SKKN Sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi

SKKN Sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi

 Trong nhà trường trung học phổ thông(THPT), các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa , các môn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân có vai trò to to lớn trong việc hình thành tri thức và nhân cách cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

 Trong quá trình giảng dạy và học tập môn lịch sử, sách giáo khoa – tài liệu chính của thầy cô và học sinh chỉ toàn là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh minh họa. Lịch sử là những sự kiện, nhất là những sự kiện về các cuộc kháng chiến, các cuộc khởi nghĩa có nhiều mốc thời gian ngày, tháng, năm hoặc những số liệu về các lĩnh vực khó ghi nhớ, khô khan. Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động.

 Chương trình môn lịch sử ở cấp THPT, kiến thức nặng về chiến tranh cách mạng. Tuy nhiên ở phần lịch sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10, đã đề cập đến kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đối ngoại từ thời Văn Lang - Âu Lạc đến nửa đầu thế kỉ XIX. Để truyền tải cho học sinh những kiến thức lịch sử ở các lĩnh vực khác nhau, để những tri thức lịch sử không còn khô khan đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chủ động, hứng thú học tập, phát huy tính tích cực để việc học trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Giáo viên(GV) có thể tích hợp môn lịch sử với các môn học khác. Trong chương trình lịch sử lớp 10, một số bài có thể tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên như bài 4:“ Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rôma”, vận dụng kiến thức môn Hình học, Vật lí giúp học sinh hiểu cụ thể hơn những đóng to lớn của các nhà khoa học Ta-lét, Pi- ta-go, Ác-si-mét đối với toàn nhân loại. Giáo viên lịch sử phải sử dụng kiến thức liên môn trong nhóm khoa học xã hội như: môn Địa, Giáo dục công dân nhất là Văn học trong giờ dạy lịch sử. Giữa Văn học và Sử học có mối liên hệ khăng khít. Khi thầy cô đọc thơ, học sinh(HS) thích thú lắng nghe, những sự kiện lịch sử sẽ sâu, lâu hơn trong kí ức, giờ học trở nên hiệu quả . Các áng thơ văn có tác dụng minh họa, cụ thể hóa, khát quát hóa một giai đoạn lịch sử sẽ giúp HS hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, hứng thú học tập của HS và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học.

 

doc 32 trang thuychi01 5930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	 Trong nhà trường trung học phổ thông(THPT), các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa, các môn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dâncó vai trò to to lớn trong việc hình thành tri thức và nhân cách cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.
 Trong quá trình giảng dạy và học tập môn lịch sử, sách giáo khoa – tài liệu chính của thầy cô và học sinh chỉ toàn là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh minh họa. Lịch sử là những sự kiện, nhất là những sự kiện về các cuộc kháng chiến, các cuộc khởi nghĩa có nhiều mốc thời gian ngày, tháng, năm hoặc những số liệu về các lĩnh vực khó ghi nhớ, khô khan. Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động. 
	Chương trình môn lịch sử ở cấp THPT, kiến thức nặng về chiến tranh cách mạng. Tuy nhiên ở phần lịch sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10, đã đề cập đến kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đối ngoại từ thời Văn Lang - Âu Lạc đến nửa đầu thế kỉ XIX. Để truyền tải cho học sinh những kiến thức lịch sử ở các lĩnh vực khác nhau, để những tri thức lịch sử không còn khô khan đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chủ động, hứng thú học tập, phát huy tính tích cực để việc học trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Giáo viên(GV) có thể tích hợp môn lịch sử với các môn học khác. Trong chương trình lịch sử lớp 10, một số bài có thể tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên như bài 4:“ Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rôma”, vận dụng kiến thức môn Hình học, Vật lí giúp học sinh hiểu cụ thể hơn những đóng to lớn của các nhà khoa học Ta-lét, Pi- ta-go, Ác-si-mét đối với toàn nhân loại. Giáo viên lịch sử phải sử dụng kiến thức liên môn trong nhóm khoa học xã hội như: môn Địa, Giáo dục công dân nhất là Văn học trong giờ dạy lịch sử. Giữa Văn học và Sử học có mối liên hệ khăng khít. Khi thầy cô đọc thơ, học sinh(HS) thích thú lắng nghe, những sự kiện lịch sử sẽ sâu, lâu hơn trong kí ức, giờ học trở nên hiệu quả . Các áng thơ văn có tác dụng minh họa, cụ thể hóa, khát quát hóa một giai đoạn lịch sử sẽ giúp HS hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, hứng thú học tập của HS và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “ Sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi ”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên lịch sử có một giờ dạy học hiệu quả, học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, chủ động, ngày càng yêu thích môn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
