đưa ra kiến thức cơ bản
- GV đưa hình ảnh: Chùa một cột, Tượng Phật A-di-đà ngồi kiểu thuyết pháp, Tháp bảo thiên , hình rồng thời Lý lên màn hình. 
 GV yêu cầu HS quan sát, sau đó trả lời một số câu hỏi để khai thác kênh hình để làm rõ nội dung dạy học :
? Em biết được những gì qua các hình ảnh trên ?
Sau khi HS trả lời GV cung cấp cho HS một số thông tin:
- Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu – Phúc lành dài lâu), được xây năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết, khi vua về già chưa có con trai nên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_linh_hoat_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nang_ca.doc