SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong tổ chức dạy học bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV (Lịch sử 10 - Ban cơ bản)

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong tổ chức dạy học bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV (Lịch sử 10 -  Ban cơ bản)

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI với tốc độ phát triển hết sức mau lẹ của thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu thế toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội đồng thời đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Việt Nam chúng ta không phải là ngoại lệ.

Trong xu thế chung của thời đại, vấn đề đổi mới giáo dục của nước ta để nâng cao chất lượng nguồn lực là vấn đề chưa bao giờ hết nóng của ngành giáo dục, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Những năm gần đây, giáo dục nước ta đang nỗ lực đổi mới một cách tích cực toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng xác định từ khi bắt đầu đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là, “hình thành ở học sinh những cơ sở vững chắc của nhân cách xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tê vô sản, có thế giới quan duy vật biện chứng, có đạo đức cách mạng, có học vấn phổ thông và kỹ thuật tổng hợp, có kỹ năng lao động và được đào tạo một nghề phổ thông, có thể lực phát triển phù hợp, sức khỏe, thị hiếu lành mạnh, có hứng thú và năng lực tự học và rèn luyện nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tự lập của người lao động, góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo ở bậc cao hơn”[1].

Văn kiện Đại hội XII cũng xác định nhiệm vụ của ngành giáo dục là đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ giáo dục và đào tạo bao gồm: Mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục, đào tạo; Phương pháp dạy học và Kiểm tra đánh giá. Trong đó, với vấn đề đổi mới dạy học ở bậc THPT, Đảng xác định: “dạy học phổ thông cần đổi mới theo hướng chuyển từ lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc sang cách dạy cách học, cách nghĩ, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng theo phương châm giảng ít, học nhiều.”[2]

Để thực hiện mục tiêu chung của cả ngành giáo dục nói chung, của cả bậc THPT nói riêng, môn Lịch sử có trọng trách không hề nhỏ. Bởi lẽ môn Lịch sử có ưu thế trong việc đào tạo người lao động phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước.

Đặc biệt,trong tiến trình hội hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ Quốc là vấn đề vô cùng quan trọng.

Trước yêu cầu của toàn ngành giáo dục và của môn Lịch sử,với trách nhiệm của giáo viên đứng lớp, tôi cố gắng góp phần nhỏ nhằm tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc với sáng kiến “ Vận dụng kiến thức liên môn trong tổ chức dạy học bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV (Lịch sử 10- Ban cơ bản)”

 

