SKKN Vận dụng kiến thức vi sinh vật (chương trình Sinh học 10) nhằm nhằm giáo dục, nâng cao ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa

SKKN Vận dụng kiến thức vi sinh vật (chương trình Sinh học 10) nhằm nhằm giáo dục, nâng cao ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa

Chúng ta thường nghe nói: “Có sức khoẻ là có tất cả” để có sức khỏe tốt thì thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu được cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh để hoạt động và làm việc đồng thời chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có ở khắp nơi trong môi trường. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, an toàn thì sức khỏe và tính mạng của con người sẽ bị đe dọa.

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Công tác giáo dục, truyền thông về VSATTP đã được đẩy mạnh nhưng công tác này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên mà chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm, nội dung chưa phong phú và trách nhiệm trong tuyên truyền chưa cao nên nhận thức của người dân về VSATTP vẫn chưa có nhiều thay đổi. Đặc biệt công tác tuyên truyền giáo dục đối với học sinh THPT còn rất hạn chế: Việc đưa nội dung giáo dục về VSATTP vào nội dung học trong nhà trường chưa được quan tâm, chú ý; công tác giáo dục VSATTP chưa có sự chỉ đạo thống nhất; chưa được nghiên cứu đầy đủ về nội dung và phương pháp; chưa được quan tâm và đầu tư thỏa đáng về tài liệu, giáo trình, bồi dưỡng giáo viên

Trong thực tế, đa số học sinh trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, có điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp, địa bàn sinh sống rộng, gia đình thuần nông, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề VSATTP. Là một giáo viên bộ môn Sinh học và cũng là một người "tiêu dùng" tôi thiết nghĩ: các em học sinh đang ở độ tuổi vị thành niên - là lứa tuổi đang phát triển cả về trí lực và thể lực nên các em cần được trang bị kiến thức về VSATTP để hình thành cho các em thói quen giữ gìn VSATTP nhằm hạn chế ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh đường tiêu hoá nói chung.

Chương trình sinh học 10, ở phần ba sinh học vi sinh vật (VSV) học sinh đã biết VSV có mặt ở khắp nơi xung quanh chúng ta, chúng tác động đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống của con người nhưng đa phần chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Trong lĩnh vực thực phẩm,VSV có ảnh hưởng theo hai hướng tích cực và tiêu cực: VSV có khả năng làm biến đổi tính chất hoá lý của thực phẩm làm gia tăng hương vị, tính đa dạng cho thực phẩm. Mặt khác, nhiều VSV chính là nguyên nhân gây suy giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, gây hỏng thực phẩm thậm chí là tác nhân gây NĐTP và các bệnh đường tiêu hoá cho con người.

 

doc 30 trang thuychi01 13844
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức vi sinh vật (chương trình Sinh học 10) nhằm nhằm giáo dục, nâng cao ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Vệ sinh an toàn thực phần:	VSATTP
Ngô độc thực phẩm:	NĐTP
Vi sinh vật:	VSV
Người dẫn chương trình:	NDCT
Học sinh:	HS
Giáo viên:	GV
Tài liệu tham khảo:	TLTK
Trắc nghiệm khách quan:	TNKQ
MỤC LỤC
	Trang
 1. Mở đầu Trong trang này: Nội dung muc 1.1 do tôi tự viết ra
1.1. Lí do chọn đề tài:
Chúng ta thường nghe nói: “Có sức khoẻ là có tất cả” để có sức khỏe tốt thì thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu được cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh để hoạt động và làm việc đồng thời chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có ở khắp nơi trong môi trường. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, an toàn thì sức khỏe và tính mạng của con người sẽ bị đe dọa.
