SKKN Vận dụng kiến thức sinh học vi sinh vật trong sinh học 10 để giáo dục phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục cho các em nữ sinh lớp 10 thông qua buổi hoạt động ngoại khóa
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là người quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Và để đảm đương được nhiệm vụ to lớn đó thì trước hết các em phải trang bị cho mình sức khỏe thật tốt.
Các em học sinh trung học phổ thông đang ở độ tuổi vị thành niên. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi này là một vấn đề phức tạp và tế nhị, đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà đòi hỏi cả xã hội, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình phối hợp thực hiện.
Là một giáo viên bộ môn Sinh và hơn hết là một người phụ nữ tôi thiết nghĩ sức khỏe sinh sản đối với người phụ nữ rất quan trọng. Trong đó, viêm nhiễm đường sinh dục tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như không được chữa trị kịp thời. Hơn nữa những căn bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục đang xảy ra ngày càng phổ biến, trẻ hóa và có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu như các em nữ sinh không được trang bị những kiến thức về vấn đề này thì sẽ gây ra những hậu quá đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này cho các em và cho xã hội.
Ở trường trung học phổ thông nơi tôi công tác là một trường thuộc miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, điều kiện sống còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Vì vậy đa số các em nữ sinh chưa biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Trong chương trình sinh học 10, ở phần ba sinh học vi sinh vật có đề cập đến một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh đường sinh dục. Tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức chung chung, thời lượng không nhiều, hơn nữa sức khỏe sinh sản là một vấn đề tế nhị nên giáo viên không thể lồng ghép hiệu quả trong mỗi tiết dạy được. Để góp phần trang bị kịp thời cho các em nữ sinh một số kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục tôi đã tiến hành buổi thảo luận ngoại khóa về chủ đề này để tư vấn, giúp các em hiểu về cơ thể mình hơn, từ đó biết cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình. Chính vì vậy tôi mạnh dạn xây dựng đề tài "Vận dụng kiến thức sinh học vi sinh vật trong sinh học 10 để giáo dục phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục cho các em nữ
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là người quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Và để đảm đương được nhiệm vụ to lớn đó thì trước hết các em phải trang bị cho mình sức khỏe thật tốt. Các em học sinh trung học phổ thông đang ở độ tuổi vị thành niên. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi này là một vấn đề phức tạp và tế nhị, đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà đòi hỏi cả xã hội, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình phối hợp thực hiện. Là một giáo viên bộ môn Sinh và hơn hết là một người phụ nữ tôi thiết nghĩ sức khỏe sinh sản đối với người phụ nữ rất quan trọng. Trong đó, viêm nhiễm đường sinh dục tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như không được chữa trị kịp thời. Hơn nữa những căn bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục đang xảy ra ngày càng phổ biến, trẻ hóa và có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu như các em nữ sinh không được trang bị những kiến thức về vấn đề này thì sẽ gây ra những hậu quá đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này cho các em và cho xã hội. Ở trường trung học phổ thông nơi tôi công tác là một trường thuộc miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, điều kiện sống còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Vì vậy đa