SKKN Vân dụng tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học 10 phần virut và bệnh truyền nhiễm bằng phương pháp dạy học nhóm

SKKN Vân dụng tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học 10 phần virut và bệnh truyền nhiễm bằng phương pháp dạy học nhóm

- Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. . Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học .

 - Với môn sinh học, tính thực tế được ngắn liền với các bài giảng hàng ngày thì phương pháp dạy học cũng phải có sự khác biệt so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy dọc tích cực được sử dụng thường xuyên như : thảo luận nhóm, dạy học tình huống, nêu vấn đề thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế của môn học vào các bài giảng hàng ngày trong dạy học sinh học ở trường THPT hiện nay lại ít được chú trọng .

 - Ngoài ra theo kinh nghiệm giảng dạy môn sinh học trong nhiều năm , tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn sinh học từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học ở trường THPT hiện nay, người giáo viên ngoài sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực cần tích hợp các kiến thức của bài học với thực tế cuộc sống nhằm giúp các em áp dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của chính bản thân mình. Từ đó phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin và hứng thú trong học tập .

 - Xuất pháp từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Vân dụng tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 10 phần virut và bệnh truyền nhiễm ” bằng phương pháp dạy học nhóm.

 

doc 22 trang thuychi01 15472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vân dụng tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học 10 phần virut và bệnh truyền nhiễm bằng phương pháp dạy học nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 PHẦN “VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM” BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
	 Người thực hiện: Ngô Thị Hảo
 Chức vụ: Giáo viên
 	SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học 
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu
2
1.1.Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3.Đối tượng nghiên cứu...
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trưạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
3
2.3 Giải pháp sử dụng
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..
16
3. Kết luận và kiến nghị..
17
3.1. Kết luận ...
17
3.2. Kiến nghị..
17
1. Mở đầu
	1. 1. Lí do chọn đề tài
 	- Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. . Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học . 
	- Với môn sinh học, tính thực tế được ngắn liền với các bài giảng hàng ngày thì phương pháp dạy học cũng phải có sự khác biệt so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy dọc tích cực được sử dụng thường xuyên như : thảo luận nhóm, dạy học tình huống, nêu vấn đề  thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế của môn học vào các bài giảng hàng ngày trong dạy học sinh học ở trường THPT hiện nay lại ít được chú trọng . 
 	 - Ngoài ra theo kinh nghiệm giảng dạy môn sinh học trong nhiều năm , tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn sinh học từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học ở trường THPT hiện nay, người giáo viên ngoài sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực cần tích hợp các kiến thức của bài học với thực tế cuộc sống nhằm giúp các em áp dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của chính bản thân mình. Từ đó phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin và hứng thú trong học tập . 
	 - Xuất pháp từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Vân dụng tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 10 phần virut và bệnh truyền nhiễm ” bằng phương pháp dạy học nhóm. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu
 	- Đề tài được xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Công Nghệ, môn GDCD, môn Địa  nhằm tổ chức cho học sinh thông qua hoạt động chủ đề sẽ chủ động sử dụng các năng lực của mình để tìm hiểu về virut, miễn dịch của cơ thể, ứng dụng và tác hại của virut . Từ đó hình thành những kiến thức tổng quan, cơ bản về virut, miễn dịch và bệnh truyền nhiễm.
	- Đồng thời giúp các em xác định được ý thức bảo vệ bản thân, người thân, tuyên truyền và tham gia xây dựng môi trường sống lành mạnh, trách những nguy cơ mắc dịch do virut gây ra. 
	- Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong HS khối lớp 10 ở trường THPT, qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm và nhân rộng ở các lớp. 
	- Giúp đồng nghiệp tham khảo để có thể vận dụng tốt hơn trong công tác dạy học phần ba –sinh 10 .
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nội dung trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Phương pháp dạy học tích hợp với chủ đề Virut và bệnh truyền nhiễm phần ba chương III - Sinh học 10” ở một số lớp  học sinh khối 10 tại trường THPT.
	- Phương pháp dạy học theo nhóm .
