SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình Sinh học 11

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình Sinh học 11

Việc giảng dạy các môn khoa học tại trường học hiện nay cần phải phản ánh được chiều hướng phát triển của khoa học trên thế giới, không thể giảng dạy các môn khoa học một cách riêng lẻ như trước. Mặt khác, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lượng kiến thức mới được cập nhật ngày càng nhiều và nhanh, thời gian học tập ở trường lại có hạn nên do đó cần chuyển từ dạy học riêng rẽ sang dạy học tích hợp liên môn vừa giúp học sinh nắm kiến thức một cách toàn diện, nhiều chiều mà còn tiết kiệm được thời gian dạy học tại trường.
Xuất phát từ đặc điểm của kiến thức sinh học 11 và thực trạng dạy học sinh học 11 ở các trường THPT cho thấy, không có bất cứ ngành khoa học nào không có sự tích hợp tri thức của nhiều lĩnh vực. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích - cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp - hệ thống”. Sự thống nhất của các thao tác tư duy phân tích và tổng hợp đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc - hệ thống” đem lại cách nhận thức biện chứng về quan hệ giữa các ngành khoa học. Xu thế phát triển của khoa học là ngày càng phân hóa sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng mạnh. Điều đó dẫn đến một tất yếu là không thể giảng dạy các khoa học như các lĩnh vực tri thức riêng lẻ.

Sự phát triển của sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu sự sống, nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu bản chất của các nguyên lý và các quá trình trong thế giới sống, khám phá các quy luật sinh học. Bản chất của sự sống là tổng hợp của tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh của tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ, giữa con người và thiên nhiên, giữa các hiện tượng vật lý, hóa học, khí hậu, thổ nhưỡng,…. Vì vậy, sinh học là môn khoa học có liên quan chặt chẽ với các môn khoa học khác như Vật lý, Hóa học, Địa lý,… Không những thế, Sinh học còn là bộ môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học được hình thành trên cơ sở các thí nghiệm, thực nghiệm của các nhà khoa học và thực tiễn lao động sản xuất cũng như quá trình đấu tranh với thiên nhiên của con người. Con người lại sử dụng chính các kiến thức đã tích lũy được để phục vụ đời sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt, y học, bảo vệ môi trường….). Do đó, trong dạy học Sinh học cần đặt nó vào trong mối quan hệ tương tác với các ngành, các chuyên ngành khoa học khác.
Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, kiến thức Sinh học tăng rất nhanh theo thời gian và có nhiều sự đổi mới, cũng như sự xuất hiện của rất nhiều các phân ngành nhỏ mới.

doc 37 trang Mai Loan 11/04/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc chương trình Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN HÒA
 ----------
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ DẠNG 
BÀI TẬP CHƯƠNG I TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11
 Tác giả sáng kiến : HOÀNG THỊ NGỌC MAI
 Mã sáng kiến : 37.56.02
 Vĩnh phúc, năm 2020 Trước yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích 
cực của học sinh và trước thực trạng một bộ phận học sinh không thích học môn 
sinh học, tôi đã mạnh dạn, tích cực đổi mới nội dung dạy học cùng phương pháp 
giảng dạy với từng chuyên đề cụ thể cho phù hợp nhưng đảm bảo đạt chuẩn kiến 
thức kỹ năng môn học. Trong đó đặc biệt là tăng cường vận dụng kiến thức liên 
môn minh họa trong bài giảng giúp các em gần gũi cuộc sống thiên nhiên và am 
hiểu thực tế hơn, từ đó các em có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các tình 
huống ngoài thực tiễn. Để đáp ứng được nhu cầu thay đổi đó cũng như góp phần 
nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học tôi đã tiến hành nghiên cứu “Vận 
dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I trong chương 
trình sinh học 11” 
 Để sáng kiến này được nhân rộng tôi đề nghị các cấp quản lí cần xây dựng, 
bồi dưỡng đội ngũ cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học, cần thường xuyên 
tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông 
tin vào dạy học nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. 
Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu có thể còn mở rộng thêm ở nhiều 
chuyên đề và các bộ môn khác. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của 
các bạn đồng nghiệp. 
II. Tên sáng kiến: 
 Vận dụng kiến thức liên môn để giải một số dạng bài tập chương I thuộc 
chương trình sinh học 11
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 
 Đề tài này có thể thực hiện như một chuyên đề và áp dụng rộng rãi cho bộ 
môn sinh học ở trường THPT, các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi THPTQG... Qua thời 
gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp và rút kinh nghiệm về phương 
pháp dạy học thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên đáng kể.
