SKKN Vận dụng kiến thức môn ngữ văn, giáo dục công dân, âm nhạc, hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại Lịch sử 11 cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy

SKKN Vận dụng kiến thức môn ngữ văn, giáo dục công dân, âm nhạc, hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại Lịch sử 11 cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy

 Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng phải đa dạng hoá các nguồn thông tin bằng nhiều phương tiện, phương pháp dạy học, trong đó tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy. Có thể nói, Lịch sử liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá Chúng ta có thể tìm thấy Lịch sử trong hầu hết các môn khoa học. Nhưng gần gũi nhất với Lịch sử chính là ngành khoa học Xã hội - Nhân văn.

 Thực tiễn việc dạy và học Lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn Lịch sử, không còn hứng thú với việc học tập môn Lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn.

 Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân (gia đình – xã hội – nhà trường). Trong đó một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng về trình bày, nêu sự kiện. nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan. thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa các nguồn tài liệu khác nhau, Văn hoc, Âm nhac, giáo dục công dân. trong giờ học Lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

 Do đặc trưng của bộ môn, kiến thức Lịch sử là những kiến thức quá khứ, học sinh khó học, khó nhớ nên khi giáo viên sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm Lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.

 

docx 37 trang thuychi01 7584
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức môn ngữ văn, giáo dục công dân, âm nhạc, hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại Lịch sử 11 cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, ÂM NHẠC, HỘI HỌA ĐỂ DẠY BÀI 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
LỊCH SỬ 11 CƠ BẢN
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY”
 Người thực hiện: Lê Thị Ngân
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): Lịch Sử
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 3
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5
2. NỘI DUNG.................................................................................................6
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn................................................................7
2.2. Thực trạng của vấn đề..............................................................................7
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........................................9
 2.3.1. Lập bảng mô phỏng cấp độ nhận thức và định hướng năng lực chính được hình thành trong bài dạy........................................................................9
 2.3.2. Xác định kiến thức liên môn tích hợp trong bài dạy.........................10
 2.3.3. Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để tích hợp các môn học khác vào phân môn Lịch sử....................................10
 2.3.4. Tiến hành dạy thử nghiệm.................................................................10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................................20 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................22
3.1. Kết luận...................................................................................................22
3.2. Kiến nghị................................................................................................22
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
 Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng phải đa dạng hoá các nguồn thông tin bằng nhiều phương tiện, phương pháp dạy học, trong đó tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy. Có thể nói, Lịch sử liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoáChúng ta có thể tìm thấy Lịch sử trong hầu hết các môn khoa học. Nhưng gần gũi nhất với Lịch sử chính là ngành khoa học Xã hội - Nhân văn.
 Thực tiễn việc dạy và học Lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn Lịch sử, không còn hứng thú với việc học tập môn Lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn.
 Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân (gia đình – xã hội – nhà trường). Trong đó một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng về trình bày, nêu sự kiện... nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan... thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa các nguồn tài liệu khác nhau, Văn hoc, Âm nhac, giáo dục công dân... trong giờ học Lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn. 
 Do đặc trưng của bộ môn, kiến thức Lịch sử là những kiến thức quá khứ, học sinh khó học, khó nhớ nên khi giáo viên sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm Lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.
 Luật giáo dục năm 2005, đã nêu “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và tính sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [1].
 	Từ nội dung trong luật giáo dục cho ta thấy một đòi hỏi tất yếu của xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiên nay, nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, yêu cầu đào tạo con người một cách toàn diện, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Để làm được điều đó đòi hỏi các thầy giáo, cô giáo phải xác định đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
 	Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới nhiều về phương pháp dạy học ở tất các môn khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Phương pháp dạy học tích hợp liên môn giúp người học thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức, giúp học sinh có những kiến thức tổng quan, mối liên hệ chặt chẽ về kiến thức của nhiều môn học khác nhau với môn Lịch sử, giúp cho học các em có hứng thú hơn, say mê hơn đối với môn Lịch sử trong nhà trường hiện nay [2]. Hơn nữa phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong Lịch sử còn giúp phát triển năng lực tư duy và hành động cho học sinh, luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn, dạy cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống hiện tại.
 	Từ những lý do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Lịch sử tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, giáo dục công dân, Âm nhạc, Hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cân đại (Lịch sử 11 cơ bản), góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018 - 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu để cả học sinh và giáo viên ngoài kiến thức môn Lịch sử, sẽ có thêm nhiều kiến thức phong phú về các môn học khác nhau (Ngữ văn, GDCD, âm nhạc), những kiến thức có liên quan đến bộ môn Lịch sử. 
- Qua việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa, biết liên hệ trực tiếp với tình hình địa phương đất nước từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú học tập hơn vì được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo, biết liên hệ và vận dụng thực tế tốt hơn.
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
- Phát triển tối đa năng lực, năng khiếu và thay đổi được nhận thức và hành động của học sinh trong thực tiễn cuộc sống thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học.
- Rút ra một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong giờ dạy lịch sử, góp phần nâng cao được kết quả học tập Lịch sử ở trường THPT.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng: Học sinh khối lớp 11.
 - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Triệu Sơn 4.
 - Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế giảng dạy tôi chọn lớp của trường THPT Triệu Sơn 4 là lớp12A2 (2017 - 2018) làm lớp đối chứng, và lớp 12B2 (2018 - 2019) làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này 100% học sinh theo khối A, có sự tương đồng về tinh thần, thái độ và kết quả học tập môn Lịch sử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp sưu tầm sử liệu.
 - Phương pháp phân tích.
 - Phương pháp tổng hợp.
 - Phương pháp khái quát.
 - Phương pháp thực nhiệm.
 - Phương pháp so sánh. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 
 Thế kỉ XXI Việt Nam đang đứng trước xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà là phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi một môn học trong nhà trường đều phải góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ, trong đó môn Lịch sử là 1 môn quan trọng. Lịch sử góp phần trang bị cho con người những tri thức về văn hóa, nhân văn, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủTìm hiểu lịch sử để chúng ta đúc rút được những kinh nghiệm mà cha ông đi trước để lại, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
 Lịch sử là cây cầu để nối quá khứ với tương lai. Ngay từ thời cổ đại, các nhà nghiên cứu đã khẳng định “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”[3], “Lịch sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”[4] Hay ngay khi đang còn học ở trường trung học Napôlêông Bônapác đã thấy được tầm quan trọng của việc học tập Lịch sử. Cùng với Toán và Vật lí, Lịch sử là một môn học ông vô cùng yêu thích bởi theo ông muốn đánh một nước nào đó trước hết phải hiểu được dân tộc đó. Nhờ vậy trong cuộc đời trinh chiến của mình ông đánh đâu thắng đó. Câu chuyện này đã khẳng định tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong cuộc sống con người.
 Tuy nhiên hiện nay môn Lịch sử đang ngày càng ít được quan tâm, chú ý. Do đó chất lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút. Lại một mùa tuyển sinh mới lại đến với bao bộn bề, lo lắng của các sĩ tử. Và năm nào môn Lịch sử cũng trở thành “nỗi nhức nhối” của toàn xã hội. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử là nỗi trăn trở của rất nhiều người Việt nam yêu nước, đặc biệt là của những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này và thấy được thực trạng hiện nay của việc dạy và học Lịch sử tôi vô cùng lo lắng. 
 Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, ở các trường THPT từ cấp quản lí đến giáo viên đều coi Lịch sử là môn phụ. Vì vậy chưa có sự đầu tư thích đáng. Mặt khác đa số học sinh coi đây là môn học thuộc lòng, không cần phải tư duy nên học sinh không hiểu Lịch sử mà mới dừng lại ở biết Lịch sử, học trước quên sau, kiến thức lịch sử mơ hồ, chung chung ... Những hạn chế trong phương pháp dạy học cũng làm cho chất lượng bộ môn suy giảm, nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương thức truyền thụ một chiều, thầy đọc trò chép, thầy chủ động truyền kiến thức, trò bị động tiếp thu kiến thức, giờ học Lịch sử trở nên khô khan và nhàm chán. 
 Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong quá trình học. [5]
 Tài liệu tập huấn về dạy học tích hợp liên môn đã nêu rõ: “Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học khác nhau, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp và giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển, không gây quá tải, nhàm chán, giúp học sinh có hiểu biết tổng quát, khả năng ứng dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn”. [6]
Từ kết luận trên ta thấy việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng theo chủ đề tích hợp là hình thức liên kết kiến thức của nhiều môn học khác nhau với môn Lịch sử, giúp các em tiếp thu kiến thức sâu hơn, rộng hơn, biết vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Lịch sử.
 “Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về bức tranh quá khứ, hiện tại của loài người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai” [7]. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu văn hóa thời cận đại, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, hứng thú hơn khi tìm hiểu nội dung này giáo viên phải tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, sử dụng các kĩ thuật dạy học mới như: kĩ thuật khăn phủ bàn...để các em có thể tiếp thu được kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng, tư tưởng một cách hiệu quả nhất.
 Thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung cùng những nghị quyết của ngành, của Đảng, Nhà nước về đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học, đặc biệt là việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT [8]
 Hi vọng với đề tài này tôi có thể góp một phần nhỏ vào việc cải thiện tình hình dạy và học Lịch sử hiện nay. Rất mong được sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Tôi sử dụng phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh lớp 11B2 và 11C2 khi học Lịch sử (chú ý: phiếu điều tra không ghi tên người được điều tra để đảm bảo yếu tố khách quan) và nhận được kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Năm học 2017 - 2018
Năm học 2018 - 2019
Lớp 11B2
Lớp 11C2
Số lượng
%
Số lượng
%
Rất thích
6
12.7
7
15.6
Bình thường
19
40.5
18
40
Không thích
22
46.8
20
44.4
Tổng
47
100
45
100
Qua kết quả điều tra trên ta thấy số lượng học sinh rất thích môn Lịch sử ở cả 2 năm là rất ít, còn lại đa số học sinh được điều tra cảm thấy bình thường hoặc không thích học Lịch sử.
Kết quả thực trạng trên.
 + Từ việc không thích học Lịch sử dẫn đến việc kiến thức về lịch sử của các em ngày càng bị thu hẹp, các em có lối sống mơ hồ, thực dụng, thích hưởng thụ mà không có ý thức cống hiến.
+ Nhiều học sinh quay lưng lại với lịch sử đặc biệt là lịch sử dân tộc, không hiểu được nguồn gốc, quy luật phát triển của lịch sử loài người, dẫn đến một thế hệ trẻ Việt Nam đang sống lệch lạc, mất gốc, không biết trân trọng quá khứ.
+ Do không thích học Lịch sử nên nhiều học sinh đang có sự nhầm lẫn không đáng có giữa lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, sự kiện này với sự kiện kia, và nghiêm trọng hơn là hiện tượng xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, sống nông nổi, nhất thời.
+ Kết quả các bài kiểm tra định kì thường xuyên, các kì thi do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức chất lượng môn Lịch sử rất thấp. Vẫn còn đó hàng ngàn thí sinh bị điểm 0 trong năm 2010 – 2011, kì thi tuyển sinh Đại học năm 2011 – 2012 Lịch sử là môn có điểm thấp nhất, số bài thi dưới điểm trung bình là 80 – 90% . 
 - Tiếp tục tìm hiểu ở hai lớp 11B2 và 11C2 trong 2 năm học và thu được kết quả như sau:
Năm học 2017 – 2018
Lớp
Sĩ số
Nguyên nhân
Do học sinh chỉ tập trung môn khối A
Do kiến thức SGK khô khan, nặng nề
Do phương pháp dạy khô khan, buồn tẻ, nặng nề
Ý kiến khác
11B2
47
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12
25,5
10
2,.2
22
46,8
03
6,5
Năm học: 2018 – 2019 
Lớp
Sĩ số
Nguyên nhân
Do học sinh chỉ tập trung môn khối A
Do kiến thức SGK khô khan, nặng nề
Do phương pháp dạy khô khan, buồn tẻ, nặng nề
Ý kiến khác
11C2
45
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
13
28,9
11
24,4
19
42,2
02
4,5
