SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập của học sinh lớp 10B6 trường THPT Lê Lai, năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập của học sinh lớp 10B6 trường THPT Lê Lai, năm học 2017 - 2018

Cuộc sống hiện đại đã có những tác động không nhỏ tới ngành giáo dục. Vì thế, việc làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục học sinh – nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Giáo viên chủ nhiệm luôn đóng vai trò hạt nhân, là người vạch kế hoạch, tổ chức cho học sinh thực hiện các chủ đề theo kế hoạch. Đồng thời theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động; phát huy năng lực tự quản của học sinh; tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp từ đó khuyến khích học sinh học tập và rèn luyện. Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn của mình, giáo viên chủ nhiệm phải học tập, tích luỹ để có nghiệp vụ của một nhà tổ chức, một nhà tâm lý, một nhà giáo dục, phải tự rèn luyện để có tấm lòng của một người cha, người mẹ, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

 

docx 22 trang thuychi01 6031
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập của học sinh lớp 10B6 trường THPT Lê Lai, năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đâu
 1.1.Lí do chọn đề tài.
Cuộc sống hiện đại đã có những tác động không nhỏ tới ngành giáo dục. Vì thế, việc làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục học sinh – nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. 
Giáo viên chủ nhiệm luôn đóng vai trò hạt nhân, là người vạch kế hoạch, tổ chức cho học sinh thực hiện các chủ đề theo kế hoạch. Đồng thời theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động; phát huy năng lực tự quản của học sinh; tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp từ đó khuyến khích học sinh học tập và rèn luyện. Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn của mình, giáo viên chủ nhiệm phải học tập, tích luỹ để có nghiệp vụ của một nhà tổ chức, một nhà tâm lý, một nhà giáo dục, phải tự rèn luyện để có tấm lòng của một người cha, người mẹ, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
Mặc dù trường THPT Lê Lai là một trong những trường thuộc huyện miền núi Thanh Hóa, nhưng trong những năm qua nhà trường đã đạt các thành tích đáng ghi nhận, nền nếp kỉ cương nhà trường luôn được giữ vững, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng. Tuy vậy, đầu vào của học sinh khá, giỏi rất ít; phần lớn là học sinh có học lực trung bình và yếu. Giáo viên chủ nhiệm chưa chú trọng phong trào thi đua học tập mà chỉ tập trung rèn luyện nền nếp lớp mình. Đây là lí do tôi trăn trở và tìm tòi “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập của học sinh lớp 10B6 trường THPT Lê Lai, năm học 2017 - 2018”. Bởi vì, chỉ có nâng cao ý thức học tập, học sinh mới cố gắng, phấn đấu, có kế hoạch học tập cho tương lai của mình. Và khi đã có ý thức thi đua học tập các em mới có mục tiêu phấn đấu. Đó cũng là cơ sở để hình thành ý thức tự giác học tập và rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi sử dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập của học sinh lớp với mong muốn thổi cho các em ngọn lửa của lòng đam mê học tập, hăng say thi đua. Mục đích cuối cùng không chỉ là giúp các em nắm được kiến thức mà là giúp các em thấy được lợi ích của việc học tập. Bởi đó là một trong những con đường đến với tương lai tươi sáng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh lớp 10B6 - Trường THPT Lê Lai - Huyện Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 
- Phương pháp điều tra: Xác định thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập ở trường THPT Lê Lai hiện nay. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Một số khái niệm chung:
- Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[1].
- Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua. 
- Thi đua học tập là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể lớp nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong học tập.
2.1.2. Tác dụng của phong trào thi đua học tập:
Tổ chức phong trào thi đua học tập là phải khơi dậy được ở học sinh hứng thú, hưởng ứng phong trào thi đua, tinh thần thi đua và nhận thấy rõ tác dụng của phong trào thi đua:
- Học sinh phát huy được năng lực sở trường vốn có.
- Có cơ hội đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho tập thể lớp, cơ hội để tự khẳng định mình, lớp sẽ tạo thành một khối đoàn kết, thống nhất.
- Là căn cứ để từng tập thể và cá nhân có dịp tự đánh giá bản thân.
- Đánh giá, rút ra ưu điểm, mặt hạn chế để học sinh rút kinh nghiệm. Biểu dương và phê bình đúng đối tượng sẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua.
- Thấy được sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ có tác dụng lớn trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện.