	- Cách thức tổ chức dạy học tích hợp đối với chủ đề “ Virut và bệnh truyền nhiễm, Sinh học 10”
	- HS khối lớp 10 trường THPT Ngọc Lặc
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát
	- Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp ngiên cứu sản phẩm
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thống kê toán học 
 	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 	 - Không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp dạy học đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy- học sẵn có. 
	- Tổ chức dạy học nhóm là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS. Với hình thức này, HS được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV.   
 - Bên cạch đó dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên quan với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức vận dụng vào thực tiễn.
 Việc vân dụng tích hợp trong dạy học nhóm sẽ giúp cho.
 + Đối với giáo viên: Không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh ở trong và ngoài lớp học. Do đó giáo viên các bộ môn có liên quan sẽ chủ động phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. đồng thời có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên.
 + Đối với học sinh : Ưu điểm hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. Còn tích hợp liên môn lại giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, đồng thời giúp các em áp dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của chính bản thân mình. Từ đó phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin và hứng thú trong học tập . 
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đang được các nhà trường, sở quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn và học hỏi với các đồng nghiệp trong đó có phương pháp dạy học nhóm và sử dụng tích hợp.
 	- Đồng thời sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức của môn sinh học gắn liền với cuộc sống thường ngày. Vì vậy các vấn đề mang tính thời sự rất dễ dàng được tích hợp trong dạy học môn sinh học như: các bệnh lây truyền (HIV, viêm gan B, cúm gia cầm, Ebola), sự ô nhiễm môi trường, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe
	- Tôi được nhà trường phân công dạy sinh học 10 THPT những năm qua nên có thuận lợi hơn khi áp dụng đề tài .
	- Tài liệu tham khảo nhiều: qua sách, qua mạng... nên đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh khi học và dạy .
 	2.2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Hiện nay việc dạy học sinh học nói chung và chủ đề “ Virut và bệnh truyền nhiễm” nói riêng ở các trường phổ thông còn có một số tồn tại như sau:
 	- Nội dung kiến thức chưa thống nhất về phân phối chương trình, phân phối thời gian dạy nhiều chủ đề không thể sử dụng trong 1 tiết chính khóa , rất khó khăn khi xếp thời khóa biểu và ảnh hưởng đến các môn khác. 
 	- Một số HS do nhút nhát, lười học, thiếu ý thức tự chủ hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của nhóm, nên nếu GV không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài HS khá giỏi tham gia còn đa số HS khác không hoạt động. Việc đánh giá khó có sự công bằng tuyệt đối giữa các thành viên trong nhóm, vì GV không thể biết hết mức độ đóng góp của từng HS, mặc dù nhóm đưa ra tỷ trọng điểm mỗi thành viên được hưởng.
	- Thời gian bị kéo dài do mất nhiều thời gian thiết kế nhiệm vụ cho nhóm, tổ chức một cách hợp lí. 
	- Một số lớp có sĩ số đông, bàn ghế khó di chuyển nên khó tổ chức hoạt động nhóm. 
 	2.3. Giải pháp sử dụng 
	2.3.1 Phương pháp dạy học nhóm 
Qua việc nghiên cứu về phương pháp dạy học nhóm tôi thấy thực chất của vấn đề dạy học nhóm là tăng cường cho HS tham gia các hoạt động thực tiễn, thực hành, hòa nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề. Thông qua 3 bước [6]:
	a. Bước 1. Giao nhiệm vụ
    Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tự làm các nội dung mà GV yêu cầu.
	b. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ, gồm các hoạt động
	- Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn:
	+ Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên một cách rõ ràng, có sự hợp tác hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau.
Ngoài các nội dung chính cần phải hoàn thiện thì mỗi nhóm cũng cần phải tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan để trả lời các câu hỏi của giáo viên và các nhóm khác.
	+ Các nhóm cũng có thể tìm hiểu về các vấn đề không phải của nhóm mình để hiểu hơn và khi các nhóm trình bày thì có thể đặt câu hỏi chất vấn.
	+ Nguồn tài liệu tham khảo là: Sách giáo khoa, sách giáo viên, các giáo trình vi sinh vật, hoặc tra cứu trên mạng internet...
