SKKN Vận dụng kết hợp kiến thức bộ môn với kiến thức các môn văn học, toán học, vật lí, mĩ thuật…. để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thế giới cổ đại trong chương trình Lịch sử lớp 10

SKKN Vận dụng kết hợp kiến thức bộ môn với kiến thức các môn văn học, toán học, vật lí, mĩ thuật…. để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thế giới cổ đại trong chương trình Lịch sử lớp 10

Kể từ khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước cho đến nay, loài người đã trải qua bốn thời kỳ lịch sử: Thời cổ đại, thời trung đại, thời cận đại và thời hiện đại. Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua đều mang đậm dấu ấn về sự lao động sáng tạo của con người trong thời kỳ đó. Những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong các thời kỳ lịch sử trước không bao giờ mất đi mà luôn được các lớp người của thời đại sau kế thừa bảo tồn và phát triển.

 Lịch sử thế giới cổ đại là chặng đường đầu tiên của loài người khi bước vào thời đại văn minh. Ở thời kì này, thông qua bàn tay lao động và khối óc sáng tạo của mình, con người đã tạo ra được những thành tựu văn hóa rất có giá trị mà cho đến ngày nay nó vẫn còn có tác dụng đối với đời sống sinh hoạt của con người như chữ viết, lịch, toán học, triết học, lịch sử, văn học-nghệ thuật, kiến trúc vv. Chính vì lẽ này mà trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử tại trường trung học phổ thông, giáo viên không thể không cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn về những thành tựu văn hóa đó. Thông qua các bài giảng lịch sử, bằng việc kết hợp giữa tri thức của bộ môn và các môn học xã hội khác, giáo viên sẽ giúp các em nhận thức được sự sáng tạo phi thường và những đóng góp lớn lao của cư dân cổ đại trong sự hình thành và phát triển của nền văn hóa nhân loại; giúp các em cảm nhận được mối liên hệ tác động giữa những thành tựu văn hóa ấy đối với đời sống sinh hoạt của con người trong xã hội hiện tại. Trên cơ sở những kiến thức khoa học lịch sử về quá khứ, học sinh sẽ được khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ đối với các giá trị văn hóa cổ đại, tạo cho các em thái độ ngưỡng mộ và trân trọng đối với những thành quả lao động sáng tạo của con người trong qúa khứ cũng như những suy nghĩ và hành động thiết thực trong việc bảo vệ gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của con người trong thời đại trước để lại.

Để góp phần giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử trong thời cổ đại, tôi xin trình bày đề tài: “Vận dụng kết hợp kiến thức bộ môn với kiến thức các môn văn học, toán học, vật lí,mĩ thuật . để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thế giới cổ đại trong chương trình lịch sử lớp 10”.

 

doc 19 trang thuychi01 6645
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kết hợp kiến thức bộ môn với kiến thức các môn văn học, toán học, vật lí, mĩ thuật…. để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thế giới cổ đại trong chương trình Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 
 Trang
1. Mở đầu 
 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................. 2
 1.2 Mục đích nghiên cứu........................................................................... 2
 1.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 3
 1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................... .. 3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1 Cơ sở lí luận3 - 4
 2.2 Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài......................4- 5
 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp sử dụng khi giải quyết vấn đề5 - 15
 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ......................................................15 - 16
3. Kết luận , kiến nghị
 3.1 Kết luận...........................................................................................16 - 17
 3.2 Kiến nghị .............................................................................................. 17
 3.2.1 Đối với tổ.............................................................................................17
 3. 2.2 Đối với trường ............................................................................17 - 18
 3.2.3 Đối với Sở giáo dục ............................................................................18
Tài liệu tham khảo........................................................................................19
1.Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Kể từ khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước cho đến nay, loài người đã trải qua bốn thời kỳ lịch sử: Thời cổ đại, thời trung đại, thời cận đại và thời hiện đại. Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua đều mang đậm dấu ấn về sự lao động sáng tạo của con người trong thời kỳ đó. Những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong các thời kỳ lịch sử trước không bao giờ mất đi mà luôn được các lớp người của thời đại sau kế thừa bảo tồn và phát triển.