2.2. Thực trạng của phong trào thi đua học tập tại lớp 10B6 trường THPT Lê Lai.
Trường THPT Lê Lai có tiêu chí thi đua rõ ràng cho tất cả các lớp, mỗi tuần đều có xếp loại thi đua theo từng khối, lớp ở cả hai mặt nề nếp và học tập, căn cứ vào hai mặt hoạt động đó, nhà trường xếp thi đua cho các lớp. Phong trào thi đua học tập thường được tổ chức thành hai đợt trong năm học. Đợt 1, thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đợt 2, thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày thành lập đoàn 26/3. 
Dựa vào tiêu chí thi đua của nhà trường, các lớp đều xây dựng tiêu chí thi đua cho học sinh. Mỗi học sinh nếu vi phạm những lỗi liên quan đến kỉ luật nhà trường, xếp loại giờ học sẽ bị trừ điểm. 
Những đợt thi đua này diễn ra khá sôi nổi, học sinh các lớp khá tích cực. Tuy nhiên, phong trào thi đua chỉ hữu ích đối với những lớp khá, những lớp ngoan, lớp chọn. Vì vậy mỗi đợt thi đua chỉ là cuộc chạy đua giữa các lớp chọn nhất là về học tập. Cho nên, phong trào thi đua học tập của lớp chỉ mang tính hình thức, không tác động trực tiếp vào từng đối tượng học sinh, các em sẽ không hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc thi đua. Vì thế, không phấn đấu, không thi đua thực sự, các em sẽ không nỗ lực, cố gắng để học tập, không vươn lên để thi đua cùng bạn bè, không đóng góp công sức cho phong trào của lớp. 
Đầu năm học 2017-2018, tôi được Ban giám hiệu giao chủ nhiệm lớp 10B6, nhận thấy các em chưa có nền nếp học tập vì chưa quen trường, lớp. Phần đa học sinh của lớp chưa có mục đích, động lực học tập, các em chỉ đến lớp để ngồi, nghe, ghi chép. Trong khi đó, hệ thống kiến thức cho kì thi THPT quốc gia từ năm học 2016-2017 đã có sự thay đổi, đến khi các em tham gia kì thi THPT quốc gia 2019-2020 thì nội dung kiến thức môn học nằm cả trong chương trình giáo dục 3 năm chứ không riêng kiến thức lớp 12. Một dung lượng kiến thức lớn không cho phép các em lơ là, nhất là ngay từ lớp 10. Nếu không nắm vững kiến thức ngay từ ban đầu, sau này các em phải “ cày” lại và việc này sẽ trở nên khá vất vả. Vậy thì, ngay từ bây giờ các em phải có mục đích, động cơ học tập rõ ràng. Có thể nói, nếu chỉ tham gia hai đợt thi đua do nhà trường tổ chức, thì việc thi đua sẽ không thường xuyên, liên tục. Như vậy, các em chỉ tập trung trong đợt nhà trường tổ chức thi đua, sau đó lại có tâm lí xả hơi. Phong trào học tập của lớp vì thế sẽ đi xuống, học sinh lơ là việc học. Đó là điều không giáo viên chủ nhiệm nào mong muốn. Chính đặc điểm học sinh của lớp học tập không đồng đều, nên tôi ý thức rõ ràng sự cần thiết phải tổ chức tốt phong trào thi đua bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh để các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, lôi kéo những học sinh chưa chăm học vươn lên hòa nhập với tập thể, từng bước nâng cao chất lượng hai mặt của lớp xứng đáng với sự mong mỏi của phụ huynh, niềm tin của nhà trường. 
2.3.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập tại lớp 10B6:
Học tập là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Vì thế một trong những công tác chính của công tác chủ nhiệm là quản lí, tổ chức các hoạt động học tập của lớp chủ nhiệm, đây là công việc rất quan trọng. Để kết quả học tập của các em được tốt, giáo viên chủ nhiệm phải có các biện pháp để nâng cao phong trào thi đua học tập của lớp chủ nhiệm, giúp các em hăng say học tập, thi đua học tập như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thực ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”[2].
2.3.1.Lập“Phiếu điều tra mục tiêu, nguyện vọng học tập”:
 	Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm qua các kênh thông tin khác nhau như: Học bạ năm học trước, điểm đầu vào của lớp, đặc biệt là “ Phiếu điều tra mục tiêu, nguyện vọng học tập”. Vì thế, ngay đầu năm, tôi đã lập “ Phiếu điều tra mục tiêu, nguyện vọng học tập” để biết được tình hình học tập, nguyện vọng của từng học sinh ( Phụ lục )
Nhờ “ Phiếu điều tra mục tiêu, nguyện vọng học tập”, từ đầu năm học tôi đã nắm bắt được sở thích cũng như mục tiêu học tập của các em. Đây cũng là một căn cứ để lựa chọn học sinh có năng lực, nhiệt tình vào ban cán sự lớp. Đồng thời cũng là cơ sở để tôi đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
2.3.2. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến đồng nghiệp về lớp mình; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất, đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan.