số các em nữ sinh chưa biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Trong chương trình sinh học 10, ở phần ba sinh học vi sinh vật có đề cập đến một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh đường sinh dục. Tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức chung chung, thời lượng không nhiều, hơn nữa sức khỏe sinh sản là một vấn đề tế nhị nên giáo viên không thể lồng ghép hiệu quả trong mỗi tiết dạy được. Để góp phần trang bị kịp thời cho các em nữ sinh một số kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục tôi đã tiến hành buổi thảo luận ngoại khóa về chủ đề này để tư vấn, giúp các em hiểu về cơ thể mình hơn, từ đó biết cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình. Chính vì vậy tôi mạnh dạn xây dựng đề tài "Vận dụng kiến thức sinh học vi sinh vật trong sinh học 10 để giáo dục phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục cho các em nữ sinh lớp 10 thông qua buổi hoạt động ngoại khóa". 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Góp phần giáo dục các em nữ sinh trang bị một số kiến thức, kĩ năng chăm sóc sức khỏe phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ giới lứa tuổi vị thành niên. Từ đó, học sinh hình thành được những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Các em có nhận thức, thái độ và hành vi đúng đối với vấn đề phòng bệnh đường sinh dục, các em có khả năng làm chủ bản thân tránh các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. - HS thấy rõ được vai trò của việc phòng bệnh là rất quan trọng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số bệnh viêm nhiễm đường sinh dục do vi sinh vật thường gặp ở nữ giới, chủ yếu là lứa tuổi vị thành niên. - Tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế mức độ hiểu biết của các em nữ sinh bằng phiếu thăm dò về thói quen liên quan đến vệ sinh vùng kín ở các em nữ sinh trong trường. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu điều tra trên 100 nữ sinh, để các em hoàn thành tôi thu lại phiếu đã phát, sau đó thống kê, phân tích số liệu đánh giá mức độ hiểu biết của các em trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân để phòng tránh bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. - Trao đổi với chuyên gia y tế: Tôi đã trực tiếp đến cơ sở y tế như Trạm y tế xã Ngọc Liên; Trung tâm y tế huyện Ngọc Lặc để trao đổi ý kiến với các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực viêm nhiễm đường sinh dục; sau đó tôi ghi chép và thu thập những thông tin cần thiết để thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh. - Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng chính thống để có cơ sở thực hiện chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN: Bệnh viêm nhiễm đường sinh dục là các bệnh gây tổn thương đường sinh dục nữ, bao gồm các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và bộ phận sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng)... Viêm nhiễm sinh dục nữ có 3 loại chính: - Viêm đường sinh dục dưới: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. - Viêm đường sinh dục trên: viêm niêm mạc thân tử cung, viêm vòi trứng và phần phụ. - Viêm vùng chậu cấp: viêm phúc mạc vùng chậu do viêm tai vòi, buồng trứng cấp tính. Tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục : do các vi sinh vật gây ra, gồm 4 nhóm: + Vi khuẩn: vi khuẩn lậu, xoắn thể giang mai; Chlamydia, tạp khuẩn,... + Nấm: nấm candida, ... + Kí sinh trùng: trùng roi Trichomonas,... + Vi rút: virut hecpet, HPV, ... Ở nữ sinh lứa tuổi này bệnh thường gặp chủ yếu là viêm âm hộ hoặc viêm âm đạo. Nguyên nhân viêm nhiễm sinh dục có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây: - Không vệ sinh: không vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục (kể cả nam và nữ) hoặc không có điều kiện vệ sinh kinh nguyệt