 Lịch sử thế giới cổ đại là chặng đường đầu tiên của loài người khi bước vào thời đại văn minh. Ở thời kì này, thông qua bàn tay lao động và khối óc sáng tạo của mình, con người đã tạo ra được những thành tựu văn hóa rất có giá trị mà cho đến ngày nay nó vẫn còn có tác dụng đối với đời sống sinh hoạt của con người như chữ viết, lịch, toán học, triết học, lịch sử, văn học-nghệ thuật, kiến trúc vv. Chính vì lẽ này mà trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử tại trường trung học phổ thông, giáo viên không thể không cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn về những thành tựu văn hóa đó. Thông qua các bài giảng lịch sử, bằng việc kết hợp giữa tri thức của bộ môn và các môn học xã hội khác, giáo viên sẽ giúp các em nhận thức được sự sáng tạo phi thường và những đóng góp lớn lao của cư dân cổ đại trong sự hình thành và phát triển của nền văn hóa nhân loại; giúp các em cảm nhận được mối liên hệ tác động giữa những thành tựu văn hóa ấy đối với đời sống sinh hoạt của con người trong xã hội hiện tại. Trên cơ sở những kiến thức khoa học lịch sử về quá khứ, học sinh sẽ được khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ đối với các giá trị văn hóa cổ đại, tạo cho các em thái độ ngưỡng mộ và trân trọng đối với những thành quả lao động sáng tạo của con người trong qúa khứ cũng như những suy nghĩ và hành động thiết thực trong việc bảo vệ gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của con người trong thời đại trước để lại. 
Để góp phần giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử trong thời cổ đại, tôi xin trình bày đề tài: “Vận dụng kết hợp kiến thức bộ môn với kiến thức các môn văn học, toán học, vật lí,mĩ thuật. để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thế giới cổ đại trong chương trình lịch sử lớp 10”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Tri thức lịch sử có vai trò rất quan trọng góp phần làm sinh động bài giảng của giáo viên . Bản thân là một giáo viên bộ môn lịch sử ở trường THPT trực tiếp giảng dạy chương trình lịch sử lớp 10 , tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình làm thế nào để có thể có phương pháp linh hoạt nhằm phát huy có hiệu quả bài dạy góp phần làm học sinh hứng thú học bộ môn.
 Trong khuôn khổ đề tài này , tôi xin “Vận dụng kết hợp kiến thức bộ môn với kiến thức các môn văn học, toán học, vật lí,mĩ thuật. để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thế giới cổ đại trong chương trình lịch sử lớp 10”
1.3 Đối tượng. 
 Sách giáo khoa lịch sử 10 có đề cập khá đầy đủ các thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây cổ đại. Trong khuôn khổ đề tài, người viết không có tham vọng trình bày tất cả các thành tựu văn hóa đó mà chỉ đi sâu vấn đề vận dụng tri thức lịch sử để giúp cho học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa cổ đại trên các lĩnh vực như: Chữ viết, lịch pháp, toán học, văn học, kiến trúc và nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
1.4 Phương pháp nghiên cứu. 
- Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch sử thế giới cổ đại phần văn hóa và nhân vật lịch sử lớp 10. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình này. Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng được. 
- Tiến hành sưu tầm tranh ảnh , băng hình có quan hệ sát với nội dung các bài Lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 
- Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn.
 - Đi thực tế ở một số trường phổ thông trung học nếu điều kiện cho phép.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trường Phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ, tính chất “ phổ thông ”, giúp các em có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. Cũng như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH như Văn học, Lịch sử, Địa lý  có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn.
 Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại, điển hình là Tiến sỹ Đai - Ri cho rằng, trong một tiết học, bài học, giáo viên có thể lược bỏ bớt những nội dung kiến thức không phải là trọng tâm trong sách giáo khoa và có thể cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức mở rộng nằm ngoài sách giáo khoa môn học mình đang dạy. Những kiến thức đó thuộc nhiều kênh thông tin khác nhau: có thể là trên sách báo, truyền hình, ngoài xã hội hoặc ở sách giáo khoa các môn học khác. 
Theo tôi, thực ra cơ sở này vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, ví dụ như đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như Sử học đều là Con Người. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đả kích, lên án cái xấu của họ thì Lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (Nhân vật Lịch sử) và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước..
	Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác trong trường trung học phổ thông, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên là phải đáp ứng được hai yêu cầu, đó là giáo dục và giáo dưỡng. Để thực hiện tốt mục tiêu của bài học, thì việc sử dụng kiến thức trong sách giáo khoa không thôi là chưa đủ mà giáo viên cần phải biết vận dụng tri thức của bộ môn cũng như tri thức của các môn học khác để giải quyết vấn đề. 
Mặt khác trong qúa trình dạy - học hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy ngày càng trở nên phổ biến. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy khả năng của mình trong việc vận dụng tri thức của môn học và các bộ môn có liên quan để nâng cao tính hiệu quả của bài giảng lịch sử. 
Lịch sử thế giới cổ đại là phần đầu tiên mà học sinh được học trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10. Trong phần này học sinh được tìm hiểu về sự hình thành nhà nước, đời sống kinh tế, xã hội của một số quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Đồng thời các em cũng được tìm hiểu những thành tựu văn hóa do con người cổ đại sáng tạo nên. Tuy nhiên do hạn chế về thời lượng chương trình nên sách giáo khoa phần lớn chỉ trình bày tóm lược và cô đọng. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải biết vận dụng tri thức của bộ môn lịch sử mà mình có được, để giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn và đầy đủ về những giá trị của các thành tựu văn hóa thời cổ đại cũng như vị trí của nó trong đời sống sinh hoạt của con người trong xã hội hiện nay. Trên cơ sở đó học sinh sẽ thấy được giá trị đích thực của việc học tập bộ môn lịch sử. Động cơ thái độ học tập của các em đối với bộ môn nhờ thế mà có sự chuyển biến tốt hơn.
2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.           
a. Thuận lợi
· Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị:  Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Nhiều giáo viên có thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm nên qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp.
· Tình hình trường lớp, học sinh:
-  Chất lượng học tập của học sinh khá đồng đều ở bộ môn, kết quả thi học sinh giỏi và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỉ lệ khá cao
-  Đa số hoc sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô. Bên cạnh đó, học sinh cũng được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, các sách bài tập lịch sử, sách giúp học tốt lịch sử. 
b.Khó khăn khi thực hiện đề tài	
- Đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ. Nếu có nhớ thì nhớ không chính xác là hiện tượng không chỉ ở một số học sinh. 
- Mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá dài, kiến thức dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.  
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp sử dụng khi giải quyết vấn đề
2.3.1 Chữ viết:
Sách giáo khoa viết: “Chữ viết là một phát minh lớn của loài người”, đồng thời nêu rõ cư dân phương Đông cổ đại như cư dân Ai Cập, Trung Quốc là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Và chữ viết đầu tiên đó được gọi là chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh. 
Khi giảng về mục này, giáo viên sử dụng hình ảnh chữ viết và nguyên liệu để viết chữ của cư dân dân phương Đông để giúp học sinh hiểu rõ hơn: Thế nào là chữ tượng hình, tượng ý? Vị trí của chữ viết này trong đời sống văn hóa của nhân loại? 