Việc phối hợp với giáo viên bộ môn giúp giáo viên chủ nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân, phát hiện sự tiến bộ, ổn định hay sa sút trong học tập của từng học sinh, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học học tập của lớp.
Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra. Đi thăm, trao đổi trực tiếp hoặc có thể trao đổi qua điện thoại với gia đình học sinh khi cần thiết. Mời phụ huynh học sinh đến trường trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. Ở mỗi chủ điểm sinh hoạt trọng tâm của lớp mời Chi hội trưởng Hội phụ huynh học sinh tham dự và đóng góp ý kiến. Cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện liên lạc khi cần thiết.
Phối hợp với phụ huynh học sinh là việc rất quan trọng trong quản lý học sinh cũng như việc thực hiện các phong trào thi đua học tập của lớp. Bởi thực tế, tại lớp 10B6, phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con cho người thân là khá đông. Thêm vào đó, số học sinh nhà ở xa trường, phải ở trọ cũng chiếm tỉ lệ cao.
2.3.3. Nêu gương “ Điển hình”.
 	 Chúng ta biết rằng: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì vậy, Lỗ Tấn nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “ Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng ”[6]. Bởi thế, để khích lệ tinh thần học tập, tạo động lực học tập cho học sinh, trong giờ 15 phút hoặc sinh hoạt cuối tuần, tận dụng máy chiếu đa năng tại lớp học, tôi đã trình chiếu cho các em xem hình ảnh, những câu chuyện hay, những danh nhân khoa học nổi tiếng thế giới, những tấm gương tiêu biểu trong cuộc sống, những học sinh cũ của trường đã thành đạt và cả học sinh đang theo học tại trường.
 	Đó là tinh thần ham học hỏi của Darwin, một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “ Bác học không có nghĩa là ngừng học” [4]. Câu chuyện về một câu bé chạy về nhà sau khi tan trường trên tay cầm một tờ giấy, cậu ấy nói với mẹ: “Mẹ thầy giáo đưa cho con mảnh giấy này nói rằng chỉ mẹ mới có thể đọc được nó, thầy giáo nói gì vậy ạ?” – Bà mẹ mở bức thư ra rưng rưng hai hàng nước mắt khi đọc cho cậu bé nghe: “Con trai bà là một thiên tài trường học này quá nhỏ bé và không có giáo viên nào đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự nghiên cứu và học tại nhà”. Sau đó bà đã tự nuôi dạy cậu bé cho đến khi bà bị ốm và qua đời. Cậu bé đó chính là Thomas Edison. Rất nhiều năm sau khi mẹ qua đời, Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ[4].
 	Hay Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới với phương châm “ Cuộc sống không giới hạn” ”[5]. 
Khi nhắc tới những học sinh cũ của trường đã thành đạt tôi giới thiệu hình ảnh về em Quách Văn Luận, người từng đạt giải nhất cuộc thi “Âm vang xứ Thanh ”, em Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Linh...từng là sinh viên trường Đại học Bách Khoa và hiện đang làm việc tại tập đoàn viễn thông Viettel.
Quách Văn Luận từng là sinh viên trường Đại học Bách Khoa và hiện đang làm việc tại tập đoàn viễn thông Viettel.
Tôi nhận thấy rất rõ sự tác động mạnh mẽ của những hình ảnh có thực và gần gũi từ những gương thành đạt của những học sinh cũ.
Gần đây nhất là học sinh Phạm Văn Minh, đã giành giải nhất tháng cuộc thi “Âm vang xứ Thanh”. 
Phạm Văn Minh, đã giành giải nhất tháng cuộc thi “Âm vang xứ Thanh”. 
Tuy nhiên điều quan trọng là sau mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện, tôi đã đặt những câu hỏi để các em suy nghĩ, trình bày quan điểm và rút ra bài học. Chẳng hạn: Theo các em, thành công của Nick Vujicic có được nhờ vào điều gì? Em có suy nghĩ gì về câu nói của đại văn hào Victo Hugo: “Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét” ”[6], nhận xét của Franklin có ý nghĩa gì: "Lười biếng làm mòm rỉ trí tuệ và thân thể"[6]. Em học tập được gì từ anh Quách Văn Luận?