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng thử
 - Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương trình sinh 
học 11 và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp11A 2 (ban KHTN) và đội 
tuyển học sinh giỏi của trường.
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020 2 - Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương trình sinh 
học 11 và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp11A 2 (ban KHTN) và 8 học 
sinh đội tuyển học sinh giỏi của trường do tôi dạy trên lớp.
3. Thực trạng của sáng kiến: 
 Việc giảng dạy các môn khoa học tại trường học hiện nay cần phải phản 
ánh được chiều hướng phát triển của khoa học trên thế giới, không thể giảng dạy 
các môn khoa học một cách riêng lẻ như trước. Mặt khác, với sự tiến bộ của 
khoa học kỹ thuật, lượng kiến thức mới được cập nhật ngày càng nhiều và 
nhanh, thời gian học tập ở trường lại có hạn nên do đó cần chuyển từ dạy học 
riêng rẽ sang dạy học tích hợp liên môn vừa giúp học sinh nắm kiến thức một 
cách toàn diện, nhiều chiều mà còn tiết kiệm được thời gian dạy học tại trường. 
Xuất phát từ đặc điểm của kiến thức sinh học 11 và thực trạng dạy học sinh học 
11 ở các trường THPT cho thấy, không có bất cứ ngành khoa học nào không có 
sự tích hợp tri thức của nhiều lĩnh vực. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp 
cận “phân tích - cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp - hệ thống”. Sự thống nhất 
của các thao tác tư duy phân tích và tổng hợp đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc - hệ 
thống” đem lại cách nhận thức biện chứng về quan hệ giữa các ngành khoa học. 
Xu thế phát triển của khoa học là ngày càng phân hóa sâu, song song với tích 
hợp liên môn, liên ngành ngày càng mạnh. Điều đó dẫn đến một tất yếu là không 
thể giảng dạy các khoa học như các lĩnh vực tri thức riêng lẻ. 
 Sự phát triển của sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sinh học là 
ngành khoa học nghiên cứu sự sống, nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu bản chất 
của các nguyên lý và các quá trình trong thế giới sống, khám phá các quy luật 
sinh học. Bản chất của sự sống là tổng hợp của tất cả các yếu tố vô sinh và hữu 
sinh của tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ, giữa con người và thiên 
nhiên, giữa các hiện tượng vật lý, hóa học, khí hậu, thổ nhưỡng,. Vì vậy, sinh 
học là môn khoa học có liên quan chặt chẽ với các môn khoa học khác như Vật 
lý, Hóa học, Địa lý, Không những thế, Sinh học còn là bộ môn khoa học thực 
nghiệm. Các kiến thức sinh học được hình thành trên cơ sở các thí nghiệm, thực 
nghiệm của các nhà khoa học và thực tiễn lao động sản xuất cũng như quá trình 
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020 4 chung, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến và kinh nghiệm nhỏ của bản 
thân về vận dụng kiến thức liên môn trong giải một số dạng bài tập phần chương 
I thuộc chương trình sinh học 11 .
 - Trong quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến, ngoài kinh nghiệm của 
bản thân, tôi đọc thêm tài liệu tham khảo và còn trao đổi các kinh nghiệm từ 
đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ. 
4. Các biện pháp tiến hành:
4.1 Mục đích của sáng kiến
 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học “vận dụng kiến thức 
liên môn” nhằm làm sáng tỏ các kiến thức bộ môn thông qua nhiều môn học. 
Ngay từ khi áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy các tiết học sôi động hơn, học 
sinh thích thú, tò mò, yêu thích bộ môn hơn. Cho học sinh tiếp cận kiến thức 
theo hướng quan sát hiện tượng thực tế, vận dụng kiến thức liên môn để giải 
thích hiện tượng từ đó biết vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế, giảm tải 
kiến thức trừu tượng mang tính lý thuyết hàn lâm, để học sinh hứng thú với môn 
học, yêu thích môn học.
 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác và đầy đủ đảm bảo chuẩn 
kiến thức kỹ năng về chủ đề sinh lý, ứng dụng vào giải bài tập, trả lời câu hỏi. 
 - Qua hoạt động dạy, học rèn các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho học sinh.