	+ Hình thức trình bày: Có thể in, viết, vẽ ra các bản giấy để gắn lên bảng, hoặc làm các poster hoặc cũng có thể soạn trên các phần mềm máy tính để trình chiếu như PowerPoint, ActivInsprice ...
	- Hoạt động 2. Các nhóm học sinh phân công nhiệm vụ và tạo các sản phẩm ở ngoài giờ lên lớp.
	- Hoạt động 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. 
 	 HS báo cáo các nội dung của nhóm mình, biết cách phòng chống và tuyên truyền các bệnh truyền nhiễm do virut gây ra cho bản thân, động vật và thực vật. Sau khi mỗi nhóm trình bày nội dung thì GV và các nhóm khác có thể đặt câu hỏi chất vấn nhóm đó để làm rõ hoặc mở rộng thêm vấn đề.
	c. Bước 3. Tổ chức đánh giá nhận xét.
Các học sinh đánh giá lẫn nhau và giáo viên tổng kết về hiệu quả hoạt động nhóm.
 	2.3.2 Mô tả chuyên đề
	Chuyên đề này gồm các bài trong chương 3, phần 3 Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 THPT . 
	Bài 29. Cấu trúc các loại virus 
	Bài 30. Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ 
	Bài 31. virus gây bệnh. Ứng dụng của virus trong thực tiễn 
	Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch [1]
	a. Mạch kiến thức của chuyên đề: 
	- Đặc điểm, cấu trúc, hình thái các loại virus. 
	- Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ. 
	- Vai trò và tác hại của virus. 
	- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. 
	+ Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus ở người và động vật:  sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF), Ebola (EHF), HIV/AIDS  
	+ Miễn dịch [2]
	Như vậy, qua hoạt động chuyên đề học sinh sẽ biết được:
	-  Đặc điểm chung, cấu trúc các loại virus, sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ. 
	- Nêu được một số dạng virus kí sinh ở động vật, thực vật và vi sinh vật. 
	- Con người đã ứng dụng virus vào thực tiễn như thế nào? 
	- Đặc điểm bệnh truyền nhiễm và các phương thức lây truyền và phòng tránh. 
	- Khái niệm về miễn dịch, các loại miễn dịch và interferon. 
	- Tìm hiểu hội chứng AIDS, sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) và một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
	- Ý thức bảo vệ bản thân, người thân khỏi những nguy cơ mắc phải những đại dịch do virus và các vi sinh vật khác gây ra. 
	b. Mục tiêu chuyên đề: Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng: 
	* Kiến thức. 
	- Nêu được đặc điểm, cấu trúc và hình thái các loại virus. 
	- Phân biệt được virus và vi khuẩn. 
	- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. 	Giải thích được tại sao gọi là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản. 
	- Phân tích được vai trò và tác hại của virus trong thực tiễn. 
	- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm. Phân tích được các con được lây truyền bệnh.
	- Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chống bệnh.
	- Nêu được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được các loại miễn dịch. 
	- Vận dụng kiến thức để giải thích được:
	+ Vì sao virus kí sinh bắt buộc. 
	+ Giải thích được nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ.
+ Phân tích được những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?
+ Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh. 
+ Phân tích được vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. [3]
*Kỹ năng: Rèn luyện được các kĩ năng sau 
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề 
- Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa. 
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp.
	* Thái độ
	- Biết cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên cho bản thân, cho một số TV, ĐV. 
	- Tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên cho người thân, cộng đồng (Bệnh HIV/AIDS; Sởi; Cúm). 
	 2.3.3 Kế hoạch dạy học chuyên đề
	 Chủ đề được xây dựng 4 tiết, trong đó có 3 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành.
	 Tiến trình
	Tiết 1: Hoạt động khởi động
	a) Tình huống xuất phát
	GV nêu vấn đề: Tình hình dịch bệnh Zika, AIDS trên toàn thế giới, tình hình sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) ở Việt Nam. Vậy tại sao dịch bệnh lại lây lan nhanh và có diễn biến phức tạp như vậy? Virút có cấu trúc, cơ chế gây bệnh như thế nào? 
	b) Sử dụng phương pháp dạy học nhóm bằng cách chia nhóm. 
	Mỗi tổ một nhóm, có nhóm trưởng và thư ký. 