Nhiều quan điểm, suy nghĩ của học sinh đã được bộc lộ, giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những tiết sinh hoạt cuối tuần, nhiều hôm trở thành những cuộc tranh luận sôi nổi. Qua những câu chuyện có ý nghĩa đó, tôi hiểu rõ hơn học sinh của mình, hiểu những suy nghĩ, những ước mơ đáng trân trọng của các em. Đây cũng là một kênh thông tin để chúng ta động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em để các em nỗ lực, cố gắng trong học tập. Đồng thời, những câu chuyện có ý nghĩa đó phần nào đã tác động vào tinh thần các em, khiến động lực các em trong học tập càng thêm mạnh mẽ. 
2.3.4. Vị trí danh dự: 
Trường THPT Lê Lai hàng năm có tổ chức các kì thi tập trung toàn trường như: kiểm tra chất lượng giữa kì I, kiểm tra học kì I, kiểm tra học kì II. Nhưng với tôi như thế chưa đủ để tạo không khí thi đua giữa các học sinh trong lớp chủ nhiệm. Phối hợp với giáo viên bộ môn ở những môn chính mà các em theo khối, tôi tổ chức thêm cho các em 2 cuộc kiểm tra chất lượng môn khối. Sau mỗi lần kiểm tra (của cả nhà trường và lớp tự tổ chức), tôi đều tính tổng điểm, xếp hạng thứ tự học sinh theo số điểm từ cao xuống thấp. Bảng điểm và xếp hạng đó được dán trên lớp theo từng đợt, đồng thời được in riêng từng em để gửi về cho gia đình.
Việc được đứng vị trí danh dự trong học tập đã tác động rất mạnh mẽ đến các học sinh:
- Một là: các con điểm kiểm tra các em đạt được ảnh hưởng trực tiếp đến điểm thi đua của từng em theo tuần, tháng, kì nên các em phải cố gắng.
- Hai là: Việc được xếp thứ tự dựa vào tổng điểm đã khiến nhiều em “uất ức” vì thua bạn. Cho nên đã có những cuộc ganh đua rất mạnh mẽ giữa các cá nhân trong lớp. Những em có vị trí cao ở mỗi kì kiểm tra muốn trụ Vị trí danh dự, những em thua muốn vượt bạn. Vì thế nhiều sự thay đổi rất đáng kể diễn ra trong lớp.
Có thể nói, tại lớp 10B6, vị trí danh dự của học sinh thay đổi khá nhiều. Có nhiều học sinh trụ vị trí tốt, luôn đứng trong tốp 5 như em: Mai Văn Cường, Lê Trung Sỹ, Lê Thị Tú,... Có nhiều em có sự nỗ lực vượt bậc so với đầu năm lớp 10 như: Trương Công Nam, Lê Thị Kim Yến...Có em bứt phá ngoạn mục: Bùi Thị Anh, Lê Thị Nga...
Vị trí danh dự tháng 09/2017
Chạy đua vị trí danh dự của lớp là một cuộc đua lành mạnh. Nó cho thấy học sinh của lớp chú tâm đến việc học, dần hình thành mục tiêu học tập. 
Vị trí danh dự tháng 10/2017
...
2.3.5. Phong trào “ Điểm 100 cho chất lượng”
 	Để phong trào học tập của lớp chủ nhiệm được thường xuyên, liên tục, tôi đã tổ chức phong trào “ Điểm 100 cho chất lượng”. Đó là cuộc thi đua học tập giữa các cá nhân trong lớp, giữa các tổ với nhau trong các tuần, các tháng, các học kì và cả năm học.
Bước 1: Xây dựng nội quy thi đua làm cơ sở theo dõi, trừ điểm các thành viên trong lớp và các tổ, trong đó có quy định điểm trừ cho các cá nhân khi mắc lỗi hoặc điểm cộng khi lập thành tích ( Phụ lục 3)
* Cách tính điểm:
- Mỗi cá nhân trong tuần có tổng điểm 100.
+ Đạt 90- 100 điểm: Xếp loại Xuất sắc.
+ Đạt 80-89: Xếp loại Khá.
+ Đạt 60-79: Xếp loại Trung bình.
+ Đạt 40- 59: Xếp loại Yếu.
+ Đạt dưới 40: Xếp loại Kém.
- Xếp loại theo tháng lấy điểm trung bình chung của các tuần.
- Xếp loại theo kì lấy điểm trung bình chung của các tháng.
- Điểm của tổ bằng điểm của các thành viên khác cộng lại.