4.2. Tính mới của sáng kiến 
 Trước đây ở bộ môn sinh học trong các trường THPT trong tỉnh chưa có 
chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm về việc vận dụng kiến thức liên môn trong 
giải bài tập chương I thuộc Sinh học 11 trong dạy học môn sinh cho học sinh 
THPT được công bố vì vậy kinh nghiệm về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Mặt 
khác giáo viên sinh học trước đây được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn 
môn, chưa được đào tạo dạy học liên môn một cách chính thống, khoa học, nên 
khi thực hiện chủ yếu là tự mày mò, tự tìm hiểu cho nên không tránh khỏi việc 
hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức dạy học 
liên môn. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy giáo viên thường chỉ tập trung 
vào kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử 
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020 6 kiến thức và tổ chức dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào giải các bài tập 
thực tế.
 a. Các giải pháp tiến hành:
 Làm thế nào để việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải các dạng bài 
tập vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, vừa đảm bảo được đặc thù bộ 
môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa lồng ghép được các nội dung giáo dục vào 
các tiết dạy cụ thể để mang lại hiệu quả mong muốn, tôi xin đưa ra một số giải 
pháp sau:
 * Giải pháp 1. Xác định các đơn vị kiến thức cần đạt trong bài học theo 
chuẩn kiến thức và kĩ năng và các kiến thức cần vận dụng.
 - Mục tiêu: Nhằm giúp cho giáo viên xác định được rõ các đơn vị kiến thức 
có trong bài học, đồng thời cũng xác định được các kiến thức liên quan đến các 
môn học khác cần vận dụng. Những đơn vị kiến thức đó phải thật dễ hiểu và sự vật 
hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh.
 - Cách thức tổ chức thực hiện: 
 + Nắm được kiến thức bài học thông qua chuẩn kiến thức kĩ năng
 + Xác định kiến thức bằng cách rà soát đối chứng với chuẩn kiến thức các 
môn học khác có liên quan đến việc cần vận dụng.
 + Bằng phương pháp giảng dạy đưa các kiến thức vận dụng một cách đơn 
giản, dễ hiểu, cụ thể, gắn với thực tế cuộc sống, với địa phương, kết hợp với việc 
nhắc nhở của giáo viên sẽ giúp học sinh dễ ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. Đây là 
một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công của một tiết dạy có vận 
dụng kiến thức liên môn
 * Giải pháp 2. Xác định các mức độ cần vận dụng
 - Mục tiêu: Xác định được các hình thức vận dụng các kiến thức liên môn 
sao cho phù hợp (vận dụng ở mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay chỉ dừng 
lại ở mức độ liên hệ).
 - Cách thức tổ chức: 
 + Để xác định được nội dung kiến thức và mức độ vận dụng trong các bài 
tập sinh học, trước hết cần xác định nội dung cần vận dụng kiến thức liên môn là 
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020 8 + Nội dung: Qua hoạt động giúp cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức thông 
qua: đọc; nghe; quan sát; thực hành; thí nghiệm, hợp tác nhóm...
 - Hoạt động luyện tập
 + Mục đích: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
 + Nội dung: Nhằm rèn luyện kỹ năng, củng cố, áp dụng kiến thức liên môn 
đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề.
 - Hoạt động vận dụng
 + Mục đích: Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc 
sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
 + Nội dung: Yêu cầu HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng 
kiến thức các môn học đã học để giải quyết.
 - Hoạt động tìm tòi, mở rộng
 + Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, 
dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
 + Nội dung: Yêu cầu HS tự tìm tòi, mở rộng thêm nội dung bài học; đây là 
những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, cần sự giúp đỡ của gia đình, 
cộng đồng.
 * Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải các dạng 
bài tập: Không chỉ đối với quá trình thực hành ứng dụng mà còn có ý nghĩa 
ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến thức mới 
thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục đích trong lần 
học trước nay trở thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có 
những kỹ năng mới thì phải vận dụng được thành thạo những kỹ năng cũ. Vận 
dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức trong học tập. 
 * Sự cần thiết của vận dụng kiến thức liên môn vào cuộc sống có ý nghĩa 
hết sức quan trọng, vì thực tiễn luôn đặt ra những câu hỏi, những tình 
huốngcần phải giải quyết. Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn là một phẩm 
chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con người năng động, sáng tạo trong nhà 
trường. Trong nhà trường hiện nay không phải không còn những hiện tượng học 
sinh trình bày lại bài học khá đầy đủ, toàn vẹn những điều ghi nhận được từ thầy 
Sáng kiến kinh nghiệm 2019 - 2020 10 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_giai_mot_so_dang_bai_tap.doc