	Chữ tượng hình là hình vẽ về các sự vật, hiện tượng cụ thể để diễn đạt những điều muốn nói của con người, ví dụ như: Khi nói về mặt trời, người ta vẽ một vòng tròn nhỏ, giữa thêm một dấu chấm( ); nói về con mắt, người ta vẽ hình con mắt( ); nói về núi, người ta vẽ hình hai ngọn núi( ); nói về cửa, người ta vẽ hình hai cánh cửa( ) vv.
	Tuy nhiên trong đời sống giao tiếp hàng ngày, bản thân phương pháp tượng hình không thể diễn đạt hết các vấn đề liên quan đến cuộc sống mà con người muốn đề cập đến. Để khắc phục nhược điểm này, cư dân cổ đại đã kết hợp phương pháp tượng hình với phương pháp tượng trưng. Hình vẽ trong phương pháp tượng trưng không diễn đạt rõ sự vật hiện tượng cụ thể. Hình vẽ ở đây có ý nghĩa tượng trưng nhằm diễn đạt nội dung của các từ, các khái niệm trừu tượng và phức tạp. Chữ viết theo kiểu này được gọi là chữ tượng ý. Ví dụ: Để diễn đạt từ “khát nước”, người ta vẽ đầu trâu trên ba làn sóng nước; để biểu thị sự “ngược dòng”, người ta vẽ hình chiếc thuyền căng buồm; để diễn đạt khái niệm “công bằng”, người ta vẽ một chiếc lông cánh chim đà điểu( vì tất cả những lông cánh của loại chim này đều dài bằng nhau); hay như muốn diễn đạt sự “nhàn nhã”, người ta vẽ hình ánh trăng lọt qua cửa sổ vv.
	Chữ viết ra đời là sự sáng tạo lớn lao của nhân loại trong buổi đầu thời đại văn minh. Nhờ nó mà lớp người thuộc thời đại sau có thể hiểu biết được ít nhiều về đời sống sinh hoạt của con người thời cổ đại. Tuy nhiên do loại chữ này quá cầu kỳ phức tạp ( chỉ có các nhà bác học mới đọc và hiểu được), cho nên sau này nó trở thành thứ chữ chết, không còn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi ở các quốc gia. Mặc dù vậy vẫn có một nước tiếp thu loại chữ này,cải tiến và phát triển thành hệ chữ viết mới cho dân tộc mình, chẳng hạn như chữ viết của người Trung Quốc và Triều Tiên hiện nay.
	2.3.2 Lịch pháp
Trong mục “ Văn hóa cổ đại phương Đông”, ở phần lịch pháp và thiên 
văn, Sách giáo khoa viết: “ Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và lịch của họ được gọi là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng”. Tuy nhiên loại lịch này do chưa đảm bảo tính chính xác về thời gian nên về sau nó không còn được lưu truyền ở các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó có một loại lịch cũng được ra đời tại một quốc gia cổ đại phương Đông và cho đến tận ngày nay nó vẫn còn tồn tại và được sử dụng trong đời sống sinh hoạt của cư dân một số nước nhưng sách giáo khoa không có điều kiện đề cập đến, đó chính là âm lịch của người Trung Quốc.
 Ở phần này giáo viên vận dụng kiến thức bộ môn Lịch vạn niên để học sinh hiểu biết thêm về lịch này.
Lịch của người Trung Quốc thời cổ đại được xây dựng trên cơ sở quan sát sự vận động của mặt trăng nên được gọi là âm lịch. Lịch này thường được người Trung Quốc gọi là lịch can chi.
	Can có nghĩa là thân cây mọc thẳng, cốt cán của trời. Có tất cả 10 can, đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.
	Chi có nghĩa là những cành trên cây trúc, rời khỏi thân, có quan hệ với đất. Có tất cả 12 chi tương ứng với 12 con vật, đó là: Tý(Chuột), Sửu(Trâu), Dần(Hổ), Mão(Mèo), Thìn(Rồng), Tỵ(Rắn), Ngọ(Ngựa), Mùi(Dê), Thân(Khỉ), Dậu(Gà), Tuất(Chó), Hợi(Lợn).