1. Tìm hiểu thực trạng vận dụng tài liệu văn học dân gian(VHDG) trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. 
2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng văn học dân gian, nhất là ca dao trong giảng dạy lịch sử Việt Nam – chương trình lịch sử lớp 10 THPT, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy và học; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc dạy học nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong các trường THPT nói chung, trường THPT Lê Lợi nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài “ Sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi ”, tôi sử dụng tài liệu VHDG trong một số bài giảng nhất định ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 10a1 và 10a2 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lê Lợi – Thọ Xuân – Thanh Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp, nguyên tắc trong dạy học bộ môn lịch sử.
+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 10
+ Sưu tầm các tài liệu văn học dân gian có liên quan.
+ Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
+ Hướng dẫn học sinh sưu tầm, chọn lọc và sử dụng tài liệu văn học dân gian trong học tập.
+ Sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, xử lý số liệu Kiểm tra kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó điều chỉnh và bổ sung hợp lí cách vận dụng tài liệu văn học dân gian trong giảng dạy và học tập chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 khoa học và hiệu quả.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
	 Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử 10 rất cần thiết . 
	Chỉ thị số 14/2000/CT-TT về đổi mới giáo dục nhấn mạnh mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục là đổi mới cách dạy và học theo cách tích cực hóa hoạt động, sử dụng những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và dạy học liên môn.
	Để đổi mới phương pháp dạy học và tích cực sử dụng một số nguyên tắc dạy học trong bộ môn lịch sử ở trường phổ thông như dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề, để nâng cao hiệu quả giờ học, người giáo viên lịch sử ở trường phổ thông cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau: có tư tưởng, tình cảm đúng đắn lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu của Đảng trong thời kì hội nhập. Giáo viên lịch sử không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ
	Giảng lịch sử là giảng về quá khứ của xã hội loài người, quá khứ của dân tộc, quá khứ của địa phương Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử, giáo viên phải hướng HS cách tư duy và tình cảm với những sự kiện, nhân vật lịch sử... rất gần gũi đó là những con người thật những con người cụ thể chứ không phải là những con người hư cấu, xa rời thực tế .
VHDG là một phần của sáng tác dân gian, phát triển trong đời sống của nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể [1]. Nó không có thời gian cụ thể nhưng là sáng tác nghệ thuật của nhân dân, tác phẩm dân gian phản ánh và biểu hiện đời sống nhân dân, thế giới tinh thần và tình cảm của nhân dân. Đó là cuộc sống lao động, những sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống áp bức và cuộc chiến đấu của toàn dân chống ngoại xâm. Hiện thực lịch sử đã được phản ánh trong tác phẩm VHDG như là bộ bách khoa toàn thư về đời sống nhân dân. Vì lẽ đó, nó là “những hòn ngọc quý” [2], là vũ khí tinh thần mạnh mẽ của nhân dân. Việc sử dụng những câu ca dao, truyền thuyết, truyện cổ tích, trong một bài giảng sẽ làm tăng sự “cảm thụ lịch sử” cho học sinh thêm phần tinh tế và sâu sắc hơn. Vì vậy sử dụng tài liệu VHDG là một trong những phương pháp hữu hiệu, nâng cao chất lượng bài giảng lịch sử Việt Nam chương trình lớp 10 trong cả quá trình giảng dạy cả chính khóa và ngoại khóa được tốt hơn.