hoặc vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách. - Vệ sinh không đúng: vì thiếu các kiến thức thông thường nhất về vệ sinh cơ thể; do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, nhà vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo; dùng chung chậu, khăn tắm, quần áo lót. - Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh. - Sức khỏe giảm sút: sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu dinh dưỡng. - Do mãn kinh: nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. - Do các thủ thuật y tế: biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây lây nhiễm. Ở phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm sinh dục nhiều hơn nam là vì: Đặc điểm về tổ chức cơ quan sinh dục của phụ nữ: Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nữ nằm sâu và là bộ phận duy nhất thông thương với bên ngoài (qua âm đạo) vào trong ổ bụng (qua vòi trứng) do vậy bệnh không phát hiện kịp thời; bề mặt của âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh; niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo. Thêm nữa, âm hộ, âm đạo có nhiều nếp gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết, do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị. Ngoài ra do chức năng sinh lý nên vùng âm đạo, âm hộ có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Cách phòng ngừa: Một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường sinh dục như: - Vệ sinh hằng ngày đúng cách, không đưa ngón tay vào trong âm đạo gây xây xát, viêm nhiễm. - Không ngâm mình dưới nước ao - Làm tốt vệ sinh kinh nguyệt, sau sẩy, nạo hút thai an toàn. - Thay băng vệ sinh đúng cách, khoảng 4 giờ/lần. - Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục ở cả nam và nữ. - Không quan hệ tình dục khi đang hành kinh hoặc ra huyết bất thường. - Lau chùi khi đi vệ sinh theo hướng từ trước ra sau và phải vệ sinh, rửa tay sạch trước khi vệ sinh vùng kín. - Không dùng chung khăn tắm, không lạm dụng thuốc rửa phụ khoa. Một khi mắc bệnh phải điều trị tích cực để khống chế bệnh Lưu ý: Biểu hiện của viêm âm đạo thường phản ánh bằng khí hư qua đường âm đạo. Vì vậy chúng ta cũng cần biết phân biệt dịch tiết bình thường (dịch âm đạo) và khí hư (huyết trắng bệnh lý). Dịch tiết bình thường có đặc điểm: chất dịch ra ít, thường gặp ở ngày rụng trứng và ngày sắp có kinh nguyệt, màu trắng trong, không có mùi hôi, không gây khó chịu như ngứa, rát, bong âm hộ, âm đạo. Khí hư thường dùng để chỉ khi dịch ở âm đạo có những đặc điểm bất thường như: ra nhiều, ra liên tục, màu trắng đục, hoặc vàng, xanh như mủ có khi lẫn máu, hoặc như bọt xà phòng, hoặc đặc như bột gạo, có mùi hôi, gây khó chịu, ngứa, rát bỏng, có khi đau bụng dưới, kèm theo đái buốt, đái rắt Trên đây là một số cơ sở quan trọng để tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng kiến thức sinh học vi sinh vật trong sinh học 10 để giáo dục phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục cho các em nữ sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa". 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Theo thống kê của Bộ y tế tỉ lệ phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục tương đối cao; từ những người đã lập gia đình đến người chưa lập gia đình, thậm chí có người chưa quan hệ tình dục; từ chị em ở thành thị đến chị em ở nông thôn đều có thể bị viêm nhiễm đường sinh dục. Tuy nhiên tâm lí chung của các chị em phụ nữ đặc biệt là những thiếu nữ chưa lập gia đình là rất ngại ngùng, không muốn chia sẻ với ai, còn e ngại khi gặp bác sĩ để khám và tư vấn. Tôi đã được xem một câu chuyện thực tế của một bạn nữ sinh đang học lớp 11 có gửi đến chương trình sức khỏe và đời sống phát sóng trên VTV2 để tâm sự như sau: Bạn ấy đang đi học và cũng chưa quan hệ tình dục, thế nhưng vùng kín của bạn ấy lại thấy xuất hiện khí