Qua bảng thống kê trên ta thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không hứng thú khi học Lịch sử, nguyên nhân quan trọng nhất là do phương pháp giảng dạy khô khan, buồn tẻ, nặng về trình bày các sự kiện diễn ra, tiết học Lịch sử trở thành buổi liệt kê những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, vì vậy nhiều học sinh thấy “sợ” khi phải học Lịch sử.
 Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm học gần đây, phương pháp tích hợp liên môn đang trở thành một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên vấn đề tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử thực hiện chưa đồng bộ ở từng giáo viên, nhiều giáo viên còn ngại thực hiện do phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức thuộc các môn học khác nhau nên chưa đầu tư thỏa đáng vào bài dạy, chưa khai thác triệt để các nguồn kiến thức của các môn học khác nhau để làm phong phú, sinh động bài dạy. Cụ thể khi dạy bài 7: Những thành tự văn hóa thời cận đại( Lịch sử 11 cơ bản) muốn cho học sinh hiểu và vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn thì đòi hỏi giáo viên phải có thêm kiến thức phân môn Ngữ văn lớp, môn GDCD,âm nhạc....còn học sinh thì phải phải biết vận dụng, phát huy kiến thức nhiều môn học. Tuy nhiên do phương pháp dạy học vẫn theo đơn nên đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung kiến thức cơ bản của môn học hoặc nhắc đến một cách hình thức mà không tiến hành các phương pháp hỗ trợ để các em hiểu sâu sắc kiến thức, kết hợp kiến thức liên môn để có thể đạt được kết quả học tập tốt hơn.
 Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu bài học và mạnh dạn thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy thông qua đề tài: “Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, giáo dục công dân, Âm nhạc, Hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cân đại (Lịch sử 11 cơ bản), góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Lập bảng mô phỏng cấp độ nhận thức và định hướng năng lực chính được hình thành trong bài dạy.
 Dạy học là cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động học tập để đạt được mục tiêu bài học. Trong dạy và học thì giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm phát huy mọi năng lực, sở trường của mỗi học sinh, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, còn học sinh là người chủ động tìm tòi, phám phá, phát hiện các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, tự mình cùng nhóm bạn trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên lập kế hoạch, chọn phương thức hợp lí để giải quyết vấn đề và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên đảm bảo được các mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng...Vì vậy giáo viên cần hình thành bảng mô tả cấp độ nhận thức và định hướng năng lực chính được hình thành thông qua bài học.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
2.3.2. Xác định kiến thức liên môn, tích hợp trong bài dạy.
- Kiến thức môn Ngữ văn
- Kiến thức môn GDCD
- Âm nhạc, hội họa
2.3.3. Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để tích hợp các môn học khác vào phân môn Lịch sử.
 - Tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp môn Lịch sử với các môn học khác nhau (Ngữ văn, GDCD, Âm nhạc... )
 - Các phương pháp dạy học tích cực: Miêu tả, tường thuật, trực quan, trình bày, xác lập mối quan hệ nhân quả, trực quan, giải quyết vấn đề....
 - Kỹ thuật dạy học tích cực: Đặt câu hỏi, học tập hợp tác, kỹ thuật khăn phủ bàn...
2.3.4. Tiến hành dạy thử nghiệm.
Lập kế hoạch bài dạy.
 1. Kiến thức:
 - Qua bài học này giúp học sinh biết và nhớ được tên những nhân vật, những nhà văn hóa tiêu biểu gắn liền với những thành tựu của nền văn hóa nhân loại thời cận đại. 
 - Hiểu được ảnh hưởng, tác động của nền văn hóa thời cận đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
- Tích hợp kiến thức của môn ngữ văn để giúp học sinh ghi nhớ những bài thơ, văn của các tác giả tiêu biểu trong nền văn học Phương Tây và Phương Đông.
- Tích hợp kiến thức trên lĩnh vực âm nhạc để học sinh được thưởng thức một số bản nhạc cổ điển hay nhất mọi thời đại của các nhà soạn nhạc nổi tiếng như: Bét-tô-ven, Mô Da, Trai-cốp-xki
- Tích hợp kiến thức của môn giáo dục công dân để học sinh nắm được những chính sách của Đảng và nhà nước trong việc bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa, nghệ thuật của nhân loại. Đồng thời, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh biết trân trọng những giá trị văn hóa nghệ thuật của nhân loại.
- Tích hợp kiến thức trên lĩnh vực hội họa, kiến trúc và điêu khắc giúp học sinh được tri giác những tác phẩm hội họa nổi tiếng của nhân loại thời cận đại: tác phẩm của Rem-bran, Van Gốc, Pi-cát-xô, Lê-vi-tan.
 2. Kĩ năng:
 * Kĩ năng chung: 
 - Phân tích, so sánh, nhận xét, vận dụng tổng hợp, huy động kiến thức các môn học để giải quyết các vấn đề đặt ra. 
- Phát triển năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm, trình bày vấn đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_kien_thuc_mon_ngu_van_giao_duc_cong_dan_am_nha.docx