2.2.Thực trạng dạy và học ở trường THPT Lê Lợi – Thọ Xuân – Thanh Hóa:
2.2.1. Thuận lợi: 
Cùng với xã hội hóa giáo dục, sự quan tâm đầu tư giáo dục của nhà nước ,trường THPT Lê Lợi có các trang thiết bị học tập hiện đại: máy chiếu, phòng học bộ môn Ngày nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, người giáo viên có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thông tin – các tư liệu lịch sử phong phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho công tác dạy học, giúp giờ học lịch sử hiệu quả hơn. Giáo viên lịch sử trường THPT Lê Lợi có những thay đổi phương pháp giảng dạy học và sử dụng một số nguyên tắc dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tích cực sử dụng và khai thác triệt để đồ dùng và phương tiện dạy như: tranh ảnh lịch sử, lược đồ, hiện vật
Học sinh trường THPT Lê Lợi có ý thức học tập, một bộ phận HS theo khối D, các em tích cực chuẩn bị bài ở nhà và lĩnh hội kiến thức mới.
2.2.2. Khó khăn:
Trường trung học phổ thông Lê Lợi, học sinh chủ yếu theo ban khoa học tự nhiên, nên trong nhận thức chung còn xem nhẹ môn lịch sử, xem môn lịch sử là môn phụ, vì vậy đa số học sinh chưa thực sự ý thức học tập môn học này.
Môn học lịch sử là môn học gắn liền với các kiện lịch sử, nhiều số liệu khó nhớ, khô khan, làm mất hứng thú cho người học. 
Do điều kiện vật chất còn khó khăn, nên việc sử dụng các phương tiện dạy hiện đại không thuận lợi, các tài liệu tham khảo, các đồ dùng trực quan, sơ đồ, lược đồ không được đáp ứng đầy đủ. Nhiều khi giáo viên ngại sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, vẫn thực hiện lối dạy chay.
Khi sử dụng các nguồn tài liệu VHDG trong dạy học một giờ lịch sử còn gặp nhiều khó khăn như sự khác nhau giữa các nguồn tài liệu trong cùng một vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử
2.3. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi bằng tài liệu văn học dân gian:
2.3.1. Các tài liệu văn học thường dùng trong dạy học chương trình lịch sử trung học phổ thông:
	Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới ở trường phổ thông [3] . Văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít, các tác phẩm văn học, bằng những hình tượng cụ thể đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng của con người. Các tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập của học sinh như các loại văn học chủ yếu sau:
	+ Văn học dân gian ra đời rất sớm và rất phong phú, bao gồm các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, vè Đây là những tài liệu có giá trị, phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ yếu tố thần bí, hoang đường, chúng ta có thể tìm được những yếu tố hiện thực của lịch sử trong VHDG. VHDG phản ánh về đời sống xã hội, về cuộc đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm trong thời kì dựng và giữ nước của dân tộc ta.
	+ Tác phẩm văn học:
- Nhiều tác phẩm văn học, tự nó là một tư liệu lịch sử như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi
- Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng: phản ánh sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
- Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán
	Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng tài liệu văn học dân gian trong giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10.
	Văn học dân gian là một bộ phận của văn học. Nó không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật dân gian mà nó thể hiện tâm tư, tình cảm... của nhân dân về những hiện tượng lịch sử, xã hội nhất định. Văn học dân gian phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp, ở những góc độ, những cung bậc khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên khai thác các loại hình văn học dân gian, nhất là ca dao, truyền thuyết, vè...như một nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho các bài giảng lịch dân tộc từ thời kì dựng nước đến nửa đầu thế kỉ XIX.
2.3.2 Một số biện pháp sử dụng tài liệu văn học dân gian trong giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10
Trong một giờ học nội khóa môn lịch sử việc sử dụng tài liệu văn học dân gian phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản: giá trị giáo dưỡng – giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu đó phải sinh động về những sự kiện, những nhân vật lịch sử của thời đại đang học, phải miêu tả bối cảnh của xã hội cụ thể, phải phục vụ nội dung, yêu cầu của từng bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Tài liệu đó không làm loãng nội dung bài lịch sử, phân tán sự chú ý của học sinh vào những vấn đề đang học. [4] Vì vậy giáo viên lịch sử có biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận, sử dụng tài liệu văn học dân gian phải đảm bảo đúng nội dung sách giáo khoa, phát huy tính cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập. Sau đây, xin được đi sâu vào từng biện pháp cụ thể :
Thứ nhất: đưa một đoạn ca dao, kể một câu chuyện nhằm minh họa những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động. 