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Công tác giáo dục, truyền thông về VSATTP đã được đẩy mạnh nhưng công tác này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên mà chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm, nội dung chưa phong phú và trách nhiệm trong tuyên truyền chưa cao nên nhận thức của người dân về VSATTP vẫn chưa có nhiều thay đổi. Đặc biệt công tác tuyên truyền giáo dục đối với học sinh THPT còn rất hạn chế: Việc đưa nội dung giáo dục về VSATTP vào nội dung học trong nhà trường chưa được quan tâm, chú ý; công tác giáo dục VSATTP chưa có sự chỉ đạo thống nhất; chưa được nghiên cứu đầy đủ về nội dung và phương pháp; chưa được quan tâm và đầu tư thỏa đáng về tài liệu, giáo trình, bồi dưỡng giáo viên
Trong thực tế, đa số học sinh trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, có điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp, địa bàn sinh sống rộng, gia đình thuần nông, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề VSATTP. Là một giáo viên bộ môn Sinh học và cũng là một người "tiêu dùng" tôi thiết nghĩ: các em học sinh đang ở độ tuổi vị thành niên - là lứa tuổi đang phát triển cả về trí lực và thể lực nên các em cần được trang bị kiến thức về VSATTP để hình thành cho các em thói quen giữ gìn VSATTP nhằm hạn chế ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh đường tiêu hoá nói chung. 
Chương trình sinh học 10, ở phần ba sinh học vi sinh vật (VSV) học sinh đã biết VSV có mặt ở khắp nơi xung quanh chúng ta, chúng tác động đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống của con người nhưng đa phần chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Trong lĩnh vực thực phẩm,VSV có ảnh hưởng theo hai hướng tích cực và tiêu cực: VSV có khả năng làm biến đổi tính chất hoá lý của thực phẩm làm gia tăng hương vị, tính đa dạng cho thực phẩm... Mặt khác, nhiều VSV chính là nguyên nhân gây suy giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, gây hỏng thực phẩm thậm chí là tác nhân gây NĐTP và các bệnh đường tiêu hoá cho con người.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên giáo dục về VSATTP cho học sinh qua một số câu hỏi, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học nhưng thời lượng không nhiều nên các em vẫn còn rất mơ hồ về vấn đề này. Vì vậy đê góp phần trang bị kịp thời cho các em một số kiến thức, kỹ năng thực hành VSATTP và phòng tránh NĐTP, tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: "Vận dụng kiến thức vi sinh vật (chương trình sinh học 10) nhằm nhằm giáo dục, nâng cao ý thức giữ vệ 
 Trong trang này: Nội dung mục 1.2; 1.3; 1.4: do tôi tự viết ra
sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Bắc Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Các em có cơ hội thể hiện sự hiểu biết cũng như gia tăng kiến thức của bản thân khi trả lời các câu hỏi, tình huống về VSATTP.
- Giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về VSATTP. Góp phần giáo dục, nâng cao ý thức cho học sinh toàn trường giữ VSATTP và phòng tránh NĐTP.
- Có thái độ cương quyết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước tình hình ô nhiễm thực phẩm hiện nay và không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Biết yêu lao động, quý trọng giữ gìn sức khỏe cá nhân.
- HS ý thức được phòng bệnh hơn chữa bệnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm.
- Một số bệnh truyền nhiễm do sử dụng thực phẩm nhiễm vi sinh vật thường gặp.
- Tìm hiểu một số biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và một số biện pháp phòng tránh NĐTP.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng phiếu thăm dò ý kiến của 143 HS ở 4 lớp: 12 A1 (32HS); 12 A2 (30 HS); 10 A3 (39 HS); 10 A4 (42 HS).
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phát phiếu thăm dò, để các em hoàn thành tôi thu lại, sau đó thống kê, phân tích số liệu đánh giá mức độ nhận thức của các em trong vấn đề giữ VSATTP và phòng tránh NĐTP.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng Internet (trang chính thống) để có cơ sở thực hiện chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trong trang này: Nội dung mục 2.1.1 tôi tham khảo từ TLTK số 3; mục 2.1.2 tôi tham khảo từ TLTK số 2;
 Mục 2.1.3 tôi tham khảo từ TLTK số 3.
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN:
2.1.1. Một số khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
- An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
- Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng [3].