	Theo hệ thống lịch này, mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, sau 3 năm thì có một tháng nhuận.
	Mỗi chu kỳ của lịch này là 60 năm. Bắt đầu chu kỳ là năm Giáp Tý và cuối chu kỳ bao giờ cũng là năm Quí Hợi.
	Lịch này cho đến tận ngày nay vẫn được cư dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam sử dụng để coi ngày giờ phục vụ cho đời sống sinh hoạt như lễ tết, ma chay, cưới hỏi, làm nhà, mở quán vv.
	Trong mục “ Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma”, ở phần Lịch và chữ viết, Sách giáo khoa viết: “ Người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày”. Một số học sinh thắc mắc rằng: Tại sao tháng hai chỉ có 28 ngày, trong khi đó có một số tháng trong năm lại lên tới 31 ngày? 
 Giáo viên vận dụng những mẫu chuyện lịch sử để phải lí giải cho học sinh hiểu như sau:
 Trong thời cổ đại, ở thời kỳ đầu, cư dân Hy Lạp và La-mã vẫn sử dụng âm lịch. Cho đến năm 476 trước công nguyên, hoàng đế Xê-da của đế quốc La-mã mới quyết định bãi bỏ âm lịch và thay thế vào đó là dương lịch. Lịch mới này do nhà toán học và thiên văn học có tên là Xô-xi-ghen xây dựng. Theo lịch này thì một năm có 365 ngày và ¼. Cứ bốn năm thì có một ngày nhuận. Lịch này cũng chia năm ra làm 12 tháng. Các tháng Một, Ba, Năm, Mười, Mười Hai có 31 ngày. Các tháng còn lại có 30 ngày. Nhưng do Xê-da sinh vào tháng Bảy nên ông buộc nhà làm lịch phải thêm vào tháng đó một ngày . Vì lệnh của hoàng đế nên không ai dám làm trái, cho nên nhà làm lịch buộc phải cắt bớt tháng Hai một ngày để thêm vào tháng Bảy với lời ngụy biện rằng: “ Tháng Hai là tháng Diêm vương ngự trị, nên cắt bớt đi để đỡ những giờ đen đủi !”. Vì thế tháng Hai chỉ còn 29 ngày và tháng Bảy trở nên 31 ngày. Về sau Xê-da bị ám sát, một bộ tướng đồng thời là cháu ông ta là Ốc-ta-vi-u-xơ lên cầm quyền. Ông này sinh vào tháng Tám và theo gương người tiền nhiệm, ông ta yêu cầu nhà làm lịch phải thêm vào tháng sinh của mình một ngày. Tuân lệnh vua, nhà làm lịch đành phải cắt bớt tháng Hai một ngày nữa. Như vậy tháng Tám từ 30 lên 31 ngày còn tháng Hai chỉ còn lại 28 ngày. Sau 4 năm, nhờ ngày nhuận tháng hai mới được 29 ngày. Lịch này được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Âu mãi cho đến năm 1582 mới được cải cách lại. Dương lịch mà chúng ta sử dụng ngày nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa của lịch này, cho nên chúng ta thấy trong dương lịch ngày nay tháng Hai vẫn có 28 ngày và có hai tháng liên tiếp trong năm có 31 ngày là tháng Bảy và tháng Tám.
2.3.3.Toán học:
Ở nội dung này giáo viên sử dụng kiến thức các định lí, định đề của môn toán học và vật lí để lí giải ví dụ như phát minh vật lí nổi tiếng của nhà vật lí Acsimét tìm ra lực đẩy của nước từ đó sáng chế ra máy bơm nước, sử dụng đòn bẩy và dòng dọc để nâng vật lên cao giáo viên trích dẫn câu nói nổi tiếng của Acsimét “ Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ bẫy được trái đất đi”
Trong thời cổ đại, ở các quốc gia phương Đông cũng như ở Hy Lạp và Rô-ma, toán học đều đạt được nhiều thành tựu. Đối với toán học ở các quốc gia phương Đông, sách giáo khoa lịch sử 10 có đoạn viết: “ Nền toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông. Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu vv Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học”.	