Dạy học lịch sử là tạo biểu tượng, tái hiện lại lịch sử để làm cho những sự kiện khô khan trở thành những hình ảnh sinh động, thu hút trí tưởng tượng tư duy của học sinh, qua đó giúp học sinh ghi nhớ. Sử dụng những câu ca dao, truyền thuyết phù hợp nội dung kiến thức lịch sử thực sự là những bức tranh về ngôn ngữ hết sức sinh động mà không có ngôn từ hay đồ dùng dạy học nào thay thế được, sự mềm mại uyển chuyển của văn học sẽ dễ dàng lôi cuốn và đi vào cảm xúc của học sinh hơn những sự kiện lịch sử khô khan.
 Trong quá trình giảng dạy lịch sử, giáo viên thực hiện biện pháp này sẽ có hiệu quả và ý nghĩa to lớn trong việc làm cho nội dung bài học phong phú, giờ học sinh động, khắc sâu kiến thức cơ bản và trọng tâm.
Ví dụ khi dạy bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII 
 	 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Khi giảng về xuất hiện nhiều làng nghề thủ công trong cả nước, thầy cô giáo minh họa các câu ca dao:
- Về làng nghề Bát Tràng dân gian có câu ca:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
 Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
 Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
- Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc:
 Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc quê anh thì về.
Vạn phúc có một cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ.
Hay:
 Hỡi cô thắt lưng bao xanh
 Có về làng Mái quê anh thì về
 Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh.
Làng Mái là tên Nôm chỉ làng Đông Hồ(Bắc Ninh) – nơi có nghề in tranh nổi tiếng.
Thứ hai: Dùng tài liệu văn học dân gian để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ, một sự kiện lịch sử.
Ví dụ khi dạy học bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, ở phần 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. GV sử dụng truyện truyền thuyết về Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh ra đời gần như đồng thời, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong buổi bình minh của lịch sử; vừa dựng nước vừa giữ nước.
Thứ ba: Sử dụng tài liệu văn học dân gian để nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử
Trên cơ sở tạo biểu tượng lịch sử để hình thành khái niệm và cần tiến hành nắm quy luật và rút ra bài học lịch sử. Bởi vì “nghiên cứu khoa học cũng như học tập lịch sử phải đạt đến trình độ nắm quy luật và ý nghĩa thực tiễn của việc học lịch sử là biết vận dụng những bài học của quá khứ trong cuộc sống hiện tại. Công việc này cũng là một bộ phận quan trọng của việc phát triển tư duy và năng lực thực hành của học sinh” [5].
Lịch sử Việt Nam có rất nhiều bài học sâu sắc, quý báu đã được tổng kết và đúc rút ra, có sẵn hoặc không có trong sách giáo khoa Lịch sử. Tuy nhiên, nhiệm vụ của người giáo viên không phải là thông báo cho học sinh những quy luật, bài học lịch sử, mà “phải dạy cho học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử, những quy luật lịch sử qua các thời đại chứ không thể nói ba hoa về chính trị ở đây” [6]. Điều quan trọng hơn GV hướng dẫn học sinh rút ra quy luật, bài học lịch sử là một yêu cầu không thể thiếu. Song, không phải tài liệu VHDG nào cũng có thể sử dụng để rút ra bài học lịch sử được. Điều này đòi hỏi giáo viên việc lựa chọn tài liệu.
Ví dụ khi dạy học bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, ở phần 1: Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam, để HS dễ dàng rút ra được bài học về sự đoàn kết, thống nhất trong cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt để dựng nước và giữ nước, GV dẫn truyện Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, hay những câu ca dao như :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
 Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
“Một cây làm chẳng nên non,
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” [7].
Qua đây, GV giúp cho HS rút ra bài học đắt giá của cha ông để lại : muốn tồn tại các thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam phải đoàn kết lại với nhau, đùm bọc lẫn nhau, phải thực sự thương yêu nhau. Tình cảm yêu thương được vun đắp từ những người con đối với cha mẹ, anh em ruột thịt đến láng giềng, xóm làng và mở rộng lớn hơn, bao quát hơn – lòng yêu nước. Từ đó, HS hiểu được bài học về cách đối xử các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, xã hội [8].