2.1.2. Con đường gây ô nhiễm sinh học vào thực phẩm: 
- Môi trường bị ô nhiễm, vi sinh vật từ đất, nước, không khí, dụng cụ và các vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm
- Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân không đảm bảo (tay người chế biến không sạch, người lành mang trùng,) làm nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm. Thức ăn nấu không kỹ, ăn thức ăn sống (gỏi, tiết canh,) cũng bị nhiễm vi sinh vật, gây ngộ độc.
- Do bảo quản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không che đậy để côn trùng, vật nuôi,tiếp xúc vào thức ăn, làm lây nhiễm vi sinh gây bệnh.
- Do bản thân thực phẩm, gia súc, gia cầm đã bị bệnh trước khi giết mổ, khi chế biến, nấu nướng không bảo đảm giêt chết được hết các mầm bệnh. Do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản, chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn, cũng có thể gây nhiễm vi sinh vào thực phẩm, mặc dù gia súc, gia cầm trước khi giết mổ khoẻ mạnh, không có bệnh tật [2].
2.1.3. Định nghĩa về ngộ độc thực phẩm: 
Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn uống. Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng do ăn phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc. Các biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc là: Nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng. 
Các nguyên nhân có thể được chia thành 3 nhóm: Ngộ độc thực phẩm do: thực phẩm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm mốc, kí sinh trùng) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn), thực phẩm bị nhiễm hoá chất, bản thân thực phẩm có độc (chất độc có tự nhiên trong thực phẩm là thực vật, động vật) [3].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong trang này: Đoạn "Theo thống kê từ...nhiễm VSVchiếm 33-49%)" tôi tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4; Đoạn "Còn theo Tổng cục thống kê....không thể thống kê được" tôi tham khảo từ TLTK sồ 4; Đoạn "Qua việc khảo sát...bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội" do tôi tự viết ra; Mục 2.3 do tôi tự viết ra.
:
 Theo thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong (nguyên nhân chính là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật chiếm 33% - 49%) [4]. 
Còn theo Tổng cục thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2017 (tính từ ngày 18/12/2016 đến 17/4/2017) trên địa bàn cả nước xảy ra 29 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm 755 người bị ngộ độc, trong đó 15 trường hợp tử vong. Chỉ riêng trong tháng 4/2017 đã xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 114 người bị ngộ độc. Số lượng các vụ ngộ độc được thống kê chưa thật đầy đủ, bởi lẽ các trường hợp thống kê được chủ yếu là ngộ độc cấp tính còn ngộ độc mãn tính và ngộ độc tích lũy thì không thể thống kê được [4].
Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của 143 HS ở 4 lớp: 12 A1 (32HS), 12 A2 (30 HS), 10 A3 (39 HS), 10 A4 (42 HS) mà tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả khảo sát như sau:
Phần I.
 Số lượng/tỉ lệ 
 Câu
Trả lời đạt
Trả lời chưa đạt
Trả lời sai (hoặc không trả lời)
Câu 1
11 hs (7,69%)
101 hs (70,63%)
31 hs (21,68%)
Câu 2
19 hs (13,29%)
98 hs (68,53%)
26 hs (18,18%)
 Phần II.
 Số lượng/tỉ lệ 
 Câu
Chọn có
Chọn không
(hoặc chưa)
Câu 3
143 hs (100%):
qua ti vi: 112 hs (79,72%);
 đài phát thanh: 29 hs (20,28%)
0 hs
Câu 4
10 hs (7%)
133 hs (93%)
Câu 5
0 hs
143 hs (100%)
Kết quả trên cho thấy đa số HS đều thiếu hiểu biết đầy đủ về VSATTP và NĐTP; các em chưa được tuyên truyền các biện pháp thực hành VSATTP và cách để phòng tránh NĐTP. Đây là một thực tế đáng lo ngại có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của các em sau này.
Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa về chủ đề này. Để giúp học sinh hiểu hơn về tầm quan trọng của VSATTP. Từ đó các em sẽ biết cách phòng tránh NĐTP; biết cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Tôi tiến hành 2 nội dung sau:
2.3.1. Nội dung thứ nhất: Khảo sát thực tế:
Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa 1 tuần tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của 143 HS ở 4 lớp tôi giảng dạy bằng cách phát phiếu thăm 
 Trong trang này: Nội dung do tôi tự viết ra.
dò ý kiến. Trong tuần này, sau tiết dạy của mình ở mỗi lớp (lúc ra chơi 5 phút) tôi đã phát phiếu cho HS trả lời (yêu cầu các em trả lời tự giác, trung thực) và giao cho em lớp trưởng thu lại cho tôi vào cuối buổi học hôm đó. 