	Để giúp học sinh hiểu được tại sao người Ai cập giỏi về hình học còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học, giáo viên có thể vận dụng tri thức lịch sử để giải thích cho các em hiểu được như sau:
	Trong thời cổ đại, người Ai Cập quần cư trên lưu vực sông Nin. Họ sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp. Vào mùa lũ nước sông Nin dâng cao mang theo một khối lượng lớn phù sa màu mỡ bồi đắp các cánh đồng ven sông. Khi nước sông rút đi, các thửa ruộng đất được chia cho người lao động trước đây đã bị biến dạng. Việc phân chia lại ruộng đất cho đúng với diện tích trước đó quả gặp nhiều khó khăn. Trong cộng đồng lại nảy sinh ra mâu thuẫn giữa những người dân do tranh chấp ruộng đất với nhau. Từ thực tế đời sống sản xuất đó buộc những người có trách nhiệm trong xã hội phải suy nghĩ nghiên cứu để tìm cách khắc phục. Và cuối cùng họ đã tìm được cách tính diện tích thửa đất theo từng hình dạng như: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác vv. Do vậy người Ai Cập cổ đại trở thành những người giỏi về hình học. Và cũng chính nhờ giỏi về hình học mà người Ai Cập cổ đại đã xây dựng được các Kim tự tháp đồ sộ mà cho đến tận ngày nay, mặc dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử cũng như sự tàn phá của thời thời gian, nó vẫn còn nguyên vẹn và đồng hành với sự sống của nhân loại.
	Khác với người Ai Cập cổ đại, cuộc sống của người Lưỡng Hà lại thiên về việc trao đổi buôn bán, cho nên việc tính toán cộng trừ nhân chia lại rất cần thiết đối với họ. chính vì điều kiện này mà làm cho cư dân khu vực này lại giỏi về số học.
	Qua việc lí giải các vấn đề trên, học sinh có thể nhận thức sâu sắc hơn nguồn gốc dẫn đến sự ra đời sớm của nền toán học phương Đông cổ đại. Đồng thời các em cũng thấy rõ được những thành quả về văn hóa khoa học đều xuất phát từ thực tiễn lao động sản xuất của con người. 
2.3.4 Văn học
Theo sách giáo khoa sử 10, ở phương Đông cổ đại văn học mới dừng lại chỗ văn học dân gian, còn ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại, văn học phát triển rực rỡ hơn. Bên cạnh văn học dân gian, cư dân ở đây còn có văn học viết. Sách giáo khoa có nêu tên hai tác phẩm tiêu biểu là anh hùng ca nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê của tác giả Hô-me-rơ. Đối với hai tác phẩm này thì Ô-đi-xê đã được học sinh tìm hiểu trong chương trình văn học 10, còn I-li-át không thấy sách giáo khoa đề cập. 
Ở phần này giáo viên có thể sử dụng hình ảnh tác phẩm I-li-át và Ô-đi-xê cùng với hình ảnh nhà thơ Hô me và kiến thức bộ môn văn học bằng việc sử dụng một đoạn trích trong tác phẩm này để học sinh hiểu biết thêm.
	Tập I-li-át là một bản anh hùng ca chiến trận gồm khoảng trên 15.000 câu thơ, thuật lại cuộc chiến tranh giữa người Hy-lạp và người ở thành Tơ-roa thuộc khu vực Tiểu Á. Nguyên nhân của cuộc chiến là do hoàng hậu Hê-len, người vợ đẹp nhất của vua nước Xpác l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ket_hop_kien_thuc_bo_mon_voi_kien_thuc_cac_mon.doc
  • docxDanh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá xếp loại..docx
  • docSKKN ( BÌA)- CƯỜNG TS3- 2018 - 2019.doc