	Mỗi nhóm thực hiện các nội dung sau:
	Nội dung 1: Tìm hiểu về virut, hình thái cấu trúc các loại virut.
	Nội dung 2: Tìm hiểu về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
	Nội dung 3: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. 
	Nội dung 4: Ứng dụng của virut trong thực tiễn.
	Nội dung 5: Tìm hiểu về tình hình bệnh truyền nhiễm và tiêm vắcxin tại địa phương.
	- Học sinh xây dựng kế hoạch học tập (theo mẫu) giáo viên đưa ra 
	- Trong đó bản báo cáo thực hiện nhiêm vụ phải nêu rõ:
	Người thực hiện Sản phẩm: Nhóm . Thời gian: 
Nội dung công việc: . 
	c) Giáo viên gợi ý thực hiện nhiệm vụ học tập
	- Vận dụng kiến thức sinh học về virut và các bệnh truyền nhiễm (SGK lớp 10)
	- Tham khảo các tài liệu trên sách báo, Internet về virut, các bệnh truyền nhiễm do virut gây ra.
	- Thâm nhập thực tế tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm ở địa phương và tình hình tiêm văcxin ở địa phương.( Chuẩn bị cho tiết 4)
	d) GV giao hệ thống câu hỏi và bài tập để các nhóm HS thảo luận ở tiết 2 và tiết 3.  
	- Ghi chép đầy đủ các hướng dẫn của GV
	- Chia sẽ những vướng mắc đối với nhiệm vụ được giao.
	- Các nhóm phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch Xây dựng kế hoạch học tập
	Tiết 2: Hoạt động hình thành kiến thức Kiểm tra các nội dung
	1. Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
- Bản báo cáo: Tìm hiểu về virut, hình thái cấu trúc các loại virut. Tìm hiểu về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
	2. Tổ chức cho nhóm 1 và nhóm 2 báo cáo, thảo luận.
	- Đại diện các nhóm báo cáo về nội dung 1(khái niệm, cấu trúc, hình thái của virut) và nội dung 2 (Tìm hiểu về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ).
	- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết quả báo cáo các nhóm.
	- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa kiến thức (Đưa phần nội dung kiến thức)
	3. Nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt động của các nhóm
	4. Dặn dò nhiệm vụ của tiết 3 
	- Các nhóm trình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và các mẫu vật
	- Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
	+ Báo cáo về virut và cấu trúc các loại virút
	- Thảo luận, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của nhóm mình và các nhóm khác.
	- Kiến nghị và đề xuất 
	- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và các mẫu vật
	- Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Khái niệm virut, cấu trúc, hình thái của các loại virut
	Bài báo cáo dạng: Powerpoint, phim, ảnh,   
	Câu hỏi thảo luận nhóm và các bài tập tình huống tiết 2
	Câu 1: Từ những hiểu biết về vi khuẩn và virut, em hãy đưa ra các biện pháp phòng tránh bệnh do vi khuẩn và virut gây ra cho thực vật , động vật và con người? 
	Câu 2: Vì sao các chủng virus cúm gia cầm thường rất nguy hiểm? 
	Câu 3: Hãy tìm hiểu về các dịch bệnh như dịch Ebola, dịch SARS, dịch cúm H1N1, sốt xuất huyêt, trong các thông tin trên sách, báo và Internet về virut , nghiên cứu các bài học về vi rút hãy trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:
	a.  Hãy cho biết nguồn gốc của các tên gọi dịch Ebola, dịch SARS, dịch cúm H1N1?
	b. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. 
	Các bệnh này gây ra bởi
	A. vi khuẩn  B. virut C. vi trùng D. vi sinh vật
	c. Những đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm những bệnh này cao nhất?
	d. Khi nào chúng ta phải đến cơ sở y tế? Điều trị những người bị nhiễm virut như thế nào? 
	e. Khi chăm sóc người bệnh chúng ta cần phải làm gì? 
	g. Hiện nay đã có vacxin cho các dịch bệnh này chưa? Hãy nêu các giải pháp trước mắt và lâu dài để có thể giải quyết các vấn đề trên.