Phiếu thăm dò ý kiến gồm 5 câu hỏi đề cập đến nhận thức của các em về VSATTP và NĐTP (phụ lục 1). Sau đó, tôi tổng hợp và thống kê câu trả lời của các em để có số liệu đánh giá về mức độ nhận thức của các em về vấn đề này.
 2.3.2. Nội dung thứ hai: Tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa:
A. Công tác chuẩn bị:
- Phương tiện:
+ Loa đài, micro.
+ 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi.
+ Máy tính, máy chiếu.
+ HS chuẩn bị bút, giấy A4 để ghi chép. 
+ Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh về thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, hình ảnh về các chủng vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm; hình ảnh về các vụ ngộ độc thực phẩm. Giáo chuẩn bị Phiếu học tập là các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi và tình huống liên quan đến chủ đề.
- Thành phần tham dự gồm: Các cô giáo nhóm sinh: cô Lưu Thị Hằng, cô Vũ Thị Hải, cô Trịnh Thị Hường với vai trò "ban giám khảo", cô giáo hướng dẫn Lê Thị Bốn; cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Bắc Sơn.
- Người dẫn chương trình (NDCT) : là tôi - cô giáo Lê Thị Bốn.
- Thư kí tổng hợp điểm cho các đội chơi là em Quách thị Linh lớp 12 A1.
- Thời gian: Một buổi chiều từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ, ngày 26/4/2017.
- Địa điểm: Trường THPT Bắc Sơn.
B. Cách thức tổ chức buổi ngoại khóa như sau:
Trước khi tổ chức buổi hoạt động ngoại khoá 1 tuần tôi hướng dẫn HS tìm hiểu những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm do các vi sinh vật gây ra khi con người ăn phải thực phẩm nhiễm VSV bằng cách: Tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “vệ sinh an toàn thực phẩm”, “ngộ độc thực phẩm”, “Cục an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Buổi ngoại khóa gồm 2 hoạt động:
Hoạt động 1: Tổ chức cuộc thi về chủ đề VSATTP. 
 Hoạt động này có kết hợp của các em học sinh thuộc 3 khối lớp 10, 11, 12 nhằm mục đích giúp các em giao lưu học hỏi lẫn nhau về ý thức VSATTP và cách phòng tránh NĐTP của bản thân.
Mỗi khối có 6 lớp tôi chọn 6 học sinh đại diện (mỗi lớp chọn 1 HS). Ba khối chia thành 3 đội chơi, mỗi đội cử một đội trưởng có khả năng thuyết trình tốt và tự tin trước toàn trường:
Đội 1: Khối 10 - Đội trưởng em Đào thị Khánh Linh hs lớp 10 A1.
Đội 2: Khối 11 - Đội trưởng em Phạm thị Hằng hs lớp 11 A2.
Đội 3: Khối 12 - Đội trưởng em Bùi Văn Quang hs lớp 12 A1.
 Trong trang này: Nội dung do tôi tự viết ra.
Các đội chơi trải qua 3 phần thi. Ban giám khảo chấm điểm độc lập, sau đó thư kí sẽ tổng hợp điểm và công bố kết quả xếp loại cho mỗi đội.
Phần 1: Thi "Ai nhanh tay hơn".
Phần này các đội chơi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (TNKQ) về các thói quen chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm... trong đời sống hàng ngày của gia đình và người dân, mục đích cho các em thấy được những thói quen đó đã đảm bảo VSATTP chưa, từ đó các em sẽ nhận thức đúng đắn và thay đổi các thói quen không tốt theo hướng tích cực để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
- NDCT thông báo luật chơi: 
+ Phần thi có 12 câu hỏi TNKQ, mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm.