doc 21 trang thuychi01 8205
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong tổ chức dạy học bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV (Lịch sử 10 - Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI với tốc độ phát triển hết sức mau lẹ của thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu thế toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội đồng thời đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Việt Nam chúng ta không phải là ngoại lệ.
Trong xu thế chung của thời đại, vấn đề đổi mới giáo dục của nước ta để nâng cao chất lượng nguồn lực là vấn đề chưa bao giờ hết nóng của ngành giáo dục, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Những năm gần đây, giáo dục nước ta đang nỗ lực đổi mới một cách tích cực toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng xác định từ khi bắt đầu đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là, “hình thành ở học sinh những cơ sở vững chắc của nhân cách xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tê vô sản, có thế giới quan duy vật biện chứng, có đạo đức cách mạng, có học vấn phổ thông và kỹ thuật tổng hợp, có kỹ năng lao động và được đào tạo một nghề phổ thông, có thể lực phát triển phù hợp, sức khỏe, thị hiếu lành mạnh, có hứng thú và năng lực tự học và rèn luyện nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tự lập của người lao động, góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo ở bậc cao hơn”[1].
Văn kiện Đại hội XII cũng xác định nhiệm vụ của ngành giáo dục là đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ giáo dục và đào tạo bao gồm: Mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục, đào tạo; Phương pháp dạy học và Kiểm tra đánh giá. Trong đó, với vấn đề đổi mới dạy học ở bậc THPT, Đảng xác định: “dạy học phổ thông cần đổi mới theo hướng chuyển từ lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc sang cách dạy cách học, cách nghĩ, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng theo phương châm giảng ít, học nhiều.”[2]
Để thực hiện mục tiêu chung của cả ngành giáo dục nói chung, của cả bậc THPT nói riêng, môn Lịch sử có trọng trách không hề nhỏ. Bởi lẽ môn Lịch sử có ưu thế trong việc đào tạo người lao động phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước.
Đặc biệt,trong tiến trình hội hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ Quốc là vấn đề vô cùng quan trọng.
Trước yêu cầu của toàn ngành giáo dục và của môn Lịch sử,với trách nhiệm của giáo viên đứng lớp, tôi cố gắng góp phần nhỏ nhằm tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc với sáng kiến “ Vận dụng kiến thức liên môn trong tổ chức dạy học bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV (Lịch sử 10- Ban cơ bản)”
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi sáng kiến tôi hướng tới mục tiêu sau:
- Xác định những kiến thức liên môn có thể sử dụng trong dạy học “ Bài 20 -Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XV” ( Lịch sử 10- Ban cơ bản).
- Sử dụng hiệu quả những kiến thức liên môn trong tổ chức dạy học “bài 20-Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XV” nhằm phát huy hiệu quả bài học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực tự học của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi sáng kiến, tôi tập trung vào nội dung của bài 20. “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XV” thuộc khóa trình Lịch sử Việt Nam trong chương trình Lịch sử lớp 10 - Ban Cơ bản và đối tượng học sinh lớp 10 nơi tôi đang công tác là trường THPT Thạch Thành 4
Qua tổ chức dạy học với việc vận dụng kiến thức liên môn cùng với những biện phápphù hợp sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XVcho học sinh. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh và xây dựng nền tảng đạo đức cho thế hệ trẻ.
Đối tượng học sinh lớp 10 ở trường THPT Thạch Thành 4 với trình độ tư duy, khả năng tự học còn nhiều hạn chế nên việc sử dụng kiến thức liên môn và những biện pháp phù hợp để kích thích học sinh học tập, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cơ bản là tiêu chí hàng đầu của tôi trong phạm vi sáng kiến này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát trình độ nhận thức của học sinh về vấn đề văn hóa dân tộc qua kiểm tra những kiến thức mà học sinh được tiếp thu ở bậc học THCS.
- Xác định nội dung, yêu cầu cơ bản của bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Xác định những đơn vị kiến thức liên môn phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng và trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện dạy và học của nhà trường.
- Áp dụng những biện pháp sử dụng kiến thức liên môn phù hợp, hiệu quả trong thực tế giảng dạy của nhà trường.
- Kiểm chứng hiệu quả sáng kiến qua kiểm tra đánh giá học sinh và thống kê số liệu.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận.