hư nhiều, ngứa ngáy làm bạn ấy rất khó chịu, cảm thấy mất tự tin khi đi ra ngoài, bạn ấy lo lắng, kết quả học tập thì giảm sút. Tuy nhiên bạn ấy không dám nói với ai (kể cả mẹ), cũng không dám đến gặp bác sĩ. Và đó cũng là tâm sự của rất nhiều thiếu nữ hiện nay. Tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết về vấn đề sức khỏe sinh sản, đặc biệt là đối với vệ sinh vùng kín của các em nữ sinh ở một số lớp 10 và 11 trong trường qua việc phát phiếu thăm dò để các em tự tích vào nội dung phù hợp với bản thân của mình. Số lượng phiếu phát ra 100 phiếu/100 học sinh; sau đó tôi tiến hành tổng hợp, xử lí và thống kê số liệu thì thu được kết quả: chỉ hơn 7% các em biết vệ sinh vùng kín đúng cách, còn lại đa số các em chưa hiểu rõ cách chăm sóc bản thân. Đây là một thực tế đáng lo ngại có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc lứa đôi sau này của các em. Hơn nữa do điều kiện thực tế ở các em nữ sinh trường THPT Bắc Sơn đa phần là con em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn; phần lớn các em thiếu sự quan tâm, hướng dẫn của người mẹ trong vấn đề này. Mặc dù trong xã hội ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của internet thì các em cũng dễ dàng tìm hiểu những thông tin cần thiết qua mạng, tuy nhiên các em vẫn còn mơ hồ, hoài nghi không xác định rõ được những triệu chứng của mình có tương ứng chính xác với sự miêu tả ở trên mạng hay không? Trong chương trình giáo dục phổ thông cũng có đề cập đến vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên trong sinh học 11 phần sinh học cơ thể, tuy nhiên nội dung chưa đi sâu, hơn nữa do học chung cả nam và nữ nên các em nữ sinh thường ngại ngùng không dám chia sẻ những thắc mắc của mình. Từ những thực trạng trên tôi xin mạnh dạn thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh hiểu hơn về cơ thể của mình từ đó các em sẽ biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để phòng tránh những viêm nhiễm phụ khoa, đảm bảo chất lượng cuộc sống trong tương lai cho các em. Điều này được tôi thể hiện trong đề tài " Vận dụng kiến thức sinh học vi sinh vật trong sinh học 10 để giáo dục phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục cho các em nữ sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa" 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Tôi chia nội dung của mình 2 công việc sau: 2.3.1. Phần thứ nhất: Khảo sát thực tế: Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa tôi tiến hành khảo sát thăm dò thói quen sinh hoạt vệ sinh cá nhân của các em nữ bằng cách phát phiếu điều tra trên 100 nữ sinh thuộc khối 10 và 11. Phiếu điều tra của tôi gồm 15 câu hỏi đề cập đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhân của các em nữ (phần phụ lục). Tôi phát phiếu điều tra cho 100 em trước khi tiến hành buổi hoạt động ngoại khoá 1 tuần. Tôi chia phiếu đến đại diện 1 em nữ ở các lớp 10, 11; hướng dẫn và nhờ em đó sau 1 ngày thu lại. Sau đó, tôi tổng hợp và thống kê số câu trả lời của các em để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu biết của các em trong thói quen vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Trong tổng số 15 câu hỏi thăm dò được đề cập đến 4 nội dung: Nội dung 1: hỏi về cách thói quen, cách rửa vùng kín hàng ngày (từ câu 1 đến câu 7). Nội dung 2: hỏi về cách vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt (từ câu 8 đến câu 10). Nội dung 3: hỏi về cách chọn và sử dụng quần lót (từ câu 11 đến câu 13). Nội dung 4: hỏi về sự quan tâm, hướng dẫn của người mẹ đến con gái (Câu 14, 15). Kết quả thống kê được như sau: - Các câu hỏi nội dung 1: các em đều vệ sinh vùng kín, tuy nhiên phần lớn là các em chưa vệ sinh đúng cách (chỉ có 6/100 em chọn đáp án 4b; 20/100 em có đáp án 5a; 98 em chọn đáp án 6b; 87 em chọn đáp án 7a)--> Điều này chứng tỏ các em chưa biết vệ sinh vùng kín thế nào cho đúng. - Các câu hỏi ở nội dung 2: 100% các em chọn câu 8b, tức là 100% các em trong những ngày hành kinh đều dùng miếng lót băng vệ sinh bán sẵn trên thị trường, tuy nhiên hầu hết các em cũng không quan tâm đến nhãn hiệu của băng vệ sinh có uy tín không ( 81 em chọn đáp án 9b); hơn nữa các em cũng chưa vệ sinh đúng cách trong những ngày "đèn đỏ" này (rất ít các em chọn đáp án đúng cho câu hỏi 10). - Ở nội dung 3: có 3 câu hỏi về cách ăn mặc ảnh hưởng đến vùng kín, 99% các em thiếu nữ bây giờ mặc quần bó sát vào cơ thể, không để ý đến chất liệu của quần lót, đồng thời các em cũng chưa chú ý giặt riêng quần lót (99 em chọn đáp án 11a; 85 em chọn 12b; 85 em chọn 13b). - Ở nội dung 4: hỏi về sự quan tâm, chỉ bảo của người mẹ, nhưng có đến hơn 70 em là không được mẹ chỉ bảo ( 73 em chọn đáp án 14b; 81 em chọn 15b). Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết các nữ sinh được thăm dò chưa biết cách vệ sinh vùng kín, cũng như chưa biết chăm sóc vùng kín của mình. 2.3.2. Phần thứ hai: Tổ chức hoạt động ngoại khóa * Công tác chuẩn bị: - Phương tiện chuẩn bị: + Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh về các cơ quan hệ sinh dục nữ; một số bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ giới. + Các em chuẩn bị bút, giấy để ghi chép đáp án của phiếu học tập được giáo viên phát cho. + Giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh, vi deo về cơ quan sinh dục của nữ; hình ảnh về một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng như hình ảnh về các chủng vi sinh vật gây ra những bệnh đó. Giáo chuẩn bị Phiếu học tập là các câu hỏi liên quan đến chủ đề bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. - Thành phần tham dự: các cô giáo dạy sinh trong trường đến tham dự đó là cô Lưu Thị Hằng, cô Lê Thị Bốn, cô Trịnh Thị Hường và cô giáo hướng dẫn Vũ Thị Hải, cùng toàn thể các em nữ sinh của 3 lớp 10 mà tôi giảng dạy bộ môn Sinh đó là: 10A4 (21 em); 10A5 (13 em); lớp 10A6 (14 em). Đặc biệt, trong buổi thảo luận có một vị khách mời là bác sĩ chuyên khoa Trịnh Thị Lộc - PGĐ trung tâm y tế huyện Ngọc Lặc, tuy không đến tham dự buổi hoạt động được nhưng bác sĩ đã tham gia dưới hình thức kết nối điện thoại trực tiếp để tư vấn, giải đáp thắc mắc cho các em nữ sinh. + Người điều hành hoạt động: là tôi - cô giáo Vũ Thị Hải. - Địa điểm: Tại phòng bộ môn trường THPT Bắc Sơn. - Thời gian: Vào một buổi chiều ngày 24/4/2016, từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ. * Cách thức tổ chức Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của các em nữ sinh thuộc 3 lớp thuộc khối 10 là 10A4, 10A5, 10A6 nhằm mục đích giúp các em có được sự hiểu biết kịp thời về cơ thể của mình để phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục, đồng thời các em có thể dễ dàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi lớp được ngồi với nhau thành nhóm. Lớp 10A4 gồm 21 em được xếp thành 2 nhóm là nhóm 1 và 2; lớp 10A5 gồm 13 là nhóm 3; còn lớp 10A6 gồm 14 em là nhóm 4. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng: Nhóm 1 là em Lê Thị Tình 10A4; nhóm 2 là em Hà Thị Nhung 10A4; nhóm 3 là em Trương Thị Trang 10A5; nhóm 4 là em Phạm Thị Ánh Tuyết 10A6. Trong mục " Giải đáp thắc mắc bác sĩ chuyên khoa Trịnh Thị Lôc sẽ tư vấn, giải đáp cho các em những vướng mắc thông qua kết nối trực tiếp đến điện thoại của bác sĩ thời gian từ 16h đến 16h30'. Buổi hoạt động ngoại khóa gồm những phần sau: Phần 1: Giới thiệu chủ đề Phần này có mục đích dẫn dắt, thu hút sự chú ý của các em đến chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, các em hiểu rõ được nội dung chính của chủ đề, cũng như nhiệm vụ các em tham gia thực hiện. Phần 2: Thảo luận chủ đề Phần này giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm bằng phiếu học tập để các em thảo luận tìm ra