+ Sau khi NDCT đọc câu hỏi, trong thời gian 30s đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho 1 đội khác trong 2 đội còn lại, đội trả lời sau chỉ được tính 5 điểm.
- Hệ thống câu hỏi TNKQ và đáp án (phụ lục 2)
Phần 2: Thi giải quyết tình huống.
NDCT đưa ra các tình huống có vấn đề cùng với các câu hỏi cho các đội chơi. Mỗi đội thảo luận độc lâp. Đội trưởng sẽ cử ra một bạn ghi chép các ý kiến của các thành viên, cả đội sẽ tổng hợp và thống nhất câu trả lời. Sau thời gian khoảng 5 - 7 phút lần lượt các đội sẽ trình bày nội dung. Cuối cùng NDCT sẽ nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác giúp các em hiểu rõ vấn đề.
 Các bước tiến hành cụ thể như sau:
 - NDCT đưa ra 3 lá thăm cho đội trưởng của 3 đội bốc thăm. Nếu đôi nào có số 1(2,3) thì đội đó sẽ trả lời thứ 1(2,3)
 - NDCT đọc tình huống có vấn đề và các câu hỏi liên quan đến tình huồng đó.
 - Các đội thảo luận độc lâp, một bạn ghi chép các ý kiến của các thành viên. Sau thời gian khoảng 7 phút lần lượt các đội sẽ trình bày nội dung đã thống nhất.
 - Ban Giám khảo sẽ nhận xét, đưa ra câu trả lời chính xác giúp các em hiểu rõ vấn đề và cho điểm các đội chơi. Điểm cho phần thi này tối đa là 120 điểm (mỗi câu 20 điểm) 
Tình huống 1: "Sản xuất rau sạch"
 Nhà bạn H có một mảnh vườn khá rộng, mẹ H chuyên trồng các loại rau sống, rau gia vị như: xà lách, rau mùi, rau húng, tía tô, kinh giới...Hàng ngày mẹ xách nước ở ao trong vườn để tưới rau. Những đợt nắng hạn, ao cạn nước mẹ phải vất vả ra tận mương gánh nước về tưới rau.
Để rau sinh trưởng tốt, mẹ H còn tưới rau bằng nước thải của gia súc; bón phân chuồng (các chất thải của lợn, của trâu bò). Rau của mẹ H trồng được các quán ăn và nhiều người yên tâm mua về để "ăn sống". Mọi người kể cả mẹ H đều cho rằng: Rau được chăm sóc hoàn toàn từ "nguồn nước tự nhiên và phân hữu cơ", không sử dụng phân hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh trưởng...là rau sạch.
 Trong trang này: Nội dung câu hỏi 1 do tôi tự viết ra; Câu hỏi 2 và câu hỏi 3 do tôi tham khảo từ TLTK số 4; nội dung Tình huống 2: Nước mía "Siêu sạch" do tôi tự viết ra.
Câu hỏi 1: Theo em, nhận định về "rau sạch" trong tình huống trên đã đảm bảo "vệ sinh, an toàn" chưa? thế nào là rau an toàn?
Trả lời: Chưa, vì: “rau sạch” được hiểu là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên: không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản.
"Rau an toàn" là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường [4].
Câu hỏi 2: Ăn rau sống thường xuyên sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh đường tiêu hoá như thế nào? Em hãy khuyên người nông dân nên canh tác như thế nào để sản xuất ra các sản phẩm an toàn?
Trả lời: Trong rau sống còn có các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa chó mèo, sán lá gan,... các loại vi khuẩn bám vào. Khi sử dụng do chủ quan hoặc rửa không đúng cách đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người, gây các bệnh rối loạn tiêu hóa.
Trong canh tác hạn chế bón phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích..., nên tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh [4].
Câu hỏi 3: Cách rửa rau sống như thế nào là đảm bảo vệ sinh, an toàn?
Trả lời: Trước tiên nhặt rau thật sạch, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Cách rửa sau sống nhanh và sạch nhất đó chính là rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy (dòng nước chảy sẽ làm trôi đi những giun, sán, vi khuẩn còn bám trên rau - áp dụng cho các loại rau, quả nói chung). Tiếp theo ngâm rau sống với nước muối trong một thời gian ngắn khoảng từ 5 đến 10 phút rồi vớt ra rửa sạch lại [4].
Tình huống 2: Nước mía "Siêu sạch"  
Nước mía là thứ nước uống bình dân rất được mọi người lựa chọn để giải khát vì lí do "là nước tự nhiên mà lại rẻ". 
Đi học về, Mai rủ Lan: "Làm cốc nước mía cho mát". Thấy bạn e ngại mai nói: "giờ toàn nước mía sạch, yên tâm đi". Xong rồi hai bạn dừng xe vào quán, tìm chỗ ngồi và gọi 2 cốc nước mía.
Ngay lập tức, chị chủ quán lấy cây mía mới đầy bùn đất rồi cạo nhanh thoăn thoắt. Cạo xong, cây mía được nhúng vào xô nước lã, chặt ngay thành khúc rồi cho vào máy mà không lau rửa gì cả. Vừa nhận tiền của khách xong, chị dùng tay đó bốc đá cho vào cốc rồi rót nước mía trong bình ra cốc, sau đó chị đổ chiếc khay hứng nước mía rơi vãi vào trong bình. Chiếc khay được nhúng vào xô nước rửa cốc rồi lại đặt vào dưới máy để hứng nước mía vãi.
Sau vài phút chờ đợi Mai và Lan cũng được thưởng thức cốc "nước mía - siêu sạch".
 Trong trang này: Nội dung từ câu hỏi 1 . tính đến câu trả lời đúng và cho điểm các đội chơi” do tôi tự viết ra; Nội dung: “Đáp án: . Gây ung thư gan” do tôi tham khảo từ tài liệu tham khảo số 2.
Câu hỏi 4: Hãy chỉ ra con đường lây nhiễm của Vi sinh vật vào cốc " nước mía - siêu sạch"?
Trả lời: Quy trình "làm" nước mía không đảm bảo vệ sinh: Từ khâu róc mía, rửa mía đến máy ép nước; các dụng cụ như khay, cốc hay bàn tay của chị chủ quán dều không vệ sinh...
Câu hỏi 5: Uống nước mía có nguy cơ nhiễm bệnh như thế nào?
Trả lời: Nước mía là thức uống giải khát bổ dưỡng, loại nước này rất “nhạy cảm”, nếu được chế biến trong điều kiện kém vệ sinh rất dễ bị nhiễm nhiều vi khuẩn, vi sinh vật hiếu khí, nấm men, nấm mốc. Sự hiện diện của vi sinh vật với lượng lớn như trong nước mía có thể gây nguy cơ loạn khuẩn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa cho người khi uống phải.
Câu hỏi 6: Em hãy đưa ra lời khuyên để bảo vệ sức khoẻ cho mọi người khi uống các loại nước (sinh tố, si rô...) ở hàng quán nói chung?
Trả lời: Để bảo vệ sức khỏe của mình, mọi người nên hạn chế dùng những nước uống ở hàng quán ven đường không đảm bảo vệ sinh. Riêng những người thích uống các loại nước này, nên mua ở những cơ sở chế biến sạch, tốt nhất là mua nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đem về tự chế biến.
Phần 3: Phần thi Đối mặt
"Với chủ đề kể tên các nhóm VSV gây ô nhiễm thực phẩm; các bệnh đường tiêu hóa do chúng gây ra khi con người ăn phải thực phẩm nhiễm VSV".
Phần này mỗi đội chơi sẽ kể tên các nhóm vi sinh vật hoặc các bệnh do chúng gây ra khi con người ăn phải thực phẩm nhiễm VSV (câu trả lời không được trùng nhau).Các đội lần lượt trả lời theo vòng tròn (mỗi vòng chỉ trả lời 1 lượt) đến khi không đội nào có câu trả lời t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_vi_sinh_vat_chuong_trinh_sinh_hoc_10.doc
  • docLinh vuc khac THPT - Le Thi Bon - THPT Bac Son - Ngoc Lac (Phụ lục).doc