Trong những năm toàn ngành giáo dục đang thực công cuộc cải cách toàn diện với phương châm khắc phục lối truyền thụ một chiều thầy giảng trò ghi, mà coi người học là trung tâm. phát huy tính tích cực của học sinh. Có nhiều giải pháp các thầy cô giáo đã tích cực trong việc áp dụng những biện pháp nhằm phát huy vai trò người học như sử dụng công nghệ thông tin, dạy học theo chủ đề tích hợp trong đó vận dụng kiến thức các môn học. Những hình thức tổ chức dạy học cũng có nhiều đổi mới nhằm phát huy tính tự giác của học sinh như, làm việc cá nhân, làm việc nhóm, ghép đôi v.v.v.
Văn hóa dân tộc trong giai đoạn thế kỷ X- XV là một chủ đề có thể vận dụng kiến thức liên môn của nhiều môn học, lĩnh vực: Lịch sử, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật trong quá trình giảng dạy và hoàn toàn có thể tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò của người học. Trong quá trình học tập chủ đề này không chỉ vận dụng kiến thức môn học Lịch sử mà học sinh phải huy động kiến thức của nhiều môn học và các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật khác nhau.
Cụ thể như kiến thức của môn Văn học: đó là kiến thức về văn học trung đại về những tác phẩm nổi tiếng gắn liền với lịch sử dân tộc như các tác phẩm văn học chữ Hán như “ Nam Quốc sơn hà”, “Hịch tướng sỹ”, ‘Bình Ngô đại cáo” ngoài ra có nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm; kiến thức về kỹ thật quân sự thì cần vận dụng kiến thức về thành nhà Hồ, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến. Về nghệ thuật thì cần vận dụng những kiến thức về kiến trúc xây chùa tháp, xây thành, nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo, rối nước.
Với những kiến thức như vậy học sinh hoàn toàn có thể huy động từ các môn học khác từ hiểu biết của bản thân. Vì vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn cùng với những biện pháp phù hợp để pháy huy tính tích cực của học sinh là hoàn toàn có cơ sở.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
Đối với việc dạy và học môn học Lịch sử trong nhà trường những năm gần đây, dư luận xã hội đã đề cập nhiều. Một thực trạng không thể phủ nhận là môn Lịch sử ngày thiếu đi tính hấp dẫn bởi nhiều lý do: chương trình nặng kiến thức, thiếu kênh hình, thiếu phương tiện hỗ trợ như phim tư liệu, tranh ảnh. Một trong những nguyên nhân là giáo viên thiếu đầu tư thích đáng vào giờ dạy để thu hút học sinh. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Thạch Thành , tôi cũng đứng trước những áp lực đó.
Đối với các nội dung văn hóa trong chương trình lịch sử bậc trung học phổ thông nói chung, trong chương trình lịch sử lớp 10 và bài 20- “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV” nói riêng đôi khi không được coi trọng. Bản thân không ít giáo viên không đánh giá đúng tầm quan trọng của nội dung này dân đến đến việc dạy cho xong chương trình thiếu những đầu tư thích đáng nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Học sinh cũng xem đó là nội dung phụ nên việc học cũng hời hợt. Đương nhiên, những hiểu biết của học sinh về văn hóa dân tộc là hết sức ít ỏi thậm chí, phiến diện lệch lạc.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một khảo sát nhỏ với 10 câu hỏi nhanh với học sinh ở hai lớp 10B3, 10B4 về những kiến thức văn hóa dân tộc mà học sinh đã học ở bậc THCS.
1. Ai là người đỗ đầu trong kỳ thi đầu tiên ở nước ta? (Lê Văn Thịnh)
2. Sự kiện nào đặt nền tảng cho nền khoa cử nước ta? (Xây dựng Văn Miếu- 1070)
3. Ai là người cho dựng bia tiến sỹ ở nước ta ?(Lê Thánh Tông)
4. Tác phẩm nào của Trần Quốc Tuấn nhằm thức tỉnh tinh thần chống giặc của binh sỹ? (Hịch tướng sỹ)
5. Ngôi chùa nào ở Hà Nội còn có tên gọi là Diên Hựu? (Chùa Một Cột )
6. Thầy giáo nào trong lịch sử khoa cử nước ta được thờ trong Văn Miếu (Chu Văn An)
7. Ai là tác giả của bài “Hịch tướng sĩ”? (Trần Quốc Tuấn)
8. Văn Miếu được xây dựng vào thời kỳ nào? (thời Lý)
9. Mục đích của việc dựng bia tiến sỹ trong lịch sử khoa cử nước ta là gì ?( Vinh danh những người đỗ đạt)
10.Chữ Nôm xuất hiện vào thời gian nào?(Thế kỷ XI-XII)
Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với một điểm. Kết quả tổng hợp được như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm < 5
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
10 B3
44
0
0
5
11.3
10
22.7
29
66.0
10 B4
45
0
0
7
15.7
12
26.6
26
57.7
Những số liệu trên cho thấy, những hiểu biết của học sinh về vấn đề văn hóa dân tộc trong giai đoạn này thực sự đáng lưu tâm.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 20-Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV, tôi đã thiết kế bài dạy theo hướng nghiên cứu hoạt động học của học sinh trong đó sử dụng kiến thức liên môn, tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
2.3.1 Xác định những kiến thức liên môn sẽ sử dụng trong phạm vi bài học.