* Danh hiệu thi đua:
- Chất lượng cao
- Chất lượng ổn định
Bước 2: Các tổ trưởng ghi lại những lỗi cũng như những thành tích thành viên trong tổ đạt được để trừ điểm hoặc cộng điểm theo nội quy. Sau đó, tổng kết, xếp loại theo từng tuần. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần giao cho lớp phó học tập trong lớp có nhiệm vụ nhắc nhở, giúp các bạn học sinh yếu kém hiểu thêm bài và báo cáo tình hình học tập chung của lớp cho giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết.
Bước 3: Tổ chức tốt buổi sinh hoạt cuối tuần bằng việc để cán bộ lớp: lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng nhận xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại thành viên trong tổ. Cộng điểm đạt được của các thành viên trong tổ sẽ có điểm đạt được của tổ trong tuần. Các cá nhân và tổ tiếp tục đăng kí thi đua cho tuần tiếp theo.
Bước 4: Cuối tháng, giáo viên yêu cầu các tổ thống kê kết quả đạt được của các thành viên trong tổ và kết quả đạt được của tổ. Sau đó, cả lớp sẽ khen thưởng. Thi đua cuối kì là sự tổng kết kết quả của hàng tháng. Thi đua cuối năm là sự tổng kết của hai kì. 
Tháng 09: 
- Chất lượng cao: Lê Thị Tú, Bùi Thị Anh, Phạm Thị Hậu...
- Chất lượng ổn định: Lê Thị Kim Yến, Mai Văn Cường...
Tháng 10: 
- Chất lượng cao: Trương Công Nam, Bùi Thị Anh...
- Chất lượng ổn định: Mai Văn Cường, Lê Trung Sỹ...
Tháng 11: 
- Chất lượng cao: Lê Thị Nga, Lê Thị Tú...
- Chất lượng ổn định: Lê Trung Sỹ.
Tháng 12: 
- Chất lượng cao: Lê Thị Tú, Mai Văn Cường...
- Chất lượng ổn định: Lê Thị Kim Yến, Phạm Thị Oanh
...
Học sinh giỏi và tiên tiến lớp 10B6 năm học 2017-2018
* Một số lưu ý trong việc tổ chức phong trào thi đua học tập:
- Một số học sinh có tính tự giác chưa cao, nếu giáo viên chủ nhiệm không có quy chế rõ ràng thì công tác thi đua chỉ là hình thức. Nhưng nếu không có phong trào thi đua lớp sẽ có biểu hiện rời rạc, cục bộ. Học sinh bị mất phương hướng, không xác định rõ được động cơ, mục đích học tập của mình.
- Thi đua phải chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
- Giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với giáo viên bộ môn để được sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên các bộ môn khác.
- Nội quy lớp học, quy chế thi đua, giáo viên soạn thảo nhưng có sự thảo luận, góp ý của học sinh.
- Việc tổ chức thi đua phải được thông qua trong hội nghị phụ huynh để phụ huynh hiểu ý nghĩa của phong trào thi đua, nhiệt tình ủng hộ về cả tinh thần và vật chất. Từ sự đồng ý của phụ huynh của lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng kết hợp khen và thưởng cho học sinh nhằm động viên, kích lệ tinh thần các em.
Với cách làm mới đó, phong trào “Điểm 100 cho chất lượng” đã biểu dương học sinh có thành tích xuất sắc trong tuần, tháng, trong năm học. Phong trào kích thích sự cố gắng nỗ lực của từng học sinh. Khi đã đạt được điểm tốt ở tuần đầu của tháng, các em ý thức rằng mình phải cố gắng hơn để ghi thêm những con điểm tốt và không bị khống chế do những con điểm yếu. Hiệu ứng tích cực của phong trào đã được thể hiện rõ ở cả hai mặt số lượng và chất lượng; là dấu hiệu đáng mừng cho thấy phong trào học tập của lớp đang lên. Đây là điều không dễ dàng ở một trường thuộc huyện miền núi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Khi phát phiếu điều tra thông tin về mục tiêu học tập và nguyện vọng sau khi học xong THPT của 42 học sinh trong lớp 10B6 từ đầu năm học và sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập, kết quả là: 
Phiếu khảo sát đầu năm học
Mục tiêu vào ĐH-CĐ-THCN
Không có mục tiêu, động cơ học tập
Chưa xác định rõ ràng mục tiêu, động cơ học tập
SL
%
SL
%
SL
%
12
28,6
4
9,5
26
61,9
Phi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_phong_trao_thi_dua_h.docx
  • docxBìa.skkn.docx
  • docMuc luc.doc