Thứ tư: Sử dụng tài liệu văn học dân gian kết hợp với nêu câu hỏi và bài tập nhận thức
Một trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét kiến thức, phát huy trí thông minh, năng lực độc lập nhận thức của học sinh là dạy học nêu vấn đề, tức là đặt ra ngay từ đầu nhiệm vụ để học sinh hình dung trước những sự kiện và hiện tượng lịch sử cơ bản, then chốt của tiết học. Nhiệm vụ nhận thức được GV nêu lên bằng một câu hỏi có tính chất bài học nhận thức trước khi vào dạy bài mới để kích thích tư duy của HS, giúp các em suy nghĩ, tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi. Cuối tiết học, HS trả lời được câu hỏi đó là bài học đạt hiệu quả. Việc kết hợp sử dụng tài liệu VHDG với nêu câu hỏi, bài tập nhận thức là một biện pháp cần thiết, góp phần làm cho bài giảng có tính hiệu quả cao.
Ví dụ 1, khi dạy học bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, ở phần 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Khi cung cấp cho HS nội dung : công cụ sản xuất bằng đồng thau đã trở nên phổ biến và bước đầu làm ra được công cụ bằng sắt, GV tóm tắt ngắn gọn nội dung truyền thuyết Thánh Gióng và sử dụng chi tiết Thánh Gióng yêu cầu với : “Sứ giả hãy mau về tâu với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt. Ta sẽ đánh tan quân giặc”. GV đặt câu hỏi : Tại sao Thánh Gióng không yêu cầu sứ giả đúc cho các loại vũ khí bằng công cụ khác mà phải bằng sắt? Sau khi HS trả lời, GV bổ sung : vào thời Hùng Vương tương ứng với giai đoạn văn hóa Đông Sơn nhân dân đã sử dụng được công cụ bằng sắt tuy mới ở “bước đầu”. Từ đó, giúp HS nhận thức được rằng nhờ sử dụng công cụ mới nên người Việt cổ có được một nền kinh tế phát triển mạnh để từ đây tạo nên những chuyển biến to lớn về mặt xã hội, văn hóa. [9]
Ví dụ 2, khi dạy bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân, ở mục 1, GV có thể đọc cho HS nghe câu ca dao :
“Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” [10].
Sau đó, đặt ra cho các em bài tập nhận thức : Câu ca dao trên phản ánh thực tế gì của xã hội đương thời? HS dễ dàng nêu được : câu ca dao là lời mẹ dặn con nhớ lấy cái thực tế phủ phàng và tội ác cướp bóc dã man của bọn quan lại phong kiến, cung cấp một hình ảnh cụ thể : “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Nó được chia làm hai vế đối nhau, các từ ngữ cũng đối nhau : “quan” đối với “giặc” ; “cướp ngày” đối với ‘cướp đêm”. Nghệ thuật đối đã đặt bọn quan lại phong kiến ngang hàng với bọn giặc cướp. Tất cả đã nói lên bộ mặt xấu xa và tệ tham quan ô lại của bọn được xem là “công bộc” cho dân [11] .
Ngoài ra, có thể ra bài tập về nhà bằng việc cho HS sưu tầm những tài liệu VHDG về một giai đoạn hay một chủ đề lịch sử như truyền thống yêu nước của dân tộc, các vị anh hùng dân tộc, đời sống của nhân dân trong xã hội phong kiến, các làng nghề thủ công Đặc biệt, khuyến khích các em sưu tầm những vấn đề có tính chất địa phương giúp cho HS có những hiểu biết về quê hương mình nhằm bồi dưỡng lòng yêu quê hương và niềm tự hào dân tộc. Làm được điều này, chẳng những HS tự mình bổ sung thêm những hiểu biết về VHDG, về lịch sử dân tộc mà còn giúp cho các em làm quen bước đầu với công tác nghiên cứu khoa học.
Thứ năm: Sử dụng tài liệu văn học dân gian để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá cả về nội dung cũng như hình thức đòi hỏi người GV linh hoạt, sáng tạo hơn. Do đó, việc sử dụng tài liệu VHDG để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng là một biện pháp cần 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tai_lieu_van_hoc_dan_gian_giup_hoc_sinh_hung_th.doc