Chủ đề văn hóa có thể vận dụng kiến thức liên môn của nhiều môn học khác nhau. Giáo viên kết hợp với cách thức làm việc nhóm để nâng cao hiệu quả làm việc. Yêu cầu mỗi nhóm phải vận dụng kiến thức của các môn học liên quan.
Những kiến thức liên môn có thể vận dụng trong bài học phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh; với nội dung bài học và điều kiện tổ chức dạy học. 
Những kiến thức liên môn có thể huy động trong quá trình tổ chức dạy học “Bài 20- Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV” gồm:
+ Kiến thức về khoa cử:
Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu, bắt đầu xây dựng nền giáo dục Nho học.Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1075.
Thời Lý12 năm mới mở một khoa thi, giảm xuống còn 7 năm thời Trần và còn 3 năm từ thời Lê cho tới thời Nguyễn.  Khoa thi thường tổ chức ở tỉnh hoặc liên tỉnh gọi là thi Hương. Để thi Hương thì các sỹ tử phải qua một kỳ sát hạch. Những ai con nhà kép hát, hoặc ông bà,bố mẹ trộm cắp, làm giặc thì không được dự thi. Ở khoa thi này, nếu sĩ tử  vượt qua hết bốn giai đoạn từ dễ đến khó (gọi là 4 trường) sẽ đỗ Cử nhân, nếu chỉ vượt qua 3 trường sẽ chỉ được Tú tài. Người đỗ đầu được gọi là Giải Nguyên.
Chỉ những người đỗ Cử nhân ở khoa thi Hương mới được tập trung tham dự kỳ thi Hội, là khoa thi ở cấp trung ương, thường là năm sau của kỳ thi Hương. Những sỹ tử đỗ khoa thi này được phong là Tiến sỹ. Từ 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sỹ ghi danh những người đỗ tiến sỹ trong từng khoa thi.
Tuy vậy, để xếp hạng cao thấp, các vị Tiến Sĩ này phải qua một kỳ thi cuối cùng gọi là thi Đình, là kỳ thi tại sân triều đình do nhà vua trực tiếp ra đề. Ba thí sinh đỗ cao nhất kỳ thi Đình gọi là Tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa).
Nội dung thi cử chủ yếu là từ nền tảng Nho giáo với mục đích là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
(Nội dung này kết hợp với hình ảnh Trường thi thời phong kiến, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bia tiến sĩ trong mục 2.3.2.3)
+ Kiến thức văn học:
Văn học nước ta trong giai đoạn X-XV có những tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng Phật giáo như tác phẩm “ Cáo tật thị chúng” (Có bệnh bảo mọi người) của Mãn Giác Thiền Sư.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở .
Việc trước mắt qua mãi
Trên đầu già đến rồi.
Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Nét tiểu biểu của văn học nước nhà thời kì này là có nhiều tác phẩm thể hiện rõ tinh thần yêu nước lòng tự hào dân tộc gắn liền với những trang sử vẻ vang của lịch sử dân tộc như: Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sỹ văn, Bình Ngô đại cáo phản ánh rất rõ lịch sử dân tộc. (Văn sử bất phân)
Nam Quốc sơn hà được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, ra đời trong bối cảnh nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
Năm 1077, hơn 30 vạn quân nhà Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt ta . Lý Thường Kiệt tổ chức  chặn đánh địch ở phòng tuyến sông Như Nguyệt tức sông Cầu. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm thanh vắng, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần chiến đấu của binh sĩ được khích lệ lên rất cao. Cuộc kháng chiến thắng lợi, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt.
Tác phẩm thể hiện rõ khí phách dân tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
( Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm.
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.)
Hay như tác phẩm “Hịch tướng sĩ văn” do Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn viết nhằm kêu gọi tinh thần chống giặc của binh sỹ khi quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ 2 (1285).
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm
Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai
Ngoài ra còn có những tác phẩm tiêu biểu như “ Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu hay tác phẩm “Thuật hoài ” của Phạm Ngũ Lão cũng góp phần thế hiện “hào khí Đông A” (hào khí nhà Trần).
“Bình Ngô đại cáo” là Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai sau “Nam quốc sơn hà”. Năm 1428, sau khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết tác phẩm nhằm tuyên cáo với nhân dân về thắng lợi của dân tộc, chấm dứt sự đô hộ của giặc Minh, khẳng định sự trường tồn của dân tộc. Đây thực sự là áng thiên cổ hùng văn:
Như nước Đại Việt ta từ trước.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia.
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới.
Càn khôn bĩ rồi lại thái.
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
Học sinh nắm nội dung cơ bản của những tác phẩm này để rút ra đặc điểm chung của văn học nước ta thời kỳ này là thể hiện lòng tự hào dân tộc, ca ngợi những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc, cảnh đẹp quê hương đất nước.