đáp án cho câu hỏi của nhóm mình. Nhóm trưởng sẽ cử ra một bạn ghi chép các ý kiến của các thành viên trong nhóm lại, sau đó cả nhóm sẽ tổng hợp và thống nhất rồi ghi đáp án vào phiếu học tập. Sau thời gian khoảng 15 đến 20 phút lần lượt các nhóm sẽ trình bày nội dung đã được giao. Nhóm trưởng hoặc một bạn đại diện sẽ đứng lên trình bày nội dung của nhóm mình. Các nhóm khác chú ý lắng nghe và có thể bổ sung ý kiến góp ý. Cuối cùng là giáo viên sẽ nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác giúp các em hiểu rõ bản chất vấn đề. Phần 3: Giải đáp thắc mắc Phần này các em nữ sinh sẽ đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của mình để được giải đáp. Ở nội dung này các em có những vướng mắc nào của bản thân liên quan đến đường sinh dục có thể tâm sự, chia sẻ để được giải đáp. Những câu hỏi nào giáo viên biết thì trả lời trực tiếp, còn những câu hỏi nào đi sâu vào chuyên môn thì giáo viên sẽ kết nối điện thoại đến bác sĩ để bác sĩ giải đáp và tư vấn cách chữa trị, phòng tránh cho các em. * Các bước tiến hành cụ thể của buổi hoạt động ngoại khóa: PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ Tôi trình chiếu cho các em xem một số hình ảnh về: - Cơ quan, bộ phận sinh dục ở nữ giới. - Một số loại bệnh liên quan như: viêm lộ tuyến cổ tử cung; ung thư cổ tử cung; một số bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, rộp sinh dục do virut hecpet,... - Một số vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, virut gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Từ những hình ảnh đó, đặc biệt là những loại vi sinh vật gây bệnh, hình ảnh về những bệnh sinh dục nguy hiểm, mà các em sẽ thấy sợ, lo lắng cho tương lai của mình nếu như để mắc bệnh. Qua đó, học sinh sẽ thấy được sự cấp thiết của việc phòng bệnh ngay từ bây giờ; và hơn hết là các em chủ động muốn được học hỏi, hướng dẫn cách để phòng chống bệnh tật bảo vệ sức khỏe. Sau đây là một số hình ảnh mà tôi đã sử dụng trình chiếu (tuy nhiên tôi đã cắt bỏ các hình ảnh về bệnh viêm nhiễm sinh dục, bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, ung thư cổ tử cung): - Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ: - Một số vi sinh vật gây viêm nhiễm đường sinh dục: Vi khuẩn gây bệnh lậu: Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai: Trùng roi gây viêm âm đạo: Nấm Candida gây viêm âm đạo Virut hecpet gây mụn rộp sinh dục PHẦN HAI: THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ Tôi chia các em tham gia trong buổi hoạt động thành 4 nhóm( sĩ số chung là 48 em) ngồi thành 4 dãy giống như lớp học; để tạo thuận lợi tôi sắp xếp các em trong cùng lớp vào một nhóm (Lớp 10A4 gồm 21 em được xếp thành 2 nhóm là nhóm 1 và 2; lớp 10A5 gồm 13 em là nhóm 3; còn lớp 10A6 gồm 14 em là nhóm 4. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng: Nhóm 1 là em Lê Thị Tình 10A4; nhóm 2 là em Hà Thị Nhung 10A4; nhóm 3 là em Trương Thị Trang 10A5; nhóm 4 là em Phạm Thị Ánh Tuyết 10A6). Ở mỗi nhóm tương ứng với 4 dãy bàn, tôi phát phiếu theo cách: cứ 2 bàn liền nhau gồm 4- 6 em sẽ ngồi quay mặt vào với nhau thì được phát một phiếu. Sau đó, tôi giao nhiệm vụ cho cho từng nhóm như sau: + Nhóm 1: Hoàn thành PHT số 1 sau đây: PHT số 1: Tên nhóm:.......................Nhóm trưởng: .................................. Các em tìm hiểu, thảo luận trong thời gian 15 phút và trả lời câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Em hiểu bệnh viêm nhiễm đường sinh dục là gì? Câu hỏi 2: Hãy kể những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ giới? Ở lứa tuổi vị thành niên nữ giới thường gặp những bệnh nào? + Nhóm 2: Hoàn thành PHT số 2 sau đây: PHT số 2: Tên nhóm:....................Nhóm trưởng: ....................
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_kien_thuc_sinh_hoc_vi_sinh_vat_trong_sinh_hoc.doc