	 Câu 4: Tìm hiểu thông tin về HIV/ AIDS và trả lời các câu hỏi sau:
	a. Hãy cho biết những nhóm người nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao?
	b. HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào? HIV tấn công vào loại tế bào nào trong cơ thể người?
	c. Em hãy  cho biết, hiện nay đã có vắcxin dự phòng HIV chưa? Nghe nói người nhiễm HIV có thể được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Vậy em có biết thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc gì và hiệu quả của việc điều trị ARV như thế nào không?
	d. Hãy cho biết khả năng tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể người như thế nào? Làm thế nào để xử lý an toàn đối với những vật dụng có chứa vi rút HIV? 
	e. Giả sử trong khu phố nơi em sinh sống có một người bị nhiễm HIV. Em sẽ đối xử với người đó như thế nào?
	Câu 5: Tìm hiểu thông tin về VR. Zika để trả lời câu hỏi sau: 
a. Đây có phải là một loại virus mới?
b. Chuyện gì xảy ra nếu nhiễm Zika?
c. Phụ nữ có thai phải làm gì với Zika?
e. Zika lây nhiễm qua những đường nào?
g. Đã có thuốc đặc trị VR. Zika hay chưa?
h. Làm thế nào để ngăn chặn đại dịch Zika?
	Các bài tập tình huống.
	Câu 1: Khi nghiên cứu thí nghiệm của Franken-Conrat. Một bạn học sinh thắc mắc "Vì sao virut phân lập được không phải là virut chủng B" ?. Em hãy giúp bạn giải thích sự thắc mắc đó. 
	Câu 2: Một bạn học sinh thắc mắc "vì sao virut viêm gan B chỉ xâm nhập vào tế bào gan. Còn HIV chỉ xâm nhập vào tế bào bạch cầu". Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề trên.   
	Câu 3: Có một số loại vi rut gây bệnh ở người, nhưng người không thể tạo ra được vacxin phòng chống. Khi tranh cãi loại vi rut này có A nucleic loại gì ?
	- Bạn A: Cho rằng loại virut này có vật chất di truyền là ADN.
	- Bạn B: Cho rằng loại này có vật chất di truyền là ARN.
	Theo em bạn nào có ý kiến đúng? Hãy giải thích? 
	Câu 4: Người ta tiến hành thí nghiệm với hai chủng virut A và B như sau: Lấy vỏ capsit của virut A trộn với lõi axit nucleic của virut B tạo ra virut lai. Biết rằng mỗi loại virut chỉ  kí sinh trong một loại vật chủ. 
	a. Virut lai có thể xâm nhập vào vật chủ nào ?
	b. Sau khi xâm nhập virut lai nhân lên taọ thành các virut mới, các virut mới này có thể xâm nhập vào vật chủ nào ? [5] ,[7] 
	Tiết 3:Hoạt động hình thành kiến thức
	1. Kiểm tra các nội dung
	- Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
	- Bản báo cáo
 	Nội dung 3: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
	Nội dung 4: Ứng dụng của virut trong thực tiễn
	2. Tổ chức cho nhóm 3 và nhóm 4 báo cáo, thảo luận.
	- Đại diện các nhóm báo cáo
	- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết quả báo cáo các nhóm.
	- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa kiến thức (Đưa phần nội dung kiến thức)
	3. Nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt động của các nhóm
	4. Dặn dò nhiệm vụ của tiết 4 
	- Các nhóm trình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và các mẫu vật
	- Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
	- Thảo luận, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của nhóm mình và các nhóm khác.
	- Kiến nghị và đề xuất 
	- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 
	- Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ  
	Bài báo cáo dạng Powerpoint,  phim, ảnh  
	Câu hỏi thảo luận nhóm tiết 3.
	Câu 1: Sau khi bị nhiễm virus cúm A (Ví dụ H5N1), cơ thể vật chủ sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại virus bảo vệ cơ thể, nhưng đáp ứng miễn dịch này có thể không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn cho những lần nhiễm sau, do virus cúm A luôn có sự biến đổi kháng nguyên của nó trong quá trình lưu hành ở tự nhiên, và không có đáp ứng miễn dịch chéo giữa các chủng virus cúm A. Do đó, khi xuất hiện những biến chủng virus cúm A có đặc tính kháng nguyên khác với các chủng v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_sinh_hoc_10_ph.doc