+ Kiến thức về nghệ thuật kiến trúc:
Kiến thức về chùa Một Cột, về các công trình An Nam Tứ đại khí (Tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, Vạc Phổ Minh, tượng chùa Quỳnh Lâm ).
Chùa Một Cột : Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Chuyện xưa kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt vua lên toà sen. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư ThiềnTuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao. Chùa mang tên Diên Hựu (phúc lành dài lâu). Chùa còn có tên khác là Hoa Liên Đài (đài hoa sen)
An Nam tứ đại khí: An Nam tứ đại khí là cụm từ để chỉ bốn quốc bảo của nước ta trong thời Lý- Trần gồm: Tháp Báo Thiên (ở Thăng Long); chuông Quy Điền bằng đồng (thuộc chùa Diên Hựu – Thăng Long); tượng chùa Quỳnh Lâm bằng đồng (thuộc chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh) và vạc Phổ Minh bằng đồng (ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường, Nam Định)
Những quốc bảo này hiện không còn do bị giặc Minh tàn phá để lấy đồng đúc vũ khí.
Tháp Báo Thiên: Được xây dựng năm Đinh Dậu (1057 cao vài chục trượng, 12 tầng. Vì tháp nằm trong khuôn viên của chùa Sùng Khánh Báo Thiên nên về sau người ta thường gọi là tháp Báo Thiên. Công trình này được coi là biểu tượng của sự trường tồn của Thăng Long.
Chuông Qui Điền:
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại  chùa Một Cột năm1080. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12.000 cân đồng (tương đương với 7,3 tấn đồng bây giờ). Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa. Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa).Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), chuông Quy Điền đã bị nhà Minh cho phá hủy để chế tạo vũ khí.
Vạc Phổ Minh:.
Vạc Phổ Minh là một chiếc vạc bằng đồng được Trần Thái Tông cho đúc vào năm 1262 và đã đặt tại phủ Thiên Trường (nay là Nam Định). Vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ đại khí. Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó.
Cùng với chuông Quy Điền,tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc vũ khí.
Tượng chùa Quỳnh Lâm:
Chùa Quỳnh Lâm nằm trên đồi thuộc cánh cung Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa xây vào thời Lý. Trong khuôn viên chùa, nhà sư Minh Không đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao sáu trượng (khoảng 20m) từng được coi là một trong An Nam tứ đại khí.  Khi giặc Minh xâm lược tượng chùa bị cướp.
( Nội dung này sử dụng kết hợp với hình chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên trong mục 2. 3.2.3)
+ Kiến thức về múa rối nước:
Nghệ thuật múa rối nước được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội.
Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu, phía sau có phông che tạo sân khấu biểu dễn múa rối nước. Trên "sân khấu" là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây. Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ.
(Nội dung này kết hợp sử dụng với hình Múa rối nước trong mục 2.3.2.3)
+ Kiến thức về khoa học kỹ thuật:
Kiến thức về thành nhà Hồ:
Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô) là kinh đô của nước ta thời nhà Hồ, nằm trên địa phận huyện Vĩnh Lộc nay tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo được xây bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở nước ta, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lạị ở khu vực Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
 (Nội dung này sử dụng kết hợp với hình ảnh thành nhà Hồ, mục 2.3.2.3)
 Kiến thức về súng thần cơ:
Đầu thế kỷ 15, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành trì và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng đã phải gấp rút tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ" - kiểu đại bác đầu tiên ở nước ta. Đây là loại súng có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỷ sau này.
Loại súng này sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức xuyên và công phá tốt, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần quân địch rất cao. Cấu tạo súng thần công bao gồm: thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu. Nòng súng là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Phía đuôi súng được đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn, người ta nhồi thuốc súng vào phía đáy, rồi đặt mũi tên vào giữa và nhồi loại đạn ghém bằng sắt và chì.
(Kết hợp sử dụng với hình súng thần cơ trong mục 2. 3.2.3 )
2.3.2. Sử dụng kiến thức liên môn trong tổ chức dạy học.
2.3.2.1 Kết hợp với tổ chức 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_to_chuc_day_hoc_bai_2.doc
  • docM2-Bia SKKN.doc
  • docMục lục SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trinh.doc
  • docPHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc